Một vài năm gần đây đời sống kinh tế của nước ta có được cải thiện, trong đó ngành giáo dục đã và đang được sự quan tâm của các cấp các ngành và được Đảng và Nhà nước ta xem là "quốc sách hàng đầu", các chế độ chính sách ưu đãi trong tuyển sinh, trong học tập đối với sinh viên Sư phạm và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên đứng lớp đã có tác dụng thúc đẩy thí sinh đăng ký dự thi vào các trường Sư phạm ngày một đông hơn, nhưng vẫn còn hiện tượng sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm không nhận nhiệm sở trong ngành giáo dục địa phương mình mà lại tìm kiếm việc làm trong những ngành khác có thu nhập cao hơn, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh là một địa bàn hấp dẫn đối với tuổi trẻ các địa phương khác.
Mặt khác, việc đào tạo theo kinh phí Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên THPT mà mỗi địa phương đang cần, nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa.
Vì thế đã xuất hiện hình thức đào tạo giáo viên THPT cho mỗi địa phương theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đó.
Luận văn này nghiên cứu vấn đề : "Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên Trung học phổ thông theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tình phía Nam", trên cơ sở 2 giả thiết sau đây:
1. Đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh là một giải pháp góp phần khắc phục có hiệu quả tình trạng đào tạo không đủ về số lượng giáo viên THPT cho mỗi tỉnh và tình trạng sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm không đến nhận nhiệm sở, để bảo đảm sự thống nhất giữa đào tạo và sử dụng
2. Nếu có một phương thức đào tạo theo hợp đồng đúng đắn thì việc đào tạo theo hợp đồng sẽ có hiệu quả cao hơn hiện nay.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.l) Nghiên cứu thực trạng của việc đào tạo và sử dụng giáo viên THPT ở một số tỉnh phía Nam có nhu cầu đào tạo giáo viên theo địa chỉ và nguyên nhân của nó (trước khi có chủ trương đào tạo theo hợp đồng).
5.2) Chứng minh sự cần thiết phải đào tạo theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh (theo địa chỉ) để bảo đảm thống nhất đào tạo và sử dụng, khắc phục có hiệu quả 2 tình trạng đã nêu trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 1
- Thực Trạng Đào Tạo, Sử Dụng Giáo Viên Thpt Của Một Số Tỉnh Phía Nam Hiện Nay Và Sự Cần Thiết Phải Đào Tạo Theo Hợp Đồng Giữa Trường Đại
- Một Nguyên Nhân Nữa Cũng Phải Cần Đề Cập Đến, Đó Là Tác Động Của Yếu Tố Thị Trường, Yếu Tố Môi Trường Đến Giáo Dục Đào Tạo:
- Xác Đinh Nhu Cầu Và Khả Năng Kinh Phí Của Địa Phương
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
5.3) Đề xuất một phương thức đào tạo theo hợp đồng có hiệu quả hơn so với cách đào tạo theo hợp đồng hiện nay.
5.4) Đề xuất các giải pháp để phương thức đó có thể khả thi.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
6.l) Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là xây dựng được một phương thức đào tạo giáo viên THPT có hiệu quả hơn hiện nay cho các tỉnh có nhu cầu dưới hình thức hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục-Đào tạo các tỉnh đó.
6.2) Địa bàn nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở 5 tỉnh đại diện:
+ Tỉnh Bình Thuận: Đại điện vùng Nam Trung Bộ
+ Tỉnh Tây Ninh (biên giới) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng công nghiệp và hải đảo): Đại diện vùng Đông Nam Bộ
+ Tỉnh Long An (gần TP. HCM và Cà Mau (tận cùng của Tổ Quốc): Đại diện vùng Miền Tây Nam Bộ
7. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA Đề TÀI.
Việc đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng với các địa phương đã được thực hiện từ năm 1997 theo sáng kiến của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một tỉnh phía Nam, được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 8489/KHTC ngày 29 tháng 9 năm 1997 do thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển (hiện nay là Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ký.
Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, hàng năm được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo hệ chính qui có ngân sách từ 1.000 đến 1.300 sinh viên, ngoài ra Trường còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trực tiếp ký kết hợp đồng đào tạo giáo viên theo địa chỉ (nhu cầu cấp bách của các điạ phương). Đến nay Trường đang đào tạo giáo viên chính qui cho 12 tỉnh : Ninh thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, số lượng hơn
3.000 sinh viên, bằng ngân sách của địa phương.
Đó chỉ là chủ trương theo công việc, giải quyết những vấn đề do nhu cầu thực tế đòi hỏi trước mắt mà chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để có một mô hình cụ thể, một phương thức lâu dài, có hiệu quả cao cho việc đào tạo theo địa chỉ, theo hợp đồng nói trên. Từ năm 1997 đến nay Trường cũng mới chỉ có một vài cuộc họp để bàn về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên hệ này.
Đào tạo và sử dụng có hiệu quả sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đào tạo nói chung với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng là một trong những giải pháp của chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta: về đào tạo nhân lực gắn với việc làm.
Từ những vấn đề trên, cái mới của đề tài "Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên Trung học phổ thông theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam" một phương thức đào tạo theo hợp đồng có bài bản, được mô hình hóa, để trên cơ sở đó Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo cho phù hợp , đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên trước mắt và lâu dài cho các địa phương, đồng thời có cơ sở để xem xét mức độ khả thi quyết định của Chính Phủ về việc miễn thu học phí đối với sinh viên ngành Sư phạm sau khi tốt nghiệp có cam kết phục vụ trong ngành giáo dục - đào tạo, tránh được sự lãng phí về tiền của, thời gian cho Nhà nước và cho các địa phương.
8. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1) Một số khái niệm cơ bản
8.1.1. Vùng sâu, vùng xa
Tại công văn số 2974/ĐP1 ngày 13 tháng 6 năm 1997 của Văn phòng Chính phu, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho ủy ban Dân tộc và Miền núi vận dụng ba tiêu chí khu vực miền núi, vùng cao để phân định khu vực theo trình độ phát triển vùng đồng bằng các tính phía Nam (Qui định tại thông tư số 41/UB-TT ngày 08/01/1996 của ủy ban Dân tộc và Miền núi). Theo thông tư trên, việc phân định từng vùng phải căn cứ vào năm tiêu chí: Địa bàn cư trú; cơ sở hạ tầng; các yếu tố xã hội; điều kiện sản xuất; về đời sống của nhân dân.
Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, các vùng thuộc khu vực khó khăn, tạm ổn (hay còn gọi là vùng sâu , vùng xa) được xác định như sau:
a) Về mặt địa bàn cư trú: Các nơi được gọi là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải là nơi cách thành phố, thị xã, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, vùng sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển, nhà ga, bến cảng, quốc lộ tỉnh lộ trên 10 km.
Các nơi được gọi là vùng sâu, vùng xa là nhưng nơi mà địa bàn dân cư cách xa thành phố, Trung tâm kinh tế văn hoá phát triển.
b) Cơ sở hạ tầng: Giao thông còn khó khăn, các công trình điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác rất thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
c) Các yếu tố xã hội: Trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ mù chữ, thất học từ 20- 50%; vệ sinh phòng bệnh kém, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, thiếu thông tin, phúc lợi xã hội yếu kém. v.v...
d) Điều kiện sản xuất: Điều kiện sản xuất chưa ổn định về mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; sản xuất giản đơn còn mang tính tự túc, tự cấp. số hộ không có đất đai và thiếu đất sản xuất chiếm từ 10-20% số hộ của xã. số hộ có người làm thuê từ 10-20% số hộ của xã.
e) Về đời sống: số hộ đói nghèo từ 10-30% số hộ của xã. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, còn tình trạng đói giáp hạt.
8.1.2. Đào tạo theo địa chỉ
Khái niệm đào tạo theo địa chỉ được dùng trong bản luận văn này là dạng đào tạo ngoài chỉ tiêu chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường hàng năm (theo chỉ tiêu ngân sách giao cho Trường). Đào tạo theo địa chỉ là căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng địa phương (ngoài TP. Hồ Chí Minh) cần bổ sung đội ngũ giáo viên cho tỉnh, thậm chí cho từng huyện, từng vùng có địa chỉ cụ thể sau này khi sinh viên tốt nghiệp về công tác. Kinh phí đào tạo bằng ngân sách của địa phương.
Đào tạo theo địa chỉ còn có thể hiểu là dạng đào tạo theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các Sở giáo dục và Đào tạo bằng ngân sách của các tỉnh, căn cứ vào nhu cầu học tập, cần bổ sung kịp thời và chủ động đối với đội ngũ giáo viên các bộ môn hiện đang còn thiếu hoặc ương tương lai sẽ thiếu trên cơ sở dự đoán của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tóm lại: "Đào tạo theo địa chỉ" là một loại hình đào tạo được mở ra do nhu cầu học tập và đào tạo cán bộ, giáo viên cho địa phương, được Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển khai thực hiện trong vòng 5 năm nay đối với một số tỉnh thuộc phía Nam từ Ninh Thuận trở vào tới Cà Mau. Với việc mở ra mô hình này, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã phát huy được thế mạnh, làm tăng uy tín cho Trường trên con đường xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ của một Trường Sư phạm trọng điểm ở phía Nam, làm vẽ vang truyền thống của một Trường đào tạo nghề thầy giáo cho cả nước nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cho chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020.
8.1.3. Khái niệm Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hoạt động truyền bá và cung cấp cho con người những kiến thức và kỹ năng lao động, nó là nền tảng của quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực, trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng thích hợp để hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Giáo dục bao gồm sự dạy dỗ cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, cả về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm. Giáo dục chính là sự dạy dỗ đối với con người, là nhu cầu, điều kiện cần thiết để cho con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên, biến "con người sinh vật" thành "con người xã hội". Các hoạt động của giáo dục được thực hiện trong gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội, nó gắn liền với quá trình hình thành nền văn hóa và xã hội loài người.
Chức năng của giáo dục chính là ở việc truyền giá trị. Những giá trị do con người sáng tạo ra được tập hợp lại, hệ thống hóa, khái quát hóa (trí thức hóa) trở thành những kiến thức trong các giáo trình, bài giảng của nhà trường.
Đào tạo là một dạng của hoạt động cụ thể của giáo dục, đó là phương tiện của giáo dục, là quá trình học tập gắn với nhà trường của con người để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng làm việc và kinh nghiệm của loài người. Đào tạo, nói một cách khác là huấn luyện con người nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Đối tượng của giáo dục và đào tạo là con người. Như vậy ta có thể hiểu giáo dục và đào tạo là những hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý giá nhất của mọi quốc gia. Giáo dục và đào tạo là nền tảng của quá trình hình thành và phát triển
chất lượng của nguồn nhân lực, nó trang bị cho con người những kiến thức, kỹ năng kỷ xảo và kinh nghiệm của loài người để phát triển xã hội, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho các thế hệ kế tiếp. Do vậy mà giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực đầu tư cho tương lai. Ngày nay ta thường nói: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo, không tạo ra thành quả để có thể hưởng thụ ngay, mà nó sẽ tạo ra lợi ích trong tương lai, đó cũng chính là xu thế phát triển giáo dục trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:"Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người".
Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, giáo dục - đào tạo đã mang lại lợi ích không chỉ cho những người được hưởng chi phí về giáo dục - đào tạo, mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội về nhiều lĩnh vực. Từ nhiều thập kỹ trước, Adamsmith (1723-1790), một nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển đã đưa ra khái niệm "vốn con người". Theo ông nhìn từ góc độ kinh tế, ông cho rằng vốn con người bao hàm những gì do giáo dục mang lại. Ngày nay lý luận và thực tiễn về "vốn con người" vẫn đúng là quý giá nhất. Bởi vì giáo dục chuẩn bị cho con người những năng lực, phẩm chất cần thiết để có thể đạt hiệu quả lao động tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì lực lượng lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động kỹ thuật có trình độ càng cao có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu lý luận tái sản xuất xã hội, người ta đã khẳng định lao động kỹ thuật là bội số của lao động giản đơn.
Về mục tiêu: Luật giáo dục đã nêu: "Mục tiêu giáo dục là đào tao con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hĩnh thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá nền văn minh của nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay, trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển và Giáo dục - Đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống. Do đó mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Giáo dục phải đón đầu, phải đi trước một bước đối với kinh tế xã hội để làm
tiền đề cho cho sự phát triển kinh kế xã hội bền vững, nhằm đưa nước ta lên một vị trí mới cao hơn trong cộng đồng các nước trên thế giới.
Giáo dục nước ta hiện nay và trong một thời gian dài nữa, vừa phải đáp ứng nhu cầu "đào tạo đại trà", vừa phải xây dựng được "đào tạo tinh hoa" vừa để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa và nhu cầu học tập của nhân dân, vừa để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất với trình độ công nghệ cao, nền kinh tế tri thức, đồng thời để tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo ra một xã hội học tập. Đặc biệt giáo dục đào tạo cần quan tâm đến những vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn miền núi, hải đảo.
8.2) Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên những vấn đề sau đây
8.2.1. Công tác quản lý giáo dục theo mô hình trong đó có mô hình đào tạo theo hợp đồng với địa phương, là một vấn đề có tính khoa học, chứ không phải chỉ trông mong vào kinh nghiệm, vào sự hiểu biết nhiều hay ít cá nhân người quản lý. Phải có bài bản, có mô hình mới bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
8.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 của cả nước và các tình là cơ sở định hướng thực tiễn của đề tài nghgiên cứu này
8.2.3. Khoa học quản lý giáo dục là cơ sở khoa học trực tiếp của đề tài nghiên cứu này
8.3) Đề tài đã được thực hiện bằng:
8.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tài liệu:
Thực hiện phương pháp này là nghiên cứu các bản báo cáo thu thập được; các văn bản, các quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Luật Giáo dục, các nghị quyết của Đảng, Nhà nước .
8.3.2. Dùng phương pháp điều tra bằng bản thăm dò: Đây là một trong những phương pháp quan trọng, do đó cần phải được chuẩn bị chu đáo:
Xây dựng các mẫu biểu thăm dò :
Đọc các tài liệu có liên quan
Xây dựng hệ thống câu hỏi ( chủ yếu loại câu hỏi mở), bám sát vào nội dung yêu cầu về vấn đề cần nghiên cứu.
8.3.3. Phỏng vấn lãnh đạo các địa phương
thập.
8.3.4. Tọa đàm khoa học với các chuyên gia
8.3.5. Dùng phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu của các số liệu thông tin đã thu