Điều Kiện Trở Thành Thành Viên Giao Dịch Quyền Chọn Tại Sở:


Ví dụ: để đóng vị thế mua hợp đồng quyền chọn đáo hạn vào tháng Ba (được mở bằng lệnh mua trước đó), nhà đầu tư cần đặt lệnh bán hợp đồng quyền chọn đáo hạn vào tháng Ba.

Số lượng vị thế được phép đóng không được vượt quá số vị thế mở (có cùng tháng đáo hạn và/hoặc kiểu quyền chọn và/hoặc giá thực hiện quyền chọn) hiện có trong tài khoản vị thế.

Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bất kỳ lệnh nào trái ngược với lệnh mở vị thế trước đó cũng đều là lệnh đóng vị thế. Có thể nhà đầu tư muốn mở thêm vị thế trái ngược với vị thế mở hiện có trong tài khoản. Ví dụ: nhà đầu tư hiện đang nắm giữ một số lượng vị thế mua hợp đồng quyền chọn đáo hạn tháng Ba, nay muốn có thêm một số vị thế bán hợp đồng quyền chọn đáo hạn tháng Ba nên đặt lệnh bán hợp đồng quyền chọn đáo hạn tháng Ba. Vì vậy, cần quy định nhà đầu tư phải ghi rõ “đóng vị thế” trên phiếu lệnh khi muốn đặt lệnh đóng vị thế.

3.2.3. Quy định về thành viên của Sở

Bước đầu sẽ triển khai mô hình một loại thành viên là thành viên giao dịch đồng

thời là thành viên thanh toán bù trừ, gọi tắt là thành viên giao dịch quyền chọn.

3.2.3.1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch quyền chọn tại Sở:

- Vốn: phải đáp ứng mức vốn tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy Ban chứng khoán Nhà nước. Mức vốn yêu cầu khác nhau đối với từng nghiệp vụ và lớn hơn mức vốn được quy định trên Sàn giao dịch chứng khoán cơ sở.

- Nhân sự: yêu cầu cao hơn so với TTCK cơ sở, nhân viên phải thật am hiểu về quyền chọn nói riêng và CKPS nói chung, có chứng chỉ hành nghề, bao gồm môi giới, tư vấn, tự doanh và bắt buộc phải có nhân viên phụ trách quản trị rủi ro, giám sát tuân thủ. Các chứng chỉ hành nghề của TTCK phái sinh sẽ được cấp tách biệt với chứng chỉ hành nghề của TTCK cơ sở.

- Kỹ thuật công nghệ: phải đáp ứng được yêu cầu cao trong việc kiểm tra mức ký quỹ ban đầu, thực hiện thanh toán bù trừ sau giao dịch, định giá tài khoản vị thế của khách hàng trên cơ sở hàng ngày, tính toán tỷ lệ ký quỹ và thông báo chi tiết về tài khoản cho khách hàng...

- Hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả.


- Dịch vụ tư vấn nhằm đưa ra những hướng dẫn cụ thể, xác thực cho khách hàng, đặc

biệt phải cung cấp tài liệu cảnh báo rủi ro khi giao dịch quyền chọn cho khách hàng.

- Giấy chứng nhận thành viên thanh toán bù trừ.

3.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên:


Phân loại

Thành viên


Quyền

- Được giao dịch quyền chọn cổ phiếu (tự doanh và môi giới) trên sàn giao dịch của Sở.

- Được thanh toán bù trừ cho những giao dịch tự doanh và môi giới.

- Được phép thu phí của nhà đầu tư khi giao dịch theo quy định của pháp luật.


Nghĩa vụ

- Nộp phí đăng ký thành viên và thanh toán phí giao dịch, thanh toán bù trừ.

- Báo cáo thông tin tức thời, định kỳ và theo yêu cầu theo quy định của Sở.

- Hoạt động tuân theo Luật chứng khoán và quy chế thành viên giao dịch quyền chọn của Sở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 11

3.2.4. Quy định về thiết kế và niêm yết

Trong giai đoạn đầu, SGDCK TP.HCM sẽ chọn ra các cổ phiếu năng động nhất của những công ty niêm yết lớn và ổn định trên TTCK cơ sở, có tỷ suất sinh lợi cao, được giao dịch với khối lượng nhiều nhất và đạt được tính thanh khoản cao để tiến hành niêm yết quyền chọn cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM.

Trong giai đoạn sau, khi thị trường quyền chọn cổ phiếu đã đi vào hoạt động ổn định, SGDCK TP.HCM đưa ra những tiêu chuẩn chính thức chung cho các loại cổ phiếu được chọn làm hàng hóa cơ sở cho quyền chọn nhưng vẫn dựa trên các tiêu chí của 1 cổ phiếu năng động, cụ thể là:

Điều kiện để niêm yết quyền chọn

cổ phiếu

Đối với các cổ phiếu niêm yết trên Sở

Thời gian niêm yết tối thiểu

Ít nhất 6 tháng

Khối lượng giao dịch tối thiểu trong 6

tháng gần nhất

2.000 giao dịch/tháng

Giá cổ phiếu tối thiểu trong vòng 6 tháng

gần nhất

50.000VNĐ/cổ phiếu.

Giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu trong 6

1.000 tỷ VNĐ


tháng gần nhất


Điều kiện khác (số lượng

phiếu đang lưu hành...)

cổ

đông,

số

cổ

Tuân theo luật chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh

Tuy nhiên, các điều kiện về khối lượng giao dịch, giá cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường hay thậm chí các điều kiện khác như: số lượng cổ đông, số lượng cổ phiếu đang lưu hành..v.v sẽ được thay đổi theo từng thời kỳ cụ thể, tạo ra cơ chế hoạt động linh hoạt và uyển chuyển cho thị trường mới ra đời này.

Song song đó, SGDCK TP.HCM sẽ đưa ra các trường hợp loại bỏ niêm yết quyền

chọn cổ phiếu:

Nếu cổ phiếu cơ sở của quyền chọn chính thức không thỏa mãn các điều kiện niêm yết trên sẽ không có hợp đồng quyền chọn nào được phát hành.

Đối với các hợp đồng quyền chọn đang tồn tại thì sẽ tiếp tục giao dịch cho đến khi đáo hạn và vẫn thực hiện bởi chủ hợp đồng khi có yêu cầu.

Thị trường sẽ loại một quyền chọn nếu cổ phiếu cơ sở rơi vào một trong các trường

hợp sau:

Có ít hơn 5.000.000 cổ phiếu đang lưu hành.

Khối lượng giao dịch trên thị trường trong 6 tháng gần nhất ít hơn 1.000 giao dịch/tháng.

Giá đóng cửa của cổ phiếu trong 6 tháng gần nhất thấp hơn 50.000 VNĐ.

3.2.5. Quy định về cơ chế quản lý và giám sát

Vì hoạt động giao dịch quyền chọn cổ phiếu được thực hiện song song với giao dịch cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TP.HCM nên cơ chế quản lý và giám sát giao dịch vẫn tương tự như hiện nay (mô hình 2 cấp), bao gồm cấp giám sát do UBCKNN thực hiện và cấp giám sát do các bộ phận của SGDCK TP.HCM đảm trách. Nhờ vậy, các hoạt động giao dịch quyền chọn cổ phiếu được điều chỉnh một cách kịp thời và đảm bảo tính an toàn cho thị trường mới xây dựng này, phòng ngừa những hành vi gian lận theo quy định của pháp luật và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.


Báo cáo vi phạm

Hoạt động giao dịch quyền

chọn tại SGDCK TP.HCM

Thanh tra, giám sát

Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM

Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước

Sơ đồ 3.2: Cơ chế quản lý và giám sát giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở









P. Giám sát giao dịch


P. Quản lý

thành viên


P. Thanh toán bù trừ


P. Nghiên cứu và Phát triển



Hoạt động giám sát của SGDCK TP.HCM tập trung vào các vấn đề sau:

a. Giám sát biến động giao dịch: bao gồm giám sát các biến động đối với tình hình giao dịch quyền chọn và các thông tin liên quan nhằm phát hiện các hành vi lũng đoạn thị trường, thao túng giá thị trường…

b. Giám sát mức độ rủi ro của thị trường và nhà đầu tư: bao gồm giám sát việc tuân thủ của nhà đầu tư liên quan đến quy định giới hạn vị thế mở, giám sát nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư tổ chức, giám sát các yếu tố của thị trường CKPS lẫn chứng khoán cơ sở để phục vụ công tác dự báo rủi ro thị trường và rủi ro vận hành của Sở…

c. Giám sát CTCK thành viên: bao gồm giám sát tuân thủ quy định về giao dịch và giám sát việc duy trì các tiêu chuẩn thành viên, đặc biệt là vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ của CTCK; theo dõi và phát hiện các sai phạm liên quan đến các CTCK thành viên trong quá trình nhập lệnh, xử lý lệnh cho khách hàng và giao dịch tự doanh.

d. Giám sát thanh toán bù trừ và rủi ro thanh toán bù trừ: bao gồm giám sát tuân thủ của CTCK liên quan đến ký quỹ và thanh toán bù trừ, giám sát các ngân hàng thanh toán, dự báo các rủi ro thanh toán bù trừ của Sở…


e. Giám sát tài sản cơ sở:bao gồm theo dõi các thông tin, các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng quyền chọn đang được niêm yết trên Sở mà cụ thể là thay đổi của chỉ số cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung các điều khoản được quy định trong mẫu hợp đồng…

3.2.6. Quy định về công bố thông tin

Tương tự như trên TTCK cơ sở, hoạt động công bố thông tin sẽ do phòng Thông tin thị trường chịu trách nhiệm thực hiện.

a. Kênh công bố thông tin:2 kênh chính

- Trang web chính thức của Sở là http://www.hsx.vn, đây là kênh thông tin nhanh chóng, giúp nhà đầu tư có thể xem thông tin về quyền chọn trực tuyến.

- Bản tin thị trường chứng khoán về quyền chọn cổ phiếu.

b. Nội dung công bố:

- Các thông tin về hợp đồng quyền chọn như mã quyền chọn, loại quyền chọn, giá thực hiện, ngày đáo hạn, ngày giao dịch cuối cùng, số hợp đồng còn hiệu lực, nhà tạo lập thị trường…

- Các thông tin giao dịch trực tuyến, bao gồm một số thông tin quan trọng và cơ bản như: mức giá chào mua/bán cao nhất, thấp nhất, giá khớp, số lượng…

- Các thông tin về tổng số lượng vị thế mở, đóng…

- Các thông tin: dữ liệu quá khứ, tình hình giao dịch, cổ tức và các quyền của tài sản

cơ sở.

- Các thông tin khác cần công bố theo quy định của UBCKNN.

3.2.7. Quy định về thanh toán bù trừ

3.2.7.1. Ký quỹ giao dịch:

Khi tham gia giao dịch quyền chọn, nhà đầu tư phải đảm bảo đáp ứng mức ký quỹ theo quy định, bao gồm 2 dạng là ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì.

- Ký quỹ ban đầu: Được áp dụng trong trường hợp đặt lệnh bán quyền chọn nhằm mục đích mở vị thế. Nhà đầu tư đặt lệnh mua quyền chọn và nhà đầu tư đặt lệnh nhằm đóng vị thế mở thì không phải ký quỹ ban đầu. Khi đặt lệnh, nhà đầu tư phải nộp vào một số tiền ký quỹ ban đầu nhằm tạo sự tin tưởng và đảm bảo khả năng thanh toán. Mức ký quỹ ban đầu sẽ do thành viên quy định đối với khách hàng, tuy nhiên không


được thấp hơn mức ký quỹ ban đầu tối thiểu theo quy định của sàn giao dịch CKPS. Mức ký quỹ ban đầu có thể tính theo một khoản tiền nhất định cho 1 đơn vị giao dịch hoặc tính theo tỷ lệ % giá trị giao dịch… Về tỷ lệ phần trăm, mức phổ biến áp dụng ở nhiều Sở là 10%.

- Ký quỹ duy trì: Khoản ký quỹ này được sử dụng để duy trì một vị thế mở. Mức ký quỹ này thường được quy định thấp hơn mức ký quỹ ban đầu, thông thường các sàn giao dịch quy định bằng khoảng 75% mức ký quỹ ban đầu. Nếu số tiền trong tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì, nhà đầu tư được yêu cầu bổ sung để đạt được mức ký quỹ ban đầu.

3.2.7.2. Thế quyền và nghĩa vụ (Chuyển giao quyền và nghĩa vụ):

Là việc các quyền và nghĩa vụ được chuyển giao cho các bên liên quan nhằm tiếp tục duy trì hợp đồng. Đây được xem là một đặc điểm quan trọng của TTCK phái sinh tập trung – nơi giao dịch các cam kết về nghĩa vụ và quyền mà các bên sẽ thực hiện trong tương lai – nhằm cung cấp cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm khi rủi ro xảy ra và nhằm đảm bảo tính liên tục của các cam kết. Các bên liên quan bao gồm TTTTBT, người mua, người bán, CTCK và bên thứ ba. Một số trường hợp cụ thể:

- Chuyển giao giữa các bên trong giao dịch cho TTTTBT: áp dụng khi vị thế được mở. Đây là quy định quan trọng trong việc quản lý rủi ro thanh toán bù trừ. Và đây cũng chính là điểm khác biệt giữa thanh toán bù trừ trong TTCK phái sinh với thanh toán bù trừ trong TTCK cơ sở. Chính quy định này ràng buộc về mặt pháp lý đối với TTTTBT trong việc bảo đảm việc thanh toán cho các bên do quan hệ thanh toán trong TTCK phái sinh là giữa TTTTBT với nhà đầu tư, chứ không phải là giữa những nhà đầu tư với nhau như TTCK cơ sở.

Thông qua việc chuyển giao này, TTTTBT sẽ đảm nhận vai trò của bên bán đối với nhà đầu tư mua hợp đồng và là bên mua đối với nhà đầu tư bán hợp đồng. Điều này có nghĩa các bên trong giao dịch không bị ràng buộc các quyền và nghĩa vụ trực tiếp với nhau mà với TTTTBT. Bản thân TTTTBT luôn có trách nhiệm trong việc thực hiện mọi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng đối với tất cả các nhà đầu tư nắm vị thế mở nhưng cũng đồng thời có quyền yêu cầu những nhà đầu tư này thực hiện nghĩa vụ đối ứng cho


TTTTBT. Vì vậy, cho dù một bên không có khả năng thực nhiện nghĩa vụ thì bên còn lại cũng không bị ảnh hưởng.

- Chuyển giao giữa các bên trong giao dịch với nhau: áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư đóng vị thế. Khi đó, một nhà đầu tư khác sẽ tiếp quản vị thế, do đó cần có sự chuyển giao tất cả quyền và nghĩa vụ liên quan đến vị thế từ nhà đầu tư cũ cho nhà đầu tư mới này.

- Chuyển giao giữa khách hàng cho CTCK: áp dụng trong trường hợp khách hàng buộc phải chuyển giao các vị thế mở của mình cho CTCK khi không có khả năng duy trì mức ký quỹ theo quy định của CTCK. Khi đó toàn bộ quyền và nghĩa vụ của khách hàng sẽ được chuyển cho CTCK.

- Chuyển giao giữa nhà đầu tư cho một bên thứ ba: áp dụng khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng các vị thế mình đang nắm giữ cho một nhà đầu tư khác mà không thông qua giao dịch.


3.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH GIAO DỊCH VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM

3.3.1. Sơ đồ quy trình

Sơ đồ 3.3: Mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ tại Sở


Sở DCK

Cty Chứng khoán

Cty Chứng khoán

Nhà đầu tư

(bên mua)

Nhà đầu tư

(bên bán)

Thông tin

thị trường

Trung tâm lưu ký

Ngân hàng chỉ định

thanh toán


G

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024