Xác Đinh Nhu Cầu Và Khả Năng Kinh Phí Của Địa Phương

Sự phát triển giáo dục của các tỉnh miền Tây Nam bộ (đứng hạng sau cùng), còn thua kém cả các tỉnh miền Núi, Trung du, Tây Bắc, Đông Bắc bộ và các tỉnh Tây nguyên.

Do đó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định: tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh đồng bằng sông cửu Long "có kế hoạch tổ chức và huy động các trường Sư phạm trong cả nước, đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, hổ trợ các trường Sư phạm trong khu vực để đào tạo giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông..."

1.2.2. Sự cần thiết:‌


Hiện nay chúng ta phải chấp nhận một thực tế là mọi hoạt động về giáo dục và đào tạo đều phải triển khai trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước và nguồn nhân lực của những người dân hết sức hạn hẹp. Vì những khó khăn như vậy nên trong những năm trước mắt, Nhà nước chỉ tập trung đầu tư đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc các Sở Giáo dục và Đào tạo được ủy ban nhân dân các tỉnh trích nguồn ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà là một điều hết sức hợp lý để giải quyết kịp thời số lượng giáo viên hiện còn thiếu.

Kết quả điều tra mới đây của "Chương trình nghiên cứu về trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân Viêt Nam" : cho thấy, theo tiêu chí trình độ học vấn, khoảng 4,13% có trình độ tiểu học, 34,54% có trình độ THCS và 43,37% có trình độ THPT, nhưng theo tiêu chí trình độ nghề nghiệp thì chỉ có 17,55% có các văn bằng trung học kỹ thuật, cao đẳng và cử nhân. ở Việt Nam hiện nay 71% lao động là trong nông nghiệp và tổng sản lượng nông nghiệp chiếm 25% GDP, ở Trung Quốc là 47% và 18%...Như vậy rõ ràng là năng xuất lao động ở nước ta còn rất thấp. Nguyên nhân có nhiều, song chắc chắn trong đó có nguyên nhân về trình độ học vấn, trình độ canh tác của nhân dân ta còn quá thấp. Trong khi các nước khu vực đội ngũ công nhân được đào tạo các văn bằng từ kỹ thuật trở lên, thì ở Việt Nam cả hai lực lượng này chỉ đào tạo ở các chương trình tương ứng là sơ cấp và trung cấp. Nhận định đó cũng được đánh giá rõ nét qua kết quả đánh giá tổng hợp của tổ chức BERI (Busniess Enviroment Risk Intelligence) mà theo đó thì Việt Nam được xếp vào nhóm nước cuối cùng, nhóm nước có kỹ năng nghề nghiệp dưới mức tiêu chuẩn.

Trước những vấn đề nêu trên (xem bảng số: 05) ta thấy hàng năm sinh viên thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh phía Nam trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

Minh rất ít. Nếu chỉ trông chờ vào số lượng sinh viên trúng tuyển theo kế hoạch ngân sách thì chưa biết bao giờ các vùng sâu, vùng xa mới có đầy đủ đội ngũ giáo viên. Do đó Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đã phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo giáo viên theo nhu cầu của từng bộ môn, nhằm đáp ứng sự nghiệp giáo dục trong tương lai.

Tóm lại: Từ sự phân tích, chứng minh trên, ta thấy việc đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhu cầu là hết sức cần thiết. Đào tạo thêm giáo viên để cung cấp cho địa phương bằng nguồn ngân sách địa phương theo nhu cầu cụ thể của từng loại giáo viên bộ môn đã và đang giải quyết được tình trạng cấp cập hiện nay giữa khâu đào tạo và sử dụng ở các địa phương.

Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG‌


2.1. Xác đinh nhu cầu và khả năng kinh phí của địa phương‌


2.1.1. Xác định nhu cầu của các địa phương‌


Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương tiếp tục phát huy những thành quả của công tác giáo dục hiện có ở Miền Nam, đồng thời tăng cường chi viện một lực lượng khá đông đảo cán bộ giáo dục (giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục) nhằm trong một thời gian ngắn làm cho sự nghiệp giáo dục trong cả nước được thống nhất. Hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm ở phía Bắc được điều động vào các tỉnh phía Nam để bổ sung cho một số đông giáo viên trong chế độ cũ bỏ việc và mở rộng mạng lưới các trường học để đáp ứng nhu cầu học tập và sự phát triển của giáo dục các tỉnh phía Nam.

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 27-10-1976, theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ (tiền thân là trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, thành lập năm 1957), có chức năng và nhiệm vụ tiếp tục đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông trung học phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh phía Nam. Từ ngày thành lập đến nay đã được 25 năm, Trường đã thực hiện tốt công tác đào tạo và luôn hoàn thành các chỉ tiêu được Bộ Giáo dục giao (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong 25 năm qua Trường đã đào tạo được 30.615 sinh viên, trong đó có 16.681 sinh viên hệ chính qui và 13.934 sinh viên hệ chuyên tu, tại chức. Với số lượng sinh viên tốt nghiệp nêu trên, có thể nói đã đáp ứng phần lớn cho công tác giáo dục ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên qua công tác khảo sát và điều tra sinh viên tốt nghiệp hàng năm đi nhận nhiệm vụ và báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo chúng tôi nhận thấy : với sự phát triển giáo dục đào tạo như hiện nay và xu thế tới, thì việc tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, vẫn là một yêu cầu bức xúc

Thực hiện "Dự án Giáo dục Đại học" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Sư phạm đã tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp hai năm gần đây là năm 1999 và năm 2000.

Mục đích điều tra sinh viên tốt nghiệp nhằm thu thập, cập nhật thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và khả năng giảng dạy ở các trường phổ thông của sinh viên; Đồng thời thông qua kết quả trả lời của sinh viên, nhà trường có thêm cơ sở để đánh giá kết quả chất lượng, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học trong thời gian qua, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp về các địa phương công tác... Từ đó mà nhà trường nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và bổ sung nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, bổ sung những kiến thức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp sinh viên tốt nghiệp có thêm cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nên giáo dục nước nhà.

Và thông qua cuộc khảo sát điều tra này, nhà trường đã tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng bổ ích của sinh viên về mục tiêu đào tạo, về những ngành đang cần tăng cường giáo viên và cả nguyện vọng của họ mong muốn được trở lại trường học nâng cao thêm.

Phân tích những số liệu cụ thể kết quả điều ưa, sẽ là một trong những cơ sơ để nhà trường lập được kế hoạch về chỉ tiêu đào tạo, điều chỉnh cơ cấu ngành, kế hoạch đào tạo cho mỗi ngành, tiên tới lập phương án đào tạo giáo viên cho từng tỉnh theo nhu cầu của sự phát triển giáo dục ở mỗi địa phương.

Qua việc điều tra khảo sát chúng tôi đã có kết quả của từng năm và phân tích theo các chỉ số như sau:

2.1.1.1. Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 1999.


a) Tổng quát:


Tổng số sinh viên tốt nghiệp năm 1999 : 632 sinh viên


Tổng số sinh viên tốt nghiệp được điều tra: 316 sinh viên (theo yêu cầu của dự án chỉ điều tra 50% số sinh viên tốt nghiệp).

- Tổng số thư trả lời: 170 sinh viên, chiếm 53,80%


- Tổng số thư không trả lời: 146 sinh viên, chiếm 46,20%


- Tổng số thư trả lại: Không

Qua số liệu trên, cho thấy việc cập nhật thông tin về sinh viên khi tốt nghiệp và theo dõi lưu trữ hồ sơ của sinh viên là yếu tố quan trọng trong công tác điều tra sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong số 316 thư gửi đi 100% bảo đảm chính xác địa chỉ, không có thư nào sai địa chỉ.

b) Phân tích số liệu thư gửi điều tra theo các vùng như sau:


Vùng 1:

3 sinh viên

chiếm 0,95%

Vùng 2:

2 sinh viên

chiếm 0,63%

Vùng 3:

7 sinh viên

chiếm 2,21%

Vùng 4:

27 sinh viên

chiếm 8,54%

Vùng 5:

6 sinh viên

chiếm 1,89%

Vùng 6:

206 sinh viên

chiếm 63,93%

Vùng 7:

69 sinh viên

chiếm 21,84%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 5


Tổng cộng: 316 sinh viên được gởi thư điều tra. Trong số đó có 170 sinh viên trả lời gửi về trường.

c) Chia theo tình trạng việc làm hiện nay của 170 sinh viên trả lời:


- Làm công ăn lương: 135 sinh viên (chiếm 79,41%), trong đó:


+ Cơ quan nhà nước (chủ yếu là dạy học) : 131 sinh viên chiếm 77,05 %


+ Công ty tư nhân : 2 sinh viên chiếm 1,17%


+ Làm nghề tự do: 2 sinh viên chiếm 1,17%


- Chưa có việc làm: 35 sinh viên ( chiếm 20,59%), trong đó:


+ Đang tìm việc làm : 20 sinh viên chiếm 11,76 %


+ Đang học thêm: 15 sinh viên chiếm 8,85%


d) Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo:


Phân tích 135 sinh viên trả lời có việc làm :


+ Phù hợp: 129 sinh viên chiếm 96%


+ Không phù hợp: 6 sinh viên chiếm 4%

Nguyên nhân có việc làm nhưng không phù hợp: Phân công dạy trái ngành hoặc phải dạy kiêm cả hai ngành; dạy khác cấp và đối tượng (trường THCS, Cao đẳng văn hóa...)- Việc phân công sinh viên tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương để sắp xếp phân công. Việc phải dạy "không phù hợp" của sinh viên tốt nghiệp có thể chỉ là giải pháp tình thế tạm thời traớc mắt do đội ngũ giáo viên hiện tại của các địa phương còn thiếu.

e) Phân tích sinh viên tốt nghiệp trả lời có việc làm theo vùng:


Vùng 1:

1 sinh viên

chiếm 0.74%

Vùng 2:

0 sinh viên


Vùng 3:

0 sinh viên


Vùng 4:

6 sinh viên

chiếm 4,50%

Vùng 5:

14 sinh viên

chiếm 10,52%

Vùng 6:

88 sinh viên

chiếm 66,16%

Vùng 7:

26 sinh viên

chiếm 19,54%


2.1.1.2. Kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 2000.


a) Tổng quát:


Tổng số sinh viên tốt nghiệp gửi thư điều tra.: 1150 sinh viên Tổng số thư trả lời: 588 sinh viên, chiếm 51,13% Tổng số thư không trả lời: 517 sinh viên, chiếm 44,95% Tổng số thư trả lại: 45 sinh viên, chiếm 3,92%

Qua số liệu khảo sát năm 2000, có 45 thư trả lại, do sai lệch địa chỉ, nguyên nhân: sinh viên thuê nhà trọ khi đi không để lại địa chỉ; chuyển hộ khẩu, mượn địa chỉ nhờ chuyển ...

Tỷ lệ thư trả lời cũng chỉ đạt hơn 50% chút ít, số còn lại chưa nắm hết được nguyên nhân, tuy nhiên số liệu điều tra cũng khá nhiều rất có ích trong việc phân tích tỉ mỉ.

b) Phân tích số liệu thư gửi điều tra đã trả lới theo các vùng như sau:

1 sinh viên

chiếm 0,17%

Vùng 2:

0 sinh viên


Vùng 3:

17 sinh viên

chiếm 2,89%

Vùng 4:

27 sinh viên

chiếm 4,59%

Vùng 5:

16 sinh viên

chiếm 2,72%

Vùng 6:

398 sinh viên

chiếm 67,67%

Vùng 7:

129 sinh viên

chiếm 21,94%

Vùng 1:


Tổng cộng: 588 sinh viên trả lời thư gửi về trường.


Theo kết quả này, chúng ta thấy rằng : số lượng sinh viên tốt nghiệp được điều tra cũng như trả lời, phần đông là sinh viên thuộc 6 và vùng 7 (tức là sinh viên thuộc các tỉnh Miền Đông Nam bộ+ Lâm Đồng + Ninh Thuận+ Bình Thuận và các tỉnh Miền Tây Nam bộ).

c) Chia theo tình trạng việc làm hiện nay của 588 sinh viên trả lời:


- Làm công ăn lương: 558 sinh viên (chiếm 94,49%), trong đó:


+ Cơ quan nhà nước (chủ yếu là dạy học): 520 sinh viên chiếm 88,43%


+ Công ty tư nhân : 20 sinh viên chiếm 3,40%


+ Làm nghề tự do: 18 sinh viên chiếm 3,06%


- Chưa có việc làm: 30 sinh viên ( chiếm 5,51%), trong đó:


+ Đang tìm việc làm : 20 sinh viên chiếm 3,40 %


+ Đang học thêm: 15 sinh viên chiếm 2,55%


d) Sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo:


Phân tích 558 sinh viên trả lời có việc làm :


+ Phù hợp: 533 sinh viên chiếm 95,52%


+ Không phù hợp: 25 sinh viên chiếm 4,48%


Nguyên nhân có việc làm nhưng không phù hợp: Phân công dạy trái ngành học làm thư ký, phiên dịch, tiếp thị, dạy khác cấp được đào tạo. Việc phân công sinh viên tốt nghiệp vẫn do

Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương để sắp xếp phân công. Việc làm "không phù hợp" của sinh viên tốt nghiệp có thể còn do nguyên nhân thi công chức "không đậu", do đó phân công hoặc xin việc làm tạm thời nhằm giải quyết những công việc trước mắt.

e) Phân tích sinh viên tốt nghiệp ưa lời có việc làm theo vùng:


Vùng 1:

1 sinh viên

chiếm 0.17%

Vùng 2:

0 sinh viên


Vùng 3:

0 sinh viên


Vùng 4:

25 sinh viên

chiếm 4,48%

Vùng 5:

14 sinh viên

chiếm 2,51%

Vùng 6:

392 sinh viên

chiếm 70,26%

Vùng 7:

126 sinh viên

chiếm 22,58%


Tổng cộng 558 sinh viên.


Như vậy, theo kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp của hai năm 1999 và 2000, ta nhận thấy rõ: sinh viên ở từng vùng có việc làm và việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo (đối với những sinh viên trả lời) chiếm tỷ lệ cao nhất là các tỉnh thuộc vùng 6 và 7. Tỷ lệ thư trả lời và thư không trả lời cho thấy: nhận thức của sinh viên về việc tham gia công tác này chưa cao, hoặc do nguyên nhân nào đó mà sinh viên không trả lời. Do lần đầu tiên và nhà trường cũng chưa có đủ thời gian và điều kiện để làm công tác tư tưởng cho sinh viên, nên số sinh viên tốt nghiệp ra trường ví lý do nào đó không trả lới như mong muốn. Rút kinh nghiệm cho những năm sau nhà trường sẽ có kế hoạch phổ biến sâu rộng về mục đích của việc điều tra sinh viên tốt nghiệp cho sinh viên từ đầu khoa, nhất là năm cuối khóa và phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng

Số lượng sinh viên không trả lời còn chiếm một tỷ lệ khá cao, điều này nói lên khả năng sinh viên không có việc làm sau khi tốt nghiệp còn khá nhiều, do nhiều nguyên nhân. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ việc chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm theo cơ chế như hiện nay là không có hiệu quả.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí