Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 14

mình. Khi phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp bán lẻ như bán hàng quá hạn, hàng kém phẩm chất, xuất xứ không rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh… cần thông báo cho các cơ quan chức năng, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để có phương án xử lý. Như vậy, người tiêu dùng đã góp phần tạo sức ép buộc các nhà kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại phải đảm bảo chất lượng hàng hóa họ bày bán.

Ngoài ra, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đưa ra những sản phẩm dịch vụ có mức độ làm hài lòng người tiêu dùng cao nhất, giá cạnh tranh nhất, người tiêu dùng nên ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù tiềm lực còn yếu, kinh doanh chưa chuyên nghiệp nhưng các nhà bán lẻ Việt Nam đang cố gắng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài trên thị trường nội địa bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc đã chứng tỏ sự ủng hộ của người tiêu dùng với các nhà bán lẻ trong nước có sức ảnh hưởng lớn như thế nào. Sau 8 năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc không hiệu quả (riêng trong năm 2005, đã lỗ tới gần 10 tỉ won), tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-mart đã quyết định bán tại các cửa hàng của mình cho Công ty Shinsegea (Hàn Quốc) và rút khỏi thị trường này. Trước đó không lâu, một đại gia bán lẻ của Pháp là Carrefour cũng đã phải bán toàn bộ cửa hàng ở Hàn Quốc để chuyển sang thị trường Trung Quốc vì lý do tương tự. Sự thất bại của 2 "người khổng lồ" này cho thấy không có sức mạnh nào là bất bại. Dù Wal-mart và Carrefour đã từng thao túng hàng trăm thị trường các nước trên thế giới, họ vẫn có thể "thua" nếu như chúng ta biết cách cạnh tranh. Một trong những lý do quan trọng nhất khiến Wal-mart và Carrefour không cạnh tranh nổi ở thị trường Hàn Quốc là do sự ửng hộ và đoàn kết của người tiêu dùng Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, chúng ta đã từng phát động chương trình "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Để được người tiêu dùng ủng hộ hay không phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là cải tiến

công nghệ, kỹ thuật; nâng cao trình độ quản lý... để giảm thiểu chi phí và cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh cùng với các chương trình dịch vụ có mức độ làm hài lòng người tiêu dùng cao nhất. Nếu được như vậy, đương nhiên người tiêu dùng sẽ ủng hộ đội nhà.


KẾT LUẬN

Mới chỉ thực sự xuất hiện và phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng loại hình bán lẻ hiện đại đã có những bước tiến vượt bậc và có những đóng góp không nhỏ vào với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Ngày nay, các hình thức bán lẻ hiện đại đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam mà minh chứng rõ ràng nhất là sự phát triển rất nhanh và mạnh của thị trường này tại Việt Nam. Đặc biệt, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở nên hấp dẫn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự mở cửa của thị trường, xu hướng tiêu dùng mới, sự thay đổi đáng kể trong thu nhập cũng như chi tiêu của người tiêu dùng và những động thái đẩy mạnh phát triển của các công ty, tập đoàn bán lẻ trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua cùng với sự xâm nhập của các tập đoàn lớn trong thời gian tới chắc chắn sẽ làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển sôi động, trở thành thị trường có mức hấp dẫn hàng đầu trên thế giới.

Đứng trước những cơ hội đó, triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là rất lớn. Với những ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm lâu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đang tỏ ra chiếm ưu thế trên thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, không phải là không có khó khăn, khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp nước ngoài là về vấn đề văn hóa và pháp lý. Nắm vững thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng như am hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam không đơn giản là vấn đề "một sớm một chiều", nó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng của các doanh nghiệp về thời gian cũng như công sức.

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dù gia nhập vào thị trường bán lẻ khá muộn màng so với các đại gia nước ngoài nhưng cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là sự lớn mạnh của hệ thống bán lẻ; những thay đổi trong phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại và chủ động góp phần hình thành thói quen mua sắm mới trong dân cư; xây dựng được những chiến lược dài hạn nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế như thiếu tính liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh, cơ sở hạ tầng yếu kém và một số vấn đề về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm mà nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thiếu vốn và thiếu chính sách của nhà nước.

Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 14

Trong thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, áp lực từ thị trường là rất lớn. Các doanh nghiệp trong nước phải biến áp lực thành động lực, thành nỗ lực phấn đấu tìm ra hướng đi thích hợp cho mình.

Phần cuối của khóa luận, sau phần trình bày những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới là phần đánh giá triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và một số giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Với lợi thế sân nhà, am hiểu thị trường cũng như thói quen tiêu dùng của người dân, hy vọng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cũng như chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I/ Danh mục sách giáo khoa, sách chuyên khảo

1. PGS.,TS. Lê Trịnh Minh Châu (2004), "Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Lý luận chính trị.

2. GS.,TS. Nguyễn Thị Mơ (2005), "Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại", NXB Lý luận chính trị.

3. TS. Nguyễn Thị Nhiễu chủ biên (2006), "Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam" ,NXB Lao động xã hội.

4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu và tập thể tác giả (2002), "Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại", NXB Thống kê.

5. Phillip Kotler (2003), "Quản trị Marketing", NXB Thống kê.

6. Bộ Thương mại (2006), "Thị trường dịch vụ Việt Nam - Những cơ hội khai thác", NXB Thế giới.

7. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), "Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986-2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra", NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội (2000), "Giáo trình Marketing lý thuyết", NXB Giáo dục.

9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế (2006), "WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam" , NXB Chính trị quốc gia.

10.ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế (2005), "Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ”, NXB Chính trị quốc gia.

II/ Các văn kiện pháp luật, đề án, bài báo, tham luận

1. Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020", Bộ Công Thương.

2. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM, ngày 24/9/2004 về "Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại".

3. Báo cáo về thị trường kinh doanh bán lẻ Việt Nam 2007”, CB Richard Ellis.

4. Ngô Bình, "Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách phân phối Việt", Báo nhà quản lý số tháng 6, 7, 8 năm 2007.

5. Lan Hương, "Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại", Kỷ yếu của Bộ Thương mại năm 2006.

6. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), viện nghiên cứu thương mại, đề tài nghiên cứu cấp Bộ "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay".

7. Vũ Minh Phú, "Những tiền đề phát triển hệ thống phân phối Việt Nam",

Báo Thương mại, số 19/2006, trang 26.

8. Thời báo kinh tế Việt Nam (2006), "Kinh tế 2006-2007 Việt Nam, thế giới".

9. Thời báo kinh tế Việt Nam (ra ngày 15/6/2006), "Hệ thống G7 Mart-liên kết nhà bán lẻ nhỏ".

10.Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7/2007

III/ Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

1. AT Kearney (2006), "Emerging market priorities for global retailers", Global Retail Development Index.

2. Micheal Levy (2003), "Retail management", NXB McGraw Hill Higher Education.

3. Phillip Kotler & Gary Amstrong (2002), "Principles of marketing", NXB Thống kê.

4. East Asia: Testing Time Ahead-World Bank East Asia Region; March 2008.

IV/ Các Website điện tử http://www.moi.gov.vn/News/Main.asphttp://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217http://www.dddn.com.vn/ http://www.vneconomy.vn

http://vnexpress.net

http://mfo.mquiz.net/news/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022