Một Nguyên Nhân Nữa Cũng Phải Cần Đề Cập Đến, Đó Là Tác Động Của Yếu Tố Thị Trường, Yếu Tố Môi Trường Đến Giáo Dục Đào Tạo:

theo vùng miền chưa phù hợp với nhu cầu khách quan, gây nên tình trạng nơi thừa, nơi thiếu những người có trình độ đào tạo phù hợp.

c) Chưa thực hiện đầy đủ công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục giữa các vùng chưa thu hẹp. Giáo dục - đào tạo ở vùng sâu, vùng xa và cho đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc đào tạo nhân lực để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, để phát triển triển nông thôn, để phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

d) Do chính sách đãi ngộ (chính sách tiền lương) đối với giáo viên chưa thật thỏa đáng, mặc dù Nhà nước và một số điạ phương đã có nhiều cố gắng quan tâm giúp đỡ, xong với mức lương bình quân khoảng 400.000 đồng/tháng thì không thể nào yêu cầu sinh viên tốt nghiệp đi nhận nhiệm vụ ở những vùng sâu, vùng xa mà ngoài đồng lương cơ bản không thể làm gì thêm để tăng thu nhập. Trong khi đó, lúc đi học có địa phương đã chi hỗ trợ cho sinh viên trong thời gian học tập trên dưới 4.000.000 đồng /năm (như tỉnh Bình Thuận, Long An, Tây Ninh...)

1.1.3.2. Thứ đến là tầm chiến lược:


Ở thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trường Đại học, số lượng thí sinh đăng ký dự thi hàng năm lên đến 400.000 lượt người. Qua khảo sát thống kê tuyển sinh một vài năm gần đây ta thấy sinh viên ngày nay có xu hướng tập trung học các ngành kinh tế, ngoại ngữ, tin học, báo chí, luật; đến lúc tốt nghiệp ra trưởng số lượng sinh viên này quá đông so với nhu cầu thực tế xã hội, gây nên cảnh sinh viên ra trường "thất nghiệp", không tìm được việc làm, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, tốn kém tiền bạc của gia đình. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã được xem một số bộ phim trên màn ảnh nhỏ phản ánh tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp không chịu về địa phương công tác mà cố tình ở lại thành phố tìm kiếm việc làm, thậm chí chấp nhận cả những công việc không hề dính dáng đến kiến thức nghề nghiệp, điều đó đã nói lên một phần của thực trạng giáo dục đại học chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngược lại một số ngành cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như cơ khí, chế tạo máy...và các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, chế biến đang rất cần cho các địa phương thì lại ít thí sinh đăng ký dự thi, ít người vào học. Tương tự như thế các trường đại học của ta cơ cấu sinh viên theo vùng miền, theo dân tộc, cũng đang mất cân đối khá nghiệm trọng, biểu hiện sự mất công bằng xã hội trong giáo dục. Con số thống kê cho

thấy, hiện nay ở nước ta chỉ có 19% con em những người nghèo nhất được đến trường trung

học cơ sở, dưới 2% vào học ở các trường trung học phổ thông và hầu như không một thanh niên nghèo nào vào học nổi sau bậc trung học.

1.1.3.3. Một nguyên nhân nữa cũng phải cần đề cập đến, đó là tác động của yếu tố thị trường, yếu tố môi trường đến giáo dục đào tạo:

Chúng ta biết rằng nước ta đã và đang bước vào nền kinh tế thị trường, đây là yếu tố mới do chỗ nó đã thay thế cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, và nó lại là yếu tố đang phát triển do chỗ thị trường của ta còn đang trong quá trình xây dựng, tạo lập, đang phải tiếp tục mở rộng để có đủ các thành phần đồng bộ và đang kiến thiết một cách đồng đều trên các vùng, các ngành. Cơ chế thị trường tác động nhiều đến quản lý giáo dục đào tạo, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn trong qui luật cung-cầu: Giữa người học và nhà trường, người dạy; giữa người được đào tạo và thị trường sức lao động, người sử dụng lao động. Nó liên quan đến nhu cầu bằng cấp, đỗ đạt, nhu cầu việc làm, trường sở.v.v...Kinh tế thị trường đã hình thành từ lâu ở các nước tư bản chủ nghĩa. Nó có qui luật và nguyên tắc vận hành phát triển riêng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường làm cho con người ta càng quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của cồng việc mình làm. Và cũng chính nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang áp dụng, nó nãy sinh nghịch lý giữa đào tạo và sử dụng; giữa việc vận động sinh viên tốt nghiệp về nông thôn và chế độ, chính sách hỗ trợ.v.v...

Trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Chúng ta chưa kết hợp được 2 yếu tố: kế hoạch và thị trường; chưa giải quyết được một số chính sách cần thiết đãi ngộ giáo viên, chính sách khuyến khích tính chủ động sáng tạo của cơ sở nhà trường.... Sự mất cân đối trong quá trình đào tạo đẫn tới việc thiếu hụt một đội ngũ giáo viên có tình độ thuộc các ngành khoa học mũi nhọn và dư thừa ở một số ngành nghề khác. Thực trạng đội ngũ giáo viên phổ thông trung học biểu hiện mất cân đối: những vùng thị xã, thành phố thì dư thừa, nơi xa xôi hẻo lánh thì thiếu.

Do những nguyên nhân trên mà trong nhiều năm qua, chúng ta đã không sử dụng hết những thành quả của giáo dục đào tạo nói chung và số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng, dẫn đến sự lãng phí ngân sách, tiền bạc của nhân dân.

Chúng tôi xin đưa ra một số các số liệu thống kê để thấy rõ vấn đề vừa nêu trên.

Thống kê số sinh viên đăng ký dự thi vào một số trường Đại học công lập ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 đến năm 2000:

Bảng số: 04


Năm tuyển sinh


Tên trường ĐH

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Chỉ tiêu

Đăng Ký

Chỉ tiêu

Đăng Ký

Chỉ tiêu

Đăng Ký

Đại học Kỹ Thuật

2.000

34.185

2.310

32.303

2.700

34.007

Đại học Kinh Tế

5.000

57.108

4.200

53.078

3.800

53.726

Đại học Luật

1.500

33.984

1.000

17.896

900

13.450

Đại học Nông Lâm

700

8.316

900

13.828

1.000

11.651

ĐH Sư phạm Kỹ thuật

1.220

8.628

1.300

15.447

2.000

20.744

Đại học KH tự nhiên

2.200

16.510

2.100

24.632

2.000

24.234

Đại học Kiến Trúc

550

5.533

475

5.303

500

5.777

Đại học KHXH-NV

1.800

18.943

1.800

20.970

2.100

19.200

ĐH Sư phạmTP.HCM

1.200

22.539

1.200

29.755

1.300

41.235

Cộng:

16.170

205.746

15.325

213.212

16.330

224.024

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 4

Qua khảo sát về thống kê tuyển sinh những năm gần đây chúng tôi còn nhận thấy ngoài việc sinh viên tập trung thi vào một số ngành "có giá" gây nên sự mất cân đối về chất lượng đầu vào, có những ngành điểm xét tuyển rất cao và có ngành điềm xét tuyển quá thấp (điểm bình quân một môn thi: 3,3 điểm). Do đó làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý, quá trình đào tạo của các nhà trường,

Bảng thống kê dưới đây về công tác tuyển sinh trong vòng 5 năm qua phần nào nói lên sự mất cân đối trong việc đào tạo nhân lực cho những vùng sâu, vùng xa, bảng thống kê này chúng tôi đã thống kê toàn bộ số thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí minh từ năm 1996 đến năm 2001. Để tiện việc theo dõi và so sánh chúng tôi lấy số liệu của các tỉnh phía Nam, từ Thừa Thiên Huế trở vào:

Bảng thông kê thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển vào trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

(Xếp theo thứ tự qui ước mã tỉnh tuyển sinh) Bảng số: 05



Mã tỉnh


Địa phương

Năm thi tuyển sinh

Năm 1996

Năm 1997

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Năm 2001

ĐK DT


TT

ĐK DT


TT

ĐK DT


TT

ĐK DT


TT

ĐK DT


TT

ĐK DT


TT

33

Thừa T. Huế

50

3

150

8

116

7

189

5

224

6

193

2

34

Quảng nam

439

48

243

34

451

12

480

16

544

10

452

13

35

Quảng Ngãi

255

25

539

32

724

19

837

16

1346

30

1204

27

36

Kon Tùm

29

3

37

3

65

4

59

1

189

11

147

11

37

Binh Dinh

127

13

209

11

317

6

323

11

705

11

747

14

38

Gia lai

45

11

86

13

147

3

218

31

713

28

557

51

39

Phú Yên

117

10

230

24

356

10

394

15

758

15

573

13

40

Đắk Lắk

257

43

483

73

588

13

723

69

2194

81

1809

114

41

Khánh Hòa

297

31

496

47

557

38

708

22

930

43

611

38

42

Lâm Đồng

436

78

581

119

966

139

1245

132

1850

100

1204

102

43

Bình Phước

204

32

251

36

463

47

769

47

mo

35

865

51

44

Bình Dương

301

25

462

34

576

26

680

28

851

30

614

16

45

Ninh Thuận

248

52

337

27

412

15

689

34

815

28

602

30

46

Tây Ninh

349

70

479

51

618

45

1135

51

1144

26

1121

33

47

Bình Thuận

536

130

798

78

1001

36

1467

54

2089

41

1642

64

48

Đồng nai

1412

92

1669

170

2227

125

3137

187

3683

136

3058

169

49

Long An

682

20

838

80

1030

42

1637

62

1998

33

1606

64

50

Đồng Tháp

247

7

336

35

327

12

467

24

611

14

434

25

51

An Giang

168

53

273

13

313

li

455

26

377

13

239

19

52

B.Rịa-V.Tàu

653

70

870

86

1053

61

1529

59

2020

63

1411

63

53

Tiền Giang

368

52

736

87

868

46

1443

67

1804

29

861

50

54

Kiên Giang

132

12

306

31

327

17

359

28

424

20

341

18

55

Cần Thơ

123

10

138

8

178

20

183

23

254

10

161

9

56

Bến Tre

507

67

776

85

947

61

1111

72

1420

41

1270

50

57

Vĩnh long

164

12

239

12

246

18

243

20

321

8

317

15

58

Trà Vinh

54

5

116

8

111

7

159

14

198

17

238

10

59

Sóc Trăng

42

6

72

9

71

5

93

12

125

8

118

7

60

Bạc Liêu

56

9

108

14

98

8

145

20

180

7

151

19

61

Cà Mau

40

8

101

12

135

6

166

9

287

10

238

15


Cộng:

8538

997

11959

1240

15288

859

21043

1155

29164

904

22784

1112

Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thấy rất rõ về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ngày một tăng, những năm sau tăng hơn năm trước cả chục ngàn thí sinh dự thi, bằng và thậm chí nhiều hơn so với những năm trước năm 1996. Điều đó là một tin mừng cho nền giáo dục Việt Nam kể từ khi có chính sách mở cửa, có chủ trương đổi mới, các trường Sư phạm nói chung và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang thực sự chọn được những học sinh giỏi ở phổ thông để đào tạo thành những thầy, cô giáo tương lai có đầy đủ phẩm chất, năng lực cho đất nước.

Nhìn vào bảng thống kế trên ta cũng thấy rõ các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long số lượng thí sinh đang ký dự thi và trúng tuyển rất ít. Đó chính là một trong những nguyên nhân mất cân đối trong tuyển sinh. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu là những tỉnh có nhiều thí sinh dự thi và trúng tuyển vào Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù trong qui chế tuyển sinh đã có những chính sách ưu tiên điểm xét tuyển cho các đối tượng chính sách: vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng cao, điểm xét tuyển cách nhau có thể lên đến 5 điểm so với những thí sinh thuộc nhóm học sinh phổ thông ở khu vực 3, nhưng thực tế những thí sinh ở vùng sâu, vùng xa rất ít em trúng tuyển (chủ yếu vẫn là thí sinh ở thành phố và thị xã trúng tuyển), nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu vẫn là điều kiện học tập hết sức khó khăn, thiếu thầy, thiếu phương tiện học tập, cơ sở vật chất trường lớp, hoàn cảnh gia đình của học sinh túng thiếu, cha mẹ học sinh ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái...

Tóm lại: trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những cố gắng to lớn để đổi mới và phát triển, đã có được những chuyển biến bước đầu đúng hướng và phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và đã xây dựng được một số điều kiện, tạo ra những nhân tố mới trong xu thế phát triển. Tuy nhiên ngành Giáo dục - Đào tạo trong thời gian qua còn nhiều yếu kém, bất cập chứa ngang tầm với thời đại và chưa thể sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa bắt kịp tình hình phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa.

Như vậy rõ ràng cần phải xây dựng được chiến lược phát triển giáo dục một cách đúng đắn và kịp thời, trong đó, để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu, cần phải có những giải pháp thích hợp theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

1.2. Sự cần thiết phải đào tạo giáo viên theo hợp đồng giữa trường Đai học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các địa phương.‌

1.2.1. Đặc điểm tình hình khu vực phía Nam‌


Khu vực TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ là một khu vực quan trọng. Mặc dù chỉ chiếm 16,65% dân sô" và 10% diện tích trồng trọt, nhưng khu vực phía Nam luôn là đầu tầu trong lĩnh vực kinh tế của cả nước (chiếm 50,8% sản lượng công nghiệp năm 1996). Nếu kể cả vùng Nam bộ mới (từ Ninh Thuận trở vào) thì tổng dân số khu vực có tới 29 triệu (chiếm tỷ lệ 37,8% dân số cả nước), nhưng đã tạo ra một tổng giá trị sảm phẩm công - nông - lâm ngư nghiệp năm 1996 là 136.583,9 tỷ, tức bằng 47,38% GDP toàn quốc, trong đó tổng giá trị công nghiệp là 92.625,7 tỷ (chiếm 61,98% tổng giá trị công nghiệp toàn quốc). Với sự hình thành của những khu công nghiệp cao/ khu chế xuất trong tam giác phát triển kinh tế (TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương), dự kiến trong những năm sắp tới tốc độ phát triển của khu vực sẽ còn cao hơn nữa.

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm phục vụ ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn rộng lớn từ Cực Nam trung bộ đến các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Lấy một số liệu gần đây nhất, đó là chỉ tiêu chung về phát triển giáo dục - đào tạo đã được nêu trong quyết định số 206/1999/QĐ-TTg ngày 25-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005. Theo đó mục tiêu của kế hoạch là:

- Năm 2000 tất cả các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xoa mù chữ, chống tái mù chữ, trên cơ sở đó tiếp tục cũng cố vững chắc kết qua xóa mù chữ và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học

- Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.


- Phát triển mạnh mẽ các loại hình giáo dục nghề. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong khu vực đạt 13-14,5 % vào năm 2000, 20-25 % vào năm 2005...

- Phát triển qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Nâng số sinh viên trên 1 vạn dân lên 40 vào năm 2000 và khoảng 60-70 vào năm 2005.

- Cũng cố mạng lưới trường, lớp. Từng bước xây dựng các trường theo tiêu chuẩn quốc gia. Cơ bản xóa việc học ca 3 vào năm 2001, xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ ít nhất 60 % vào năm 2000 và 80 % vào năm 2005.

- Giải quyết cơ bản nhu cầu giáo viên tiểu học vào năm 2002; giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Tăng qui mô đào tạo giáo viên cho khoa Sư phạm trường Đại học cần Thơ, Trường Sư phạm kỹ thuật và các trường Sư phạm địa phương. Phấn đấu đến năm 2003 mỗi bộ môn của các trường Sư phạm có ít nhất từ 1 đến 3 cán bộ có trình độ sau đại học. Nâng cao trình độ giáo viên ở các Trường Sư phạm, trường dạy nghề có trình độ chuẩn quốc gia vào năm 2005.

- Về việc tổ chức thực hiện quyết định trên, trong mục vấn đề giáo viên và các trường sư phạm quyết định nêu rõ:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho các Trường Sư phạm. Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán Bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát đánh giá tình hình giáo viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tăng cường đội ngũ giáo viên cho các trường này đáp ứng nhu cầu đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện phương thức đào tạo tại địa phương một số lớp cao học để nâng cao trình độ giáo viên của các Trường Sư phạm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có kế hoạch và tổ chức huy động các trường Sư phạm trong cả nước, đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức hỗ trợ các trường Sư phạm của khu vực về đào tạo giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Chúng ta sẽ xem đây là những "móc" quan trọng mà nhiệm vụ của Giáo dục và đào tạo cần nhắm tới

Có thể nói, nếu phân lãnh thổ Việt Nam ra 7 vùng thì ta thấy việc phát triển giáo dục giữa các vùng có sự chênh lệch khá lớn: Các vùng gồm:

Vùng 1: Các tỉnh miền núi, Trung du, Tây bắc, Đông bắc Bắc bộ Vùng 2: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Vùng 3: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Vùng 4: Các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa


Vùng 5: Các tỉnh Tây nguyên: Gia Lai, Kon Tum , Đắk Lắk


Vùng 6: Các tỉnh miền Đông Nam bộ + TP. Hồ Chí Minh+ Lâm Đồng + Ninh Thuận+ Bình Thuận

Vùng 7: Các tỉnh Miền Tây Nam bộ.


Bảng SV chính qui tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng năm 1998


(không phân biệt ngành nghề)


Biểu số: 06


Diễn giải


Các vùng

Dân số, triệu

1998

HSPT/lvạn dân 1998

SV/lvạn dân 1998

SL SV 1998

Cực Nam Trung bộ

• Lâm đồng

• Ninh Thuận

* Bình Thuận

2,54

0,99

0,50

1,05

2.304

(đứng thứ sáu toàn quốc)

21,8

32,1

17,9

13,9

5.535

3.175

895

1.465

Miền Đông Nam bộ

• TP. HCM

• Đồng Nai

• Bà Rịa - Vũng Tàu

• Bình Dương

• Bình Phước

* Tây Ninh

10,16

5,04

1,99

0,80

0,72

0,65

0,96

2.688

(đứng hạng đầu toàn quốc)

24,6

27,6

24,3

24,0

26,4

14,0

15,6

25.045

13.903

4.822

1.919

1.904

991

1.503

Miền Tây Nam bộ

• Long An

• Đồng Tháp

• An Giang

• Tiền Giang

• Cần Thơ

• Bến Tre

• Vĩnh Long

16,1

1,3

1,56

2,05

1,60

1,81

1,30

1,01

2.188

(đứng hạng sau cùng)

10,5

13,5

11,0

7,94

14,4

11,4

13,9

14,4

16.983

1.751

1718

1.629

2.306

2.062

1.813

1.454

• Trà Vinh

• Sóc Trăng

• Kiên Giang

• Bạc Liêu

• Cà Mau

0,96

1,17

1,49

0,74

1,11


8,4

6,0

9,0

3,4

4,2

8806

699

1.340

562

843

Toàn quốc

76.300.000

2.466

16,37

124.929

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí