B/ PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN THPT CỦA MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
1.1. Thực trạng đào tao và sử dung giáo viên THPT của một số tỉnh phía Nam
1.1.1. Tình hình đào tạo
Chúng ta có thể khẳng định : Một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn trình độ của những người xây dựng nó. Người thầy giáo có một vị trí cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời kỳ mới. Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Vì thế trong chiến lược phát triển giáo dục mà chúng ta đang xây dựng phải nêu ra được những yêu cầu mới đối với người thầy giáo. Một trong những khâu then chốt của công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh đó là nguồn nhân lực có trình độ cao được đào tạo qua các trường lớp. Xây dựng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo đội ngũ thầy giáo chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng ương quá trình xây dựng và phát triển của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 27.10.1976, theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của nó là Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn (thành lập năm 1957). Chức năng và nhiệm vụ của trường là đào tạo đội ngũ giáo viên THPT cho cả nước, nhưng chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Năm 1995 Trường là thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và từ năm 1999, Chính phủ có quyết định tách Trường ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để xây dựng thành trường Đại học Sư phạm trọng điểm ở phía Nam với chức năng, nhiệm vụ chính là:
- Đào tạo chuẩn mực, chất lượng cao giáo viên có trình độ Đại học cho tất cả các cấp học, ngành học, cung cấp nguồn nhân lực cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mẫu giáo tới trung học phổ thông.
- Đào tạo những người có trình độ sau đại học để bổ sung và tăng cường chất lượng cho đội ngũ cán bộ của Trường đồng thời cung cấp cán bộ và giảng viên nòng cốt cho các cơ quan quản lý giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội.
- Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên các trường phổ thông, các trường cao đẳng sư phạm nhằm tạo điều kiện cho giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức giảng dạy và học tập trong nhà trường.
- Nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản và công nghệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chất lượng của các hoạt động đào tạo phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa.
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục và sư phạm nhằm góp phần xây dựng chính sách giáo dục của Nhà nước, phục vụ cho chiến lược giáo dục và đào tạo trong giai đoạn từ 2001-2010.
Công tác đào tạo: Đây là một công tác trọng tâm của nhà Trường. Quá trình thành lập và xây dựng Trường là một quá trình xác lập mục tiêu đào tạo, phương pháp và kế hoạch đào tạo. Trong hơn 20 năm qua, Trường đã vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương chính sách, các quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo. Trường đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo: Chính qui, chuyên tu, tại chức, mở rộng, đào tạo giáo viên chính qui theo nhu cầu của các địa phương.v.v...
Từ ngày thành lập đến nay (2001), Trường đã đào tạo và cấp bằng cử nhân cho 30.615 sinh viên, trong đó có 16.681 sinh viên chính qui; 13.934 sinh viên hệ chuyên tu, tại chức; 30 sinh viên Cămpuchia. Qui mô đào tạo của Trường đã gia tăng nhanh chóng. Từ chổ mới có 10 ngành học ban đầu, đến nay Trường đã có 17 chuyên ngành đào tạo hệ Cử nhân đại học, mỗi năm tuyển khoảng 1200 sinh viên hệ chính qui tập trung tại Trường và 800 sinh viên chính qui
đào tạo riêng cho một số địa phương còn khó khăn có nhu cầu về giáo viên. Và hàng năm tuyển sinh đào tạo hơn 2000 sinh viên hệ không chính qui.
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chủ yếu cho các tỉnh phía Nam. Do đó chúng tôi chỉ thống kê tình hình đào tạo giáo viên cho các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên Huế trở vào trong vòng hơn lo năm qua (lấy mốc từ năm 1990 đến 2001). số lượng giáo viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo cho các tỉnh phía Nam (hệ chính qui tập trung dài hạn bằng ngân sách Nhà nước cấp cho trường) theo bảng dưới đây:
Bảng thống kê sinh viên tốt nghiệp từ năm 1990-2001 (các tỉnh phía Nam)
(Bảng thống kê lập ngày 18/10/2001): Bảng số: 01
Địa phương | Tổng số | NĂM TỐT NGHIỆP | ||||||||||||
90 | 91 | 92 | 93 | 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 2000 | 2001 | |||
1 | AN GIANG | 39 | 5 | 3 | 5 | 1 | 3 | 2 | 9 | 6 | 5 | |||
2 | BẠC LIÊU | 23 | 3 | 1 | 2 | 11 | 1 | 1 | 3 | 2 | 5 | 5 | ||
3 | BÀ RỊA- V.TÀU | 249 | 3 | 8 | 3 | 12 | 11 | 10 | 29 | 27 | 34 | 40 | 61 | |
4 | BẾN TRE | 404 | 51 | 38 | 45 | 30 | 14 | 12 | 9 | 28 | 34 | 50 | 43 | 50 |
5 | BÌNH DƯƠNG | 306 | 60 | 25 | 24 | 19 | 19 | 12 | 18 | 31 | 19 | 31 | 25 | 23 |
6 | BÌNH ĐINH | 26 | 2 | 1 | 2 | 2 | 1 | 4 | 4 | 10 | ||||
7 | BÌNH PHƯỚC | 76 | 9 | 10 | 11 | 24 | 22 | |||||||
8 | BÌNH THUẬN | 323 | 37 | 23 | 28 | 8 | 20 | 10 | 11 | 21 | 22 | 44 | 55 | 44 |
9 | CÀ MAU | 12 | 3 | 4 | 5 | |||||||||
10 | CẦN THƠ | 13 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 4 | |||||
11 | ĐẮK LẮK | 126 | 3 | 1 | 5 | 3 | 3 | 4 | 1 | 1 | 9 | 19 | 38 | 39 |
12 | ĐÀ NẴNG | 54 | 1 | 4 | 2 | 16 | 10 | 10 | 11 | |||||
13 | ĐỒNG NAI | 725 | 40 | 20 | 42 | 46 | 44 | 48 | 41 | 55 | 69 | 97 | 114 | 109 |
14 | ĐỔNG THÁP | 103 | 16 | 17 | 7 | 6 | 4 | 3 | 2 | 4 | 6 | 8 | 13 | 17 |
15 | GIA LAI | 15 | 1 | 2 | 8 | 4 | ||||||||
16 | KOM TUM | 4 | 1 | 3 | ||||||||||
17 | KHÁNH HÒA | 94 | 2 | 1 | 6 | 7 | 1 | 2 | 1 | 3 | 2 | 16 | 21 | 32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 1
- Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 2
- Một Nguyên Nhân Nữa Cũng Phải Cần Đề Cập Đến, Đó Là Tác Động Của Yếu Tố Thị Trường, Yếu Tố Môi Trường Đến Giáo Dục Đào Tạo:
- Xác Đinh Nhu Cầu Và Khả Năng Kinh Phí Của Địa Phương
- Nhu Cầu Đội Ngũ Giáo Viên Trong Thời Gian Tới.
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
KIÊN GIANG | 72 | 3 | 3 | 15 | 16 | 5 | 3 | 2 | 5 | 6 | 14 | |||
19 | LẦM ĐỒNG | 257 | 6 | 7 | 4 | 4 | 7 | 11 | 8 | 10 | 16 | 50 | 69 | 65 |
20 | LONG AN | 509 | 58 | 41 | 32 | 47 | 28 | 19 | 27 | 34 | 58 | 55 | 58 | 52 |
21 | NINH THUẬN | 78 | 6 | 9 | 2 | 5 | 4 | 5 | 12 | 15 | 20 | |||
22 | PHÚ YÊN | 31 | 1 | 2 | 2 | 10 | 16 | |||||||
23 | QUẢNG NAM | 69 | 2 | 1 | 19 | 28 | 19 | |||||||
24 | QUẢNG NGÃI | 68 | 3 | 3 | 2 | 1 | 12 | 11 | 18 | 18 | ||||
25 | SÓC TRĂNG | lo | 1 | 5 | 4 | |||||||||
26 | TÂY NINH | 227 | 31 | 13 | 17 | 27 | 20 | 11 | 10 | 10 | 10 | 21 | 33 | 24 |
27 | THỪA T. HUẾ | 21 | 1 | 4 | 5 | 5 | 3 | 3 | ||||||
28 | TIỀN GIANG | 378 | 38 | 37 | 29 | 22 | 19 | 9 | 11 | 27 | 33 | 49 | 55 | 49 |
29 | TRÀ VINH | 19 | 5 | 7 | 1 | 2 | 1 | 1 | 2 | |||||
30 | VINH LONG | 32 | 2 | 3 | 2 | 3 | 1 | 1 | 3 | 6 | 6 | 5 | ||
31 | TP. HCM | 2862 | 230 | 155 | 212 | 234 | 194 | 180 | 247 | 187 | 217 | 284 | 388 | 334 |
Cộng: | 7225 | 588 | 399 | 483 | 514 | 408 | 346 | 410 | 452 | 589 | 858 | 1109 | 1069 |
18
Phân tích thống kê trên theo các miền ta có:
a) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh : 5.103 SV, chiếm tỷ lệ: 70,6 %.
b) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tỉnh miền Tây Nam bộ : 1.614 SV, chiếm tỷ lệ: 22,3 %.
c) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tĩnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ: 508 SV chiếm tỷ lệ: 7,1 %.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các địa phương, ngày 29 tháng 9 năm 1997, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển (nay là Bộ Trưởng) đã ký công văn số 8489/KHTC về việc đào tạo giáo viên cho các tỉnh phía Nam, đặc biệt là cho một số tỉnh ở vùng sâu, vùng xa hiện còn thiếu nhiều giáo viên. Bám sát tinh thần đó, từ tháng 10-1997, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo giáo viên theo nhu
cầu cụ thể của từng bộ môn còn thiếu nhiều giáo viên. Trong 5 năm qua Trường đã và đang tiến hành đào tạo cho 12 tỉnh phía Nam số lượng sinh viên cụ thể:
Bảng : Số lượng sinh viên chính qui đào tạo theo hợp đồng với các địa phương
Bảng số: 02
Địa Phương | Ngành học | Tổng cộng | ||||||||||
Toán Học | Vật lý | Hóa Học | Sinh Học | Ngữ Văn | Lịch Sử | Địa Lý | Anh Văn | GD CT | GD TC | |||
1 | B.Rịa -V .Tàu | 44 | 21 | 12 | 12 | 51 | 6 | 12 | 5 | 163 | ||
2 | Bình Thuận | 75 | 60 | 73 | 59 | 51 | 64 | 382 | ||||
3 | Bình Phước | 49 | 98 | 51 | 54 | 52 | 304 | |||||
4 | Cà Mau | 86 | 73 | 65 | 70 | 87 | 381 | |||||
5 | Đồng Nai | 50 | 56 | 49 | 123 | 278 | ||||||
6 | Đồng Tháp | 59 | 59 | |||||||||
7 | Lâm Đồng | 151 | 185 | 165 | 501 | |||||||
8 | Long An | 108 | 59 | 50 | 50 | 51 | 318 | |||||
9 | Ninh Thuận | 51 | 47 | 98 | ||||||||
10 | Tây Ninh | 59 | 62 | 26 | 14 | 59 | 48 | 56 | 56 | 380 | ||
11 | Tiền Giang | 106 | 59 | 55 | 55 | 6 | 4 | 59 | 344 | |||
12 | Trà Vinh | 83 | 76 | 151 | 310 | |||||||
Cộng | 729 | 482 | 388 | 338 | 393 | 122 | 231 | 364 | 292 | 179 | 3,518 |
Trong số trên có sinh viên hai Tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng sẽ tốt nghiệp vào tháng 8 năm 2002.
Ngoài số lượng sinh viên chính qui nêu trên, trong thời gian qua Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh còn đào tạo trên 13 ngàn sinh viên chuyên tu, tại chức, hầu hết số sinh viên này cũng là nguồn bổ sung lực lượng giáo viên còn thiếu cho các tỉnh phía Nam.
1.1.2. Tình hình sử dụng
Qua thống kế ta thấy số lượng sinh viên do Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo cung cấp cho các tỉnh phía Nam so với sự phát triển giáo dục của những năm qua, đã phần nào tạm đủ. Tuy nhiên việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là hơn 10 năm gần đây là chưa hợp lý, chưa hiệu quả.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, những sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh lên đường nhận nhiệm vụ với tinh thần ba sẵn sàng. Căn cứ vào nhu cầu của các địa phương và đơn tình nguyện của sinh viên, Trường tiến hành phân công nhiệm sở, do đó đại đa số sinh viên tốt nghiệp đều về một Trường Trung học phổ thông nào đó để giảng dạy (kể cả những sinh viên chưa đạt kết quả tốt nghiệp), sau hai năm thực tập, được sự nhận xét của Trường Trung học phổ thông nơi sinh viên về công tác và có sự xác nhận của Sở Giáo dục -
Đào tạo, các sinh viên chính thức được xét cấp bằng tốt nghiệp. Từ năm 1990, khi có quy định mới (quyết định số 1994/QĐ-ĐH, ngày 23-11-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế văn bằng Đại học), sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng ngay, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục chủ trương phân công sinh viên về các địa phương theo địa chỉ khi tuyển sinh vào Trường. Việc phân công, sử dụng sinh viên tốt nghiệp, hoàn toàn do các địa phương chủ động. Trường chuyển quyết định phân công (danh sách tập thể sinh viên có hộ khẩu ở địa phương) và hồ sơ sinh viên cho phòng tổ chức các Sở Giáo dục và đào tạo. Hàng năm thường vào ngày 25-8, Trường tổ chức lễ tốt nghiệp, trao bằng tận tay cho các sinh viên và trao quyết định phân công nhiệm sở cho từng cá nhân.
Việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng trường học trực thuộc địa phương. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là số sinh viên tốt nghiệp hàng năm phần lớn có hộ khẩu ở thành phố, thị xã mà ở nhưng nơi này số giáo viên cần bổ sung hàng năm không nhiều có thể nói tạm đủ, ngoại trừ một số môn đặc thù như nhạc họa, giáo dục thể chất, giáo dục chính trị. Ngược lại số sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu ở những vùng sâu, vùng xa rất ít, nhưng ở những nơi này thì nhu cầu hàng năm cần bổ sung nhiều giáo viên.
Việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp hàng năm còn lảng phí rất nhiều, có thể nói đào tạo và sử dụng chưa thành một cấu trúc chặt chẽ. Đầu ra của đào tạo thì thừa, đầu vào của sử dụng thì thiếu, đào tạo không khớp với nhu cầu sử dụng, có những ngành đào tạo ra không phân công được trong ngành giáo dục như: Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, (vì ở phổ thông không có lớp)...Và cũng có những ngành ở địa phương rất cần nhưng sinh viên tốt nghiệp ít chịu đi dạy ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
Bảng thống kê tình tình phân công sinh viên tốt nghiệp của một số tỉnh mà chúng tôi đã thu thập được là như sau:
Bảng thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được phân công nhiệm sở (từ năm 1996 đến năm 2001)
Bảng số: 03
Số lượng tốt nghiệp | Số lượng được phân công | Số lượng không được phân công | Ghi chú | |
Bà rịa - V.Tàu | 201 | 158 | 43 | Số sinh viên không được phân công: + Phần lớn là không đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để dự thi công chức + Một số ít thi rớt công chức + Một số ngành không có nhu cầu phân công. |
Bình Dương | 148 | 86 | 62 | |
Bình Phước | 67 | 50 | 17 | |
Bình Thuận | 197 | 121 | 76 | |
Cà Mau | 12 | 9 | 3 | |
Kiên Giang | 45 | 28 | 17 | |
Lâm Đồng | 218 | 155 | 63 | |
Long An | 284 | 154 | 130 | |
Ninh Thuận | 61 | 42 | 19 | |
Đồng Nai | 485 | 345 | 140 | |
Đồng Tháp | 50 | 35 | 15 | |
Tây Ninh | 119 | 115 | 4 | |
Tiền Giang | 224 | 173 | 51 | |
Trà Vinh | 7 | 6 | 1 | |
TP. Hồ Chí Minh | 1657 | 994 | 663 | |
Cộng: | 3775 | 2471 | 1304 |
Theo bảng thống kê trên ta thấy:
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp được phân công là 2.471 SV, chiếm 65,5%
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp không được phân công là 1.304 SV chiếm 34.5%
Một số tỉnh ở miền Tây Nam bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang... phải điều động giáo viên từ các tỉnh phía Bắc vào mới tạm thời bảo đảm chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông.
1.1.3. Nguyên nhân
Như trên đã nêu, thực trạng đào tạo và sử dụng giáo viên trong thời gian qua còn lãng phí và bất ổn, tạo ra sự thừa, thiếu giả tạo (trong khi cả nước đang còn thiếu hàng vạn giáo viên), mỗi năm Nhà nước đầu tư cho một sinh viên trên 6 triệu đồng, miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm để khuyến khích và để thu hút người tài giỏi vào ngành sư phạm, sau khi tốt nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển giáo dục trong những năm sắp tới, thế nhưng vẫn còn
34,5% sinh viên tốt nghiệp chưa được sử dụng đúng mục tiêu đào tạo. Vậy nguyên nhân nào đã tạo nên sự mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nói trên.
1.1.3.1. Trước hết nói về tầm vĩ mô:
a) Công tác quản lý giáo dục còn nhiều mặt yếu kém, bất cấp. Một số chủ trương, chính sách đổi mới về giáo dục có nghiên cứu và chuẩn bị, nhưng khi áp dụng, tổ chức thực hiện thì lại không đồng bộ, không khả thi. Ví dụ như Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc "miễn học phí cho học sinh, sinh viên ngành sư phạm", và thông tư liên tịch số 66/1998/TTLT. BGD&ĐT-BTC, ngày 26-12-1998 của Bộ Giáo dục &-Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên ngành Sư phạm, trong đó nêu:
Miễn học phí cho những học sinh, sinh viên hệ chính qui tập trung tại các trường và khoa Sư phạm trong chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, có làm cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo.
Những sinh viên không thực hiện cam kết phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã đưqợc miễn đóng góp học phí trong thời gian học tại trường. Nguyên tắc bồi hoàn Liên Bộ sẽ có hướng dẫn riêng.
Thế nhưng đến nay đã hơn 4 năm, kể từ ngày ra thông tư hướng dẫn đến nay, Liên Bộ cũng chưa hề có một thông báo hay hướng dẫn nào về vấn đề nêu trên. Các Trường Sư phạm nói chung và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng đến nay không thể thu tiền bồi hoàn của những sinh viên không nhận nhiệm vụ trong ngành giáo dục và đào tạo. Thu bằng cách nào ? ai đi thu ?, trong khi nhà nước lại đang thực hiện thi công chức đối với sinh viên đã tốt nghiệp đại học Sư phạm, có rất nhiều nguyên nhân để không thể triển khai chủ trương của Nhà nước được với cung cách làm việc như vừa qua. Có thể nói công tác quản lý giáo dục đào tạo còn chồng chéo, khập khểnh, thiếu sự đồng bộ nhất quán và sự liên kết, liên thông với một số ngành liên quan trực tiếp đến giáo dục đào tạo.
b) Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề và vùng miền không hợp lý. Người học chưa được cung cấp thông tin đầy đủ để lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Việc tăng qui mô đào tạo đại học, cao đẳng chủ yếu chi phối bởi thị hiếu người học, chưa dựa trên cơ sở dự báo khoa học và chưa được định hướng bằng chính sách. Phân bổ sinh viên theo ngành nghề,