So Sánh Kết Quả Điểm Kiểm Tra Giữa Lớp Tn Và Lớp Đc

+ Đối với các sản phầm về hình ảnh, tranh, lược đồ, bản đồ sưu tầm được, HS có thể thiết kế thành các tập san, báo tường, đoạn phim và kèm theo lời giới thiệu.

- Vòng sơ loại : GV bộ môn tổ xã hội các lớp tiến hành thu sản phẩm và chấm điểm, chọn ra những sản phẩm tranh vẽ, thư, các sản phẩm sưu tầm hay nhất, đẹp mắt và ý nghĩa nhất, đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức.

(3) Báo cáo sản phẩm

- Thi thuyết trình về tranh vẽ giữa các lớp, đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức: Màu sắc, nội dung ý nghĩa bức tranh và thuyết trình ngắn gọn.

- Viết thư: GV chấm và công bố những bài viết hay, đạt chất lượng và có thể đọc một số bài hay trước toàn trường.

- Tổ chức thi xếp hạng và trưng bày các sản phẩm tranh vẽ và sản phẩm sưu tầm của HS dưới giờ chào cờ để HS toàn trường có cơ hội cùng tham gia bình chọn và đánh giá.

(4) Đánh giá, tổng kết, trao giải

- Ban tổ chức tổng hợp điểm và sắp xếp giải thưởng

- GV trình bày bản tổng kết những nội dung cơ bản về chủ đề của buổi ngoại khóa

- Trao giải thưởng cho những HS, tập thể tham gia tích cực vào các hoạt động.

Sau khi công bố và trao giải thưởng cho các em HS, các sản phẩm về tranh vẽ và sưu tầm của các em sẽ được trưng bày tại sân trường để toàn thể HS có thể xem và tìm hiểu về các vấn đề biển, đảo của Tổ quốc.

Như vậy, thông qua việc tổ chức các cuộc thi, HS sẽ có hứng thú tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, rèn cho HS những kĩ năng như sưu tầm, tìm hiểu tài liệu qua đó kích thích tư duy sáng tạo ở HS. Và điều quan trọng hơn cả là thông qua các kiến thức về biển, đảo đã góp phần giáo dục ý thức các em về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thời đại mới,


103

giúp các em nhận thức được vai trò và sứ mệnh của người trẻ đối với chủ quyền biển, đảo của đất nước.

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích, đối tượng thực nghiệm

Mục đích thực nghiệm

- Khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh lớp 12.

- Qua dạy thực nghiệm, lấy kết quả kiểm tra và ý kiến phản hồi của GV, HS để phân tích, xác định tính hiệu quả của việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử lớp 12.

- Là cơ sở quan trọng để chúng tôi rút ra những kết luận về việc sử dụng các phuơng pháp, tài liệu nhằm giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học tập môn Lịch sử của học sinh ở trường THPT.

Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn nơi tiến hành thực nghiệm là trường THPT Trần Hưng Đạo, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Sau khi tìm hiểu đối tượng học sinh và thăm dò ý kiến của giáo viên dạy bộ môn, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm như sau:

Lớp 12A5 là lớp thực nghiệm, lớp 12A7 là lớp đối chứng. Các lớp này được chọn để tiến hành thực nghiệm dựa trên nguyên tắc: chất lượng và trình độ nhận thức bộ môn ngang nhau, có số lượng học sinh không quá chênh

lệch

2.4.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) (Tiết 2)

lớp 12 chương trình chuẩn.

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau:



104

Chuẩn bị 2 giáo án 2 kiểu

Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm, có sử dụng tư liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc nhằm giáo dục ý thức cho HS như trong khóa luận đã đề xuất (phụ lục 3).

Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường không sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Kiểm tra chất lượng bằng cách cho học sinh hai lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra nhanh và phiếu thăm dò ý kiến học sinh sau tiết học (phụ lục 4, phụ lục 5).

2.4.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức và thăm dò ý kiến học sinh đối với giờ học thực nghiệm.

Về kiến thức:

Việc học sinh hiểu bài thể hiện ở kết quả bài kiểm tra qua số điểm giỏi và khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC


Lớp

Điểm Giỏi 9-10

Điểm Khá 7-8

Điểm TB 5-6

Điểm Yếu, kém

<5

Lớp TN

(42hs)

Số lượng

7

13

15

7

Tỉ lệ %

17%

31%

36%

16%

Lớp ĐC

(42hs)

Số lượng

3

7

20

12

Tỉ lệ %

7%

17%

47%

29%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Các bài đạt điểm giỏi là những bài trả lời đúng, nhưng chưa đủ các ý, có điểm số từ 9 đến 10.


105

Các bài đạt điểm khá là những bài trả lời đúng, nhưng chưa đủ các ý, có điểm số từ 5 đến 6.

Các bài yếu, kém là những bài không có nội dung trả lời đạt 50% các ý đúng, có điểm số dưới 5.

Qua bảng 2.1, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm đã thông qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm luôn cao hơn học sinh lớp đối chứng, thể hiện bằng các kết quả cụ thể như sau:

Ở lớp thực nghiệm hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đưa ra, vì vậy tỉ lệ phần trăm đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm 17% (cao hơn tỉ lệ lớp đối chứng là 10%); tỉ lệ phần trăm điểm khá chiếm 31% (cao hơn lớp đối chứng 14%); tỉ lệ điểm trung bình chiếm 36% (trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 47%); chỉ có 16% học sinh bị điểm kém (lớp đối chứng là 29%).

Để cụ thể hóa sự chênh lệch trong kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2 1 So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC Như vậy 1

Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC

Như vậy, qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và



106

thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, không sử dụng tài liệu giáo dục về chủ quyền biển, đảo với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phần lớn các em chưa lựa chọn đươc đáp án đúng và chưa khái quát được kiến thức cơ bản. Vì vậy, kết quả kiểm tra đạt được không cao: Tỉ lệ phần trăm đạt giỏi chiếm 7%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm khá 17%, tỉ lệ điểm trung bình chiếm tới 47%, tỉ lệ phần trăm điểm yếu, kém cũng khá cao 31%.

Kết quả điểm kiểm tra cho thấy, với các tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được GV chuẩn bị và cung cấp để giáo dục cho HS trong giờ học Lịch sử đã giúp các em hiểu hơn vể chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ngày nay, qua đó giúp các em hiểu được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Các em đã hiểu bài, hiểu yêu cầu của đề kiểm tra và trả lời tương đối đầy đủ.

Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng là một trong ba mục tiêu quan trọng nhất của một bài học. Với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng, phần lớn hoạt động của HS là theo dõi SGK và trả lời câu hỏi của GV. GV không tổ chức và khơi gợi các nội dung về biển, đảo nên HS không phát huy được khả năng học tập và chủ động của mình.

Qua phân tích số liệu thu được từ phiếu hỏi thông tin học sinh sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Các em HS đều tỏ ra hứng thú với bài học, 87% cảm thấy hiểu bài học, 92% HS cho rằng bài học hấp dẫn ở cách mở rộng kiến thức về biển, đảo của GV. Sau khi được tham gia các hoạt động học tập về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thì 43% HS đã đạt được mục tiêu trang bị thêm những kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, 38% thì cho rằng cần phải cố gắng học tập nhiều hơn để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Còn đối với những tác dụng của các kiến thức về chủ quyền biển, đảo nước ta thì đa số HS 59% cho rằng giúp giáo dục cho Hs cũng như


107

thế hệ trẻ về ý thức trân trọng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 34% cho rằng giúp học sinh mở rộng kiến thức mới, biết thêm những thông tin về biển đảo đất nước.

Như vậy, thông qua tiết học có sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo để dạy học đã giúp HS phần nào tiếp cận được với những tài liệu mà SGK chưa đề cập đến. Qua đó, các em nhận thức được vai trò của HS, của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Về thái độ

Thái độ học tập tích cực chính là hệ quả của lòng hứng thú và say mê học tập. 66% học sinh cho rằng tiết học khi giáo viên mở rộng thêm thông tin về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hấp dẫn, có thêm thông tin về biển đảo Tổ quốc. 30% HS cho rằng dễ hiểu hơn SGK. Còn khi được hỏi về những mong muốn đối với GV để giáo dục cho HS về ý thức đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, 35% HS cho rằng GV nên tích cực hướng dẫn và cung cấp các tài liệu về chủ quyền biển, đảo để HS có cơ hội tiếp cận. 40% HS mong muốn được tham gia các hoạt động ngoại khóa và 25% HS còn lại muốn được tham gia các buổi thuyết trình, tranh luận về các vấn đề biển, đảo xưa và nay. Có thể nói, đối với vấn đề giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã phần nào nhận được sự quan tâm của đông đảo HS, các em cũng mong muốn được hiểu thêm về biển, đảo của Tổ quốc qua đó tuyên truyền cho người thân và bạn bè để góp phần bảo bệ chủ quyền đất nước.


108

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần SKG Lịch sử lớp 12, chúng tôi xác định một số nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông.

Chương 2 đã chỉ rõ một số biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

Bên cạnh đó giáo viên cần đầu tư hơn nữa trong quá trình thiết kế các hoạt động giáo dục ý thức chủ quyền biển, của Tổ quốc trong bài dạy của mình, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, sao cho không chỉ hướng đến mục tiêu về kiến thức, mà còn phát hiện và bồi dưỡng thêm các năng lực học tập môn Lịch sử của học sinh.

Cùng với việc cung cấp thêm các thông tin về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử, các hoạt động còn tăng thêm tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh ý thức được vai trò của mình trong quá trình học tập. Quan niệm dựa vào giáo viên dần dần bị xóa bỏ, thay vào đó là ý thức tự học, tự khám phá, tự đặt ra mục tiêu và phấn đấu đạt được dựa vào sự góp ý, chỉ dẫn của giáo viên và các công cụ hỗ trợ.


109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học lịch sử lớp 12 trung học phổ thông là cơ sở để rút ra những kết luận sau:

1. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lấn biển để mở mang bờ cõi và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo của Việt Nam trong quá trình đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là bản sắc văn hóa mà Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, trong việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho HS ở trường phổ thông, vị trí và vai trò của môn Lịch sử là vô cùng quan trọng.

2. Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, vấn đề chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã được giáo viên và học sinh biết đến, tuy nhiên giáo viên cần có những biện pháp cũng như hình thức tổ chức để việc dạy và học về vấn đề chủ quyền biển, đảo được hiệu quả. Các tài liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được công bố nhiều, giáo viên cần phải lựa chọn nguồn tài liệu tin cậy để hướng dẫn và cung cấp thông tin cho học sinh, qua đó khơi gợi sự khám phá, tìm hiểu nhằm tăng tính chủ động, tự giác của các em.

3. Đề tài cũng đã đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giờ học nội khóa như sử dụng tài liệu tham khảo về chủ quyền biển, đảo, sử dụng tài liệu văn học, đồ dùng trực quan như phim tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ... và trong giờ học ngoại khóa như nghe nói chuyện lịch sử, tổ chức triển lãm tranh ảnh, tư liệu, thiết kế và trưng bày báo tường về biển, đảo Việt Nam, phát động các cuộc thi tìm hiểu, sáng tạo về chủ quyền biển, đảo quê hương. Những biện pháp trên hoàn toàn phù hợp trong dạy học Lịch sử. Ngoài ra nếu thực hiện theo những biện


110

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí