thông”. "Từng bước triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành) bằng ngoại ngữ"[4], [8] Những chủ trương trên đang trở thành động lực to lớn thúc đẩy việc dạy học các môn văn hóa bằng ngoại ngữ, đặc biệt là dạy học bằng tiếng Anh, trong bối cảnh lao động Việt Nam đang gặp khó khăn về hội nhập quốc tế do NL tiếng Anh kém (xếp hạng 65/100 quốc gia tham gia khảo sát) [87],
Hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT đang được chú trọng và phát triển. Ở trường THPT Việt Nam, môn Toán có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và rất được người học coi trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển cả về NL và phẩm chất. Ngoài ra thông qua việc học Toán còn cung cấp kiến thức, kĩ năng then chốt, tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn khoa học khác. Hiện nay, ngày càng nhiều các trường THPT quan tâm đến việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh, đặc biệt là các trường năng khiếu. Một bộ phận HS ở các trường năng khiếu đang có mục tiêu thi lấy các chứng chỉ quốc tế…Bên cạnh đó tiếng Anh, với tư cách là ngôn ngữ toàn cầu, khả năng sử dụng tiếng Anh là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong các hoạt động kinh tế, thương mại, công tác học thuật và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia. Kết hợp tiếng Anh trong môn Toán là một trong những cách làm được rất nhiều trường phổ thông không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới đang hướng tới. Việc kết hợp này đem lại nhiều lợi ích cho HS, vừa có thể phát triển được phẩm chất, NL thông qua việc học Toán vừa có động cơ tốt để học tiếng Anh góp phần mở ra nhiều cơ hội phát triển cho HS trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh - 1
- Quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh - 2
- Nghiên Cứu Về Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Nghiên Cứu Giải Quyết
- Những Năng Lực Học Sinh Trong Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Bằng Tiếng Anh
Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS là một nội dung mới trong HĐDH của nhà trường. Do đó việc quản lý hoạt động này còn rất nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý dựa trên định hướng phát triển NLHS thì HTA ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao việc hình thành và phát phát triển các phẩm chất và NL của HS được xác định trong chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục THPT và hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của HĐDH, quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
2) Khảo sát thực trạng HĐDH, quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
3) Đề xuất các biện pháp, khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm một số biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về HĐDH, quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
Khảo sát thực trạng ở 42 trường THPT trong cả nước: gồm miền Bắc 24 trường, miền Trung 11 trường, miền Nam 7 trường.
Đối tượng khảo sát là CBQL, GV, HS tham gia vào HTA ở trường THPT và một số nhà quản lý và chuyên gia giáo dục.
Thời điểm khảo sát:
- Khảo sát về thực trạng được thực hiện trong các năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019;
- Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được tiến hành trong năm học 2018 - 2019;
Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp ở 3 trường THPT đại diện ở 3 miền Bắc, miền Trung, miền Nam và ở 3 vùng thành phố, đồng bằng ven biển và trung du miền núi. Thời điểm thực nghiệm là năm học 2019 - 2020.
6. Quan điểm tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận
6.1.1. Quan điểm tiếp cận năng lực
Hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển các NL chung, NL chuyên biệt và phẩm chất cho HS. Tiếp cận NL là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu về lý luận cơ bản của các thành tố của HĐDH như: MTDH, NDDH, PPDH, HTDH, KTĐG và các chức năng quản lý HĐDH như: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, cùng các yếu tố ảnh hưởng tới Quản lý HTA ở trường THPT. Đồng thời đề xuất tiêu chí đánh giá,
các biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS có mối quan hệ mật thiết với các HĐDH và HĐ giáo dục khác. Bản thân quản lý HTA lại là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố của HĐDH, các chức năng của quản lý, chủ thể quản lý, nguồn lực…. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề phải tiến hành đồng bộ và đặt các nội dung trong mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của HĐDH, các chức năng của quản lý HDDH, các mối quan hệ với chủ thể quản lý, nguồn lực, các yếu tố ảnh hưởng…. để tìm ra đánh giá đúng thực trạng; xác định mặt mạnh, mặt yếu; đề xuất các tiêu chí đánh giá, các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS.
