Trình biên dịch - 23

ELSE

Sau đây là đoạn chương trình viết trên ngôn ngữ FORTRAN. Theo quy ước, chương trình FORTRAN được viết trên giấy mẫu có 80 cột. Từ cột 1 đến cột 5 dành cho nhãn các toán tử, từ cột 7 đến 72 dành cho toán tử.

Các lệnh in phải đi kèm với thông tin về cách in (ví dụ kênh 3 để nối máy in và nhãn của một toán tử FORMAT giải thích cách in, ví dụ F8.3 là in một số thực ở 8 vị trí trong đó dành cho phần lẻ sau dấu phảy 3 vị trí).

Bảng B.4. Chương trình viết trên FORTRAN IV


1

6

7 72

73 80



DELTA = B*B - 4* A*C




IF DELTA < 0 GOTO 10




X1 = (- B + SQRT(DELTA))/(2*A)




X2 = (- B - SQRT(DELTA))/(2*A)




WRITE (3,20) X1, X2


20


FORMAT ('NGHIEM 1= ', F8.3, NGHIEM 2 = ', F8.3)




GOTO 30


10


WRITE(3,40)


40


FORMAT('VO NGHIEM')


30


...........................................


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


Qua các ví dụ trên ta thấy ngôn ngữ thuật toán dễ sử dụng hơn nhiều so với hợp ngữ và ngôn ngữ máy. Ngày nay rất ít người phải sử dụng hợp ngữ và ngôn ngữ máy để phát triển phần mềm.

B.2. Quá trình thực hiện một chương trình với ngôn ngữ bậc cao

Cần nhắc lại rằng MTĐT chỉ làm việc trực tiếp với ngôn ngữ máy. Việc dịch một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy do một chương trình dịch (compiler) thực hiện. Chương trình dịch chính là một loại phần mềm thuộc lớp công cụ. Quá trình tạo ra một chương trình thực hiện được bao gồm những bước sau:

Soạn thảo chương trình nguồn. Có thể dùng các phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra văn bản chương trình nguồn.

Phân tích từ vựng (Lexical Analysis) và phân tích cú pháp (Syntax Analysis). Phân tích từ vựng để xây dựng danh sách các đối tượng của chương trình. Phân tích cú pháp có mục đích duyệt chương trình nguồn để phát hiện và thông báo các lỗi không đúng với quy ước của ngôn ngữ. Các lỗi này làm cho nghĩa của chương trình không rò và do đó không thể dịch đúng được. Ví dụ trong ngôn ngũ PASCAL ta viết dòng lệnh d := (a+ b)/e-f)+g. Khi đọc đến dấu ngoặc đóng thứ 2 sau f, ta sẽ không hiểu được nguời viết muốn tính gì và đương nhiên cũng không thể dịch được. Lý do làm cho dòng lệnh không rò nghĩa ở đây là thiếu một dấu ngoặc "(" ở phía trước, có thể là trước chữ e, cũng có thể trước chữ a. Những lỗi sai với quy ước của ngôn ngữ gọi là lỗi cú pháp. Quá trình phân tích cú pháp cũng tạo ra các thông tin cần thiết về cấu trúc của chương trình và các đối tượng sẽ dùng trong công việc dịch được mô ta tiếp theo đây. Trong quá trình phân tích cú pháp, danh mục các đối tượng cũng được xây dựng để còn sinh mã chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Công việc này gọi là phân tích từ vựng.

Dịch (Compile). Nếu chương trình nguồn không có lỗi cú pháp thì việc dịch ra lệnh máy mới có thể tiến hành được. Thông thường việc phân tích cú pháp và dịch thường tiến hành xen kẽ. Kết quả sau giai đoạn dịch là những đoạn chương trình gọi là mô đun đối tượng (object module). Nói chung các mô đun đối tượng chưa đủ hoàn chỉnh để có thể thi hành được. Sau khi dịch có thể tối ưu mã. Một đoạn chương trình sau khi dịch có thể chuyển tải được các ý đồ của thuật giải nhưng chưa được đối ưu. Công đoạn tối ưu hoá có thể giúp tạo ra các mã hiệu quả hơn.

Liên kết (Link). Trên thực tế, một chương trình có thể có nhiều phần được dịch một cách độc lập. Ngoài ra rất nhiều công việc thường dùng đã được lập trình sẵn và được lưu trong các thư viện dưới dạng các mô đun đối tượng. Người lập trình chỉ cần viết yêu cầu sử dụng. Ví dụ trong PASCAL khi viết y := 3 + sin(x) thì chính đoạn chương trình tính sin được lập sẵn từ trước dưới dạng một mô đun đối tượng sẽ được ghép vào chương trình đích. Như vậy sau khi dịch để có một chương trình hoàn chỉnh cần phải liên kết các các mô đun đối tượng lại với nhau. Quá trình ghép nối các đoạn

chương trình của người sử dụng và các đoạn chương trình khác được lập từ trước gọi là

hợp nhất hoặc liên kết (link). Quá trình này cũng có thể gặp lỗi ví dụ không tìm thấy các đoạn chương trình được yêu cầu nối vào hoặc cấu trúc kết nối không phù hợp, ví dụ mô đun A thông báo chuyển cho mô đun B dữ liệu là một ký tự trong khi trong mô đun B lại yêu cầu nhận mọt số.

Thực hiện (run). Sau khi liên kết, ta được một chương trình có thể sẵn sàng thi hành trên máy. Trong quá trình thi hành trên máy vẫn có thể có lỗi gọi là lỗi thi hành (runtime error). Lỗi thi hành có thể có nguyên nhân từ thuật toán , cũng có thể có nguyên nhân do ta không thể hiện chính xác ý nghĩa hoặc không kiểm soát được đúng quá trình sinh ra hoặc biến đổi của các đối tượng. Các lỗi này gọi là lỗi ngữ nghĩa (semantic). Ví dụ dòng lệnh trong ngôn ngữ PASCAL a: = x/y nghĩa là a tính bằng thương của x và y thì không sai cú pháp nhưng khi thực hiện nếu y là 0 thì sẽ gây lỗi ngữ nghĩa. Lỗi thi hành còn có nguyên nhân là tình trạng xử lý cụ thể của máy. Ví dụ chương trình đòi in nhưng máy in không bật điện hoặc ghi đĩa nhưng đĩa bị hỏng.

Sơ đồ thực hiện một công việc sử dụng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ bậc cao được minh hoạ trong hình B.1.Ta thấy rằng các bộ dịch hay chương trình liên kết chính là một loại phần mềm phát triển

Hình B 1 Sơ đồ thực hiện một công việc sử dụng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ 1

Hình B.1. Sơ đồ thực hiện một công việc sử dụng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ bậc cao

PHỤ LỤC C



THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ CHỮ VIẾT TẮT



Abstract machine

máy tính trừu tượng



Activation record

bảng ghi hoạt động



Activation tree

cây hoạt động



Actual parameter

thông số thực



Adjacency

phương pháp truyền hàm



Annotated parse tree

cây phân tích chú thích



Array

mảng



Assembler

hợp ngữ



Assembly code

mã hợp ngữ



Assembly language

hợp ngữ



Attribute propagation

truyền thuộc tính



Augment grammar

văn phạm



Back end

thời kỳ sau



Balanced construct

cấu trúc cân bằng



Basic block

khối cơ bản



Binary search

tìm kiếm nhị phân



Blank

ký tự rỗng



BNF(Backus-Naur Form)

ký pháp BNF


từ dưới lên

Buffer pair

cặp bộ đệm

Coercion

áp đặt toán tử

Compiler time

thời gian dịch

Compiler

trình biên dịch

CFG

văn phạm phi ngữ cảnh

Dag

đồ thị có hướng không lặp vòng

Depth – first order

thứ tự đánh giá

Depth – first traversals

chu trình theo chiều sâu

Desciptor

bộ đặc tả

DFA

Automat hữu hạn tất định

Display

bảng tầm vực

dynamic link

đường liên kết động

edge

cạnh

embedded

được nhúng

false

sai

flow graph

lưu đồ

formal parameter

thông số hình thức

frame

khung

front end

thời kỳ trước

Bottom –up

hàm

grouping of phases

nhóm các giai đoạn

hash coding

mã hóa băm

hashing symbol table

bảng danh biểu băm

hashing function

hàm băm

higher – level language

ngôn ngữ cấp cao

LALR(LookAhead LR)

phương pháp LR nhìn trước ký tự nhập

Lexeme beginning pointer

con trỏ chỉ ký tự đầu của trị từ vựng

Lexical analysis

phân tích từ vựng

Lexical unit

đơn vị từ vựng

Loop

vòng lặp

Machine language

ngôn ngữ máy

Macro processing

xử lý macro

NFA

Automat hữu hạn không tất định

Other

khác

Parse- tree method

phương pháp cây phân tích

Parsing tree

cây phân tích

Pattern

mẫu

PNC

văn phạm phi ngữ cảnh

Pointer

con trỏ

function

toán tử sau 2 toán hạng

Postfix notation

ký hiệu hậu tố

Program segment

đoạn chương trình

Programming

lập trình

Record

bản ghi

Scope

tầm vực

Source language

ngôn ngữ nguồn

Stack

kiểu chồng

State

trạng thái

Symbol table

bảng danh biểu

Syntactic tree

cây cú pháp

Syntax-directed

trực tiếp cú pháp

Target machine

máy đích

Terminal symbol

ký hiệu kết thúc

Topdown

từ trên xuống

Translation

sự biên dịch

Yacc

bộ sinh bộ phân tích cú pháp


ident_token

tên (bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới, theo sau là chữ cái, chữ số hoặc dấu gạch dưới)

Postfix expression

số nguyên


comment_token

chú thích (chú thích kiểu C – trong cặp /* comment */)

begin_token

từ khóa begin

end_token

từ khóa end

int_token

từ khóa kiểu int

var_token

từ khóa var (khai báo biến)

procedure_token

từ khóa procedure (khai báo thủ tục)

call_token

từ khóa call (gọi thủ tục)

read_token

từ khóa read (đọc từ bàn phím)

write_token

từ khóa write (viết ra màn hình)

if_token

từ khóa if

then_token

từ khóa then

else_token

từ khóa else

fi_token

từ khóa fi (kết thúc if)

while_token

từ khóa while

do_token

từ khóa do

od_token

từ khóa od (kết thúc do)

negate_token

toán tử neg

absolute_token

toán tử abs

num_token

dấu mở ngoặc

close_token

dấu đóng ngoặc

list_token

dấu phẩy

period_token

dấu chấm

separator_token

dấu chấm phẩy

becomes_token

dấu gán (=)

plus_token

dấu cộng (+)

minus_token

dấu trừ (-)

times_token

dấu nhân (*)

over_token

dấu chia (/)

modulo_token

dấu lấy phần dư (%)

equal_token

dấu bằng (==)

not_equal_token

dấu khác (!=)

less_than_token

dấu nhỏ hơn (<)

less_or_equal_token

dấu nhỏ hơn hoặc bằng (<=)

greater_than_token

dấu lớn hơn (>)

greater_or_equal_token

dấu lớn hơn hoặc bằng (>=)


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022