3.2. ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH, THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, GIÁM SÁT, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ
3.2.1. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh tài chính ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến và còn hạn chế cả về quy mô lẫn loại hình sản phẩm. Một trong những rào cản cho việc phát triển các loại sản phẩm này chính là chưa có một khung pháp lý rõ ràng và phù hợp để điều tiết các hoạt động trên thị trường. Ngay cả một số sản phẩm tài chính phái sinh đã được tiến hành giao dịch ở các ngân hàng thương mại như quyền chọn tiền đồng, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa VND và USD… nhưng vẫn chưa có những quy định pháp lý chính thức cho phép ngân hàng thương mại kinh doanh và đầu tư vào những sản phẩm này.
Cũng tương tự như thế, khung pháp lý về CKPS nói chung vẫn còn là một mảng còn hết sức mới mẻ, cần được xây dựng chặt chẽ, đồng bộ để làm cơ sở cho việc phát triển ổn định và vững chắc cho TTCK phái sinh sắp tới.
Kể từ khi TTCK được thành lập và hoạt động, tất cả các văn bản trước kia quy định về chứng khoán và TTCK đều chưa có khái niệm về CKPS hay quyền chọn cổ phiếu, như Quyết định số 79/2000QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 về việc ban hành Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán cho đến Nghị định số 144/2003/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số 58/2004/TT-BTC Thông tư Bộ tài chính thi hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP hướng dẫn về Thành viên và giao dịch chứng khoán.
Cho đến khi Luật số 70/2006/QH 11 được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9, khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2007 quy định về chứng khoán và TTCK ra đời, ngoài các loại chứng khoán thông thường đã được quy định tại các văn bản pháp lý trước kia như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay quyền chọn mua cổ phần, TTCK đón nhận thêm các loại chứng khoán mới quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai hay chỉ số chứng khoán.
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình khung pháp lý TTCK phái sinh các nước và điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng khung pháp lý về CKPS với kết cấu như sau:
Cấp ban hành Khung pháp lý & hệ thống các quy định về chứng khoán phái sinh
Quốc hội
Luật doanh nghiệp Luật chứng khoán
Chính phủ, Bộ tài chính, các Bộ ngành liên quan
Các nghị định/thông tư/văn bản hướng dẫn giao dịch CKPS
UBCKNN
Các văn bản quy phạm pháp luật về CKPS, quy định quản
lý & tổ chức SGDCK phái sinh, TTTTBT
SGDCK phái sinh, TTTTBT
Bộ quy chế giao dịch
của SGDCK phái sinh
Các nguyên tắc, chuẩn mực của các Hiệp hội KD CKPS
Bộ quy chế của Trung
Quy chế thanh toán bù trừ
Quy chế về KD thanh toán bù trừ
Quy chế quản lý thành viên TTBT
Quy định về quản trị công bố thông tin
Quy định quản lý thành viên
Quy định về kiểm soát rủi ro
Quy định về vi phạm hợp đồng
Quy định về giao dịch
Quy định về SP / hợp đồng
tâm thanh toán bù trừ
3.2.2. Quy định về hoạt động giao dịch
3.2.2.1. Các thông số về quyền chọn cổ phiếu:
a. Mã quyền chọn cổ phiếu:
Mỗi quyền chọn cổ phiếu được niêm yết 1 mã riêng để thuận tiện cho việc giao
Mã option = Mã cổ phiếu cơ sở + Mã tháng đáo hạn
dịch và theo dõi trên bảng điện. Mã của 1 quyền chọn sẽ bao gồm các thành phần sau:
Trong đó:
Mã option: mã quyền chọn.
Mã cổ phiếu cơ sở: mã giao dịch của cổ phiếu cơ sở trên SGDCK TP.HCM.
Mã tháng đáo hạn: SGDCK TP.HCM sẽ đưa ra các quy định về tháng đáo hạn đối với 1 option cổ phiếu được đưa vào giao dịch trên sàn chính thức. Mỗi tháng đáo hạn này được ký hiệu bởi 1 ký tự trong bảng chữ cái.
Bảng mã đáo hạn
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Quyền chọn mua | A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L |
Quyền chọn bán | M | N | O | P | Q | R | S | T | U | V | W | X |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Giao Dịch Chứng Khoán Tại Sở Giao Dịch
- Sự Cần Thiết Ra Đời Quyền Chọn Cổ Phiếu Tại Sgdck Tp.hcm:
- Điều Kiện 3: Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Và Công Nghệ, Gồm 2 Yếu Tố
- Điều Kiện Trở Thành Thành Viên Giao Dịch Quyền Chọn Tại Sở:
- Giải Pháp Về Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Công Nghệ
- Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Ví dụ:1 option cổ phiếu STB có ký hiệu STBJ được hiểu như sau:
- STB: mã giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
- J: ký hiệu quyền chọn mua, đáo hạn vào tháng 10.
b. Loại quyền chọn: áp dụng 2 loại quyền chọn phổ biến gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Như thế, có 4 loại giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM, đó là:
- Mua quyền chọn mua.
- Bán quyền chọn mua.
- Mua quyền chọn bán.
- Bán quyền chọn bán.
c. Kiểu quyền chọn:
Trong giai đoạn đầu, để loại bỏ sự phức tạp và khó khăn cho nhà đầu tư cũng như
thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra giám sát, SGDCK TP.HCM chỉ nên áp dụng
quyền chọn kiểu Châu Âu vì quyền chọn kiểu này có tính ổn định và giảm thiểu rủi ro
cho người bán và giá của quyền chọn rẻ hơn đối với người mua.
d. Quy mô hợp đồng:
Để khuyến khích giao dịch quyền chọn cổ phiếu trong một thị trường còn mới mẻ và các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn như Việt Nam, một hợp đồng quyền chọn (hay gọi tắt là 1 quyền chọn) nên được quy định là 10 cổ phiếu (nghĩa là nhà đầu tư có quyền mua/bán 10 cổ phiếu nếu thực hiện một hợp đồng quyền chọn). Quy định này cũng phù hợp với lô giao dịch trên TTCK cơ sở (10 cổ phiếu).
3.2.2.2. Quy định về hệ thống giao dịch:
a. Phương thức giao dịch:
Trong thời gian đầu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho TTTTBT trong việc thu ký quỹ ban đầu từ các CTCK/nhà đầu tư, cần giới hạn số lượng hợp đồng được đặt trên một lệnh trong trường hợp giao dịch mở vị thế. Vì vậy, SGDCK TP.HCM chỉ nên tổ chức giao dịch quyền chọn thông qua hệ thống khớp lệnh điện tử theo phương thức khớp lệnh, bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục tương tự như giao dịch cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM.
b. Thời gian giao dịch:
SGDCK TP.HCM tổ chức thời gian giao dịch một phiên buổi sáng vào các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định. Thời gian giao dịch quyền chọn nên được tổ chức mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn sàn GDCK cơ sở 15 phút như sau, cụ thể như sau:
8h15 – 9h00 | 9h00 – 10h15 | 10h15 – 10h45 | |
Phương thức giao dịch | Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa | Khớp lệnh liên tục | Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa |
Tình hình giao dịch thời điểm mở cửa thị trường và giá mở cửa của CKPS được xem là kim chỉ nam cho xu hướng của TTCK cơ sở, từ đó tác động đến tâm lý và quyết định về giá của nhà đầu tư trên TTCK cơ sở. Khoảng thời gian 15 phút từ phiên mở cửa sàn giao dịch CKPS đến phiên mở cửa sàn giao dịch chứng khoán cơ sở là cần thiết và đủ để nhà đầu tư cân nhắc đưa ra quyết định mua bán chứng khoán cơ sở.
Trong khi đó, thời gian đóng cửa trễ hơn tạo điều kiện cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định giao dịch CKPS chính xác hơn dựa trên thông tin đóng cửa của TTCK cơ sở. Giá đóng cửa của TTCK cơ sở sẽ được dùng để định giá tài khoản vị thế của nhà đầu tư nên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định lời/lỗ và mức ký quỹ bổ sung (nếu có). Nên việc duy trì giao dịch CKPS thêm 15 phút sau khi đã có các thông tin này trong cùng một ngày giao dịch (tức khi TTCK chưa có nhiều thông tin khác gây ảnh hưởng đến giá) là vô cùng cần thiết nhằm tăng tính thanh khoản của CKPS và bảo vệ nhà đầu tư. Ngoài ra, việc đóng cửa sàn giao dịch CKPS trễ hơn còn giúp nhà đầu tư thực hiện được chiến lược giao dịch CKPS để phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch chứng khoán cơ sở của mình vừa được thực hiện trong cùng ngày giao dịch.
Riêng vào ngày giao dịch cuối cùng: thời gian đóng cửa sẽ sớm hơn ngày giao
dịch thông thường, có thể đóng cửa sớm hơn TTCK cơ sở từ 30 đến 60 phút.
c. Lệnh giao dịch:
Do thị trường quyền chọn là thị trường mới nên chỉ áp dụng lệnh giới hạn cho giao dịch quyền chọn. Đây là loại lệnh phổ biến và được áp dụng chủ yếu tại các Sở chứng khoán quốc tế, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã rất quen thuộc với loại lệnh này do tính dễ sử dụng và hiệu quả của nó.
d. Đơn vị giao dịch:
Để thuận tiện cho việc tính toán giá trị, đơn vị giao dịch sẽ là 01 hợp đồng. Mỗi
hợp đồng bao gồm 10 cổ phiếu (tương đồng với giao dịch cổ phiếu).
e. Đơn vị yết giá:
Tùy theo mức giá quyền chọn mà SGDCK TP.HCM đưa ra đơn vị yết giá khác
nhau, cụ thể đơn vị yết giá được quy định đối với giá quyền chọn như sau:
Dưới 50.000 | 50.000 đến trên 100.000 | Trên 100.000 | |
Đơn vị yết giá (VNĐ) | 100 | 500 | 1.000 |
f. Biên độ dao động giá:
Do mối quan hệ mật thiết giữa cổ phiếu trên TTCK cơ sở với quyền chọn cổ phiếu trên TTCK phái sinh nên sự biến động giá hợp đồng quyền chọn sẽ bị tác động bởi giá cổ phiếu đang giao dịch. Vì thế, biên độ dao động giá quyền chọn được quy định căn cứ
vào tình hình cụ thể của thị trường và biên độ dao động giá cổ phiếu. Cụ thể: trong giai đoạn đầu, SGDCK TP.HCM áp dụng biên độ dao động giá quyền chọn cổ phiếu là + 5
% so với giá tham chiếu (giống biên độ dao động giá cổ phiếu).
g. Giá tham chiếu:
Khác với TTCK cơ sở, trong ngày đầu niêm yết mới hoàn toàn một sản phẩm quyền chọn, SGDCK TP.HCM không đưa ra mức giá tham chiếu, mà để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ nhà đầu tư cá nhân, SGDCK TP.HCM sẽ cung cấp chương trình tính giá hợp lý quyền chọn trên trang web của Sở để nhà đầu tư có thể tham khảo nhằm đưa ra mức giá giao dịch hợp lý tùy theo khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người.
Đối với những ngày giao dịch khác, giá tham chiếu sẽ là giá khớp lệnh đóng cửa
của ngày giao dịch trước đó.
h. Giá thực hiện:
SGDCK TP.HCM cần đưa ra các chuỗi quyền chọn cổ phiếu có giá thực hiện gần với giá thị trường tại thời điểm hiện tại của cổ phiếu nhằm khuyến khích giao dịch và hình thành nên một mức phí giao dịch hợp lý. Trong trường hợp giá cổ phiếu tăng hay giảm, các mức giá thực hiện mới gần với giá cổ phiếu hơn sẽ được SGDCK TP.HCM bổ sung vào.
Việc thiết lập giá thực hiện, SGDCK TP.HCM có thể áp dụng mức chênh lệch giá
sau:
Giá cổ phiếu (VNĐ) | |
500 | P < 100.000 |
1.000 | 100.000 = < P < 200.000 |
2.000 | P > = 200.000 |
i. Tỷ lệ ký quỹ:
Tùy theo loại giao dịch quyền chọn mà đưa ra mức ký quỹ cụ thể nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Trong bước đầu áp dụng giao dịch quyền chọn, để tạo ra sự ổn định cho thị trường và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, SGDCK TP.HCM cần quy định mức ký quỹ cao.
Mua quyền chọn mua/quyền chọn bán: do ở vị thế mua nên có thể không thực hiện quyền, do đó không cần ký quỹ nhưng nhà đầu tư phải có đầy đủ số dư tiền trong tài khoản khi muốn thực hiện quyền để đảm bảo thanh toán.
Bán quyền chọn mua: nhà đầu tư phải có đầy đủ số dư cổ phiếu trong tài khoản chứng khoán tương ứng với khối lượng hợp đồng chào bán.
Bán quyền chọn bán: nhà đầu tư phải có số dư tiền trong tài khoản tương ứng
100% giá trị hợp đồng.
j. Phí giao dịch và phí thanh toán:
Về phí giao dịch: nên được quy định mức phí tối đa, ở mức 0,5% giá trị giao dịch như TTCK cơ sở. Từ đó, tạo được tính cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ để nhà đầu tư có được mức phí hợp lý, dịch vụ tốt nhất.
Về phí thanh toán: đề nghị chưa thu loại phí này như TTCK cơ sở.
k. Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện:
Nhằm ngăn chặn giao dịch thao túng thị trường, SGDCK TP.HCM cần phải đưa ra quy định về hạn mức vị thế (số quyền chọn tối đa mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ về 1 phía của thị trường) và hạn mức thực hiện (số quyền chọn đối đa có thể được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục bất kỳ bởi một nhà đầu tư riêng lẻ hay 1 nhóm các nhà đầu tư cùng hành động với nhau).
Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài: khi thực hiện giao dịch quyền chọn, cần phải có quy định hạn chế mua quyền chọn mua của nhà đầu tư nước ngoài đảm bảo khi thực hiện quyền sẽ không vượt quá tỷ lệ sở hữu theo quy định.
l. Ngày giao dịch cuối cùng:
Ở một số nước có TTCK đã phát triển, ngày giao dịch cuối cùng là ngày đáo hạn. Tuy nhiên, ở một số nước có TTCK chưa phát triển, mới thành lập thị trường quyền chọn, công nghệ và quy định chưa được hoàn thiện thì ngày giao dịch cuối cùng là ngày trước ngày đáo hạn một ngày của quyền chọn như Singapore, Australia, Thái Lan...Do vậy, ở Việt Nam trong giai đoạn đầu, khi các hệ thống giao dịch và thanh toán chưa hoàn thiện, ngày giao dịch cuối cùng là ngày trước ngày đáo hạn quyền chọn.
m. Thời gian đáo hạn:
Mỗi SGDCK có quy định riêng. CBOE quy định ngày đáo hạn là ngày thứ sáu,
tuần thứ ba của tháng đáo hạn. Tháng đáo hạn tuân theo cả 3 chu kỳ với chu kỳ tháng
(1) gồm tháng 1, 4, 7, 10; chu kỳ tháng (2) gồm tháng 2, 5, 8, 11; chu kỳ tháng (3) gồm tháng 3, 6, 9, 12 do thị trường giao dịch quyền chọn ở CBOE đã phát triển. Các SGDCK mới thành lập chỉ tuân theo 1 chu kỳ như SGDCK Hàn Quốc quy định ngày đáo hạn là ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn, tháng đáo hạn chỉ theo chu kỳ 3.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn mới triển khai, SGDCK TP.HCM chỉ nên chọn ra một trong ba chu kỳ trên và quy định ngày đáo hạn là ngày thứ năm thứ hai của tháng đáo hạn để nhà đầu tư dễ theo dõi và nắm bắt tình hình (như SGDCK Hàn Quốc).
n. Ngày thực hiện quyền
Do quyền chọn được áp dụng theo kiểu Châu Âu nên nhà đầu tư chỉ được thực
hiện quyền vào thời điểm đáo hạn của quyền chọn.
o. Các trường hợp thay đổi giá thực hiện và khối lượng hợp đồng quyền chọn:
- Trong trường hợp cổ phiếu bị chia tách; tăng vốn; phát hành thêm cổ phiếu hoặc thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, SGDCK TP.HCM điều chỉnh giá thực hiện và khối lượng hợp đồng để phản ánh kịp thời sự thay đổi trong mức vốn hóa của công ty và đảm bảo tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư không thay đổi.
- Trường hợp chi trả cổ tức bằng tiền mặt: không cần điều chỉnh giá thực hiện và khối lượng hợp đồng.
p. Giới hạn vị thế:
Nhằm hạn chế rủi ro cho CTCK thành viên và thị trường, số lượng vị thế mở cần được hạn chế ở mỗi nhà đầu tư và khác nhau tùy theo nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư tổ chức. Ngoài ra, cũng cần xem xét giới hạn vị thế được đặt trên một lệnh.
q. Đóng vị thế:
Để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các vị thế mở hiện đang nắm giữ trong khi chưa đến thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư sẽ đóng vị thế bằng cách đặt lệnh trái ngược với lệnh mở vị thế trước đó (có cùng tháng đáo hạn và/hoặc kiểu quyền chọn và/hoặc giá thực hiện quyền chọn).