Kế Hoạch Bài Học Dự Án Tìm Hiểu Về Ankan Trong Thực Tiễn


thời tăng cường sức sống cho da, loại bỏ tế bào da cháy nắng nên giúp da trắng hơn.

c. Quá trình lên men giấm là quá trình hai giai đoạn, đầu tiên là chuyển đổi kỵ khí các loại đường lên men thành etanol bằng nấm men và thứ hai là quá trình oxy hóa hiếu khí etanol để tại thành axit axetic bằng vi khuẩn acetic.

- Đường và rượu gạo là nguyên liệu cho quá trình lên men giấm.

- Chuối cung cấp nguyên liệu (đường) cho quá trình lên men, đồng thời tạo hương liệu (mùi thơm) cho giấm, vì trong chuối có các este với mùi thơm đặc trưng.

- Giấm gốc có vai trò cung cấp men giấm (enzim) xúc tác cho quá trình, nếu không cho giấm gốc vào thì quá trình lên men vẫn xảy ra nhưng chậm hơn do trong không khí vẫn có các vi khuẩn acetic.

Men giấm cần oxi không khí để oxi hoá rượu thành giấm do đó phải để thoáng.

d. Giấm được lên men tự nhiên ngoài thành phần axit axetic (3 đến 5%, làm nên vị chua của giấm) thì còn có nhiều các chất hữu cơ bổ dưỡng khác, không những không độc hại mà còn tạo ra hương vị thơm ngon. Trong trường hợp dùng axit axetic làm giấm (giấm công nghiệp) chỉ làm dung dịch này có vị chua chứ không cung cấp các chất bổ dưỡng cho cơ thể như giấm lên men tự nhiên.

Mặt khác, axit axetic được tổng hợp công nghiệp có thể chứa các sản phẩm phụ/ tạp chất gây độc hại, nồng độ axit axetic công nghiệp không được kiểm soát, vượt ngưỡng cho phép có thể gây hại dạ dày, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc,… .

Cách phân biệt giấm lên men tự nhiên và “giấm giả”:



Giấm lên men tự nhiên

“Giấm giả” (Giấm công nghiệp)

Màu sắc

Màu hơi ngả vàng, có vẩn đục

Trong suốt và không có vẩn đục

Mùi vị

Có mùi thơm dịu nhẹ, không gắt và khi mở nắp thì mùi không bay

lên ngay. Vị chua thanh và ngọt.

Có mùi chua gắt, hắc, xộc ngay lên mũi khi vừa mở nắp. Có lẫn mùi

cồn nhẹ. Vị chát.

Khi lắc

Bọt khí tan chậm.

Bọt khí tan nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 28

e. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hiđroxit (NaOH) đã biết nồng độ đến khi làm hồng phenolphtalein.

Bài tập 2: Em hãy chỉ ra các hiện tượng và việc làm có liên quan đến axit cacboxylic trong thực tiễn và vận dụng kiến thức để giải thích. Gợi ý một số hiện tượng và việc


làm dưới đây:

1. Vắt chanh vào nước rau muống luộc thì nước rau chuyển màu, vắt vào mắm tôm có hiện tượng sủi bọt khí.

2. Thả viên thuốc C sủi vào cốc nước thì có hiện tượng sủi bọt.

3. Dùng nồi nhôm nấu canh dưa chua hay các đồ ăn có sử dụng giấm lâu ngày thì nồi nhôm nhanh bị hỏng.

4. Bôi vôi tôi/xà phòng lên vết thương khi bị ong hoặc kiến đốt để giảm cảm giác đau, ngứa.

5. Sử dụng giấm/nước chanh để lau chùi vết gỉ cho các đồ dùng bằng kim loại.

6. Sử dụng giấm để làm sạch cặn bám trong các dụng cụ đun hoặc chứa nước nóng.

Hướng dẫn

1. Vắt chanh vào nước rau muống luộc thì nước rau chuyển màu, vắt vào mắm tôm có hiện tượng sủi bọt khí.

Giải thích: Nước chanh chứa lượng axit hữu cơ chủ yếu là axit xitric nên khi vắt chanh sẽ làm thay đổi độ axit (pH) của nước rau. Trong nước rau muống có chứa một số chất có tác dụng như chất chỉ thị màu tự nhiên làm cho nước rau muống bị chuyển màu trong môi trường axit.

Trong mắm tôm chứa vỏ tôm có thành phần là CaCO3 tác dụng với axit xitric có trong chanh. Phản ứng này sinh ra khí CO2 nên tạo bọt khí.

2. Thả viên thuốc C sủi vào cốc nước thì có hiện tượng sủi bọt khí.

Giải thích: Trong thành phần của viên C sủi có bột natri hiđrocacbonat (NaHCO3) và axit xitric. Khi ở trạng thái rắn, hai chất này không tác dụng với nhau. Nhưng khi cho viên C vào nước, axit xitric và natri hiđrocacbonat tan vào dung dịch và phản ứng với nhau tạo thành CO2 dưới dạng bọt khí thoát ra.

3. Dùng nồi nhôm nấu canh dưa chua hay các đồ ăn có sử dụng giấm lâu ngày thì nồi nhôm nhanh bị hỏng.

Giải thích: Giấm hay một số axit hữu cơ khác trong canh dưa chua tác dụng với lớp oxit nhôm bảo vệ bên ngoài sau đó tác dụng tiếp với nhôm và làm nồi nhôm nhanh bị hỏng. Hợp chất của nhôm hòa tan trong thức ăn đi vào cơ thể nếu tích tụ nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.


6CH3COOH + Al2O3 → 2(CH3COO)3Al + 3H2O

6CH3COOH + 2Al → 2(CH3COO)3Al + 3H2

4. Bôi vôi tôi/xà phòng lên vết thương khi bị ong hoặc kiến đốt để giảm cảm giác đau, ngứa.

Giải thích: Trong nọc ong, kiến và một số côn trùng khác có chứa axit fomic (HCOOH), ngoài ra trong nọc ong còn có HCl, H3PO4, histamine, cholin, tritophan,…

. Vôi tôi hay xà phòng là chất có tính kiềm nên trung hòa axit làm đỡ đau, ngứa hơn.

Ví dụ: 2HCOOH + Ca(OH)2 → (HCOO)2Ca + 2H2O

5. Sử dụng giấm/nước chanh để lau chùi vết gỉ cho các đồ dùng bằng kim loại.

Giải thích: Vết gỉ đó có thể là các oxit kim loại như Fe3O4, Al2O3, CuO… . Giấm (axit axetic 5%), chanh (axit xitric) phản ứng với các oxit đó làm đồ dùng hết gỉ.

6CH3COOH + Al2O3 → 2(CH3COO)3Al + 3H2O CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O

6. Sử dụng giấm để làm sạch căn bám trong dụng cụ đun hoặc chứa nước nóng.

Giải thích: Cặn trong các dụng cụ đun hoặc chứa nước nóng có thành phần hóa học là CaCO3 phản ứng với axit axetic trong giấm ăn tạo thành khí CO2 và tan ra, do đó cặn sẽ bị loại bỏ.

Bài tập 3: Có rất nhiều axit cacboxylic quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Em hãy đoán xem các axit cacboxylic này tên gì? có ở đâu? công thức phân tử và cấu tạo như thế nào? bằng cách tìm kiếm và điền chúng vào chỗ trống tương ứng trong bài thơ dưới đây:

AXIT CACBOXYLIC TRONG ĐỜI SỐNG


“Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt leo vào leo ra

Con kiến mà cắn phải ta

Chúng tiêm……(1)….khiến ta đầu hàng.

Vị men của rượu nồng nàn

Để lâu thành giấm đóng màng đóng dây

……(2)…….. có mình đây

Trộn nộm, trộn gỏi ngất ngây ăn nhiều.

Canh chua mẹ nấu với me

Buổi trưa hanh nắng, nóng hè tan ngay.

Quả nho hương vị ngất ngây

……(7)………. có ngay trong này Để ăn mỗi bữa cũng hay

Hoặc lên men rượu dù say uống hoài.

Ngày thơ bé cứ hỏi ngoại Chất gì giúp bé cứ hoài thông minh


Nói ra thì bảo lắm điều

Ngán ngẩm chi bằng ngửi nhiều bơ ôi.

……(3)…… sinh ra thôi

Để lâu làm thịt heo hôi chớ dành.

Mùa hè trời cứ hanh hanh

Trái cây chua ngọt mới nhanh mát liền Quả ngon ở khắp mọi miền

…(4)……… có liền trong C. Mận, táo mới nếm đã mê

Chua chua ngòn ngọt không chê chỗ nào

……(5)…. có trong quả đào Quả ngon xin mời bạn nào xơi nhanh.

……(6)…… – trái me xanh

Rau bina đó, khế xanh có nè

Bà xoa đầu đứa cháu mình

………(8)…. đó trong dầu oliu. Cam, chanh bé thấy chua nhiều Chất gì trong đó sao nhiều người ưa

……(9)……… xin thưa Uống tôi đi nhé để thừa dẻo dai.

Để cho cơ thể mảnh mai

……(10)……….. men thành sữa chua Làn da không phải kém thua

Chị em chẳng ngại mau mua để dành.

Trái cây là bạn đồng hành

Cũng như sức khỏe trưởng thành cùng ta Bạn ơi hãy cùng nói ra

Vì cuộc sống tốt chúng ta vun trồng.”

Hướng dẫn:

(1) Axit fomic; (2) Axit axetic; (3) Axit butyric; (4) Axit ascobic; (5) Axit malic;

(6) Axit oxalic; (7) Axit tartric; (8) Axit oleic; (9) Axit xitric; (10) Axit lactic. HS/cặp đôi HS giải bài tập thực tiễn và gửi kết quả cho GV qua Teams. GV nhận xét, đánh giá tổng kết và công bố đáp án của các câu hỏi/bài tập.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (ở nhà)

Mục tiêu: HS tự đánh giá được kết quả sau bài học, rút kinh nghiệm học tập cho bản thân.

Nội dung: HS được yêu cầu tự đánh giá những mục tiêu đạt được sau bài học, rút kinh nghiệm và hoàn thành bảng KWL.

Sản phẩm: Nội dung cột L; các việc làm tốt, chưa tốt và cách cải thiện.

Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS làm bài tập tự luyện, tự đánh giá và rút kinh nghiệm. HS thực hiện, chụp ảnh bảng KWL và nộp lại cho GV qua Teams.

GV tổng kết và công bố kết quả đánh giá quá trình học tập của HS. GV yêu cầu HS xây dựng hồ sơ học tập.

HS xây dựng hồ sơ, lưu lại các minh chứng và nộp cho GV (nếu cần).


Phụ lục 5.5. Kế hoạch bài học dự án Tìm hiểu về ankan trong thực tiễn

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ ANKAN TRONG THỰC TIỄN

A. Mục tiêu

1. Năng lực hóa học

- Trình bày được các nguồn ankan trong tự nhiên và hoạt động khai thác, sử dụng các ankan trong đời sống và sản xuất.

- Trình bày được các nguồn phát sinh khí metan và các ảnh hưởng của metan đến sự biến đổi khí hậu và môi trường toàn cầu.

- Trình bày nguyên nhân và hậu quả của sự cố tràn dầu.

- Nêu thành phần và cách sử dụng gas dân dụng an toàn, hiệu quả.

- Trình bày được thành phần và cách tạo ra biogas, lợi ích của biogas.

- Trình bày được các nguyên liệu, cách làm nến thơm và các sản phẩm từ parafin.

Tiến hành làm và trang trí sản phẩm theo chủ đề.

- Đánh giá tác động của việc khai thác và sử dụng không hợp lí các ankan đối với môi trường và sự biến đổi khí hậu.

2. Năng lực chung: Góp phần phát triển các NL chung đặc biệt là NLTH cho HS thông qua các hoạt động DHDA theo mô hình BL với các biểu hiện:

- Xác định được mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết của một chủ đề DA đã lựa chọn như: Nguồn ankan trong tự nhiên và ứng dụng (dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu); Thảm họa tràn dầu; Bình gas dân dụng - Cách sử dụng an toàn, hiệu quả; Metan và vấn đề môi trường; Biogas - Nhiên liệu xanh; Parafin và nến thơm;... .

- Nhận định được điều đã biết có liên quan đến chủ đề DA đã lựa chọn ở trên.

- Xác định phương tiện và cách thức thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề DA đã lựa chọn.

- Xác định được thời gian biểu thực hiện DA và dự kiến kết quả đạt được cho chủ đề DA đã lựa chọn.

- Thu thập được thông tin cho chủ đề DA trên từ internet, tài liệu và thực tiễn.

- Xử lý thông tin và giải quyết được các vấn đề của chủ đề DA.

- Hợp tác được với thầy cô, bạn học trong quá trình thực hiện chủ đề DA.

- Trình bày sản phẩm và bảo vệ được các kết quả của chủ đề DA.


- Đánh giá được kết quả thu được sau khi thực hiện chủ đề DA.

- Xác định việc làm tốt và chưa tốt, đề xuất được cách khắc phục cho DA tiếp theo.

3. Phẩm chất: Có thái độ hợp tác, chia sẻ, có trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công; báo cáo trung thực và đánh giá khách quan các kết quả của DA; có ý thức và hành động tuyên truyền bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đến cộng đồng.

B. Thiết bị dạy học và học liệu

- Nhóm lớp học trên MS Teams, máy tính, điện thoại smartphone có kết nối internet, máy chiếu.

- Bảng các gợi ý về mục tiêu, vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA, Sơ đồ KWL, Mẫu kế hoạch thực hiện DA, Phiếu đánh giá sản phẩm DA, Phiếu đánh giá quá trình thực hiện DA.

C. Các hoạt động học

Hoạt động 1: Lựa chọn chủ đề dự án

Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết của DA đã lựa chọn.

Nội dung: HS đề xuất các chủ đề DA, lựa chọn chủ đề, xác định điều đã biết có liên quan và vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA đã lựa chọn.

Sản phẩm: Nội dung K, W trong sơ đồ KWL của cá nhân. Ví dụ:


Tên chủ đề DA: Metan và vấn đề môi trường

K

W

L

- Metan (CH4) là chất khí, không màu, không mùi, không vị, hóa lỏng ở -1620C, hóa rắn - 1830C, dễ cháy.

- Metan tham gia phản ứng thế với halogen, phản ứng oxi hóa.

- Trong tự nhiên metan được phát sinh từ nguồn nào?

- Metan gây ra tác động gì đến sự biến đổi khí hậu và môi trường?

- Sự biến đổi này gây ra những tác hại gì cho đời sống con người?

- Làm thế nào để giảm thiểu nguồn phát sinh khí metan và các tác động do nó mang lại cho môi trường và cuộc sống.



Việc gì em đã làm tốt và còn làm chưa tốt trong khi thực hiện dự án? Cách khắc phục như thế nào?..........................................................................................

Mức độ hài lòng:

Chưa hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Tổ chức thực hiện

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

- GV đặt vấn đề trên nhóm lớp học: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, đây là đại diện tiêu biểu cho các nguồn ankan trong tự nhiên. Bên cạnh đó các ankan cũng có thể được phát sinh từ chính các hoạt động của con người. Vậy các ankan được sinh ra như thế nào? Chúng đem lại những lợi ích và tác hại gì cho cuộc sống của chúng ta? Làm thế nào để sử dụng các nguồn ankan một cách hợp lí và hiệu quả? Trong vai trò là một nhà nghiên cứu làm rõ các vấn đề trên, em hãy đề xuất các chủ đề DA liên quan đến việc sử dụng, khai thác ankan trong thực tiễn sau đó lựa chọn một chủ đề DA để thực hiện (do em đề xuất hoặc được gợi ý) trong link khảo sát sau đây: https://bit.ly/2VLZmNt. Trong link khảo sát, GV gợi ý một số chủ đề DA sau để các HS lựa chọn: Chủ đề

1: Dầu mỏ - Vàng đen của quốc gia; Chủ đề 2: Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu - Tài nguyên không tái tạo, Chủ đề 3: Sự cố tràn dầu - Nguyên nhân và hệ quả; Chủ đề 4: Bình gas dân dụng - Cách sử dụng an toàn, hiệu quả; Chủ đề 5: Metan và vấn đề môi trường; Chủ đề 6: Biogas - Nhiên liệu xanh; Chủ đề 7: Parafin và nến thơm.

Dựa trên sự lựa chọn của HS về các chủ đề, GV xác định danh sách các nhóm HS thực hiện DA theo các chủ đề. Yêu cầu mỗi HS tự xác định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) có liên quan điền vào cột K và đề xuất các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA điền vào cột W của sơ đồ KWL trong vở ghi (gợi ý HS tư duy theo kĩ thuật 5W1H).

- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV tổ chức nhóm HS theo chủ đề đã lựa chọn.

Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án

Mục tiêu: HS lập và điều chỉnh được kế hoạch thực hiện DA.

Nội dung: Các nhóm HS thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng và hỗ trợ của GV để lập và điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA; thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.


Sản phẩm: Mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết, kế hoạch thực hiện DA của các nhóm, các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.

Tổ chức thực hiện:

- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV chia nhóm và tổ chức các nhóm HS thảo luận để nhận định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) liên quan đến DA và thống nhất các vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA đã lựa chọn. Lập kế hoạch thực hiện DA, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. GV định hướng, hỗ trợ các nhóm, gợi ý các vấn đề cần giải quyết và hình thức trình bày sản phẩm cho nhóm HS (nếu cần).

GV tổ chức HS thảo luận và thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.

- Hoạt động trực tuyến trên Teams: GV tạo các nhóm chat trên Teams (tương ứng với mỗi nhóm HS), trao quyền cho nhóm trưởng. Hỗ trợ nhóm HS điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA cho phù hợp.

HS trao đổi trong nhóm chat để điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA. Thống nhất và thông báo kế hoạch thực hiện DA chính thức đến GV và thành viên trong nhóm. Dựa vào kế hoạch chung, mỗi thành viên lập kế hoạch thực hiện của cá nhân.

Hoạt động 3: Thực hiện dự án (1-2 tuần ở nhà)

Mục tiêu: HS giải quyết được các vấn đề của DA.

Nội dung: HS thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề của DA theo nhiệm vụ được giao, thiết kế và xây dựng kịch bản trình bày sản phẩm DA.

Sản phẩm: Sản phẩm dự án của các nhóm theo chủ đề.

Tổ chức thực hiện:

- Hoạt động trực tuyến trên Teams: HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, phát hiện và đề xuất các vấn đề mới nảy sinh để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và các hoạt động thực hiện DA. Sau mỗi giai đoạn theo kế hoạch, nhóm trưởng chủ động tạo cuộc họp nhóm trực tuyến trong nhóm chat để các thành viên báo cáo kết quả đã thực hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh. GV tham gia vào các cuộc họp của nhóm để tư vấn, hỗ trợ cho nhóm (nếu cần).

Nhóm HS tổng hợp các kết quả thu được, thảo luận để đề xuất ý tưởng thiết kế và kịch bản trình bày sản phẩm dự án.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí