Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu 25302


Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây xanh đô thị và được đánh giá là một trong những loài cây có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lim xẹt có đặc điểm hình thái là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể đạt 18-20m, đường kính D1.3 đạt 22-23cm.Thân tròn thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64 m, cành non phủ nhiều lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy.

Lá của Lim Xẹt là lá kép lông chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7-16cm không có 16 tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thuôn đều gần tròn, đuôi nêm và hơi lệch, dài 1-2cm, rộng 0,5 – 1cm. Hoa loài Lim Xẹt là hoa tự chùm viên chùy ở nách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,8-0,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngoài hoa, gốc chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vòi nhụy dài, đầu nhị nguyên. Quả đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9-13cm, rộng 2,5-3cm. Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Không tự nứt. Hạt nằm chéo góc 450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng.

Phạm Thị Nga (2000) [2] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev), tác giả đã nhận định loài Lim xẹt là loài có khả năng phân bố rộng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, là loài cây ưu sáng cực đoan thường gặp ở những trạng thái rừng bị tác động mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ, khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi của Lim xẹt rất tốt, đây là loài cây phù hợp cho mục đích làm loài cây tiên phong trong việc phục hồi rừng.

Từ các nghiên cứu của các tác giả trên là cơ sở để đề tài nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của loài Lim xẹt phân bố tại huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang.


2.2. Nhận xét chung

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, những nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh của rừng nhiệt đới đã được nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam thực hiện, nghiên cứu về cấu trúc cho một loài thực vật cụ thể cũng có một số nghiên cứu rải rác của một vài tác giả. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về đậu (Fabaceae). nói chung và loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, nhưng nhìn chung những nghiên cứu về loài Lim xẹt còn hạn chế, đặc biệt là những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên, chính vì vậy những cơ sở khoa học để phát triển loài này còn thiếu, cần thiết được thực hiện. Vì vậy đề tài nghiên cứu về cấu trúc rừng có loài Lim xẹt phân bố nhằm bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và kinh doanh, đáp ứng được nhiều mục tiêu khác nhau của con người.

2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lâm Bình ở vùng cao phía bắc tỉnh Tuyên Quang; có vị trí địa lý từ 21029' đến 22042' vĩ bắc, từ 104053' đến 1050' kinh đông. Phía đông giáp huyện Nà Hang (Tuyên Quang), đông bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang); tây và tây bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); nam giáp huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài cây Lim xẹt Peltophorum tonkinensis A.Chev tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - 4

2.6.1.2. Địa hình

Lâm Bình có địa hình hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hạn chế. Nằm trên vòng cung sông Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ lẫn nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m,


tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).

Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, độ che phủ của rừng còn khá lớn, đó cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện.

2.3.1.3. Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất đai phù hợp với nhiều loại cây ngắn ngày và dài ngày như: Lúa, ngô, khoai, sắn, nhãn, vải, chè, keo tai tượng, mỡ…

* Khí hậu:

Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30o. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rò rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22o, độ ẩm không khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800mm.

Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.

*Điều kiện thủy văn:

Sông, suối có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ trong mùa mưa; tuy có gây một số khó khăn trong phát triển KT-XH, song cũng có những tiềm năng kinh tế. Đặc biệt, huyện có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Na Hang trên 3.500ha, ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sông suối còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú với nhiều loại cá ngon và thuận lợi trong phát triển du lịch, là đường giao thông quan trọng giữa các


vùng, đồng thời có thể phát triển thuỷ điện nhỏ và các công trình thuỷ điện lớn. Nhiều thác nước tạo nên những thắng cảnh hấp dẫn.

2.6.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.495,51ha; trong đó: Đất nông nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%, trong đó đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47ha, chiếm 2,78%; Các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%. Diện tích đất nông nghiệp của huyện không lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.

* Tài nguyên rừng

Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý, hiếm; đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu.

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.2.1. Thành phần dân tộc, dân số

Đến 2013, huyện có 6.990 hộ, với 31.468 nhân khẩu. Trong đó, nam 15.855 người; nữ 15.613 người. Dân số nông thôn: 31.468 người.

Cư dân sinh sống trên địa bàn huyện gồm 14 dân tộc, trong đó: Tày

19.354 người, Dao 8.438 người, Kinh 1.016 người, H Mông 2.135 người, Pà Thẻn 419 người còn lại là các dân tộc khác.

2.3.2.2. Phát triển kinh tế

* Nông nghiệp

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47 ha, các cánh đồng phần lớn nhỏ, hẹp, phân tán dọc các triền đồi, một số cánh đồng rộng nằm ở các xã:


Thượng Lâm, Thổ Bình,... Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song mầu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng các loại cây ăn quả ôn đới.

Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 17.375 tấn. Năng suất lúa 56,2 tạ/ha, năng suất ngô 38,7 tạ/ha. Hệ số sử dụng đất 2,1 lần. Diện tích cây chè đạt 247,3 ha,.. Đang triển khai một số cây trồng mới, như: Lúa lai, ngô lai; cây bông được trồng ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà,... Trong thời gian tới, chú trọng phát triển cây công nghiệp hàng hoá: Lạc, chè, mía và một số cây dược liệu.

* Lâm nghiệp

Toàn huyện có 68.969,78 ha đất lâm nghiệp. Rừng có nhiều loại gỗ, thảo dược và muông thú quý, hiếm.

Song song với khai thác, huyện thực hiện việc trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng, tập trung vào các loại cây chủ yếu: Quế, lát, mỡ, keo,... Sau khi thực hiện giao đất, giao rừng, toàn huyện có 68,985 ha rừng. Độ che phủ rừng đạt trên 70%.

* Nông lâm nghiệp thủy sản

Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: Bông, chè Shan, lạc... Chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò, ngựa, dê ...Các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Dầm xanh, Anh vũ, cá lăng, cá Chiên; nuôi cá Tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Độ che phủ rừng đạt trên 70%, có nhiều loài cây quý hiếm như: Đinh hương, nghiến, trai, sến...

Đàn trâu có 8.312 con, đàn bò 1.345 con, đàn lợn có 23.476 con. Thực hiện Dự án ương nuôi cá giống thả hồ chứa nước thủy điện Tuyên Quang. Đang triển khai những vật nuôi mới như: Cá tấm, cá lăng, cá rô phi đơn tính,


phát triển 56 lồng cá trên hồ thủy điện, tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2013 đạt 331 tấn.

* Công nghiệp

Công nghiệp khai khoáng, chế biến nông, lâm sản,...giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 10.140 triệu đồng.

* Thủ công nghiệp

Những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: trồng bông chủ yếu ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là bông, vải sợi. Nghề dệt thổ cẩm ở các xã: Thượng Lâm, Lăng Can, Phúc Yên, Khuôn Hà, sản phẩm là chăn, gối, địu, quần áo, khăn, túi thổ cẩm. Nghề đan lát mây, tre, giang ở xã Lăng Can, sản phẩm là: Mành cọ, khay, giỏ, đĩa,...Nghề gò, hàn, rèn ở các xã Thượng Lâm, Xuân Lập, Bình An với sản phẩm là dao, cuốc, xẻng, cày, bừa và các sản phẩm khác. Nghề mộc ở các xã Thượng Lâm, Lăng Can, Thổ Bình với sản phẩm là gỗ, ván, tủ, giường, bàn ghế...Các ngành nghề mới: Khai thác sỏi, cát ở xã Lăng Can, khai thác đá ở Thượng Lâm, Lăng Can; sản xuất gạch không nung chỉ ở các xã Lăng Can, Thổ Bình...

* Dịch vụ, thương mại

Huyện có 3 chợ để trao đổi, mua bán các mặt hàng tiêu dùng và 16 điểm bán hàng chính sách xã hội. Các chợ tiêu biểu là: Chợ Thượng Lâm (trung tâm xã Thượng Lâm) họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hoá tiêu biểu bán tại chợ là quần áo, giầy, dép, hàng nông sản, lương thực, thực phẩm. Chợ Lăng Can (trung tâm xã Lăng Can) họp vào thứ 7 hàng tuần. Chợ Hồng Quang (trung tâm xã Hồng Quang) họp vào thứ 5 hàng tuần.

2.6.2.3. Điều kiện giao thông

Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến:

Tuyến 1: Dài 150 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị


trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) đến huyện Na Hang; đi tiếp 40 km đường Na Hang - Lăng Can.

Tuyến 2: Dài 123 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) theo đường tỉnh 188, đi tiếp 55 km đường Chiêm Hóa – Lăng Can.

* Giao thông đường bộ

- Quốc lộ 279, Đường tỉnh 185, Đường tỉnh 188, Thượng Lâm đến Bến Thủy. Thượng Lâm - Phúc Yên, Nà Nghè – Thượng Minh, xã Hồng Quang.

* Đường đô thị

- Nà Mèn - Tràn Nặm Đíp, Tràn UBND xã Lăng Can - Sân vận động Bản Kè, sân vận động Bản Kè - Bản Khiển.

Tổng số phương tiện hoạt động đón, trả khách tại bến xe có 6 xe khách, trong đó: Vận tải khách các tuyến liên tỉnh 6 xe, Vận tải khách các tuyến liên tỉnh liền kề 1 xe, Vận tải khách các tuyến nội tỉnh, nội huyện 6 xe. Tổng số xe xuất bến bình quân 07 chuyến/ngày, lượng khách xuất bến trung bình 200 khách/ ngày.

* Đường thuỷ Có 2 tuyến:

- Tuyến 1: Bến Thủy (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình) đi huyện Na Hang

- Tuyến 2: Bến Thủy (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình) đi huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

2.6.2.4. Y tế và giáo dục

* Y tế

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, khôi phục chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh cho


người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

* Giáo dục và đào tạo

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thời gian qua cùng với việc khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, huyện Lâm Bình còn tạo điều kiện cho các thầy giáo, cô giáo được đi tập huấn, đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Qua đó, đã từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường, trở thành nơi gửi gắm niềm tin của các bậc cha mẹ, là điểm tựa để các em học sinh vững bước trên con đường tri thức.

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

* Quốc phòng.

Chủ động xây dựng và tổ chức thục hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương, duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện dân quân nòng cốt đảm bảo đủ quân số và đúng thời gian quy định, kết quả huấn luyện dân quân đạt loại khá, tổ chức giao quân đạt 100% kế hoạch.

* An ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn định, không sảy ra các vấn đề phức tạp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh (Karaoke và Internet) và yêu cầu cam kết chấp hành các quy định về giờ, nội quy, quy chế về ANTT.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí