Những Tồn Tại Trong Xây Dựng Chiến Lược Xuất Khẩu Của Vinatex



Xúc tiến thành lập hệ thống thương mại với nước ngoài, đầu tư nghiên cứu thị trường các nước nhập khẩu và kết hợp chặt chẽ mọi phương tiện marketing.

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kỹ năng cao, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu để tăng nhanh việc phát triển thị trường truyền thống cũng như thâm nhập và phát triển thị trường mới. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Ngoài việc quảng cáo diễn ra bình thường trên các phương tiện in ấn, tiến hành quảng cáo thông qua catalog, bằng thư trực tiếp và hội chợ thương mại.

- Mở rộng quan hệ và hợp tác chặt chẽ với các kiều bào ở nước ngoài để tìm kiếm, tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó tổ chức các chuyến khảo sát, viếng thăm các hội chợ quốc tế, thu thập thông tin để tiếp cận người tiêu dùng và khuyếch trương sản phẩm của Vinatex trên thị trường thế giới.

- Đầu tư nghiên cứu thị trường, văn hoá xã hội của nước nhập khẩu để tìm ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng, tạo ra kênh sản phẩm xuất khẩu riêng biệt.

- Kết hợp các công cụ marketing phù hợp. Muốn cho người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài nhận biết được các sản phẩm của mình, Vinatex cần phải quảng cáo và khuyến mại dưới nhiều hình thức.

Coi trọng chất lượng, giá cả và thương hiệu.

- Triển khai đầu tư nhằm làm tăng năng lực sản xuất, thay thế công nghệ cũ và tăng chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn, đồng thời có những sản phẩm mũi nhọn sản xuất từ nguyên liệu sẵn có mang đặc thù Việt nam từ đó giảm dần và tiến tới bỏ chế độ gia công làm theo mẫu của khách hàng.


Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 8

- Kêu gọi đầu tư nước ngoài (liên doanh hoặc 100% vốn) tranh thủ vốn và công nghệ, kỹ thuật và phương pháp quản lý đồng thời tạo ra mối quan hệ hợp tác sản xuất giữa ngành dệt các nước.

- Thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt, xây dựng cho bản thân mỗi đơn vị có phong cách và nhãn hiệu lâu dài.

- Tiến hành xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Coi trọng việc quảng bá tên, nhãn hiệu, truyền thống của Vinatex không những ở thị trường nội địa mà ngay tại các thị trường xuất khẩu..

- Xúc tiến ngay việc cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề, kỹ năng vận hành và xử lý công việc của người lao động nhằm tăng nhanh năng suất. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn chế những lãng phí lớn về thời gian và sức người vốn ít được để tâm tới.

4.5.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một nhân tố rất quan trọng không chỉ trong việc xây dựng chiến lược mà ngay trong việc thực hiện chiến lược. Phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề luôn được Vinatex coi trọng hàng đầu, bởi vậy Vinatex đã đề ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực như sau:

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên sát hạch các cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng để tăng năng suất.

Cung cấp các khoá đào tạo về kỹ năng bán hàng, đào tạo các chuyên gia marketing ( bao gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng).

Tập trung đầu tư mạnh cho đội ngũ thiết kế cả về trình độ kiến thức và cơ sở vật chất cho thực hành, đẩy mạnh các hoat động giao lưu cả ở trong và ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.



Mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may. Xây dựng mới trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành dệt may với các nội dung tập trung cho quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, kỹ thuật bán hàng,…

Đào tạo công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực trong dây chuyền sản xuất đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường cả trong và ngoài nước.

Đào tạo những chuyên gia am hiểu kinh doanh quốc tế, có đầy đủ trình độ để hỗ trợ trong hợp tác và kinh doanh quốc tế.

Đẩy mạnh đào tạo kỹ sư, công nhân trong lĩnh vực sợi - dệt – nhuộm. Phối hợp với các trường đại học để có chương trình đào tạo phù hợp với những dự án chiều sâu.

Hợp tác với nước ngoài mở trường đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao khả năng đào tạo, cơ sở vật chất cho giảng dạy và thực hành.

4.5.4 Giải pháp huy động vốn

Nhu cầu cho đầu tư phát triển của Vinatex là rất lớn. Trong giai đoạn 2006-2010, Vinatex dự kiến đầu tư 12.475 tỷ đồng cho khâu thiết kế mẫu mã, sản xuất nguyên phụ liệu và quảng bá sản phẩm. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển là vấn đề lớn và cấp thiết, nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinatex và qua đó, ảnh hưởng mạnh đến việc đảm bảo thực hiện mục tiêu xuất khẩu của Vinatex.

Một số giải pháp huy động vốn:

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cán bộ, công nhân viên, người lao động.

Áp dụng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng để Vinatex huy động vốn.


Đẩy mạnh hoạt động cổ phần hoá.

Khuyến khích, kêu gọi đầu tư cả ở trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh hoạt động thuê tài chính.

Dùng uy tín, thương hiệu của mình để thuê các thiết bị công nghệ của nước ngoài.

II. Những tồn tại trong xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex

Qua thực trạng việc xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex, có thể nhận thấy có một số các hạn chế và các hạn chế này là nguyên nhân làm cho việc xây dựng chiến lược xuất khẩu của Vinatex chưa đạt được hiệu quả như mong đợi:

Thứ nhất, tuy ban lãnh đạo tập đoàn tập đoàn cũng như các bộ phận chức năng đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính sống còn của việc phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhưng việc thực hiện chiến lược xuất khẩu lại chủ yếu do các công ty phụ thuộc đảm trách. Trong khi đó nhận thức về chiến lược xuất khẩu của lãnh đạo các công ty này mới chỉ dừng ở mức giới hạn. Đây là thực trạng xây dựng chiến lược ở phần lớn các doanh nghiệp dệt, may thuộc Vinatex. Các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp dệt, may thuộc Vinatex chưa có sự đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay. Họ chủ yếu tiếp nhận chiến lược xuất khẩu và thực hiện một cách thụ động và cứng nhắc theo sự chỉ đạo của Tập đoàn. Chính vì vậy chiến lược xuất khẩu do tập đoàn đưa ra không được thực hiện một cách hiệu quả.

Thứ hai, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu theo phương pháp “ trên - dưới - trên” là một phương pháp khá tối ưu vì nó kết hợp được ý tưởng của ban lãnh đạo cũng như những tính toán phù hợp của các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, do thiếu tính chuyên nghiệp vì chưa có một bộ phận chuyên


trách đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược cho tập đoàn nên chiến lược xuất khẩu chưa hoàn thiện.

Thứ ba, xét về các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu, Vinatex đã thực hiện các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu khá đầy đủ và cụ thể, tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót như chưa xác định được lợi thế riêng biệt, đã có nghiên cứu thị trường, khách hàng tuy nhiên việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh còn nhiều hạn chế, chiến lược tối ưu chưa được đề cập tới. Việc phân tích SWOT và các bước khác khá sơ sài. Các giải pháp thực hiện vẫn còn khá chung chung.

Thứ tư, Vinatex tuy đã đề cập đến hướng khắc phục các điểm yếu của mình nhưng còn khá sơ sài, chưa cụ thể.

Thứ năm, năng lực của các nhà quản lý lãnh đạo chiến lược xuất khẩu còn khiêm tốn. Điều này phụ thuộc vào trình độ đã được đào tạo, trình độ nhận thức của mỗi người về vấn đề đang phải giải quyết, kinh nghiệm của họ, môi trường làm việc,… Việc yếu kém về năng lực nói chung cũng như năng lực quản lý nói chung của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu.

Thứ sáu, về vĩ mô, môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn thiện, chưa tạo ra các cơ chế kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cua việc xây dựng chiến lược xuất khẩu.

Thứ bảy, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu hiện tại vẫn còn mang nặng tính hình thức. Bởi vây, chiến lược xuất khẩu chưa phát huy được ảnh hưởng và ý nghĩa của nó.

Thứ tám, các nhà lãnh đạo cũng như các nhà quản lý Vinatex cần khắc phục và vượt qua những cản trở của tình trạng tham nhũng, quan liêu. Nạn tham nhũng và quan liêu đang trở thành vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra sự bất bình đẳng nói


chung trong xã hội, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia và hơn nữa tác động xấu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó khiến cho chiến lược mất đi vai trò vốn có của nó. Chính vì vậy, có hạn chế được nạn tham nhũng, quan liêu, các doanh nghiệp mới có thể xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh xuất khẩu của mình.

Thứ chín, việc xây dựng và thực hiện những tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp còn khá hạn chế, nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về phạm trù đạo đức kinh doanh vẫn còn chưa đầy đủ.

Sở dĩ có những tồn tại trên là do cả những nguyên nhân chủ quan bắt nguôn từ phía doanh nghiệp và cả những nguyên nhân khách quan từ những bất cập trong cơ chế quản lý, các chính sách của nhà nước…


Chương III‌‌

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI VINATEX TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HIỆN NAY


I. Xu hướng toàn cầu hoá, những cơ hội và thách thức.

1. Toàn cầu hoá là xu hướng khách quan.

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình toàn cầu hoá hiện nay vừa là hợp tác, vừa cạnh tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, đảm bảo phân phối lợi ích công bằng hơn, hợp lý hơn.

Những đặc trưng của quá trình toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất, đây là quá trình có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ một cá nhân nào, không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ một tổ chức hay thế lực nào. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, tất yếu không thể cưỡng lại và mọi quốc gia chỉ có thể có một cách duy nhất là chấp nhận và tuân thủ mọi “luật chơi” của toàn cầu hoá. Những nguyên tắc đó thể hiện trong các quy tắc chung nhất của các tổ chức kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế như WTO, AFTA.

Toàn cầu hoá là một xu thế có tính chất bao trùm, khách quan của thời đại, song cần phải khẳng định xu thế đó bắt nguồn sâu xa từ quá trình phát triển tất yếu của xã hội, nó là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố. Đó chính là: cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế thị trường đạt đến trình độ cao và chính sách của mọi quốc gia trên thế giới thích ứng với quá trình đó. Toàn cầu hoá và những nguyên tắc của nó trong từng thời kỳ phản ánh một sự so sánh lực lượng giữa các tác nhân vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau, và biến đổi cùng với những biến đổi trong so sánh lực lượng giữa các tác nhân ấy.



Thứ hai, toàn cầu hoá là biểu hiện giai đoạn phát triển ở mức cao trong qua trình phát triển của xã hội loài người, thường quá trình đó diễn ra theo các bước như sau:

Giai đoạn 1: Quốc gia phát triển (toàn diện) Giai đoạn 2: Liên minh quốc gia (từng lĩnh vực) Giai đoạn 3: Quốc tế hoá (từng lĩnh vực)

Giai đoạn 4: Toàn cầu hoá (từng lĩnh vực)

Xét về hiện tượng, toàn cầu hoá không phải là điều mới mà nó là kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người. Qúa trình đó đã được dự báo từ khi CNTB ra đời (thế kỷ 16) và lúc bấy giờ được gọi là quá trình quốc tế hoá.

Thứ ba, đây là một hiện tượng có tính chất bao quát mọi lĩnh vực đời sống trong xã hội loài người. Thường thấy phổ biến nhất của khái niệm toàn cầu hoá là trong lĩnh vực kinh tế, song kinh tế chỉ là một trong nhiều lĩnh vực vận dụng khái niệm đó.

Thứ tư, quá trình này mang lại những thời cơ, thuận lợi cho mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, thậm chí mỗi cá nhân. Nhìn nhận về vấn đề toàn cầu hoá hiện nay có hai quan điểm chủ yếu, đó là tích cực và tiêu cực. Thường các doanh nghiệp đang phát triển mạnh và luôn có ưu thế thì coi toàn cầu hoá là một yếu tố tích cực, nó sẽ mang lại thời cơ để khai thác tối đa các nguồn lực không bị hạn chế bởi biên giới lãnh thổ quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nhằm tăng lợi nhuận, vị trí của mình trên thị trường.

Thứ năm, toàn cầu hoá đưa lại những thách thức mà con người và xã hội phải giải quyết. Chẳng hạn như, nó mang lại sự cạnh tranh khốc liệt không phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp ở đâu dù có tham gia hay không tham gia vào thị trường toàn cầu. Ngoài ra còn một loạt các vấn đề xã hội có tính toàn cầu như đang thách thức toàn thể loài người mà không một quốc gia, một dân tộc nào có thể tự mình giải quyết được, mà ở đây nó đòi hỏi phải có

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí