Định Hướng Của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Và Kế Hoạch Của Học Viện Ngân Hàng Trong Đảm Bảo Chất Lượng Chương Trình Đào Tạo Đại Học


Mô hình 2

Bảng 3. 19: Kết quả hồi quy mô hình 2


Mô hình 2: Biến phụ thuộc là Quản lý nội dung chương trình đào tạo

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

-0,103

0,109

0,347

1,068

Tuổi

0,005

0,013

0,718

2,966

Thời gian

0,056

0,063

0,378

2,730

Quy định của BGD&ĐT

0,098

0,066

0,140

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,535

0,130

0,000

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,080

0,146

0,584

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,102

0,093

0,279

1,359

R2

52%

F

10,675

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

1,707

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 16


Kết quả hồi quy mô hình 2 cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102 và không có đa cộng tuyến. Chỉ số Durblin – Watson bằng 1,707 cho thấy không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 52% cho thấy các biến độc lập giải thích được 52% sự dao động của biến phụ thuộc. F bằng 10,675 và sig (F) bằng 0,000 cho thấy mô hình không có khuyết tật. Có thể thấy chỉ có biến Quan điểm của BLĐ tác động đến Quản lý nội dung CTĐT với ß = 0,535 (se = 0,130; p = 0,000). Kết quả hồi quy cho thấy nếu tăng biến tầm nhìn của BLĐ lên 1 đơn vị sẽ

làm tăng Quản lý nội dung chương trình lên 0,535. Ngược lại, nếu giảm biến tầm nhìn của BLĐ 1 đơn vị sẽ làm giảm Quản lý nội dung chương trình 0,535 đơn vị.


Mô hình 3

Bảng 3. 20: Kết quả hồi quy mô hình 3


Mô hình 3: Biến phụ thuộc là quản lý chất lượng GV

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

-0,047

0,093

0,618

1,068

Tuổi

0,015

0,011

0,174

2,966

Thời gian

0,049

0,055

0,337

2,730

Quy định của BGD&ĐT

0,100

0,057

0,086

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,363

0,112

0,002

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,366

0,125

0,005

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,159

0,080

0,051

1,359

R2

63,5%

F

16,899

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

1,840

Kết quả hồi quy mô hình 3 cho thấy tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102, không có đa cộng tuyến. Chỉ số Durblin – Watson bằng 1,870 cho thấy không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 63,5% giải thích được 63,5% sự dao động của biến phụ thuộc. F bằng 16,899 và sig (F) bằng 0,000 cho thấy mô hình không có khuyết tật.

Như vậy, có thể khẳng định chỉ có biến tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV; vai trò của BLĐ các khoa chuyên ngành, và nhận thức của CBGV tác động đến QLCL giảng viên với ß lần lượt là 0,363 (se = 0,112; p = 0,002), 0,366 (se = 0,125; p = 0,005); 0,159 (se = 0,080; p < 0,051). Điều này có nghĩa nếu tăng biến tầm nhìn của BLĐ Học viện; vai trò của BLĐ các khoa chuyên ngành, và nhận thức của CBGV lên 1 đơn vị sẽ làm tăng QLCL giảng viên lên lần lượt là 0,363; 0,366 và 0,159 đơn vị. Ngược lại, nếu các giảm biến này1 đơn vị sẽ làm giảm QLCL giảng viên lần lượt là 0,363; 0,366 và 0,159 đơn vị.


Mô hình 4

Bảng 3. 21: Kết quả hồi quy mô hình 4


Mô hình 4: Biến phụ thuộc là Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá giám sát

quá trình học tập của sinh viên

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

0,011

0,111

0,918

1,068

Tuổi

-0,004

0,013

0,784

2,966

Thời gian

-0,011

0,066

0,866

2,730

Quy định của BGD&ĐT

0,043

0,068

0,530

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,327

0,133

0,017

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,111

0,149

0,457

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,145

0,095

0,133

1,359

R2

38,2%

F

6,013

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

1,537

Kết quả hồi quy mô hình 4 cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102 và không có đa cộng tuyến. Chỉ số Durblin – Watson bằng 1,537 cho thấy không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 38,2% giải thích được 38,2% sự dao động của biến phụ thuộc. F bằng 6,013 và sig (F) bằng 0,000 cho thấy mô hình không có khuyết tật.

Bảng trên cho thấy chỉ có biến tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV tác động đến Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá với ß = 0,327 (se = 0,133; p = 0,017). Kết quả hồi quy cho thấy nếu tăng biến tầm nhìn của BLĐ lên 1 đơn vị sẽ làm tăng Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá lên 0,327. Ngược lại, nếu giảm biến tầm nhìn của BLĐ 1 đơn vị sẽ làm giảm Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá 0,327 đơn vị.

Mô hình 5

Bảng 3. 22: Kết quả hồi quy mô hình 5


Mô hình 5 : Biến phụ thuộc là quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và

hoạt động hỗ trợ sinh viên

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

0,100

0,109

0,360

1,068

Tuổi

-0,017

0,013

0,180

2,966

Thời gian

0,066

0,065

0,157

2,730

Quy định của BGD&ĐT

-0,003

0,067

0,967

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,238

0,131

0,073

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,380

0,146

0,011

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,045

0,094

0,634

1,359

R2

53,3 %

F

11,078

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

1,564


Theo kết quả hồi quy mô hình 5 sự tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102, cho thấy các biến độc lập không có đa cộng tuyến. Bên cạnh đó, chỉ số Durblin – Watson bằng 1,564 cho thấy không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 53,3% các biến độc lập giải thích được 53,3% sự dao động của biến phụ thuộc. F bằng 11,078 và sig (F) bằng 0,000 mô hình không có khuyết tật. Chỉ có biến tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV và vai trò của BLĐ các khoa tác động đến quản lý cơ sở hạ

tầng, trang thiết bị và hoạt động hỗ trợ SVvới ß = 0,238 (se = 0,131; p = 0,073); ß = 0,380 (se = 0,146; p < 0,011).

Mô hình 6

Kết quả hồi quy mô hình 6 cho thấy sự tương quan giữa các biến độc lập dao động từ 1,069 đến 3,102, không có đa cộng tuyến. Chỉ số Durblin – Watson bằng 2,522 không có sự tương quan. Chỉ số R2 bằng 70,6% giải thích được 70,6% sự dao

động của biến phụ thuộc. F bằng 23,694 và sig (F) bằng 0,000 là mô hình không có khuyết tật.

Bảng 3. 23: Kết quả hồi quy mô hình 6


Mô hình 6: Biến phụ thuộc là Quản lý chất lượng sinh viên

Tên biến

ß

Se

P

VIF

Giới tính

0,055

0,076

0,473

1,068

Tuổi

-0,021

0,009

0,020

2,966

Thời gian

-0,092

0,044

0,040

2,730

Quy định của BGD&ĐT

-0,071

0,046

0,128

1,317

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo

0,450

0,091

0,000

3.102

Vai trò của Khoa chuyên ngành

0,228

0,102

0,029

2,902

Nhận thức của cán bộ giảng viên

0,019

0,065

0,776

1,359

R2

70,6 %

F

23,694

Sig (F)

0,000

Durblin – Watson

2,522


Như vậy, chỉ có biến Tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV và Vai trò của BLĐ Khoa chuyên ngành tác động đến Quản lý chất lượng SV với ß = 0,450 (se = 0,091; p = 0,000); ß = 0,228 (se = 0,102; p < 0,029). Trong đó, nếu tác động vào biến Tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV lên 1 đơn vị, sẽ làm thay đổi tích cực lên 0,450 đơn vị đến QLCL SV và ngược lại.

Kết luận chương 3

Phân tích kết quả khảo sát quản lý CTĐT tại HVNH theo hướng ĐBCL trong nghiên cứu này được tác giả xem xét dưới 6 nội dung lớn, bao gồm: Quản lý cấu trúc CTĐT; Quản lý nội dung CTĐT; Quản lý chất lượng GV; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV; Quản lý cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ đào tạo; Quản lý chất lượng SV được xem xét bởi nhiều tiêu chí khác nhau. Chúng tôi sử dụng các thang đo để tìm hiểu thực trạng QLĐT tại HVNH theo hướng ĐBCL trong thời gian qua cũng như xác định các yếu tố tác động đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL. Kết quả khảo sát, phỏng vấn CBQL, GV và SV các khóa, SV tốt nghiệp của 06 CTĐT cho thấy HVNH đang thực hiện tốt nhất Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV, sau đó đến Quản lý cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ đào tạo; Quản lý chất lượng SV. Bên cạnh đó, 3 nội dung lớn cần đặc biệt chú trọng đó chính là Quản lý chất lượng GV; Quản lý nội dung CTĐT và Quản lý cấu trúc CTĐT bởi GV và cấu trúc nội dung, CTĐT là những yếu tố vô cùng quan trọng có tác động lớn đến kết quả và đặc biệt là chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động, khẳng định sản phẩm đào tạo của nhà trường.

Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH cho thấy tầm nhìn của Ban lãnh đạo HV có ảnh hưởng lớn nhất, sau đó đến vai trò của Ban lãnh đạo các Khoa chuyên ngành, nhận thức của đội ngũ GV và cuối cùng là chỉ đạo của BGD&ĐT. Mặc dù GV đã chú trọng đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy và chuẩn đầu ra song, vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến quá trình dạy và học như: Hệ số lớp SV đông, dẫn tới việc áp dụng các phương pháp giảng dạy còn hạn chế; việc phổ biến bản chất của chuẩn đầu ra, mục tiêu của chương trình và học phần mới chỉ dừng lại ở một số GV. Vẫn còn nhiều GV chưa thực sự hiểu rõ bản chất cũng như thực hiện việc giải thích chuẩn đầu ra cần phải đạt được của SV khi tốt nghiệp; tinh thần tự học của SV mới chỉ tập trung ở một số bộ phận chưa thực sự lan tỏa. Việc đưa các casestudy còn hạn chế ở một số bộ môn đặc thù; nhiều học phần vẫn chưa có giáo trình chính thức, việc nghiên cứu được dựa trên tài liệu và giáo trình của trường khác, do đó chưa tạo ra được hệ thống riêng của HVNH.

Kết quả khảo sát thực trạng là minh chứng giúp tác giả đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH dần đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chương trình của AUN-QA.

Chương 4


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


4.1. Định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch của Học viện Ngân hàng trong đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo đại học

4 1 1 Địn ướng của Bộ Giáo d c và Đào tạo về côn tác ảm bảo chất lượng c ươn trìn ào tạo giáo d c ại học

- Tháng 12/2020, BGD&ĐT ban hành Dự thảo Thông tư Quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Thông tư này ban hành sẽ thay thế Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Mặc dù Thông tư chưa được chính thức ban hành và đã qua rất nhiều lần công bố điều chỉnh bản Dự thảo khác nhau trong năm 2020, về cơ bản Thông tư như định hướng, kim chỉ nam quan trọng trong xây dựng, quản lý CTĐT theo hướng ĐBCL. Thông tư này quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, bao gồm cả yêu cầu điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Tại Điều 4. Mục đích ban hành chuẩn CTĐT đã xác định: “Làm căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, đánh giá và cải tiến chất lượng chương trình đào tạo; các tổ chức KĐCL đánh giá chương trình đào tạo; các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo…”.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí