Số Lượng Sinh Viên Theo Học Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Công Lập Năm Học Từ Năm 2010 - 2015


Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Thể thao của Lào (trong đó, có 23 cơ sở thuộc công lập và 73 cơ sở thuộc tư thục), có tất cả 63.969 sinh viên (trong đó có 30.794 sinh viên nữ) đã theo học tại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Có 33.114 sinh viên (14.227 sinh viên nữ) theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề thuộc công lập và có 30.855 sinh viên (16.567 sinh viên nữ) theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề thuộc tư thục. Đến năm 2018, số lượng sinh viên/học viên học nghề là 62.793 người. Có giảm về số lượng so với năm 2018, song trong năm 2019, tổng số sinh viên học nghề là 57.278 sinh viên, trong đó 26.255 sinh viên nữ đã đăng ký theo học tại 92 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập và tư thục (tăng thêm 2 cơ sở) [100, tr.2].

Biểu đồ 3.1: Số lượng sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập năm học từ năm 2010 - 2015

Nguồn Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nghề Bộ Giáo dục và 1

Nguồn: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nghề, Bộ Giáo dục và Thể thao (2016), tr.23.

Bên cạnh đó là sự gia tăng về số lượng sinh viên/học viên đăng kí học nghề mới. Riêng năm học 2016 - 2017, có 18.399 sinh viên mới (7.480 sinh viên nữ) đăng ký học nghề, đạt 85,61% kế hoạch đề ra và tăng 18,85% so với năm 2016; trong năm học 2017 - 2018, ở các cơ sở thuộc công lập có khoảng 18.355 sinh viên mới, tăng 18,56% so với cùng kỳ năm trước, đạt 71,74% của kế hoạch đề ra [98, tr.2].

Học sinh/sinh viên theo học nghề có sự gia tăng về số lượng (hàng năm trên

60.000 người tốt nghiệp), đa dạng về loại hình nghề nghiệp trong những năm qua chính là yếu tố quan trọng bảo đảm cho thị trường lao động ở CHDCND Lào


nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới, phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

3.1.2.2. Giáo dục và đào tạo nghề góp phần bồi dưỡng, bổ sung, hiện đại hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của đội ngũ lao động

Với sự phát triển cả về số lượng, chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Lào trong thời gian qua đã làm cho số lượng người học nghề ở Lào cũng được gia tăng theo. Từ đó, giáo dục và đào tạo nghề đã góp phần bồi dưỡng, bổ sung cho thị trường lao động trong nước Lào nguồn lao động chất lượng, hiện đại hóa trình độ chuyên môn, cụ thể:

Chất lượng nguồn nhân lực Lào đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là lực lượng lao động qua đào tạo, đào tạo cơ bản. Theo đó, năm 2015, Lào có 602.418 lao động có trình độ đại học, chiếm 9,27% tổng dân số và chiếm 16,7% lực lượng lao động của Lào, trong đó, tỉ lệ nữ chỉ chiếm 16,1% trong tổng số trí thức [69, tr.4- 5]. Đến năm 2020, cả nước Lào có 598 tiến sĩ, 10.486 thạc sĩ, 611.015 cử nhân, 62.876 cao đẳng, 36.314 trung cấp, 6.872 sơ cấp và 660 không xếp loại [87, tr.2]. Qua số liệu trên có thể thấy, CHDCND Lào đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng đã qua đào tạo, không thua kém các nước trong khu vực.

Khả năng đáp ứng với các yêu cầu công việc, với những công việc mới do quá trình CNH, HĐH mang đến của nguồn nhân lực đã được đào tạo nghề có xu hướng tốt hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn so với những năm trước đây.

Ý thức, kỷ luật lao động của lực lượng lao động từng bước được nâng lên, đảm bảo chấp hành tốt các quy định của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Theo kết quả khảo sát các đối tượng về chất lượng, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua đào tạo nghề trên các nội dung đều nhận được sự đồng ý khá cao, cụ thể: có 67% người được hỏi đồng ý về năng suất lao động cao hơn so với lao động phổ thông; với nội dung: Có ý thức tốt trong chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, 79% người được hỏi đồng ý; 72% người được hỏi cho rằng đáp ứng tốt với các đòi hỏi mới của khoa học và công nghệ; và 70% cho rằng lực lượng này có tác phong công nghiệp trong lao động; 65% người được khảo sát cho rằng đã giải quyết tốt các mối quan hệ trong lao động (bảng 3.6).


Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về chất lượng, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực đã qua giáo dục và đào tạo nghề

TT

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ %

1

Năng suất lao động cao hơn so với lao động phổ thông

67

2

Có ý thức tốt trong chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động

79

3

Đáp ứng tốt với các đòi hỏi mới của khoa học và công nghệ

72

4

Có tác phong công nghiệp trong lao động

70

5

Giải quyết tốt các mối quan hệ trong lao động

65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 7]

Như vậy, có thể nhận thấy trên thực tế, trong những năm qua chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của quá trình CNH, HĐH ở Lào của nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề có sự tiến bộ, với chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn, tốt hơn; đồng thời các khả năng về thích nghi với môi trường, điều kiện làm việc cũng nhanh hơn.

3.1.2.3. Giáo dục và đào tạo nghề góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng phù hợp; nâng cao năng suất lao động xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động

Thứ nhất, giáo dục và đào tạo nghề góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng phù hợp. Chiến lược phát triển của Lào là giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ để vừa khắc phục trình trạng nước nghèo, sản xuất nông nghiệp là chính, chuyển dần sang khu vực công nghiệp và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước, đưa Lào từ một nước kém phát triển trở thành nước trung bình vào năm 2030. Để thực hiện dược mục tiêu này thì giáo dục và đào tạo nghề đóng góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và phải bám sát vào nhu cầu của thị trường lao động, để từ đó có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu lao động xã hội ngày càng phù hợp hơn, đồng thời qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động. Theo đó, cơ cấu lao động của Lào trong các ngành nghề đã có nhiều thay đổi, cụ thể: năm 2010 ngành nông -lâm nghiệp chiếm 71,3% tổng số lao động, đến năm 2015 đã giảm xuống còn 65,3%; ngành công nghiệp năm 2010 trong cơ cấu lao động chiếm 8,3% và đến


năm 2015 là 11,4%; ngành dịch vụ phát triển khá nhanh với 20,4% cơ cấu lao động năm 2010, đến năm 2015 tăng lên 23,3%.

Thứ hai, giáo dục và đào tạo nghề góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động.

Theo Ngân hàng Thế giới, tính chung giai đoạn 10 năm 2007-2016, năng suất lao động của nước Lào tăng trung bình hàng năm 5,3%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái-lan (2,5%/năm); Indonesia (3,5%/năm); Philippines tăng (2,8%/năm); Campuchia (4,1%/năm), Việt Nam (4,2%/năm). Có được kết quả trên là do sự phát triển trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và đào tạo nghề đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có chất lượng tham gia thị trường lao động.

Đồng thời, giáo dục và đào tạo nghề cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó đời sống của người lao động cũng được nâng lên. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nước Lào trong giai đoạn 2016-2020 đã có bước phát triển rò nét, vững chắc, cụ thể GDP tăng trưởng đạt bình quân 5,8%/năm, đây cũng là mức tăng trưởng cao so các nước trong khu vực trong cùng giai đoạn 2016-2020. GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2005-2020 có sự gia tăng với tốc độ nhanh, bền vững, cụ thể: nếu như bình quân đầu người năm 2005 đạt 476 USD, năm 2010 tăng hơn 2 lần lên mức 1.141USD, đến năm 2015 là 2.135USD, đến năm 2020 dự kiến đạt 2.630 USD [63]. Cuộc sống người dân Lào về cơ bản tiếp tục được cải thiện, an ninh, trật tự, xã hội được giữ vững.

3.1.2.4. Giáo dục và đào tạo nghề góp phần bồi dưỡng, phát triển văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất và khả năng tự tìm việc làm cho người lao động hoặc học lên trình độ cao hơn

Việc thực hiện nghiêm túc các Nghị định, Quy định của Đảng, Nhà nước Lào về giáo dục và đào tạo nghề như Nghị định số 36/CP về việc đào tạo và phát triển tay nghề của Chính phủ; Quyết định số 7288/GD-NN về chiến lược phát triển nghề nghiệp và tay nghề giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Thể thao; Nghị quyết số 43/LĐ-PH về việc xây dựng và quản lý doanh nghiệp dịch vụ tìm việc làm;... đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển văn hóa nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất và khả năng tự tìm việc làm cho người lao


động. Qua các chính sách, chủ trương đúng đắn đã làm cho trình độ học vấn, sự hiểu biết, trình độ tay nghề, khoa học - kỹ thuật không ngừng phát triển, số lượng học sinh - sinh viên ở các trường, đơn vị đào tạo cũng tăng lên. Hệ thống giáo dục quốc dân cũng phát triển nhanh, đã trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết trong lao động sản xuất. Trong đó, giáo dục và đào tạo nghề đã tạo ra lực lượng lao động có kiến thức và lành nghề, năng động, sáng tạo trong xây dựng và phát triển đất nước, có thể lực và đạo đức tốt; lực lượng lao động qua đào tạo nghề đã gắn chặt với thế mạnh của từng vùng, gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân, phù hợp với cơ cấu kinh tế và thế mạnh của đất nước, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương và thị trường lao động quốc tế.

Nhìn chung, giáo dục và đào tạo nghề ở Lào đã giúp người lao động tiếp cận với nhiều kiến thức nghề nghiệp khác nhau, nhất là những người đang ở độ tuổi chuẩn bị học nghề được chọn học ngành mà mình yêu thích và phù hợp với điều kiện công việc, trình độ tay nghề được nâng cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Minh chứng cho những kết quả trên là số lượng người có việc làm mới ở các ngành nghề đều gia tăng trong giai đoạn từ 2006 cho đến nay, cụ thể: đối với ngành nông - lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã có 380.797 người lao động có việc làm, đến giai đoạn 2011-2015 là 67.677 người; ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đã có 118.671 người lao động có việc làm, đến giai đoạn 2011-2015 là 123.051 người; ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 có 57.193 người có việc làm mới, giai đoạn 2011-2015 có 86.711 người [83, tr.2].

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Những hạn chế trong phát huy vai trò của chủ thể thực hiện giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

3.2.1.1. Hạn chế của chủ thể thực hiện giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, các nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo nghề vẫn chậm đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phẩm quá trình giáo dục và đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về


nguồn nhân lực chất lượng cao là do môi trường giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực còn lạc hậu, chưa đảm bảo và chậm được khắc phục. Thời gian qua, ở nhiều nhà trường, tình trạng học chay, giảng chay vẫn khá phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập. Điều kiện đảm bảo cho thực tập, thực hành còn hạn chế, nhiều nhà trường chưa quan tâm đúng mức. Một số cơ sở dạy nghề không phát huy được hiệu quả hoặc hoạt động sai chức năng, các ngành nghề đào tạo chưa nhiều, một số nghề không còn phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Nhiều cơ sở dạy nghề mặc dù được đầu tư lớn nhưng vẫn không tuyển được học sinh vào học hoặc học sinh học xong không tìm và tạo được việc làm, gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước và gia đình người học.

Ngoài ra, các loại hình đào tạo, cơ sở đào tạo nghề không chính quy chất lượng còn thấp, chưa đủ sức đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để cạnh tranh với thị trường lao động khu vực. Hiện tượng mua bằng, bán điểm, sử dụng bằng giả… không phải là hiếm và chưa được xử lý giải quyết kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả.

Thứ hai, một bộ phận đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề còn hạn chế về năng lực, tinh thần trách nhiệm chưa cao.

Trong thời gian qua, mặc dù chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập. Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề đã đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo nhưng khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ - thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế.

Vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề có biểu hiện bị ảnh hưởng bởi những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, chưa chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhiều giáo viên dạy nghề chưa đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ cũng như cập


nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp dạy học hiện đại, phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề còn hạn chế. Số giáo viên dạy nghề có khả năng dạy tích hợp không nhiều trong khi đó hầu hết các chương trình đào tạo nghề hiện nay đã được cấu trúc theo mô-đun đòi hỏi phải tổ chức dạy tích hợp.

Thứ ba, các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học nghề trong thực tập, thực hành kiến thức được học. Theo đó, việc thực tập, thực hành tại các cơ sở doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chưa được doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất chú trọng, đánh giá cao và có hiệu quả thấp. Do vậy, số người có tay nghề, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, lao động giỏi, chuyên gia giỏi còn ít, thiếu và hạn chế về chất lượng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Lào còn thấp hơn các nước trong khu vực từ 2 đến 10 lần.

Thứ tư, tính tích cực, tự giác trong học tập, thực hành kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao tay nghề của người học chưa cao. Mặc dù số lượng người học nghề đã có sự gia tăng trong nhiều năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung người học nghề ở Lào vẫn chưa thực sự tích cực, tự giác. Từ đó, dẫn đến số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí, nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế.

Việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa thực sự trở thành phong trào thường xuyên, thiết thực. Tư tưởng, tâm lý học cho “qua” còn khá phổ biến trong sinh viên. Ý thức tự học, tự tu dưỡng, tìm tòi nghiên cứu trong đa số sinh viên còn thấp; thiếu động lực học tập đúng đắn. Một bộ phận không ít sinh viên có biểu hiện “lười suy nghĩ”, không phát triển tư duy học tập, học cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, kết quả học tập thấp. Khả năng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên của nhiều trường dạy nghề rất hạn chế. Số sinh viên “biết” nghiên cứu khoa học thực sự còn quá ít ỏi. Xu hướng nghiên cứu của sinh viên sau khi ra


trường chưa phải là xu hướng chính, một mặt, do họ không thấy được cái “lợi” khi đi vào con đường nghiên cứu khoa học, sáng tạo đầy chông gai, khó khăn; mặt khác, họ không có đủ năng lực, trình độ và ý chí để dấn thân vào nghiên cứu khoa học. Đây cũng là một thực trạng khá phổ biến của sinh viên trong các trường dạy nghề hiện nay.

3.2.1.2. Hạn chế trong nội dung, chương trình đào tạo

Chương trình, giáo trình giáo dục và đào tạo nghề còn nhiều nội dung mang tính hình thức, chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thấp, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn lỏng lẻo; học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chậm được ban hành; chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Tính liên thông trong nội dung, chương trình đào tạo ở các trường dạy nghề còn hạn chế. Nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội chưa được quán triệt và chưa được thực hiện tốt.

Cơ cấu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25%. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng, miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp khó khăn, đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề đòi hỏi năng khiếu. Triển khai đào tạo nghề chất lượng cao (phát triển nghề trọng điểm, trường nghề chất lượng cao và thí điểm đào tạo nghề cấp độ quốc tế, khu vực theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài...) còn chậm.

Việc thiết kế chương trình dạy nghề theo mô đun và môn học đã thiếu sự tích hợp cần thiết giữa việc thiết lập tiêu chuẩn nghề với tiêu chuẩn đào tạo (chuẩn đầu ra, nội dung, đánh giá, giáo viên, giáo trình, phương pháp, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất), trong việc phát triển chương trình dạy nghề. Mặt khác, theo nguyên lý phối hợp và xếp chồng mô đun từ sơ cấp nghề lên đến trung cấp nghề và cao

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí