Điều Kiện 3: Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Và Công Nghệ, Gồm 2 Yếu Tố


2.3.2. Điều kiện 2: Khung pháp lý quản lý thị trường

Các SGDCK phái sinh hay các sàn giao dịch CKPS tập trung trên thế giới có thể khác nhau về nhiều mặt, nhưng đều có một điểm chung là hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật quản lý về thị trường và chịu sự giám sát của nhà nước có phần nghiêm ngặt hơn so với SGDCK cơ sở. Điều này được lý giải bằng bản chất đầy rủi ro, phức tạp và tác dụng đòn bẩy lời/lỗ của CKPS. Chính vì vậy, một tiền đề vô cùng quan trọng cần được xây dựng trước khi một thị trường quyền chọn ra đời là khung pháp lý quản lý hoạt động giao dịch quyền chọn nói riêng, quản lý toàn bộ TTCK phái sinh nói chung. Một minh chứng cho điều này là TTCK phái sinh Trung Quốc. Bắt nguồn từ sự lũng đoạn giá trên SGDCK Thượng Hải do khung pháp lý còn sơ sài và sự yếu kém của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hoạt động giao dịch CKPS tại 27 sàn giao dịch của Trung Quốc đã bị tạm ngừng vào năm 1995. Trung Quốc phải mất gần 10 năm để xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch CKPS.

Khung pháp lý bao gồm văn bản luật do Chính phủ ban hành và các quy chế, quy định do sàn giao dịch CKPS ban hành. Khung pháp lý này phải thống nhất giữa các cấp quản lý và thống nhất với các quy định khác có liên quan, đồng thời phải hội tụ 3 yếu tố:

- Đảm bảo một thị trường hiệu quả với giá cả phản ánh quan hệ cung cầu thật sự trên thị trường nhằm đảm bảo hoạt động giao dịch quyền chọn đạt được 2 mục tiêu cơ bản: hoán chuyển rủi ro và kim chỉ nam về giá cho TTCK cơ sở.

- Đảm bảo khả năng tài chính của các thành viên tham gia thị trường: Trong thị trường giao dịch quyền chọn, mọi rủi ro thanh toán của các thành viên tham gia thị trường đều tập trung tại Trung tâm thanh toán bù trừ, dẫn đến mức rủi ro dây chuyền khá cao cho mọi thành viên khi có một thành viên mất khả năng thanh toán. Khi đó tổn thất, mức độ tác động tiêu cực đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư là rất lớn.

- Bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân có phần hạn chế hơn về kiến thức. Đồng thời, không thể có được một danh mục đầu tư đa dạng so với nhà đầu tư tổ chức nên rủi ro xét trên giá trị đầu tư là khá cao. Khung pháp lý phải đưa ra các quy định nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ đối tượng nhà đầu tư tổ chức tránh các trường hợp lũng đoạn thị trường gây thiệt hại cho nhà đầu tư cá nhân.


2.3.3. Điều kiện 3: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, gồm 2 yếu tố

- Hệ thống giao dịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giữa 2 TTCK phái sinh và TTCK cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên bất cứ biến động nào ở thị trường này cũng đều ảnh hưởng đến thị trường kia. Rủi ro tạm ngừng giao dịch trên cả 2 thị trường do sự cố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc sự sụp đổ hệ thống do các hành vi gian lận xảy ra tại một trong hai thị trường là khá cao. Đặc biệt, các hành vi gian lận càng dễ dàng được thực hiện hơn khi có sự tồn tại song song của 2 thị trường quan hệ chặt chẽ như thế này. Do vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của SGDCK và các CTCK thành viên, các ngân hàng thanh toán phải được nâng cấp, hoàn thiện hơn nữa để có khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp của hệ thống giao dịch quyền chọn và phải đảm bảo cạnh tranh công bằng, phòng ngừa rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường thông qua hệ thống giám sát thị trường, quản lý thành viên nhằm phát hiện được các hành vi lũng đoạn, gian lận…trên cả 2 TTCK phái sinh và TTCK cơ sở.

- Hệ thống thanh toán bù trừ

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 9

Thanh toán bù trừ là một khâu không thể thiếu trong hoạt động giao dịch quyền chọn nói riêng và CKPS nói chung. Không giống như TTCK cơ sở, hoạt động thanh toán bù trừ ở TTCK phái sinh đặc biệt xem trọng việc quản trị rủi ro thanh toán cho tất cả các bên tham gia vào thị trường. Vì vậy, xây dựng một Trung tâm thanh toán bù trừ là một điều kiện cần thiết và phải ưu tiên thực hiện trước nếu muốn thiết lập một sàn giao dịch CKPS tập trung. Trong đó, yếu tố công nghệ liên quan đến hệ thống thanh toán bù trừ phải được đặt lên hàng đầu nhằm bảo đảm tính chính xác, phòng tránh sự cố xảy ra. Thực tế cho thấy, yếu kém trong khâu thanh toán bù trừ đã kéo theo nhiều sự sụp đổ toàn thị trường như đã từng xảy ra với SGDCK phái sinh Hong Kong vào năm 1987, SGDCK Moscow vào năm 1994 và SGDCK Thượng Hải vào năm 1995…

2.3.4. Điều kiện 4: Thành viên tham gia thị trường cần được đào tạo, nâng

cao hiểu biết về quyền chọn và CKPS

Thị trường quyền chọn là một thị trường cấp cao, có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với thị trường cổ phiếu, trái phiếu. Điều này đòi hỏi các thành viên tham gia thị trường phải có sự hiểu biết nhất định về bản chất, rủi ro của quyền chọn. Nhà đầu tư


phải am hiểu thực sự trước khi tham gia giao dịch. CTCK phải có đủ nhân lực có chuyên môn, hiểu biết về quyền chọn và CKPS. Đặc biệt là công tác quản trị rủi ro liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán…Ở nhiều TTCK mới nổi trên thế giới, chính các đặc tính phức tạp của CKPS là yếu tố gây cản trở cho sàn giao dịch trong việc tiếp cận nhà đầu tư vào buổi đầu thành lập sàn. Sự hiểu biết của nhà đầu tư còn có ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường. Vì vậy, có thể nói đây là một trong những điều kiện để xây dựng một TTCK phái sinh bền vững tại Việt Nam với số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và trình độ hiểu biết về thị trường này còn thấp.‌

2.3.5. Điều kiện 5: Sự phát triển của TTCK cơ sở

TTCK cơ sở phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định, cụ thể là chứng khoán cơ sở phải có tính thanh khoản tương đối cao. Điều này cho phép nhà đầu tư thực hiện các chiến lược đầu tư nhằm đạt được mục tiêu khi tham gia giao dịch CKPS là phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và nhất là đầu tư song hành (arbitrage).


2.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG TRIỂN KHAI GIAO DỊCH QUYỀN

CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM

2.4.1. Về khung pháp lý

Với bản chất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, giao dịch quyền chọn cổ phiếu cần được xây dựng trên một nền tảng khung pháp lý vững chắc, chặt chẽ, thống nhất và minh bạch. Mặc dù Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã ra đời nhằm điều tiết TTCK cơ sở nhưng đến nay các văn bản hướng dẫn và quy định về quyền chọn và CKPS vẫn còn là một mảng chưa được xây dựng. Tuy nhiên, có thể thấy hệ thống các chính sách và quy định về TTCK Việt Nam luôn được ban hành theo hướng mở sẽ tạo nền tảng để phát triển thị trường giao dịch quyền chọn trong tương lai.

2.4.2. Về cơ sở hạ tầng công nghệ

Hiện tại, SGDCK TP.HCM đang tiến hành đấu thầu mua sắm hệ thống công nghệ mới phục vụ TTCK Việt Nam trong đó có hệ thống giao dịch quyền chọn cổ phiếu và thanh toán bù trừ. Với mục tiêu đến năm 2010 hệ thống mới sẽ được đưa vào vận hành, việc triển khai thiết lập hệ thống giao dịch quyền chọn cổ phiếu và thanh toán bù trừ đối với SGDCK TP.HCM và TTTTBT (nếu có) sẽ hoàn toàn có thể được thực hiện từ năm 2010. Vấn đề còn lại là về phía các CTCK trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với hệ thống giao dịch – thanh toán bù trừ của Sở và TTTTBT.

Về hạ tầng kỹ thuật kết nối: hiện tại tất cả các CTCK đều có kết nối trực tiếp với SGDCK TP.HCM thông qua đường leased-line có cơ chế back-up để nhận các thông tin về giá chứng khoán, lệnh khớp từ Sở. Các kết nối này có thể tiếp tục được sử dụng để truyền dữ liệu về giao dịch quyền chọn và CKPS.

2.4.3. Về nhân sự và kiến thức của các thành viên tham gia thị trường

- Nhân sự của SGDCK TP.HCM:

Đa số chuyên viên các phòng/ban nghiệp vụ của SGDCK TP.HCM có sự hiểu biết nhất định đối với các sản phẩm quyền chọn cổ phiếu nói riêng và CKPS nói chung. Những vấn đề về mặt vận hành, quản lý thị trường, biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mảng thanh toán bù trừ trong giao dịch quyền chọn cổ phiếu vẫn còn là vấn đề mới mẻ, cần đào sâu nghiên cứu. Tuy vậy, với đội ngũ cán bộ trẻ, chuyên môn nghiệp vụ cao và


am hiểu nguyên tắc vận hành sàn giao dịch chứng khoán cơ sở, những mặt hạn chế về

kiến thức liên quan sẽ nhanh chóng được khắc phục.

- Nhân sự của CTCK thành viên:

Vấn đề nhân sự và kiến thức chuyên môn của các CTCK còn có sự chênh lệch. Ngoại trừ một số CTCK có bộ phận nghiên cứu sản phẩm là quan tâm đến công cụ quyền chọn cổ phiếu và CKPS, phần lớn chưa có kế hoạch lâu dài. Thêm vào đó, sự hiểu biết về CKPS giữa các nhân viên CTCK còn có sự không đồng đều, đặc biệt những nhân viên từng có thời gian học tập ở nước ngoài và các nhân viên của các quỹ đầu tư có kiến thức khá vững do được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu SGDCK TP.HCM có lộ trình cụ thể, các CTCK sẽ chủ động đưa ra hướng phát triển đội ngũ nhân viên. Do vậy, đây không phải là vấn đề gây khó khăn cho việc triển khai giao dịch quyền chọn cổ phiếu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quát về sự ra đời, phát triển và thực trạng của thị trường giao dịch chứng khoán tại SGDCK TP.HCM qua hơn 9 năm hình thành và phát triển; cũng như biến động của thị trường qua các giai đoạn thăng trầm. Ngoài ra, tác giả cũng đã đi sâu phân tích sự cần thiết ra đời quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM, đưa ra các điều kiện hình thành thị trường và đánh giá khả năng áp dụng quyền chọn cổ phiếu tại Sở. Trên cơ sở đó, kết hợp với việc nghiên cứu mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh tại KRX đã được trình bày ở chương 1, chương 3 sẽ đề xuất chi tiết mô hình tổ chức và quản lý giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM trong tương lai.


CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM


Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức và quản lý hoạt động giao dịch CKPS của KRX, chúng ta có thể đề xuất xây dựng mô hình quyền chọn cổ phiếu ban đầu tại SGDCK TP.HCM như sau:

3.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ

PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM

Sơ đồ 3.1: Mô hình trong giai đoạn đầu


Bộ Tài chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Trung tâm lưu ký CK

SGDCK TP.HCM

TTGDCK Hà Nội

Phòng Quản lý thành viên

Phòng

Phòng

Giám sát giao dịch Thông tin thị trường

Phòng Phòng Phòng (*) Công nghệ tin học Nghiên cứu và phát triển Thanh toán bù trừ

Bộ phận

QCCP

Bộ phận

QDCP

Bộ phận

QDCP

Bộ phận

QDCP

Phát triển sản phẫm

Bộ phận CK cơ sở

Bộ phận CK cơ sở

Bộ phận CK cơ sở

Bộ phận CK cơ sở

Các chức năng khác

Các phòng ban khác

Giao dịch chứng khoán cơ sở

Giao dịch quyền chọn cổ phiếu

(*) Phòng thanh toán bù trừ có thể được tách riêng thành Trung tâm thanh toán bù trừ độc lập với SGDCK TP.HCM.


Do quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ và chưa phát triển, SGDCK TP.HCM sẽ thiết lập nên một bảng điện mới cho giao dịch quyền chọn (như SGDCK Singapore,


Hàn Quốc) thay vì thành lập 1 công ty con riêng chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý

giao dịch quyền chọn (như SGDCK Thái Lan) .

Tuy nhiên, nhằm tận dụng nguồn lực sẵn có về nhân sự, công nghệ, ngoại trừ bộ phận Thanh toán bù trừ sẽ được tổ chức thành một phòng riêng biệt 1, các bộ phận còn lại sẽ trực thuộc các Phòng chức năng tương ứng hiện có tại SGDCK TP.HCM.

3.1.1. Bộ phận QCCP trực thuộc Phòng Quản lý thành viên

Chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký thành viên theo những điều kiện và tiêu chuẩn đưa ra và giám sát thành viên tham gia trên thị trường giao dịch quyền chọn theo đúng Quy chế giao dịch quyền chọn do SGDCK TP.HCM xây dựng.

3.1.2. Bộ phận QCCP trực thuộc Phòng Giám sát giao dịch

Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch quyền chọn nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về CKPS và TTCK phái sinh. Ngoài ra, bộ phận này còn có trách nhiệm theo dõi, giám sát các thông tin, tin đồn liên quan đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao dịch quyền chọn tại SGDCK TP.HCM. Bộ phận này trên cơ sở phối hợp với Bộ phận giám sát giao dịch chứng khoán cơ sở có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra mối quan hệ giữa các hành vi lũng đoạn trên cả 2 TTCK cơ sở và TTCK phái sinh.

3.1.3. Bộ phận QCCP trực thuộc Phòng Thông tin thị trường

Chịu trách nhiệm công bố các thông tin về giao dịch quyền chọn theo quy định của luật chứng khoán ra công chúng thông qua các phương tiện công bố thông tin của SGDCK TP.HCM một cách kịp thời và đầy đủ.

3.1.4. Bộ phận QCCP trực thuộc Phòng Công nghệ tin học

Chịu trách nhiệm vận hành và phát triển hệ thống máy tính phục vụ cho thị trường quyền chọn bao gồm: hệ thống báo giá, hệ thống nhận lệnh từ các CTCK đồng thời kết nối với hệ thống báo giá và hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ để cập nhật kết quả giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ cho các giao dịch đã hoàn thành, hệ thống bảo mật thông tin. Ngoài ra, bộ phận công nghệ tin học còn có nhiệm vụ bảo trì và hợp tác với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cấp và phát triển các hệ thống này để thị


1 Phòng Thanh toán bù trừ có thể được tách riêng thành Trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động độc lập với

SGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội, TTLKCK và thuộc sự giám sát của UBCKNN.


trường giao dịch quyền chọn nói riêng và TTCK phái sinh nói chung hoạt động hiệu

quả, an toàn và thông suốt.

3.1.5. Bộ phận phát triển sản phẩm thuộc Phòng Nghiên cứu và Phát triển

Có nhiệm vụ thẩm định, điều tra các điều kiện và tiêu chuẩn tham gia thị trường đối với quyền chọn cổ phiếu để được niêm yết trên sàn. Ngoài ra, bộ phận này còn phải liên tục xem xét tình trạng của quyền chọn cổ phiếu đã được niêm yết để đưa ra các quyết định kịp thời như: hủy niêm yết hay niêm yết mới phù hợp với diễn biến của thị trường.

3.1.6. Phòng thanh toán bù trừ

Có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho thị trường giao dịch quyền chọn vận hành một cách thông suốt, an toàn và hiệu quả thông qua việc quản lý hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường.

Với chức năng thanh toán cho các giao dịch trên TTCK hiện nay cùng với những điều kiện về nhân sự, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới thanh toán…Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) có thể là lựa chọn hàng đầu cho việc thực hiện công việc của Trung tâm Thanh toán bù trừ (TTTTBT) cho các giao dịch quyền chọn tại Sở.

Thanh toán bù trừ trong thị trường giao dịch quyền chọn nói riêng cũng như CKPS nói chung có bản chất khác so với thanh toán bù trừ trên TTCK cơ sở. Thanh toán bù trừ trên TTCK phái sinh không chỉ là tiến hành thanh toán cho tất cả các hợp đồng giao dịch phái sinh mà quan trọng hơn là quản lý rủi ro thanh toán cho các công ty thành viên, giúp ngăn ngừa các trường hợp mất khả năng thanh toán của các thành viên tham

gia thị trường thông qua nguyên tắc thế quyền và nghĩa vụ (tức các bên trong giao dịch sẽ phải chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho TTTTBT sau khi bước vào giao dịch)2.

Chính vì nguyên tắc này mà TTTTBT luôn giữ tư cách là đối tác trung gian trong mỗi giao dịch, trở thành người bán của tất cả các người mua và là người mua của tất cả các người bán, giúp cho các nhà đầu tư tham gia vào TTCK phái sinh có thể bù trừ vị thế vào bất cứ lúc nào.



2 Xem chi tiết tại phần Quy định về thanh toán bù trừ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024