TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua hai thập niên từ năm 1997 đến 2017 những dấu hiệu Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở Tân Uyên xuất hiện ngày càng đậm nét, làm thay đổi một cách cơ bản hình thái kinh tế - xã hội, biến thị xã Tân Uyên từ một huyện nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một thị xã giàu tiềm lực về kinh tế và đời sống xã hội vô cùng sôi động. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa này diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà kinh tế là điểm xuất phát đầu tiên, kéo theo đó là hàng loạt những biến đổi về xã hội. Nền tảng kinh tế - xã hội biến động khiến cho đời sống văn hóa của cư dân Tân Uyên cũng có sự chuyển hóa một cách cơ bản. Kể từ khi tái lập tỉnh Bình Dương đến nay kinh tế Tân Uyên ổn định và phát triển không ngừng. Cơ cấu kinh tế Tân Uyên đã chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp vốn đang chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.
Viện quy hoạch và phát triển đô thị thị xã Tân Uyên cho rằng Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên là một quá trình chuyển hoá, vận động phức tạp, đan xen nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa và không gian, trong đó diễn ra sự phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và mở rộng dần không gian lãnh thổ.
Có thể nói tốc độ Công nghiệp hóa - Đô thị hóa của Tân Uyên có dấu hiệu tăng tốc trong khoảng 10 năm gần đây, đặc biệt kể từ khi lên thị xã năm 2013. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhất là vị trí địa lý thuận lợi, nằm kế cạnh các đô thị lớn và lâu đời của khu vực Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân Uyên là một trong những địa phương được tỉnh nhà quan tâm nhiều nhất để đưa Bình Dương tiến nhanh trên quá trình công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997- 2017)
3.1. Thành tựu
Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa trong 20 năm (1997 – 2017) đã tạo cho thị xã Tân Uyên sự chuyển mình tích cực, chuyển hướng mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị, trong đó phát triển công nghiệp đóng vai trò là nền tảng, tạo động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ và đô thị.
Trong quá trình này, thị xã Tân Uyên đã huy động nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân. Thị xã cũng tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, thực hiện xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện tốt công tác vận động nhân dân đóng góp vốn, hiến đất, cây trồng, ngày công… để làm đường giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn, đường liên ấp, xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng dân cư. Đến cuối năm 2015, 6/6 xã của thị xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo thị xã nông thôn mới Tân Uyên có sự chuyển biến rõ nét. Trên địa bàn 6 xã, 58 tuyến đường được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới với tổng chiều dài 83,6km, kinh phí 55 tỷ đồng. 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 96,3%. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt gần 40 triệu đồng/năm. Công tác an sinh xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, môi trường nông thôn được cải thiện, an ninh trật tự xã hội luôn ổn định, đảm bảo.
Có thể nói từ khi lên thị xã, công nghiệp Tân Uyên trong những năm qua phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, gắn kết với phát triển đô thị. Thị xã Tân Uyên đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên cơ sở đó đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đồng thời
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Giá Trị Tăng Thêm Huyện Tân Uyên ( 2000 - 2008)
- Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 9
- Tỷ Lệ Lấp Kín Các Kcn Trên Địa Bàn Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015
- Khuyến Nghị Giải Pháp Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa Ở Thị Xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
- Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn Hùng ( Chủ Biên)( 2019), Xu Hướng Biến Đổi Chức Năng Kinh Tế Của Gia Đình Việt Nam Trong Bối Cảnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại
- Tiêu Chuẩn Phát Triển Đô Thị Thị Xã Tân Uyên Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
xử lí các cơ sở sản xuất xen cài trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, đóng cửa các lò gạch Hoffman trên địa bàn. Sự phát triển các khu, cụm trên địa bàn thị xã Tân Uyên đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung, tạo môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư, tái cơ cấu quỹ đất cho phát triển dịch vụ và đô thị.
So với giai đoạn trước, từ năm 2013 trở lai đây Tân Uyên phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng dịch vụ đô thị, dịch vụ phục vụ sản xuất, du lịch sinh thái. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại được tập trung đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu mua sắm theo hướng hiện đại. Từ khi lên thị xã, chỉ trong thời gian ngắn Tân Uyên đã tập trung nhiều nguồn lực chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại - dịch vụ.
Có thể thấy trên địa bàn thị xã Tân Uyên từ khi hình thành các khu công nghiệp thì cũng bắt đầu hình thành các khu đô thị cung cấp các dịch vụ nhà ở và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên được khai thác cho phát triển dịch vụ, hình thành các loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, dịch vụ logistics,…
Thị xã Tân Uyên ngày nay đang vươn mình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã còn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Ngoài đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thị xã Tân Uyên còn vận động nhân dân cùng chung sức với Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ các hoạt động văn hóa ở các địa phương trong thị xã.
Thị xã Tân Uyên đã đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng ngày càng khang trang hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, cũng như hưởng thụ đời sống tinh thần của nhân dân. Ngoài 1 trung tâm văn hóa - thể thao thị xã, 3 trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng ở các xã, phường: Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Bạch Đằng đã được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng. Trung tâm xã Phú Chánh đang được đầu tư xây dựng
với kinh phí dự kiến trên 52 tỷ đồng, hứa hẹn là nơi để người dân khu vực này tập luyện, sinh hoạt văn hóa, thể thao. Các trung tâm đều được trang bị đầy đủ các hạng mục công trình cần thiết, như: Hội trường, thư viện, phòng internet, phòng chức năng…
Đến năm 2017, trên địa bàn thị xã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao theo hình thức xã hội hóa, cơ sở kinh doanh hoạt động khu trò chơi thiếu nhi và khoảng 40 cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke. Cũng bằng hình thức xã hội hóa, hồ bơi của trung tâm văn hóa thị xã đã được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân. Còn sân cầu lông, sân tennis được đầu tư tốt hơn cũng từ nguồn xã hội hóa. Nhà thi đấu của trung tâm văn hóa- thể thao ngày càng hoàn thiện, hàng ngày đã thu hút nhân dân đến tập võ, aerobic, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, bóng chuyền, bơi lội... tạo nên phong trào người người cùng tham gia rèn luyện sức khỏe.
Về mảng nông nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trên địa bàn. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì kết cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên được tập trung đầu tư, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất với quy mô ngày càng tăng.
Phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thị xã Tân Uyên (1997 – 2017) đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân cụ thể là:
Chính quyền huyện quan tâm vận dụng tốt các chính sách của nhà nước vào phát triển kinh tế- xã hội huyện. Kinh tế tăng trưởng cao cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa. Nghành công nghiệp tăng trưởng nhanh, nhiều nghành công nghiệp mới ra đời. Nhiều nghành và lĩnh vực phát triển khá nhanh.
Đầu tư gia tăng: đây là địa bàn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm do thủ tục hành chính đơn giản, ít phiền hà, giá đất rẻ, gần các thành phố lớn có điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho các nhà đầu tư và thu hút nguồn lao động an tâm đến định cư sinh sống.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của thị xã Tân Uyên đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; quốc phòng - an ninh được giữ vững; an sinh xã hội được bảo đảm. Đặc biệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư khá đồng bộ đã tạo sức bật mới cho địa phương trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Có thể nói tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của xã hội. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo giải quyết việc làm được quan tâm. Đồng thời các hình thức tổ chức sản xuất rất đa dạng, phong phú thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia thúc đẩy phát triển vùng và lãnh thỗ chuyển đổi theo hướng công nghiệp, đô thị hóa.
Những năm qua quá trình đô thị hóa ở Tân Uyên đã góp phần cải thiện môi trường sống của dân cư nội thị, cảnh quan ngày càng được phát triển và đẹp hơn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, nâng cao năng lực sản xuất của các hộ gia đình…. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế
Công nghiệp là thế mạnh của thị xã Tân Uyên tuy nhiên tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên nhìn chung thấp hơn bình quân toàn tỉnh Bình Dương. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2015 tăng bình quân 15,7%/ năm trong khi giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên tăng bình quân 12,18%/ năm trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Tân Uyên mặc dù được đầu tư nâng cấp nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế trên địa bàn nói chung với quy mô và trình độ ngày càng cao. Phần lớn các khu công nghiệp trên địa bàn có tỷ lệ lấp
kính cao nhưng diện tích đăng kí thỏa thuận giữ đất chiếm tỷ trọng lớn, diện tích đưa vào sản xuất còn thấp đã ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp.
Phát triển dịch vụ chủ yếu quy mô nhỏ. Việc khai thác các nguồn lực cho phát triển dịch vụ còn hạn chế. Dịch vụ phát triển chưa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế của huyện.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mặc dù được tập trung đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bản. Quy mô dân số, đặc biệt là dân số đô thị gia tăng với tốc độ cao trong thời gian qua tạo ra áp lực to lớn về phát triển kết cấu hạ tầng và các vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị chưa tạo được sự hấp dẫn mạnh đối với đầu tư nước ngoài. Việc giải quyết vấn đề thoát nước, xử lý chất thải ở các khu cụm công nghiệp, các thị trấn chưa đáp ứng kịp thời.
Lực lượng lao động tại chỗ của huyện cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Đội ngủ cán bộ có trình độ còn hạn chế. Các vấn nạn về trật tự an toàn xã hội vẫn còn tồn tại, đa số dân nhập cư tương đối nhiều,…
3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
Do nguồn lực cơ sở vật chất còn nhỏ bé, mà mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra to lớn. Sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường, giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội…
Quá trình đô thị hóa làm cho một bộ phận dân cư nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu đất nông nghiệp canh tác, chưa bắt nhịp được với cuộc sống và phương thức sản xuất hiện đại hơn. Cùng với đó là sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị dẫn đến gia tăng áp lực về việc làm, thu nhập, nhà ở, dịch vụ y tế,… vốn là vấn đề nhức nhối ở các đô thị, có ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Đô thị hóa tác động xấu đến thị trường bất động sản. Tại các khu vực quy hoạch hoặc chờ quy hoạch giá đất tăng cao, một số người dân nông thôn không chú tâm vào sản xuất nông nghiệp mà tranh thủ bán đất hoặc chờ bán đất, làm
giảm sức sản xuất trong nông nghiệp, đồng thời tệ nạn xã hội có cơ hội phát triển do thanh niên nông thôn không được đào tạo nghề, không tìm được việc làm ở thành thị.
Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, ngành công nghiệp phát triển kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, nước dưới đất bị suy giảm cả về trữ lượng và chất lượng, gây ô nhiễm nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Mức độ ô nhiễm nước trên mặt có thể dễ dàng nhận thấy qua hiện tượng nước mương ở thành phố có màu đen sẫm. Mức độ suy thoái về trữ lượng và chất lượng nước dưới đất không thể nhận biết ngay bằng mắt thường, nhưng tác hại của nó thì nặng nề và lâu dài. Bên cạnh đó, quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém, lạc hậu của hệ thống cấp, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông.
Đô thị hóa với tốc độ nhanh và sự gia tăng dân di cư từ các tỉnh lân cận về Bình Dương, gây nên sức ép ngày càng lớn về nhà ở, việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế vệ sinh môi trường đô thị... đối với thị xã Tân Uyên. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa, dẫn đến thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự quy hoạch thiếu bài bản của các chủ đầu tư góp phần tạo ra sự bất cập giữa cung - cầu về nhà ở. Nhiều chung cư đô thị mọc lên nhưng vẫn “đóng cửa cài then”, chưa có người đến ở, gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế xã hội, mất mỹ quan đô thị, đồng thời làm lãng phí lớn tiền, sức lao động và tài nguyên đất của thị xã.
- Nguyên nhân khách quan
Một là quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam
- đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày càng sâu rộng đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của thị xã Tân Uyên. Quá trình công nghiệp hóa ở Tân Uyên phải đối mặt là quá trình này kết thúc quá sớm và chuyển sang phát triển dịch vụ do hàng công
nghiệp bản địa không cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp nước ngoài cũng như tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội giảm.
Hai là nhà nước chưa có một lộ trình công nghiệp hoá rõ ràng cũng như các định hướng chính sách trong các lĩnh vực như huy động tiết kiệm, phát triển tài chính, sử dụng nguồn lực nước ngoài, khoảng cách thu nhập, các vấn đề xã hội nảy sinh, và các ngành chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
Ba là quá trình thiết kế và thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động công nghiệp thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh doanh và thiếu sự phối hợp liên bộ khiến cho chính sách được thông qua kém hiệu quả, thậm chí không thể triển khai thực hiện được.
Bốn là chưa có một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, đô thị cụ thể.
Năm là những nghành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, đội ngủ lao động trí thức chưa có nhiều. Nền công nghiệp Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu trong khi đó các công ty nước ngoài chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Sáu là tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho địa phương có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh mà chủ yếu là gia tăng cơ học, mật độ dân số theo đó cũng không ngừng tăng lên. Sự gia tăng dân số quá nhanh ở các địa phương trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường - xã hội như: việc làm, nhà ở, trật tự an toàn xã hội,….
3.3. Định hướng Công nghiệp hóa - Đô thị hóa thị xã Tân Uyên đến năm 2030
Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định mục tiêu: “…phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước”. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những chương trình đột phá chiến lược là: Tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương [ 26; 4-5]. Trên