6.1.3. Quan điểm tiếp cận nội dung và chức năng quản lý
Hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh theo định hướng phát triển NLHS bao gồm nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra- đánh giá. Quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS theo chức năng và nội dung, thực chất là quản lý các thành tố cấu trúc nói trên và được thực hiện thông qua bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hóa (Planning); tổ chức (Organizing); chỉ đạo (Leading); giám sát- kiểm tra (Controling). Vì vậy, trong luận án tác giả vận dụng cả hai cách tiếp cận trên để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS…
6.1.4. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, là động lực, là tiêu chuẩn và là mục đích của quá trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS, tác giả tìm hiểu thực tiễn dạy học môn
Toán bằng tiếng Anh để: tìm ra đặc điểm, mặt mạnh, mặt yếu; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng; phát hiện những vấn đề cấp thiết, những mâu thuẫn, khó khăn trong thực tiễn để nghiên cứu… từ đó đề ra biện pháp phù hợp. Đồng thời, dùng thực tiễn để KT kết quả của những biện pháp đề xuất gắn lý thuyết với thực tiễn.
6.1.5. Quan điểm tiếp cận hoạt động
Hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS là hoạt động giáo dục, thường xuyên, liên tục. Quan điểm tiếp cận hoạt động giúp tác giả khi nghiên cứu, khám phá… trong trạng thái động để tìm ra bản chất của vấn đề của HTA. Từ đó đề xuất các tiêu chí đánh giá, biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn của HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phân tích lí thuyết và tổng hợp tài liệu là thao tác phân tài liệu thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Trên cơ sở đó ta tổng hợp lại để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của vấn đề nghiên cứu. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới. Phương pháp này giúp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT, làm cơ sở để khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lí HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
6.2.1.2. Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng cách xây dựng giả định về chúng và dựa vào trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng, giúp tạo
ra hình ảnh trực quan để nghiên cứu cái trừu tượng, từ đó mà tìm ra các quy luật của giáo dục. Phương pháp này giúp xây dựng các mô hình nghiên cứu một cách khoa học, phù hợp với mục đích nghiên cứu và thực tiễn HĐDH, quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
6.2.1.3. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các nguồn tài liệu khác nhau để khái quát hóa thành nhận định phù hợp với nội dung nghiên cứu. Phương pháp này giúp khái quát các nội dung về HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS thành các ý kiến, nhận định riêng của tác giả.
6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục
Điều tra giáo dục là phương pháp tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua sử dụng bảng hỏi, phiếu, đối thoại để có những thông tin cần thiết cho công việc nghiên cứu của mình, từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết. Phương pháp này giúp thu thập các thông tin từ thực tiễn, tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng HĐDH, quản lí HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS. Ngoài ra, phương pháp này còn được vận dụng để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đồng thời khảo sát kết quả thử nghiệm một số biện pháp đề xuất.
6.2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp để thu thập thông tin về quá trình giáo dục và dạy học trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm, Phương pháp này giúp trực giác thực tiễn HTA, để có thể rút ra những nhận định trực quan HĐDH này ở các nhà trường.
6.2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản
chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp. Phương pháp này giúp có được những nhận xét, đánh giá khoa học có độ tin cậy cao.
6.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Phương pháp này giúp thu nhận kinh nghiệm trong HTA ở các trường THPT đã áp dụng để tìm ra biện pháp tốt nhất.
6.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động - gọi là nhóm đối chứng dùng để kiểm nghiệm các biện pháp về phương pháp giáo dục, PPDH mới, cách tổ chức dạy học mới... Phương pháp này giúp thực nghiệm một số các biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Là sự kết hợp giữa kết quả của việc xử lý số liệu, hiểu biết về ý nghĩa của số liệu đó, cùng với sự tư duy để rút ra những nhận xét, những kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS được phát triển bởi SPSS Inc để xử lý dữ liệu.
7. Những luận điểm cần bảo vệ
1) Quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng nội dung hiện nay, hiệu quả dạy học chưa cao. Vì vậy, việc quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán bằng tiếng Anh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2) Đề xuất các biện pháp quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS phải tác động đến tất cả các yếu tố của HĐDH và quản lý HĐDH. Vì vậy, một mặt phải dựa trên các chức năng QL; mặt khác phải dựa
trên nội dung của HĐDH, đồng thời tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HTA theo định hướng phát triển NLHS.
8. Những đóng góp mới của luận án
1) Làm sáng rõ thêm các vấn đề lý luận về HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
2) Đánh giá khách quan thực trạng HĐDH và quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
3) Đề xuất được các biện pháp khoa học, khả thi về quản lý HTA ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, các kết quả đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận án gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển NLHS.