Mục Tiêu Và Định Hướng Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Ngành Dệt May Việt Nam


chiều sâu. Như vậy, các DN có qui mô nhỏ và vừa sẽ đẩy mạnh sản xuất nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và CLSP, đây là những tiền đề cho phát triển bền vững của các DN.

Luận án cũng đã đánh giá chung về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt

may Việt Nam, thể hiện ở các điểm sau: (1) Góp phần nâng cao NLCT của DN Dệt may Việt Nam; (2) Tạo điều kiện và thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của DN Dệt may trong nước; (3) Góp phần nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động của các DN Dệt may Việt Nam; (4) Thúc đẩy sự liên kết giữa các DN và sự phát triển của ngành CNHT ở Việt Nam. Bên cạnh việc nêu những kết quả tích cực, luận án đã chỉ ra những hạn chế như: (1) Hạn chế trong việc phổ biến và CGCN; (2) Khả năng tự chủ đầu vào của các DN Dệt may Việt Nam còn hạn chế;

(3) Công tác thiết kế thời trang trong các DN Dệt may còn yếu; (4) Phương thức tổ

chức sản xuất và xuất khẩu của các DN Dệt may còn nhiều hạn chế.

Đồng thời, Luận án cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân của hạn chế, bao gồm: (1) Đầu tư đổi mới công nghệ chưa được quan tâm đúng mức do thiếu vốn và thiếu thông tin; (2) NNL dệt may còn nhiều yếu kém và thiếu lao động có trình độ tay nghề cao; (3) Việc nghiên cứu và triển khai chưa phát triển; (4) Ngành CNH T chưa phát triển; (5) Chưa thu hút các nhà đầu tư lớn của các MNCs vào đầu tư; (6) Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức; (7) Tính liên minh, liên kết của các DN Dệt may trong nước và DN FDI còn hạn chế . Đây là những tiền đề, cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp ở Chương 3.


CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÁC ĐỘNG TRÀN TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TRÀN TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

3.1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may Việt Nam

3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành Dệt may tới năm 2020

Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam - 17

3.1.1.1. Mục tiêu chung

- Phát triển ngành Dệt may trở th ành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới;

- Dịch chuyển và tái cơ cấu lại ngành Dệt may, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực. Hình thành khu vực thiết kế, dịch vụ và thương mại dệt may nhằm lôi cuốn phát triển sản xuất tại các khu vực khác;

- Đảm bảo cho ngành Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ s ở công nghhiện đại, hệ thống QLCL, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực tiên tiến;

- Xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập thị trường thế giới.

- Đảm bảo tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, góp phần ổn định KTXH của cả nước;

- Hướng tới SXKD các sản phẩm dệt may có GTGT cao, phục vụ xuất khẩu và đáp ứng thị trường nội địa;

- Đảm bảo DN phát triển bền vững cùng với môi trường bền vững. Đẩy

mạnh triển khai chương trình sản xuất sạch hơn tại các DN Dệt may, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000.


3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm năm 2030 (Phụ lục 2.29) đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển ngành dệt may như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành là 12,41%/năm. Trong đó, ngành Dệt tăng 11%/năm, ngành May tăng 14%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 13%/năm, đạt 20-21 tỷ USD vào năm 2015, chiếm 16% kinh ngạch xuất khẩu cả nước;

- Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành là 11,49%/năm. Trong đó, ngành Dệt tăng 11%/năm, ngành May tăng 12%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 9%/năm, đạt 31-32 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 14,85% kinh ngạch xuất khẩu cả nước;

- Giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành là 7,5%/năm. Trong đó, ngành Dệt tăng 7%/năm, ngành May tăng 8%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 7%/năm, đạt 62-63 tỷ USD vào năm 2030, chiếm 11,27% kinh ngạch xuất khẩu cả nước [6];

3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt

may Việt Nam

Thu hút FDI là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa, góp phần đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước. Để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, tạo điều kiện cho tác động tràn tích cực xuất hiện thì định hướng thu hút FDI vào ngành Dệt may như sau:

- Thu hút FDI nhằm phát triển ngành Dệt may cả về quy mô, năng lực sản xuất cũng như CLSP, trên cơ sở tích cực mở rộng thị trường, đầu tư đồng bộ công nghệ, lựa chọn thiết bị tiên tiến, nâng cao tay nghề công nhân... để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế. Đồng thời, thiết kế mẫu mã sản phẩm độc đáo, có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn không chcho người có thu nhập trung bình mà còn cho người có thu nhập cao.

- Thu hút FDI vào ngành Dệt may Việt Nam phải theo hướng cân đối, khép


kín quy trình sản xuất trên địa bàn nơ i sản xuất, từ khâu kéo sợi, dệt vải... nhằm phát huy tối đa năng lực nhà xưởng, thiết bị, máy móc, lao động, tiết kiệm chi phí vận chuyển và thời gian. Từ đó, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; phát triển công nghiệp dệt gắn liền với công nghiệp may nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, góp phần cải thiện NSLĐ và thúc đẩy xuất khẩu.

- Thu hút FDI vào ngành dệt may phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, vừa phân công, vừa hợp tác giữa các đơn vị sản xuất quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa các DN trong nước và DN FDI. Trong đó, các DN quốc doanh là đơn vị đầu mối phát triển các vệ tinh ngoài quốc doanh, góp phần chuyển dịch CCKT và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các DN FDI là xúc tác, thúc đẩy NLCT và tăng cường hoạt động R&D của các DN trong nước.

- Thu hút FDI vào ngành Dệt may cần đảm bảo hiệu quả KTXH của đầu tư như tốc độ tăng trưởng năng suất, chất lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm... Đồng thời, các vấn đề xã hội như việc làm, giải phóng mặt bằng, môi trường pháp lý, MTĐT... cũng cần đặt ra khi lựa chọn dự án.

- Thu hút FDI vào ngành Dệt may cần phải đầu tư và phát triển cân đối giữa ngành dệt và ngành may. Khuyến khích FDI phát triển thượng nguồn ngành Dệt may và phát triển CNHT ngành Dệt may.

3.2. Quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

Để khai thác, tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam, theo tác giả, cần phải quán triệt những quan điểm sau:

3.2.1. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu

cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách nâng cao năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp Dệt may trong nước.

Nâng cao NLCT của các DN Dệt may trong nước sẽ hạn chế được tác động

tràn tiêu cực do “hiệu ứng cạnh tranh” từ các DN Dệt may FDI tạo ra. Hiện nay, các


DN Dệt may trong nước phải đối mặt với các DN FDI có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và NLCT cao, cạnh tranh quyết liệt trong thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế. Trong điều kiện quy mô DN nhỏ, vốn ít, lại gặp một thách thức rất lớn là chất lượng NNL thấp, đa số DN Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, không chủ động được nguyên vật liệu cho SXKD . Nhiều DN chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín chất lượng và NLCT trên thị trường khu vực và thế giới; chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các DN Việt Nam còn nhiều hạn chế…

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt may trong nước so với sản phẩm của các DN Dệt may FDI là cần thiết để tận dụng tác động tràn từ FDI bởi vì lợi thế so sánh của sản phẩm hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao tính độc đáo; hàm lượng tư bản và tri thức trong sản phẩm; cải tiến mẫu mã, bao bì và dịch vụ hậu mại của sản phẩm... cho phù hợp với các đối tượng người tiêu dùng. Có như vậy mới làm GTGT của sản phẩm tăng lên, trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Ở đây có vai trò của Nhà nước và các tổ chức trung gian trong hỗ trợ thông tin, phát triển dịch vụ sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, hậu mại , trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai công nghệ trên phạm vi lớn.

Chính vì vậy, việc nâng cao NLCT là vấn đề có tính chất sống còn của DN Việt Nam. Chỉ có nâng cao NLCT của DN thì mới tận dụng được tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của F DI tới các DN Dệt may Việt Nam.

3.2.2. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách tăng quy mô và tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam;

Theo quan điểm này, tăng quy mô DN và tiềm lực tài chính của DN Dệt may sẽ tạo điều kiện cho các DN có “sức khỏe” tốt hơn trước những những yếu tố bất lợi do “người khổng lồ” FDI mang lại, đồng thời tận dụng được những lợi thế do sự xuất hiện của FDI mang lại. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt với các DN FDI,


những DN nào có quy mô phù hợp, tiềm lực tài chính mạnh th ì hoạt động R&D, CGCN sẽ được tiến hành một cách dễ dàng. Lượng kinh phí dành cho ứng dụng, cải tiến công nghệ hàng năm của DN càng lớn tức là DN đã đầu tư thực hiện nhiều hoạt động ứng dụng, cải tiến kỹ thuật và CGCN.

Mặt khác, việc công nghệ mới được ứng dụng trong các DN FDI là sức ép đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước. Sức ép này thúc đẩy các DN trong nước tham gia tích cực hơn vào việc CGCN và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động R&D của mình để hấp thụ tốt hơn công nghệ mới. Tuy nhiên, h iệu quả đổi mới công nghệ lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, quản lý của lãnh đạo cũng như kiến thức, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động của các DN Dệt may Việt Nam. Đây là lực lượng chính của DN để tiếp nhận, khai thác và không ngừng cải tiến công nghệ phục vụ SXKD của DN, là yếu tố quyết định khả năng của DN trong việc tiếp nhận, ứng dụng, cải tiến các tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào SXKD và mở rộng quy mô ứng dụng chúng. Để có được quá trình đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao, DN phải chuẩn bị được NNL thích ứng với yêu cầu của công nghệ. Trong thời đại ngày nay, khi mà KH&CN phát triển như vũ bão thì lao động có chuyên môn càng có quyết định rất lớn đến hiệu quả đổi mới công nghệ, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Qua đó cho thấy, ngoài việc đầu tư cho đổi mới trang thiết bị, máy móc, cũng phải chú trọng đến các chính sách đào tạo NNL.

3.2.3. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách thu hút đầu tư vào thượng nguồn ngành dệt may, vào ngành công nghiệp hỗ trợ và chủ động liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nước ngoài

Theo quan điểm này, để tạo điều kiện cho tác động tràn tích cực của FDI xuất hiện và tận dụng được tác động tràn tích cực từ FDI thì phải phát triển được CNHT ngành Dệt may. Bởi vì, ngành CNHT quá yếu sẽ không hấp dẫn các MNCs đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Việc thu hút FDI vào việc phát triển CNHT ngành Dệt may có ý nghĩa rất lớn, một mặt góp phần mở rộng quy mô của ngành CNHT Dệt may, tức là mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm phụ trợ ngành Dệt may nội


địa, mặt khác giúp các DN trong nước được tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ

quản lý cao dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc các DN trong nước chủ động liên kết với các DN FDI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Dệt may trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ, quản lý và đặc biệt là tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Mặt khác, công nghệ cũng dễ lan nhanh từ nước này sang nước khác, nên những nước có nguồn lực lao động dồi dào, khéo tay và tiền lương rẻ sẽ dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh lớn. Việt Nam rất có triển vọng cạnh tranh trong lĩnh vực này, nhưng vì những lý do nêu trên mà Việt Nam chưa trở thành một trong những nơi sản xuất chính tại châu Á.

3.2.4. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách sàng lọc các dự án đầ u tư trực tiếp nước ngoài, lựa chọn, không thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết vchuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án .

Để thích ứng với tình hình mới hiện nay, Nhà nước cần có chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững, chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại và hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng và NLCT của nền kinh tế. Phát triển bền vững phải được coi là yêu cầu xuyên suốt. Nhà nước cần chọn dự án và đối tác đầu tư một cách chủ động, các dự án FDI phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trườn g; khuyến khích các dán sử dụng công nghệ “sạch”, hạn chế các dự án tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến; từ chối cấp phép những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, các dán sử dụng lãng phí và tiêu tốn nhiều năng lượng…

Do đó, các cam kết về CGCN cần được coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI. Bởi vì, mặc dù thu hút FDI vẫn là một mục tiêu quan trọng, nhưng để có chuyển biến về chất trong quá trình CNH thì công nghệ phải được ưu tiên. Việt Nam cần


lựa chọn các dự án FDI vào các ngành có GTGT, không nên khuyến khích các dự án khai thác TNTN... Ngay từ khâu thẩm định và phê duyệt dự án FDI, phải dựa trên cơ sở lợi ích căn bản, lâu dài của đất nước để thực hiện. Khi có côn g nghệ hiện đại, thì mục tiêu chất lượng FDI hay chất lượng tăng trưởng sẽ dễ dàng đạt được. Công nghệ giúp nâng cao trình độ sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị ở mức cao hơn và bảo vệ được môi trường sinh thái.

3.2.5. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách ư u tiên thu hút các nhà đầu tư thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam.

Các MNCs có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý và nắm giữ công nghệ nguồn của thế giới. Để tiếp cận và n hận chuyển giao được công nghệ tiên tiến, đáp ứng được mục tiêu “ đi tắt đón đầu” về công nghệ, Việt Nam cần phải có chính sách thu hút riêng đối với các MNCs này.

Hoạt động đầu tư của các MNCs có sự vượt trội về quy mô vốn, trình độ công nghệ chuyển giao và kỹ năng quản lý so với các tổ chức và cá nhân khác. Đây thực sự là những nhà đầu tư có tiềm lực lớn về tài chính và công nghệ. FDI của các MNCs xuất phát từ chính nhu cầu tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, khi đã quyết định đầu tư, họ th ường huy động và sử dụng những khoản vốn lớn cùng những công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý hiện đại. Dẫn đầu trong các lĩnh vực này có nghĩa là đi trước các đối thủ và giành ưu thế trên thị trường. Vì vậy, trong chiến lược phát triển của mình, các MNCs luôn dành sự ưu tiên cho hoạt động R&D. Mặt khác, hoạt động FDI là cách thức có hiệu quả nhất để các MNCs sử dụng và gia tăng quy mô vốn, đồng thời phát triển và CGCN hiệu quả nhất. Thu hút FDI từ các MNCs có cơ hội tiếp xúc được với công nghệ nguồn, công nghệ gốc, công nghệ xanh - công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu. Đồng thời, thu hút được các MNCs tới đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn, các vệ tinh khác cùng vào làm ăn với Việt Nam.

3.2.6. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách t ăng cường công tác thanh,

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí