ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------****-------
NGUYỄN ĐỨC NHUẬN
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT
NAM – HÀN QUỐC 5
1.1. SỰ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC VÀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC 6
1.2. KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LỢI ÍCH CỦA HAI
NƯỚC 9
1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CẦN THIẾT ĐẢM BẢO VÀ THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC 11
1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THẬP KỶ ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21 13
1.4.1. Các yếu tố toàn cầu 13
1.4.2. Các yếu tố khu vực 14
1.4.3. Các yếu tố quốc gia 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN
NAY 24
2.1. TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY..
…24
2.1.1. Thực trạng 24
2.1.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại 24
2.1.1.2. Cơ cấu hàng hoá trao đổi 28
2.1.1.3. Vị trí của thị trường Hàn Quốc trong ngoại thương của Việt Nam 38
2.1.2. Nhận xét 41
2.2. ĐẦU TƯ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ 46
2.2.1. Dòng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1992 đến nay 46
2.2.2. Những tác động của đầu tư Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam 51
2.2.3. Nhận xét và đánh giá 54
2.3. TRAO ĐỔI DU LỊCH VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 55
2.3.1. Du lịch 55
2.3.2. Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực hợp tác lao động 65
2.3.3 Nhận xét và đánh giá 73
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY 75
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI 82
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI 82
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI 88
3.2.1. Các giải pháp chung 89
3.2.2. Nhóm các giải pháp trong một số lĩnh vực cụ thể 94
3.2.2.1. Các giải pháp trong lĩnh vực thương mại 94
3.2.2.2. Các giải pháp trong lĩnh vực đầu tư 103
3.2.2.3. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi dịch vụ 106
3.2.2.4. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi lao động 109
Kết luận 112
Tài liệu tham khảo 115
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nghĩa đầy đủ | |
1. | ASEAN | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á |
2. | APEC | Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương |
3. | ASEM | Diễn đàn hợp tác á - âu |
4. | AFTA | Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN |
5. | CNH-HĐH | Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá |
6. | DN | Doanh nghiệp |
7. | EU | Cộng đồng Châu âu |
8. | FDI | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
9. | IMF | Quỹ tiền tệ quốc tế |
10. | FTAs | Các hiệp định thương mại song phương |
11. | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
12. | GNP | Tổng sản phẩm quốc dân |
13. | KHXH | Khoa học xã hội |
14. | KCN | Khu công nghiệp |
15. | KCX | Khu chế xuất |
16. | KFSB | Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc |
17. | KOTRA | Cục Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc |
18. | KITA | Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc |
19. | KOIMA | Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc |
20. | KOTI | Thương mại Quốc tế Hàn Quốc |
21. | NXB | Nhà xuất bản |
22. | NIEs | Các nền kinh tế mới |
23. | NAFIQAVED | Cục Quản lý Chất lượng và Vệ sinh Thú y Thuỷ sản Việt Nam |
24. | ODA | Viện trợ phát triển chính thức |
25. | OECD | Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế |
26. | SME | Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ |
27. | SMBA | Tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc |
28. | TƯ | Trung ương |
29. | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
30. | TNS | Tu nghiệp sinh |
31. | USD | Đô la Mỹ |
32. | VNĐ | Việt Nam đồng |
33. | XKLĐ | Xuất khẩu lao động |
34. | XTTM | Xúc tiến thương mại |
35. | XTĐT | Xúc tiến đầu tư |
36. | WTO | Tổ chức Thương mại thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 2
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 3
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Hàn Quốc Giai Đoạn 1992-2006
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Liên kết với nền kinh tế toàn cầu 6
Bảng 1.2 Tỷ trọng của thương mại nội vùng trong tổng xuất khẩu của các nước Đông Á 1985, 1995 và 2001 7
Bảng 1.3 Qui mô nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc năm 2006 10
Bảng 1.4 Các sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1992- 2007) 11
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006….25 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Hàn Quốc 26
Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu của các nước ASEAN từ Hàn Quốc 27
Bảng 2.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc…..30
Bảng 2.5 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc……34
Bảng 2.6 Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2006 39
Bảng 2.7 Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo năm 48
Bảng 2.8 Danh sách các dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam 49
Bảng 2.9 Các thị trường khách du lịch chính của Việt Nam 57
Bảng 2.10 Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (1995-2006)… 71
Bảng 2.11 Lao động phân theo ngành nghề tại Hàn Quốc (1995-2006)… 72
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế đến nay, Đảng và chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt với các nước thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Hàn Quốc. Tính từ cuối năm 1992 khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay quan hệ hai nước ngày càng được tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Hàn Quốc hiện là bạn hàng lớn thứ 5 trong tổng số trên 100 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ 4 ở nước ta. Mặc dù quan hệ kinh tế hai nước đã đạt được những kết quả khá khả quan, song thực tế đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại song phương. Nếu như những năm cuối thập kỷ 1990, mức nhập siêu của Việt Nam với Hàn Quốc thường trên 1 tỷ USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 2,75 tỷ USD và năm 2006 con số này là hơn 3 tỷ USD. Thực tế đó đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách toàn diện, khách quan mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới.
Xuất phát từ tình hình cấp thiết trên tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các học giả hai nước và nước ngoài. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài tạp chí về chủ đề này được công bố. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình trên đã có một số đóng góp nổi bật:
- Nêu được các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế hai nước.
- Làm rõ được thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ở bình diện chung cũng như các lĩnh vực cụ thể.
- Đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi về mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế hai nước.
Trong đó đáng chú ý là các công trình sau:
+ Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Nhà xuất bản KHXH.
+ Ngô Xuân Bình và Phạm Quí Long (2000), Tăng trưởng của Hàn Quốc, NXB Thống kê.
+ Trần Quang Minh – Võ Hải Thanh (2005), FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản KHXH.
+ Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, SUNG-YEAL KOO (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Những nền tảng cơ sở lý luận, phân tích khoa học trên là cơ sở rất quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong thời kỳ mới, nhất là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần đánh giá đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này nhằm tìm ra những gợi ý giải pháp giúp phát triển hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, tạo tiền đề cho phát triển quan hệ kinh tế với các quốc gia khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở một số lý thuyết chủ yếu có liên quan luận văn tập trung luận giải thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc và từ đó nêu lên những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở và các yếu tố tác động lên sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tìm hiểu những đặc điểm, thực trạng quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay, từ đó chỉ ra những kết quả và các vấn đề đang tồn tại cần phải giải quyết.
- Dự báo về triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc và trên cơ sở đó đưa ra những chính sách, giải pháp chủ yếu cho phíaViệt Nam nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác với Hàn Quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Với mục tiêu và nội dung trên, đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong luận văn là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, hợp tác lao động và du lịch. Vì viện trợ chính thức (ODA) của Hàn Quốc cho Việt Nam chưa thực sự nổi bật nên không phải là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Phạm vi đề tài nghiên cứu là quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay, trong đó để có thể làm rõ hơn một số vấn đề, ở một số mục luận văn sử dụng cả số liệu của các năm trước đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích cụ thể là: Phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, lôgíc, lịch sử cụ thể… được sử dụng để làm nổi bật thực trạng và ảnh hưởng của bối cảnh và các nhân tố mới khi Việt Nam gia nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới tới quan hệ kinh tế hai nước.
Ngoài ra đề tài cũng đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia nhằm tổng hợp, phân tích đánh giá và đưa ra những nhận xét, dự đoán triển vọng phát triển mối quan hệ này trong thời gian tới.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và cập nhật thực trạng quan hệ kinh tế Việt nam - Hàn quốc từ thập kỉ 1990 cho đến nay, đặc biệt là trong bối cảnh mới khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt về văn hoá, tâm lý, hệ thống chính sách thương mại, đầu tư, chiến lược kinh doanh của Việt Nam và Hàn Quốc và tác động của chúng đối với việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước.