Biện Pháp 6. Tăng Cường Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Cốt Cán

dạy giỏi ; hội thi sử dụng thiết bị đồ dùng giảng dạy ; các chuyên đề hoạt động ngoại khoá, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn với trường bạn.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, yêu cầu hiệu trưởng phải tạo điều kiện cụ thể cho tất cả giáo viên trong nhà trường đều tham gia, có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng, động viên kịp thời để mọi người cùng được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.

3.2.6. Biện pháp 6. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Để triển khai công tác bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tại trường hiện nay, ngoài các đồng chí lãnh đạo nhà trường thì lực lượng quan trọng giúp cho việc triển khai các nội dung bồi dưỡng tới giáo viên chính là lực lương đội ngũ giáo viên cốt cán, họ chính là các giảng viên tại cơ sở. Vì vậy việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán là yêu cầu, cần thiết và quan trọng nhằm giúp cho nhà trường có độ ngũ “giảng viên” lực lượng trực tiếp triển khai các nội dung bồi dưỡng đến toàn thể giáo viên đạt yêu cầu, có chất lượng và đảm bảo tốt nhiệm vụ mà BGH giao cho trong công tác bồi dưỡng. Thông qua hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên cốt cán nắm được các yêu cầu, các nội dung và cách thức tiến hành công tác hoạt động từ đó có kế hoạch, chủ động triển khai các nội dung tới giáo viên khi được BGH giáo cho, đồng thời qua đó đội ngũ giáo viên cốt cán (lực lượng trụ cột trong các tổ, nhóm chuyên môn) cũng thấy được năng lực dạy học của chính mình, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên cốt cán ngoài việc là lực lượng tham gia triển khai công việc bồi dưỡng, họ còn là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến các kế hoạch, các quan điểm chỉ đạo của Sở, trường điều này sẽ giúp cho giáo viên ý thức được ý nghĩa vai trò của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, tạo nên sự đồng thuận và thuận lợi về mặt tư tưởng khi BGH triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp và cách thức tiến hành

Lựa chọn các giáo viên có đạo đức phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình năng động…. tham gia đội ngũ giáo viên cốt cán tại trường. Xây dựng kế hoạch, vạch rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này trong hoạt động bồi dưỡng đồng thời phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên cốt cán : cho đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở, Bộ tổ chức, tham gia các lớp học tại các trường sư phạm hoặc tổ chức bồi dưỡng tập huấn tại trường cho đội ngũ cốt cán trước. Động viên, yêu cấu đội ngũ cốt cán phải có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, tự tìm các tài liệu tham khảo, học hỏi giảng viên, quản lý cấp trên và đồng nghiệp ở trường bạn.

Có kế hoạch bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cốt cán sau khi được đào tạo bồi dưỡng. Giúp họ triển khai phát huy tốt những mặt mạnh, những kinh nghiệm quý mà họ thu nhận được qua các lớp đào tạo bồi dưỡng, để từ đó thấy được kết quả đào tạo đội ngũ cốt cán và có sự điều chỉnh trong kế hoạch bồi dưỡng cũng như bố trí sử dụng đội ngũ.

Tạo những điều kiện thuận lợi và có chế độ hợp lý đối với những giáo viên tham gia giáo viên cốt cán: tạo điều kiện về thời gian để đội ngũ cốt cán có thời gian học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực của mình, có thời gian để chuẩn bị cũng như triển khai các nội dung bồi dưỡng được BGH giao cho. Đồng thời có chế độ chính sách đãi ngộ, động viên kịp thời, động viên cả về vật chất và tinh thần cho lực lượng này như có hình thức khen thưởng, cộng điểm thi đua và có bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán khi tham gia hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên cũng đặt ra các yêu cầu cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với lực lượng giáo viên cốt cán. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ GV cốt cán bền vững có năng lực, đồng thời có trách nhiệm với công việc

được giao. Từ đó họ sẽ chủ động thường xuyên trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học GV của nhà trường.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Người xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán phải nắm rõ yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, thực trạng về đội ngũ cốt cán hiện nay của trường và Sở cũng như yêu cầu đặt ra đối với năng lực của giáo viên hiện nay.

Cần có sự quan tâm thực sự, đầu tư hỗ trợ của các đồng chí trong BGH, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cốt cán.

Bản thân các đồng chí giáo viên cốt cán phải thấy được ý nghĩa, vai trò của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên từ đó có thấy được vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động, có như vậy mới chủ động, tâm huyết và nhiệt tình khi được phân công nhiệm vụ.

Ngoài chương trình bồi dưỡng dài hạn, trung hạn của Bộ và Sở, BGH nhà trường phải chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán, tự tìm nguồn và nơi đào tạo bồi dưỡng cũng như cách thức bồi dưỡng để việc bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán được thường xuyên hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

3.2.7. Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý chặt chẽ công tác tự bồi dưỡng, tránh lãng phí, trùng lập nội dung bồi dưỡng, giúp giáo viên tham gia bồi dưỡng thu được kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của bản thân giáo viên và hoàn thành kế hoạch quản lý của hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu của bậc học.

Mặt khác nắm vững tình hình sau bồi dưỡng cho giáo viên để tiếp tục giúp giáo viên vận dụng tốt kiến thức kỹ năng đã được tích tụ vào quá trình

giảng dạy. Việc nắm bắt sự tiến bộ của giáo viên thông qua bồi dưỡng sẽ giúp cho hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp và cách thức tiến hành

Làm tốt việc quy hoạch đội ngũ giáo viên để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn và con người cụ thể.

Tạo điều kiện bằng mọi cách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ bằng cách làm tốt biện pháp động viên khích lệ, xác định đúng các văn bản hành chính và chi phí tài chính hợp lý để từ đó hiệu trưởng chủ động về kế hoạch, có cơ chế bồi dưỡng giáo viên phù hợp.

Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù hợp để hiệu trưởng có cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tránh bị trùng lặp về nội dung và hình thức chất lượng. Công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên sẽ được phản ánh thực chất bằng cách đánh giá nghiêm túc qua kết quả kiểm tra, người học chưa đạt yêu cầu thì buộc học lại và tự túc kinh phí học tập. Biện pháp sẽ thoả mãn được nhu cầu học tập của giáo viên, đồng thời tăng cường tính tự giác và trách nhiệm của mỗi người khi tham gia bồi dưỡng …Cùng với việc kiểm tra cần lập hồ sơ theo

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý đã được đề xuất

3.3.1. Các bước trưng cầu ý kiến

Trên đây là bảy biện pháp cơ bản về quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc Tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 155 cán bộ quản lý và giáo viên của trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên.

Mục đích của vịêc khảo nghiệm là thông qua ý kiến của 155 cán bộ quản

lý và giáo viên của trường THPT Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn để có đánh giá và khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của bảy biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia .

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Chúng tôi đã lựa chọn 45 chuyên gia là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi đang trực tiếp tham gia quản lý và giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn Thành Phố Lạng Sơn.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu. Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến và lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến, chúng tôi đã đến trườngTHPT trong thành phố, gặp từng chuyên gia trao đổi các nội dung xin ý kiến theo mẫu. Chúng tôi đề cập đến hai lĩnh vực cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nghiên cứu.

Nhận thức về mức độ cần thiết của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.

Nhận thức về mức độ tính khả thi của bảy biện pháp đề ra theo ba mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi

3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của bảy biện pháp đề xuất


Các biện pháp

Số

lượng

%

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

1.Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

SL

42

3

0

41

4

0

%

93.33

6.67

0

91.11

8.89

0

2. Sử dụng các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho độ ngũ GV theo

chương trình phù hợp


SL


41


4


0


43


2


0

%

91.11

8.89

0

95.56

4.44

0

3. Đổi mới công tác lâp kế hoạch xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng

SL

38

7

0

40

5

0

%

84.44

15.56

0

88.89

11.11

0

4.Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn đổi mới chương trình

THPT

SL

36

9

0

38

7

0

%

80.00

20.00

0

84.44

15.56

0

5.Tăng cường công tác tự

học và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

SL

41

4

0

43

2

0

%

91.11

8.89

0

95.56

4.44

0

6.Tăng cường đào tạo và

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

SL

35

10

0

36

9

0

%

77.78

22.22

0

80.00

20.00

0

7. Kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên

SL

34

11

0

36

9

0

%

75.56

24.44

0

80.00

20.00

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 14

Nhận xết từ bảng thống kê 3.1 cho thấy:

* Về mức độ cần thiết:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết cao, tỷ lệ giao động của các biện pháp đều đạt từ 75,56% trở lên. Tỷ lệ này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học”, biện pháp: “Sử dụng các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp”, giáo viên các ý kiến cho rằng là rất cần thiết

chiếm 91,1% ý kiến được hỏi.

Không có biện pháp được cho là ít cần thiết trong số các biện pháp bồi dưỡng, với kết quả này, chứng tỏ việc quản lý bằng phương pháp động viên khích lệ là khó khăn. Tuy nhiên không có công tác này thì công tác bồi dưỡng kém hiệu quả nên vẫn còn 82,5% ý kiến cho rằng là rất cần thiết.

* Về tính khả thi:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao. Tỷ lệ giao động từ 80% trở lên đều cho rằng thực hiện được trong công tác bồi dưỡng. Có biện pháp bảy "Quản lý, kiểm tra công tác bồi dưỡng" chỉ đạt 80%. Điều này có thể do thực tế ở các trường nhiều bộ môn chưa có cốt cán, cho nên để giúp hiệu trưởng kiểm tra chất lượng giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và sau khi bồi dưỡng gặp khó khăn.

Các biện pháp“Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học”; “Sử dụng các phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp” , "Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng" được đánh giá có tính khả thi cao (trên 90%). Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi không cần nhiều điều kiện về thời gian và vật chất. Bốn biện pháp này cũng không phải là quá khó để thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THPT và thực trạng năng lực dạy học giáo viên, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục – đào tạo của Bộ, của tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện đồng bộ 7 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì trường THPT Việt Bắc sẽ có được đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học đáp ứng được yêu

cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.

Bảy biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học

Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp

Biện pháp 3: Đổi mới công tác lập kế hoạch, xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng

Biện pháp 4: Đổi mới hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học gắn với đổi mới chương trình THPT.


Biện pháp 5: Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán

Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên. Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý thì những biện pháp này là cần thiết và có tính khả thi.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí