Giải Pháp Về Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Công Nghệ



Sơ đồ 3.4: Quy trình giao dịch và thanh toán bù trừ tại Sở

3.3.2. Giải thích quy trình

Bao gồm 2 giai đoạn:

3.3.2.1. Giai đoạn 1: Giao dịch

(1) Nhà đầu tư đặt lệnh: Một nhà đầu tư muốn giao dịch quyền chọn cổ phiếu đầu tiên phải tài khoản tại CTCK thành viên, sau đó chỉ thị cho công ty này thực hiện mua hoặc bán một quyền chọn cổ phiếu cụ thể với giá cụ thể trên SGDCK TP.HCM.


(2) CTCK thành viên nhận lệnh, kiểm tra tính hợp lệ của lệnh, tỷ lệ ký quỹ và số lượng vị thế còn được phép mở của nhà đầu tư (nếu là lệnh mở vị thế), kiểm tra số lượng vị thế mở hiện có (nếu là lệnh đóng vị thế).

(3) CTCK thành viên nhập lệnh vào hệ thống giao dịch nếu lệnh thỏa các điều kiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(3a), nếu không thì trả lệnh về cho nhà đầu tư (3b).

(4) Hệ thống giao dịch tiến hành khớp lệnh.

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 12

(5) Chuyển kết quả giao dịch cho TTTTBT và thông báo kết quả giao dịch: Kết quả giao dịch sẽ được chuyển qua Trung tâm thanh toán bù trừ và đồng thời thông báo cho CTCK thành viên.

3.3.2.2. Giai đoạn 2: Thanh toán bù trừ

(6) Thế quyền và nghĩa vụ: Ngay sau khi nhận được kết quả giao dịch, việc chuyển giao các quyền và nghĩa vụ sẽ được thực hiện theo như quy định về Thế quyền và nghĩa vụ nêu ở phần trên:

- Giữa các bên với TTTTBT trong trường hợp vị thế mới được mở.

- Giữa các bên với nhau trong trường hợp giao dịch đóng vị thế.

(7) Thanh toán bù trừ sau giao dịch: bao gồm 03 công việc (7a, 7b, 7c) được tiến hành sau khi giao dịch được khớp

(7a) Định mức ký quỹ ban đầu (chỉ trong trường hợp giao dịch mở vị thế):

TTTTBT tính toán mức ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư, qua đó tính toán và thông báo mức ký quỹ cho CTCK thành viên trên cơ sở tổng hợp mức ký quỹ ban đầu của tất cả khách hàng của CTCK có giao dịch phát sinh trong ngày. Nhằm giảm thiểu rủi ro, cần quy định CTCK phải đóng đủ số tiền ký quỹ ban đầu chậm nhất trước giờ giao dịch của ngày tiếp theo. Nếu CTCK thành viên không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian quy định thì TTTTBT có quyền sử dụng khoản ký quỹ bắt buộc mà CTCK thành viên đã nộp khi đăng ký làm thành viên và CTCK thành viên sẽ bị phạt theo lãi suất quy định (tương tự như TTCK cơ sở).

(7b) Bù trừ sau giao dịch tài khoản tiền:

Sau khi phiên giao dịch quyền chọn kết thúc, căn cứ vào kết quả giao dịch,

TTTTBT sẽ tiến hành bù trừ vào tài khoản tiền của nhà đầu tư. (7c) Bù trừ tài khoản vị thế:


TTTTBT sẽ bù trừ số lượng vị thế mua và bán, bù trừ số lượng vị thế đóng và vị thế mở nhằm ghi nhận, theo dõi hoạt động giao dịch của nhà đầu tư và nhằm định giá hàng ngày.

(8) Định giá tài khoản vị thế hàng ngày:

Sau khi kết thúc phiên giao dịch mỗi ngày, TTTTBT phải tính toán giá trị của tất cả vị thế mở hiện có trong tài khoản vị thế của nhà đầu tư theo giá thị trường nhằm theo dõi việc đảm bảo mức ký quỹ duy trì theo quy định. Nếu giá trị vị thế thấp hơn mức ký quỹ duy trì, TTTTBT sẽ gửi thông báo yêu cầu ký quỹ bổ sung cho CTCK. Việc nộp ký quỹ bổ sung sẽ được thực hiện chậm nhất vào cuối ngày làm việc tiếp theo. Việc thông báo yêu cầu ký quỹ bổ sung ở cấp độ nhà đầu tư/khách hàng sẽ do CTCK thực hiện.

Lưu ý:

Trong thời gian từ khi thực hiện giao dịch mua/bán để mở vị thế đến khi đáo hạn, nhà đầu có 2 sự lựa chọn:

- Đóng vị thế (rút lui khỏi giao dịch): quy trình chuyển qua Bước (9a) Đặt lệnh đóng

vị thế.

- Đợi đến khi đáo hạn: quy trình chuyển qua Bước (9b) Thanh toán khi đáo hạn.

(9a) Đặt lệnh đóng vị thế:

Quy trình sẽ quay trở lại từ Bước (2) đến Bước (7).

Nhà đầu tư sẽ không bị yêu cầu đóng tiền ký quỹ ban đầu và việc thanh toán cho

các bên cũng như cách tính khoản lời/lỗ sẽ được thực hiện theo quy định.

(9b) Thanh toán khi đáo hạn:

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khi đáo hạn là tùy thuộc vào nhà đầu tư nắm giữ quyền do đó sẽ có nhiều tình huống xảy ra. Nếu người mua quyền chọn quyết định thực hiện hợp đồng quyền chọn khi đáo hạn, nhà đầu tư này sẽ thông báo cho CTCK thành viên, đồng thời nộp tiền hay chứng khoán tương ứng với hợp đồng quyền chọn. Nếu không thực hiện quyền thì tài khoản ký quỹ sẽ bị hủy và nhà đầu tư nhận lại nhận lại số tiền mà họ đã ký quỹ nếu không muốn tiếp tục mua bán quyền chọn. Ngay sau đó, CTCK này tiến hành thông báo đến trung tâm lưu ký và ngân hàng chỉ định thanh toán để thực hiện các giao dịch thông


qua tài khoản của CTCK mở tại đây bằng các nghiệp vụ thanh toán của trung tâm.

Tổng thời gian thanh toán quy định giống với giao dịch cổ phiếu là T+3.

3.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.4.1. Giải pháp về khung pháp lý

TTCK muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư, trước hết phải tạo cho nhà đầu tư tâm lý được kinh doanh một cách công bằng trên thị trường. Luật Chứng khoán ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của TTCK trong thời gian qua và thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển và ổn định của TTCK. Vấn đề liên quan đến quyền chọn và CKPS thì trong Luật cũng mới chỉ đề cập đến nhưng chưa có sự bao quát toàn bộ hoạt động của lĩnh vực này. Mặt khác, đến thời điểm hiện nay thì vẫn chưa có văn bản dưới luật đề cập hàng hoá phái sinh trên TTCK. Vì vậy, cần thiết lập khung pháp lý cho hoạt động giao dịch quyền chọn tại Việt Nam.

Các nội dung cần hướng đến khi xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giao

dịch quyền chọn tại Việt Nam:

Luật Chứng khoán, luật Doanh nghiệp vẫn là khung luật nền tảng cho mọi hoạt động về quyền chọn ở Việt Nam.

Trên cơ sở luật Chứng khoán và luật Doanh nghiệp, Chính phủ sẽ ban hành các nghị định quy định chi tiết về hoạt động giao dịch quyền chọn tạo cơ sở pháp lý cho thị trường giao dịch quyền chọn hoạt động và cũng là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước điều tiết, giám sát các hoạt động giao dịch quyền chọn trên thị trường. Nghị định có thể quy định các vấn đề sau:

Đối với UBCKNN: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBCKNN trong việc quản lý nhà nước về giao dịch quyền chọn, trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động giao dịch quyền chọn trên thị trường.

Đối với SGDCK phái sinh: quy định việc thành lập, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản

lý, thành phần ban quản trị, các vấn đề liên quan đến thành viên của Sở, các nghĩa vụ


của Sở trong việc ban hành các quy chế, quy định, tổ chức điều hành thị trường, quản

trị rủi ro, tăng cường khả năng quản lý giám sát.

Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) và công ty thanh toán thành viên: quy định điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành công ty thanh toán thành viên, quy định về mức ký quỹ và mức đóng góp vào quỹ hỗ trợ thanh toán cho TTTTBT, quy định về quy trình thực hiện hợp đồng khi đáo hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và mức thu phí của TTTTBT.

Đối với các công ty môi giới, công ty thanh toán thành viên, nhà tạo lập thị trường, công ty định mức tín nhiệm:

- Công ty môi giới và công ty thanh toán thành viên: đây là cầu nối giữa các nhà đầu tư với cơ quan tổ chức giao dịch và giữa nhà đầu tư với TTTTBT. Do đó, cần có những quy định về điều kiện thành lập, các quy định về trách nhiệm của công ty môi giới, công ty thanh toán thành viên đối với các nhà đầu tư trong việc thực hiện giao dịch và thực hiện hợp đồng khi đáo hạn…

- Nhà tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc tạo tính thanh khoản cho thị trường quyền chọn. Do đó, bên cạnh những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi đáo hạn như những nhà đầu tư khác thì cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi để các nhà tạo lập thị trường sẵn sàng mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn.

- Công ty định mức tín nhiệm: với tư cách là cơ quan độc lập, đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ tín nhiệm của các công ty niêm yết và chưa niêm yết, làm cơ sở cho các quyết định lựa chọn chứng khoán cơ sở của cơ quan tổ chức giao dịch CKPS và quyết định của nhà đầu tư. Vì vậy, cần quy định rõ về điều kiện thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động của những công ty này.

Ngoài ra, cần có quy định về nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia giao dịch. Trong đó, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường để đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định về giao dịch.

3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ

3.4.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ cho hoạt động giao

dịch quyền chọn:


Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho giao dịch quyền chọn tại SGDCK TP.HCM bao gồm hệ thống quản lý giao dịch, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giám sát giao dịch, hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thanh toán bù trừ…Các hệ thống này cần được đầu tư xây dựng theo tiêu chí sau:

- Chi phí vận hành thấp: Hệ thống phải đảm bảo dễ cài đặt, dễ vận hành và dễ bảo trì.

- Hiệu năng cao: Đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn trong trường hợp tình hình giao dịch biến động bất ngờ. Hệ thống phải có khả năng nâng cấp một cách nhanh chóng theo yêu cầu.

- Khả năng truy cập: Việc đáp ứng được khả năng truy cập là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, luôn đảm bảo khả năng truy cập vào tình hình giao dịch của cả TTCK phái sinh lẫn TTCK cơ sở; đảm bảo dữ liệu được cung cấp bởi 2 thị trường không được chênh lệch về mặt thời gian.

Nhằm thiết lập và vận hành các hệ thống mới phục vụ cho giao dịch quyền chọn – vốn có mức độ phức tạp cao hơn nhiều so với hệ thống giao dịch trên TTCK cơ sở, SGDCK TP.HCM cần đặc biệt chú trọng trang bị các kiến thức chuyên môn về quyền chọn nói riêng và CKPS nói chung cho đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin và các phòng ban nghiệp vụ liên quan của Sở. Việc trang bị kiến thức phải được tiến hành với phần lý thuyết tổng quan về CKPS trước tiên, thông qua các tài liệu do nhóm nghiên cứu thuộc phòng Nghiên cứu và Phát triển soạn thảo hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước. Đồng thời, Sở nên tổ chức cho các cán bộ chủ chốt phụ trách về hạ tầng công nghệ CKPS tham gia các khóa đào tạo dài hạn tại nước ngoài, mời chuyên gia giảng dạy…nhằm nắm bắt những kinh nghiệm thực tiễn.

3.4.2.2. Từng bước nâng cao năng lực công nghệ của các CTCK:

Ngoài một số CTCK có đủ tiềm lực về tài chính và đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin, tác giả nhận thấy đối với phần lớn các CTCK việc trang bị hệ thống mới sẽ là một khó khăn, trở ngại trong việc tiếp cận thị trường CKPS nếu không có sự chuẩn bị đầu tư lâu dài. Vì vậy, SGDCK TP.HCM cần sớm công bố lộ trình phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ để các CTCK có thời gian đầu tư chuẩn bị. Đặc biệt, Sở cần chú trọng nâng cao năng lực công nghệ của các CTCK trong việc đáp ứng được các yêu cầu nhanh và chính xác của thanh toán bù trừ và quản trị rủi ro thanh toán bù trừ.


Ngoài ra, Sở cũng cần hỗ trợ các CTCK trong việc đào tạo huấn luyện đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, học hỏi kinh nghiệm thị trường nước ngoài.

3.4.3. Giải pháp về vấn đề phổ biến kiến thức

3.4.3.1. Giáo dục công chúng/nhà đầu tư:

Đây là giải pháp phụ trợ nhưng không kém phần quan trọng và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt nhằm chuẩn bị kiến thức cho công chúng/nhà đầu tư có thể tham gia vào một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tính chất hàng hoá phức tạp hơn TTCK cơ sở, cũng như giúp họ hiểu được ý nghĩa của quyền chọn để hỗ trợ cho sự hình thành thị trường này tại Việt Nam.

Để có thể thực hiện việc giáo dục công chúng/nhà đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, SGDCK TP.HCM cần xây dựng chương trình đào tạo nhà đầu tư một cách bài bản sẽ vì như thế sẽ có ích cho họ và cho cả thị trường. Cụ thể như sau:

- Xác định vai trò của các cơ quan quản lý và các định chế trung gian trong việc đào tạo nhà đầu tư.

- Tham khảo những tài liệu giáo dục nhà đầu tư và cách thức phổ biến kiến thức của các nước và xây dựng những tài liệu phù hợp, hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam.

- Phân loại các nhóm nhà đầu tư và xây dựng phương thức đào tạo phù hợp với từng nhóm như đào tạo thông qua: ấn phẩm, tài liệu, internet, các phương tiện truyền thông, các hội thảo công chúng, các khóa đào tạo chứng khoán…

- Xây dựng trang web với đầy đủ kiến thức cần thiết về sản phẩm quyền chọn dành

cho nhà đầu tư.

- Xây dựng lộ trình đào tạo cụ thể cho nội bộ SGDCK và nhà đầu tư tiềm năng.

3.4.3.2. Hoạt động marketing và nghiên cứu phát triển để thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường quyền chọn tại Việt Nam:

a. Hoạt động marketing:

Marketing có vị trí quan trọng trong của việc phát triển một sản phẩm. Dù là một sản phẩm tài chính vô hình nhưng quyền chọn cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đưa quyền chọn vào giao dịch. Do đó, để sản phẩm quyền


chọn được công chúng/nhà đầu tư chấp nhận và sử dụng, marketing là giải pháp không

thể xem nhẹ.

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với đặc trưng của sản phẩm là yếu tố quyết định của hoạt động marketing, các chiến lược này phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường và có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

- Một số điện thoại hotline và một trang web dành riêng cho việc tìm hiểu về quyền

chọn cần được thiết lập để công chúng/nhà đầu tư có thể tham khảo bất kỳ lúc nào.

- Trước khi quyền chọn được chính thức giao dịch, SGDCK TP.HCM cần có một mô hình giao dịch giả định trên internet để nhà đầu tư có thể giao dịch thử. Đây là cách thiết thực để nhà đầu tư có thêm kiến thức và kinh nghiệm đối với quyền chọn, cũng như nhận thức đầy đủ các tiện ích của quyền chọn về phòng ngừa rủi ro cũng như khả năng sinh lời mà quyền chọn có thể đem lại.

- Tìm ra các phương thức marketing hiệu quả dành cho từng đối tượng tham gia thị trường chuyên biệt. Ví dụ: các chương trình truyền hình, các tờ rơi, băng rôn tại các CTCK…

b. Hoạt động nghiên cứu phát triển:

Hoạt động nghiên cứu phát triển là hoạt động xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển hoạt động giao dịch quyền chọn tại Việt Nam. Để thị trường quyền chọn hoạt động ổn định và có hiệu quả, SGDCK TP.HCM cần thành lập đội ngũ thực hiện việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố cấu thành sản phẩm và các biện pháp để đưa sản phẩm vào giao dịch thành công trên thị trường.

Do đó, hoạt động nghiên cứu phát triển cần có những yếu tố cụ thể như sau:

- Đội ngũ nhân sự: đòi hỏi các thành viên tham gia nghiên cứu phải có chuyên môn và kiến thức về thị trường tài chính nói chung; am hiểu về TTCK trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các thành viên này phải có sự nhiệt tình đối với công việc nghiên cứu cũng như ý thức tự cập nhật các kiến thức phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Kế hoạch đào tạo: các thành viên này sẽ được tham gia các khoá đào tạo trong và ngoài nước về quyền chọn và CKPS để có tầm nhìn tổng quan và chi tiết đối với sản phẩm mà họ sẽ tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc tham khảo và được tư vấn trực

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí