hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, khi hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, lợi nhuận thu về lớn đồng nghĩa với việc lợi nhuận mà nhà đầu tư được thụ hưởng cũng sẽ tăng lên, và ngược lại. Do đó, pháp luật điều chỉnh cần có sự thay đổi phù hợp, tạo được cơ hội giúp các công ty củng cố được nội lực, phát triển được khả năng tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển.
Thứ tư, tư tưởng, tâm lý của các nhà đầu tư cũng là một trong những yếu tố tác động tới pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Sở dĩ như vậy là bởi vì, tâm lý của các nhà đầu tư đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bởi giá trị của một cổ phiếu dựa trên quy luật cung và cầu nên tâm lý nhà đầu tư đóng một vai trò rất lớn trong thị trường chứng khoán. Nếu các nhà đầu tư bi quan về tương lai của thị trường, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này khiến cho thị trường đi xuống thấp hơn. Ngược lại, nếu các nhà đầu tư lạc quan về thị trường, họ sẽ mua cổ phiếu dẫn đến thị trường tăng cao. Quan điểm nhà đầu tư giải thích tại sao thị trường chứng khoán lại tăng trong thời kỳ suy thoái và có thể giảm khi nền kinh tế đang hoạt động rất tốt. Do đó, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán cần có sự điều chỉnh sao cho tạo được niềm tin và tâm lý tốt tới các nhà đầu tư bằng cách xây dựng một thị trường chứng khoán tập trung trong sạch, vững mạnh và giàu tiềm năng.
Tóm lại, có thể thấy rằng thị trường chứng khoán tập trung luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố đồng thời xảy ra, không một yếu tố đơn lẻ nào có thể tác động làm ảnh hưởng duy nhất và nghiêm trọng tới thì trường chứng khoán tập trung. Do đó, pháp luật về giao dịch chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng đồng thời bị tác động bởi các yếu tố này. Sự tác động và đồng thời của các yếu tố đặt ra yêu cầu cho pháp luật phải liên tục được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế và bảo đảm được sự an toàn của thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển.
Kết luận chương 1
1. Cổ phiếu với tư cách là một hình thức cơ bản nhất của chứng khoán, do đó, khi công ty cổ phần tiến hành niêm yết chứng khoán dưới hình thức cổ phiếu, cũng chính là việc công ty tiến hành niêm yết cổ phiếu. Vì vậy, cổ phiếu niêm yết có thể được hiểu là cổ phiếu của các doanh nghiệp đã được tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán, theo đó nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để mua cổ phần của công ty phát hành cổ phiếu và được thụ hưởng các quyền và lợi ích tương ứng với giá trị cổ phiếu đã mua.
2. Giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung là hoạt động mua, bán cổ phiếu niêm yết giữa nhà phát hành (bên bán) và nhà đầu tư (bên mua) tại một thị trường tập trung, thống nhất và có tổ chức (còn được gọi là sàn giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán) thông qua vai trò trung gian là các tổ chức chứng khoán trung gian là các thành viên của sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch nhằm chuyển dịch quyền sở hữu cổ phiếu của bên bán cho bên mua. Việc thực hiện các hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật điều chỉnh và các nguyên tắc, quy tắc trong giao dịch.
3. Pháp luật về giao dịch chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật về giao dịch chứng khoán. Với tư cách là biện pháp điều tiết và quản lý các hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nói riêng và sự ràng buộc pháp lý cũng như yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết khác. Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung được xây dựng và hoàn thiện với vai trò như một hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm cho các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung được an toàn, minh bạch và công bằng.
4. Thị trường chứng khoán luôn có nhiều biến động, lợi ích cũng như rủi ro mà thị trường này đem lại cho các chủ thể tham gia giao dịch cổ phiếu niêm yết không thể lường trước hết được. Do đó, sự hoàn thiện và đúng đắn trong điều chỉnh của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung là vô cùng cần thiết và cấp bách. Sự phát triển của nền kinh tế, tâm lý nhà đầu tư, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế... là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới sự điều chỉnh của pháp luật.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Những Vấn Đề Lý Luận Pháp Luật Về Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Các Quy Phạm Pháp Luật Quy Định Về Nguyên Tắc Và Phương Thức Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Thực Trạng Quy Định Về Nguyên Tắc Và Phương Thức Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Thực Trạng Quy Định Về Việc Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Trong Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Đánh Giá Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
2.1. Thực trạng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, pháp luật điều chỉnh trực tiếp các giao dịch chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung chủ yếu bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật như:
- Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung 2010); Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
- Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán; Thông tư số 134/2018/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán... và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật nói trên tập trung quy định về các vấn đề cơ bản như:
(i) Đối tượng giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung;
(ii) Chủ thể tham gia giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung;
(ii) Nguyên tắc và phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung;
(iv) Ký kết và thực hiện các hợp đồng trong giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung;
(v) Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.
Phần tiếp theo của luận văn sẽ làm rõ hơn thực trạng của các nhóm quy phạm pháp luật này.
2.1.1. Thực trạng quy định về đối tượng giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung
Đối với bất kỳ thị trường nào cũng vậy, hàng hóa được lưu thông trên thị trường là đối tượng chính mà các bên tham gia thị trường muốn hướng tới nhằm thực hiện các giao dịch có lợi cho mình. Đối với thị trường chứng khoán tập trung cũng không phải ngoại lệ, việc xác định đối tượng được phép giao dịch trên thị trường có yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các giao dịch xoay quanh chủ thể đó. Đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, đây được xem là loại giao dịch có đối tượng giao dịch phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán tập trung và là một trong những đối tượng được Luật chứng khoán và các quy định liên quan cho phép lưu thông trên thị trường bởi các giao dịch [1].
Theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung 2010) có quy định về chứng khoán như sau:
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…. [29, Điều 6, Khoản 1].
Ngoài ra, nhà làm luật cũng đưa ra khái niệm “cổ phiếu” tại Khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán 2006, theo đó: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Theo đó “cổ phiếu là loại chứng khoán xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Xét về khía cạnh học thuật, định nghĩa về cổ phiếu trong Khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán đã nêu bộc lộ vấn đề gây tranh luận về tính chính xác của nó. Điều này thể hiện ở chỗ, về bản chất, phần vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ phần là yếu tố cấu thành nên vốn điều lệ của công ty - vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của công ty, chứ không phải thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Mặt khác, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần) nên về nguyên tắc, vì các cổ đông không sở hữu vốn điều lệ nên chắc chắn chủ thể này cũng không sở hữu cổ phần –với tính chất là một phần vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Như đã phân tích ở chương 1, định nghĩa nói trên về chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng thể hiện tính thiếu chính xác về mặt khoa học. Điều này thể hiện ở chỗ, về bản chất, phần vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ phần là yếu tố cấu thành nên vốn điều lệ của công ty - vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của công ty, chứ không phải thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Mặt khác, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần) nên về nguyên tắc, vì các cổ đông không sở hữu vốn điều lệ nên chắc chắn chủ thể này cũng không sở hữu cổ phần – với tính chất là một phần vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Ngoài việc đưa ra định nghĩa về cổ phiếu, pháp luật hiện hành không có định nghĩa chính thức về “cổ phiếu niêm yết”. Tuy nhiên, bằng các quy định khác về điều kiện và thủ tục niêm yết cổ phiếu, nhà làm luật đã gián tiếp cho rằng cổ phiếu niêm yết là những cổ phiếu đủ tiêu chuẩn niêm yết (như giá trị vốn hóa, tổng khối lượng giao dịch, tỷ lệ chuyển nhượng tự do, kết quả kinh doanh, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp) và tổ chức phát hành đã làm thủ tục niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật (Điều 40 Luật chứng khoán 2006). Quy định này được xem là phù hợp với
thông lệ quốc tế và cũng đáp ứng được các yêu cầu của thị trường chứng khoán tập trung và yêu cầu của các giao dịch cổ phiếu niêm yết. Với đặc điểm của các giao dịch cổ phiếu niêm yết, số lượng cổ phiếu được đem vào trong các giao dịch có số lượng và giá trị không hề nhỏ, sự tác động và lợi nhuận cũng như rủi ro mà các đối tượng này đem lại cho các chủ thể là vô cùng lớn. Do đó, để các cổ phiếu niêm yết có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung thì tổ chức phát hành bắt buộc phải đảm bảo tính xác thực về tình trạng pháp lý cũng như giá trị kinh tế mà nó mang đến thị trường này. Vì vậy, có thể cho rằng thủ tục niêm yết cổ phiếu là yêu cầu bắt buộc cần phải được thực hiện để xác lập tư cách là“cổ phiếu niêm yết” và cho phép loại chứng khoán này được lưu hành trên thị trường chứng khoán tập trung. Thủ tục này cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 202/2015/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, Khoản 1 Điều 3 Thông tư này hướng dẫn:
Điều kiện niêm yết chứng khoán sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP; b) Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010, nhà làm luật cũng quy định rằng cổ phiếu niêm yết chỉ được lưu thông trên thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán), trừ trường hợp Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán có quy định khác.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, Luật chứng khoán đã xác định cổ phiếu niêm yết là một trong những loại chứng khoán được phép lưu thông trên thị trường chứng khoán, và đồng thời xác định rõ thị trường cho đối tượng cổ phiếu niêm yết này là các Sở giao dịch chứng khoán và các Trung tâm giao dịch chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc, các giao dịch liên quan đến đối tượng là cổ phiếu niêm yết bắt buộc phải được thực hiện trên một thị trường chung thống nhất đó là thị trường chứng khoán tập trung.
2.1.2. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung
Dưới góc nhìn về kinh tế, thị trường chứng khoán tập trung là một kênh đầu tư tài chính bậc cao dành cho các chủ thể tham gia vào thị trường này. Nhà phát hành tham gia vào thị trường này với mục đích tìm kiếm nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, đồng thời trở thành đơn vị chi trả lợi nhuận cho các Nhà đầu tư tương ứng với số lượng cổ phiếu niêm yết mà các nhà đầu tư đang sở hữu. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường với tư cách là thành phần xây dựng và phát triển tạo nên sự phát triển và lớn mạnh của thị trường. Để cho thị trường chứng khoán có thể vận hành trôi chảy, chắc chắn không thể thiếu được vai trò của các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hay các tổ chức trung gian khác, với tư cách là chủ thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quá trình giao dịch của thị trường chứng khoán ở cả cấp độ thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (ví dụ: dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán...).
Để khuyến khích sự tham gia tích cực của các chủ thể nói trên vào thị trường chứng khoán nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, Nhà nước