Khả Năng Đáp Ứng Của Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.


đây:

Sinh viên trả lời câu hỏi thăm dò này rất đa dạng, chúng tôi tóm lược những ý chính sau


Có thư viện để cập nhật thông tin, cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo

Giới thiệu việc làm cho sinh viên

Tạo điều kiện nơi ăn ở cho sinh viên khi ra trường công tác, nhất là nững sinh viên đến

công tác tại các vùng sâu xa gia đình. cần có nhà ở tập thể cho giáo viên và có trợ cấp ban đầu khi sinh viên mới ra trường.

Địa phương bảo đảm nơi công tác ổn định, tạo điều kiện để phát tuy hết năng lực, sở trường đã học tập và tiếp thu được

Khuyến khích học tập Sau Đại học đôi với những sinh viên học lực giỏi để có người tài về điạ phương.

Địa phương cần có chính sách ưu đãi, trợ cấp cho người về vùng sâu, vùng xa công tác để thu hút giáo viên khi ra trường.

Phân phối sinh viên tốt nghiệp theo hộ khẩu thường trú, trong trường hợp phải phân công về các địa phương khác nên cho sinh viên tình nguyện lựa chọn.

Sau khi sinh viên tốt nghiệp phải bố trí dạy đúng môn mình học

Chế độ lương bổng cần phải bảm bảo cuộc sống để giáo viên tận tâm, tận lực với việc giảng dạy của mình, gắn bó với trường lớp.

Cần giải quyết chế độ học bổng cho sinh viên như hệ chính qui có ngân sách

Cần có những cuộc giao lưu trao đổi chuyên môn giữa sinh viên học tại địa phương với sinh viên học tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa.

Câu 10: Theo anh chị, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên hiện nay, có nên tiếp tục tổ chức đào tạo giáo viên theo địa chỉ nữa hay không?

Số lượng sinh viên trả lời:


a) Nên tiếp tục: 574 Không nên đào tạo nữa: 21


Câu 11: Có thể ở địa phương anh (chị) đã có một số khóa đào tạo giáo viên theo địa chỉ, xin vui lòng ghi nhận xét tổng quát về loại hĩnh đào tạo này

Câu hỏi này sinh viên trả lời gồm các ý sau:

Loại hình đào tạo này phù hợp với nguyện vọng của học sinh và đã tạo điều kiện cho học sinh ở xa theo học.

Loại hình đào tạo này là một chủ trương đúng đắn kịp thời nhằm đáp ứng một phần nhân lực cho địa phương, nâng cao dân trí cho địa phương, phù hợp với nhu cầu hiện nay của nhiều địa phương

Tiện lợi cho sinh viên ở địa phương, các sinh viên được gần gũi gia đình để quản lý và giải quyết các khó khăn.

Loại hình này rất tốt, nhiều thuận lợi, nhưng cũng gây khó khăn cho sinh viên về thiếu thốn tài liệu học tập, tham khảo, nhất là sinh viên học tại địa phương.

Phương pháp dạy học thì tốt, tuy nhiên thời gian học quá dồn, nhiều sinh viên chưa có ý thức học tập tốt. Kết quả học tập chưa cao.

Đối với loại hình này cũng nên áp dụng các chính sách hiện hành cho sinh viên ngành sư phạm. cần giải quyết chế độ học bổng cho sinh viên học khá, giỏi và trợ cấp cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 12: Anh (chị) hiểu gì về chủ trương đào tạo giáo viên theo địa chỉ:


Câu hỏi này gần 100% sinh viên nhận thức và trả lời:


Đào tạo giáo viên theo yêu cầu của điạ phương là nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. Đặc biệt là thiếu giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa.

Đào tạo giáo viên theo địa chỉ là nhằm giải quyết sau khi sinh viên tốt nghiệp về địa phương công tác.

Nhằm nâng cao dân trí cho nhân dân địa phương ờ vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách học vấn giữa nông thôn và thành thị.

Từ các số liệu thống kê trên sẽ giúp chúng ta phân tích một số vấn đề liên quan đến công tác đào tạo trong những năm sắp tới, ví dụ:

- Câu số 2: Giúp việc đánh giá mức độ lòng yêu ngành, yêu nghề nhà giáo hiện nay của học sinh trong việc chọn lựa ngành giáo viên, phần nào cũng nói lên được hiện tượng ngày càng tăng số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường Sư phạm nói chung trong trong cả nước và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng ương những năm gần đây.

- Câu số 4: Giúp chúng tôi chọn lựa phương án tuyển sinh, đó là sự kết hợp giữa việc lấy ngay kết quả thi tuyển sinh quốc gia để tuyển, trường hợp những địa phương có ít số thí sinh dự thi thì sẽ tổ chức riêng kỳ thi để chọn lựa.

- Câu số 5: Giúp chúng tôi nghiên cứu việc tổ chức đào tạo các lớp này tại địa phương hay tại TP. Hồ Chí Minh cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của từng địa phương.

Khảo sát và tổng hợp số liệu của 16 tỉnh phía Nam (phần lớn là những tỉnh thuộc vùng sâu , vùng xa), chúng tôi có bản thống kê sau đây:

Bảng thống kê sinh viên tốt nghiệp được phân công từ năm 1996 đến năm 2001 và dự kiến phát triển giáo dục trong 5 năm tới

(Theo theo thứ tự A,B, c.) Bảng số: 14


Stt

Địa phương

SL tốt Nghiệp

Slượng được

p. công

Không Nhân

n. vụ

TS

Trường THPT

hiện có

Tong số lớp Hiện có

Dự kiến nhu cầu 5 năm tới

Số trường THPT

Số Lớp

Số GV

Cần bổ sung

1

B.Dương

148

86

62

28

488

32

625

500

2

B.Phước

67

50

17

17

372

24

472

563

3

B.rịa-V.tàu

201

158

43

19

564

24

900

480

4

B.Thuận

197

121

76

18

602

24

910

620

5

Bạc liêu

16

15

1

11*

398

14

500

350

6

Bến Tre

214

156

58

22*

710

24

820

650

7

Cà Mau

12

9

3

18

481

23

574

635

8

K. Giang

45

28

17

26

571

32

965

746

9

Lâm Đồng

218

155

63

35

740

42

985

288

10

Long An

284

154

130

30

723

33

798

450

11

N. Thuận

61

42

19

12*

384

15

450

620

12

Đồng Nai

485

345

140

42

1305

48

1500

286

13

Đồng Tháp

50

35

15

21*

690

23

750

362

14

Tây Ninh

119

115

4

28

1745

33

1795

501

15

Tiền Giang

224

173

51

30

936

39

1300

300

16

Trà Vinh

7

6

1

12*

420

15

524

320


CỘNG:

2.348

1.648

700

369

11.129

445

13.868

7.631

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 8

Qua bản thống kê (bảng số 14), chúng ta nhận thấy rằng: Trong vòng 5 năm từ 1996 đến 2001, Trường chỉ đào tạo và cung cấp cho 16 tỉnh nêu trên: 2.348 sinh viên, trong số này chỉ có 1.648 sinh viên được phân công trong ngành giáo dục, chiến 70,2 %. Và trong vòng 5 năm tới 16 tỉnh này cần khoảng 7.631 giáo viên Trung học phổ thông. Có thể nói đây là một con số khá lớn về nhu cầu giáo viên cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Miền Đông Nam bộ. Trong khi đó hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu cho Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh khoảng 1.100 - 1.200 chỉ tiêu có ngân sách.

Như vậy muốn đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên, trong những năm sắp tới, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí phải tiếp tục hợp tác với các Sở Giáo dục - Đào tạo để đào tạo loại hình giáo viên chính quỉ theo nhu cầu của địa phương và bằng ngân sách của địa phương.

2.1.2 . Khả năng kinh phí của địa phương.‌


Hiện nay các lớp đào tạo giáo viên chính qui theo hợp đồng này bằng nguồn kinh phí của địa phương. Mức kinh phí chi cho các lớp này không lớn, chỉ bằng hoặc gần bằng phân nữa kinh phí đối với sinh viên chính qui có ngân sách mà Nhà nước cấp hiện nay (mỗi sinh viên Đại học Sư phạm được cấp 6.300.000; còn kinh phí hợp đồng, nếu tổ chức đào tạo đặt tại Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh là 2.500.000 đ/SV/năm, tổ chức đào tạo đặt tại địa phương là

3.500.000 đ/SV/năm). Kinh phí hiện nay các địa phương cấp cho việc đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của địa phương là 5.500.000đ/SV/năm. Như vậy rõ ràng về mặt kinh phí để đào tạo giáo viên có trình độ Đại học cho địa phương là không lớn, không khó khăn lắm, chỉ có điều phải tính toán nhu cầu thực sự của từng bộ môn để đào tạo cho khỏi lảng phí.

Cũng qua ý kiến trao đổi, trả lời bằng phiếu thăm dò thì chúng tôi ghi nhận được việc hầu hết cán bộ lãnh đạo các Sở Giáo dục - Đào tạo, cũng như sinh viên là: Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo còn thiếu thốn rất nhiều, việc học chay, ít thực hành.v.v...dẫn đến chất lượng học tập của sinh viên không cao. Từ vấn đề trên, rút ra từ thực tiễn là kinh phí hợp đồng trong thời gian qua chỉ đủ chi cho việc tổ chức giảng dạy, các hoạt động khác sẽ không có. Để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên có nhiều hoạt động khác phục vụ cho việc học tập thì cần phải nâng mức kinh phí lên bình quân 4.000.000 đ/SV/năm đối với sinh viên học tại Trường và trên 5.000.000 đ/SV/năm đối với sinh viên học tại địa phương ( l.000.000đ/SV/năm dùng cho chi phí đi lại, ăn ở của cán bộ, giảng viên của trường đến địa phương giảng dạy và một số chi phí khác tại địa phương).

Với mức kinh phí nêu trên chúng tôi thấy rằng các địa phương có thể đầu tư để đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng gắn bó với địa phương, tạo sự chuyển biến quan trọng về mặt đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Và cũng qua một số tham luận của địa phương, chúng tôi thấy đề xuất của địa phương là hợp lý: "Tốt nhất nên dùng kinh phí của địa phương, sinh viên không phải đóng học phí. Các huyện, các trường Trung học phổ thông có điều kiện có thể trợ cấp thêm cho sinh viên. Khoa,

Trường có học bổng dành cho sinh viên học tập đạt khá, giỏi như sinh viên chính qui tập trung

...".


Tóm lại, về mặt kinh phí để đào tạo đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của các địa phương có thể nói là không khó khăn lắm, vấn đề là làm sao quá trình đào tạo cũng như sau khi đào tạo có hiệu quả, giải quyết được những khó khăn về đội ngũ nhân lực có trình độ cho địa phương, nâng cao mặt bằng dân trí cho những vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh.v.v...

Với phương trâm dùng ngân sách của địa phương để thúc đẩy phát triển giáo dục của địa phương đó chính là thúc đẩy sự phát triển toàn điện king tế - xã hội trên tinh thần nghị quyết Trung Ương II khóa VII.

2.2. Khả năng đáp ứng của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.‌


2.2.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy:‌


Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 17 ngành đào tạo gồm:


1) Ngành Toán - Tin học

2) Ngành Vật Lý

3) Ngành Hóa học.

4) Ngành Sinh học

5) Ngành Ngữ văn

6) Ngành Lịch sử

7) Ngành Địa lý

8) Ngành Anh văn

9) Ngành Nga văn 10)Ngành Pháp văn 11)Ngành Trung văn 12)Tâm lý- Giáo dục 13)Ngành Giáo dục Tiểu học

14)Ngành Giáo dục Mầm Non 15)Ngành Giáo dục Thể chất 16)Ngành Giáo dục Chính trị

17)Ngành Tiếng Việt cho người nước ngoài.

Để phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, Trường có một lực lượng bao gồm 689 cán bộ , công chức và nhân viên, trong đó có: 1 Nhà giáo nhân dân (NGND); 18 Nhà giáo ưu tú (NGƯT); 12 Phó Giáo sư; 144 Giảng viên chính (GVC); 5 Tiến sĩ khoa học; 77 Tiến sĩ ; 166 Thạc sĩ.

Trong lĩnh vực giảng dạy có 396 cán bộ, trong đó có 226 cán bộ có trình độ từ thạc sĩ trở lên, chiếm 57 %. Ngoài ra còn có 13 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ ở khu vực Nghiên cứu khoa học và hành chính cũng tham gia giảng dạy. Hiện nay, Trường có 117 cán bộ đang theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, trong đó có 63 nghiên cứu sinh và 44 cao học.

Tỉ lệ trung bình hiện nay là 12 sinh viên hệ chính qui tập trung trên 1 cán bộ giảng dạy, nếu tính cả chính qui địa phương hiện đang có thì tỉ lệ này đạt 21 sinh viên trên 1 cán bộ giảng dạy. Với tỉ lệ này là phù hợp với dự báo theo phương pháp định mức mà dự báo giáo viên trong chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010.

Với một lực lượng cán bộ giảng dạy như trên tuy chưa phải là hùng hậu, song đã đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo hiện nay. Để đảm bảo yêu cầu và đảm đương chức năng của một trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam, trong vòng 5 năm và l0 năm tới, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung nỗ lực cho công tác xây dựng nguồn nhân lực, coi đó là nhiệm vụ chiến lược để có đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Mục tiêu cụ thể của nhà Trường là năm 2005 có 75% cán bộ giảng dạy đạt trình độ sau đại học và đến năm 2010 có 90% cán bộ giảng dạy đạt trình độ sau đại học.

Qui mô đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhu cầu sử dụng. Trường phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương để xác định số lượng đào tạo cho các ngành, trong các năm (theo kế hoạch trung hạn). Hàng năm, Bộ Giáo dục và đào tạo giao cho Trường khoảng 1200 chỉ tiêu hệ chính qui tập trung dài hạn có ngân sách, bên cạnh đó giao thêm từ 700 đến 1000 chỉ tiêu đào tạo riêng cho những vùng khó khăn (đào tạo theo địa chỉ). Với mức bình quân về số lượng sinh viên nêu trên và lực lượng cán bộ giảng dạy của Trường hiện có, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao và nhu cầu đào tạo của địa phương.

2.1.2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo‌


a) Hiện trạng:


• Diện tích đất đai: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có 5 cơ sở, với diện tích đát đại là 6,42 ha. Trong đó chia ra:

- Tại 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, là cơ sở đào tạo chính, diện tích là 3,39

ha


- Tại 222 Lê Văn Sĩ , Phường 14, Quận 3, cơ sở đào tạo thứ hai, diện tích là 0,52 ha.


- Ký túc xá sinh viên tọa lạc trên số 351B Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11 với diện

tích là 0,86 ha


- Trung Tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thuận An - Bình Dương, diện tích 1,65 ha. Ngoài ra Trường còn có Viện Nghiên cứu giáo dục đặt tại 115 Hai Bà Trưng, Quận 1.

• Về nhà cửa: Tổng diện tích đang sử dụng là:48.812 m2

• Phòng thí nghiệm: Trường có tất cả 26 phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

• Thư viện: Gồm hai cơ sở, một tại 280 An Dương Vương , Phường 4, Quận 5 và một tại 222 Lê Văn Sĩ, Phường 14, Quận 3, với tổng diện tích 1.350 m2, phòng đọc có thể phục vụ trên 400 người. Hiện tại, thư viện có khoảng trên 90.000 cuốn sách, phần lớn là sách cũ (hơn 50% xuất bản trước năm 1975), hàng năm có bổ sung cập nhật những sách, báo, tài liệu mới. Từ năm 1998, thư viện bắt đầu được vi tính hóa, sử dụng phần mềm The Lirary System để quản lý sách, báo, tài liệu, gồm nhiều modul cho phép thực hiện các nghiệp vụ thư viện bằng máy tính.

Và từ tháng 10-1999, thư viện Trường đã thực hiện mạng cục bộ LAN, hiện nay độc giả đã có thể truy cập từ mạnh Internet.

Thư viện của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, hiện nay là một trong những thư viện có thể nói là hiện đại, phục vụ đắc lực cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên viên trong Trường.

b) Khả năng:

Cơ sở vật chất và kỹ thuật của Trường hiện có và sẽ có bảo đảm cho Trường có khả năng đào tạo giáo viên theo hợp đồng cho các địa phương.

2.3. Sinh viên cam kết với địa phương‌


Theo thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tài Chính số: 66/1998/TTLT.BGD&ĐT-TC, ngày 26 tháng 12 năm 1998 về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Sinh viên hệ chính qui tập trung ngành Sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo, được miễn nộp học phí.

Hiện nay hầu hết sinh viên chính qui tập trung thuộc chỉ tiêu ngân sách Nhà nước được miễn học phí (có cam kết nêu trên). Riêng hệ chính qui ngoài ngân sách (hệ đào tạo theo địa chỉ), phần kinh phí đào tạo được các địa phương chi trả từ ngân sách của địa phương theo hợp đồng đào tạo giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các Sở Giáo dục - Đào tạo.

Việc tiến hành làm cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ tại địa phương đã được các địa phương thực hiện theo các hình thức khác nhau, có sở Giáo dục và Đào tạo cho làm cam kết, có Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành ký hợp đồng với sinh viên và phụ huynh của sinh viên trúng tuyển, tham gia học tập. Bằng kinh phí của địa phương khác, Sở Giáo dục và Đào tạo, ngoài việc chỉ trả kinh phí đào tạo cho Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, còn hỗ trợ các khoản chi phí khác như: tiền ăn, ở, mua tài liệu học tập, học bổng khuyến khích cho những sinh viên đạt kết quả học tập tốt theo như chính sách hiện hành áp dụng cho hệ chính qui tập trung của Trường (hệ có ngân sách Nhà nước)

Có thể nói 100% sinh viên thuộc các lớp đào tạo giáo viên cho địa phương theo hình thức hợp đồng đều hiểu được trách nhiệm của mình. Qua câu hỏi trắc nghiệm số 12 của phiếu thăm dò đều trả lời giống nhau: Đào tạo giáo viên theo địa chỉ để về phục vụ tại địa phương nhằm mục đích giải quyết nhu cầu thiếu giáo viên hiện nay của các tỉnh.

Ngoài việc dành ngân sách địa phương để chi cho các lớp hợp đồng, hiện nay nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cũng dành kinh phí địa phương để hổ trợ cho những sinh viên đang học tập tại hệ chính qui tập trung của Trường nếu các sinh viên này đến các Sở Giáo dục và Đào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023