BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam - 2
- Thực Trạng Đào Tạo, Sử Dụng Giáo Viên Thpt Của Một Số Tỉnh Phía Nam Hiện Nay Và Sự Cần Thiết Phải Đào Tạo Theo Hợp Đồng Giữa Trường Đại
- Một Nguyên Nhân Nữa Cũng Phải Cần Đề Cập Đến, Đó Là Tác Động Của Yếu Tố Thị Trường, Yếu Tố Môi Trường Đến Giáo Dục Đào Tạo:
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
TẠ QUANG LÂM
XÂY DỰNG MỘT PHƯƠNG THỨC CHO VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HỢP ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh – 2002
LỜI CẢM TẠ
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với PGS. TS. TRẦN TUẤN LỘ, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Giáo sư, Tiến sĩ; Bùi Ngọc Oánh, Hoàn Tâm Sơn, Cao Duy Bình, Lê Sơn, Trương Văn Sinh, Chu Xuân Diên, Nguyễn Quang Điển, Nguyễn Xuân Tế, Đinh Ngọc Thạch, Võ Quang Phúc và thầy cô giáo của khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐHSP TP. HCM, đã tận tình giảng dạy cho tôi những kiến thức khoa học chuyên ngành, những kiến thức về khoa học quản lý, phương pháp nghiên cứu khoa học…
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến Ban Giám hiệu, Phòng KHCN-SĐH của Trường ĐHSP TP. HCM và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh chị em học viên cùng khóa, các bạn bè thân hữu đã giúp đỡ cung cấp nhưng tài liệu tham khảo cần thiết, hỗ trợ và động viên tôi trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học.
Tạ Quang Lâm
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 3
MỤC LỤC 4
A/ PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 8
4. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 8
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 10
7. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA Đề TÀI. 10
8. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
8.1) Một số khái niệm cơ bản 11
8.2) Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên những vấn đề sau 15
8.3) Đề tài đã được thực hiện bằng 15
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN THPT CỦA MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 17
1.1. Thực trạng đào tao và sử dung giáo viên THPT của một số tỉnh phía Nam 17
1.1.1. Tình hình đào tạo 17
1.1.2. Tình hình sử dụng 21
1.1.3. Nguyên nhân 23
1.2. Sự cần thiết phải đào tạo giáo viên theo hợp đồng giữa trường Đai học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các địa phương 30
1.2.1. Đặc điểm tình hình khu vực phía Nam 30
1.2.2. Sự cần thiết: 33
Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG 35
2.1. Xác đinh nhu cầu và khả năng kinh phí của địa phương 35
2.1.1. Xác định nhu cầu của các địa phương 35
2.1.2 . Khả năng kinh phí của địa phương. 60
2.2. Khả năng đáp ứng của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 61
2.2.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy 61
2.1.2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo 63
2.3. Sinh viên cam kết với địa phương 64
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 66
3.1. Kế hoạch của các địa phương - nhu cầu đào tạo giáo viên từng bộ môn 66
3.1.1. Kế hoạch của các địa phương: 66
3.1.2. Cải tiến công tác tuyển sinh 67
3.1.3. Kinh phí địa phương đóng góp 71
3.1.4. Thực hiên công viêc đào tạo của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 72
PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
1. KẾT LUẬN 77
2. KIẾN NGHỊ 78
2.1. Đối với Chính phủ, với ngành ngành giáo dục - đào tạo: 78
2.2. Đối với Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có nhu cầu đào tạo giáo viên theo địa chỉ 79
PHỤ LỤC VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
A/ PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hơn 10 năm qua, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo được hơn 7.000 giáo viên hệ chính qui tập trung (chủ yếu cho các tỉnh phía Nam). Tuy số lượng khá lớn như vậy, song không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp đều phục vụ trong ngành giáo dục.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2000, cả nước còn thiếu hàng trăm ngàn giáo viên các cấp phổ thông, vấn đề đó đã và đang được các cấp, các ngành tìm những phương án tốt nhất để có đủ đội ngũ giáo viên phổ thông. Dự báo nhu cầu giáo viên theo dự thảo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì số lượng giáo viên phổ thông cần tăng thêm 29.443 giáo viên mới đủ phục vụ giáo dục- đào tạo cho số học sinh phổ thông ngày một gia tăng (năm 2000: 67.828 giáo viên, năm 2010: cần 97.271 giáo viên).
Theo thông báo mới nhất của Tổng cục thống kê năm học 2001-2002, số giáo viên tiểu học có 353.800 người, tăng 1,7% so với năm học trước; số giáo viên Trung học cơ sở có
243.100 người, tăng 8,2%; số giáo viên Trung học phổ thông có 81.000 người tăng gần 10%. Tuy nhiên, so với qui định thì cả nước vẫn còn thiếu 70.100 giáo viên phổ thông, trong đó cấp Tiểu học thiếu 8.500 giáo viên, cấp Trung học cơ sở thiếu 41.200 giáo viên và cấp Trung học phổ thông thiếu 20.400 giáo viên. Chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là thiếu giáo viên nhiều nhất. (Báo Thanh niên số 2 (2202) ngày 2-1-2002)
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có một chức năng hết sức quan trọng là đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho cả nước, nhưng chủ yếu cho các tỉnh phía Nam.
Trước tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên của một số địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền giáo dục, theo sáng kiến của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một số Sở Giáo dục - Đào tạo, đồng thời được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 1997 đến nay Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo giáo
viên cho các tỉnh có nhu cầu, theo hình thức hợp đồng, nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên hiện đang thiếu.
Do đó việc nghiên cứu để tìm ra một phương thức có hiệu quả hơn cho việc đào tạo giáo viên Trung học phổ thông của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho các tỉnh phía Nam theo yêu cầu của các sở Giáo dục & Đào tạo bằng nguồn kinh phí của địa phương là rất cần thiết
Đó là những lý do để chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu của mình
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2. 1) Nắm được thực trạng và nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT của một số địa phương thuộc các tình phía Nam có ký kết hợp đồng đào tạo giáo viên với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.2) Đề xuất được một phương thức đào tạo giáo viên THPT có hiệu quả hơn theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đó.
2.3) Đề xuất được những giải pháp để thực hiện được việc đào tạo giáo viên THPT theo phương thức nói trên.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các Sở Giáo dục -Đào tạo ở các tỉnh phía Nam
3.2. Khách thể nghiên cứu là thực trạng đào tạo và sử dụng giáo viên THPT ở các tỉnh phía Nam trong thời gian qua và hiện nay.
4. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, tuy đời sống kinh tế vô cùng khó khăn, đặc biệt là chế độ tiền lương và các chế độ chính sách ưu đãi đối với ngành giáo dục không thể bảo đảm cuộc sống cho thầy cô giáo, mặt khác vị thế của người thầy giáo trong xã hội không được cao, vì vậy mà hàng năm có nhiều sinh viên viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm không nhận nhiệm sở, đặc biệt là sinh viên các tỉnh nghèo, điều kiện phát triển xã hội còn gặp khó khăn. Thậm chí giáo viên đã nhận nhiệm sở nhưng hàng năm bỏ việc cũng khá nhiều.