Trái Phiếu Doanh Nghiệp Được Giao Dịch Không Tập Trung Bên Ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán

139

niêm yết TPDN rất cao. Điển hình là trên thị trường Hàn Quốc, tỷ lệ TPDN niêm yết đạt đến 99%144. Với lợi ích có được từ việc niêm yết TPDN mà nhiều doanh nghiệp muốn trái phiếu của mình được niêm yết trên SGDCK, trong khi đó TPDN được niêm yết cần là những TPDN có chất lượng tốt nên pháp luật đặt ra những quy định cụ thể về điều kiện niêm yết. Chỉ những tổ chức phát hành nào thỏa mãn các điều kiện quy định thì TPDN mới được niêm yết tại SGDCK.

Thông thường, điều kiện niêm yết do SGDCK ở mỗi nước quy định dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong phạm vi mỗi quốc gia, tùy từng Sở mà điều kiện niêm yết cũng có quy định khác nhau. Ở Trung Quốc quy định công ty đăng ký niêm yết TPDN phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Thời hạn của TPDN là trên 1 năm; (ii) Lượng TPDN được phát hành không dưới 50 triệu nhân dân tệ; (iii) Thỏa mãn các điều kiện phát hành TPDN khi đăng ký niêm yết trái phiếu145. Ở Nhật Bản, điều kiện niêm yết chứng khoán tuân theo các quy định do mỗi SGDCK ban hành.

Ở Việt Nam, trước đây điều kiện niêm yết TPDN được quy định khác nhau ở hai SGDCK. Khi Luật Chứng khoán năm 2019 được ban hành, điều kiện niêm yết TPDN được quy định thống nhất chung mà không quy định khác nhau giữa hai Sở như trước đây. Theo quy định pháp luật hiện hành, TPDN đã được chào bán ra công chúng phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán146. Tại Điều 118 khoản 1 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán cũng quy định: “Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán là trái phiếu đã chào bán ra công chúng”. Mặc dù không quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện niêm yết của TPDN nhưng quy định TPDN được niêm yết phải là TPDN đã được chào bán ra công chúng cũng đã bao hàm các điều kiện cụ thể, bởi lẽ TPDN muốn được phát hành ra công chúng phải thỏa mãn những điều kiện khá khắt khe được quy định tại Điều 15 khoản 3 Luật Chứng khoán năm 2019 (đã được nghiên cứu sinh phân tích ở mục 2.1.3.2). Các điều kiện phát hành TPDN ra công chúng được coi như bộ lọc hiệu quả nhằm tìm ra được những TPDN chất lượng tốt, xứng đáng được niêm yết trên SGDCK.

Ngoài các TPDN được niêm yết và giao dịch trên SGDCK còn có các trái phiếu đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. Hệ thống giao dịch Upcom


144Phần II, mục 2.5.3.1, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2016), Đề án phát triển thị trường TPDN. 145China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 57, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

146Xem Điều 48 khoản 1, Luật Chứng khoán năm 2019.

140

(Unlisted Public Company Market) là thị trường dành cho chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi) của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Hiện nay, hệ thống giao dịch Upcom được tổ chức tại SGDCK Hà Nội. Vì vậy, khi TPDN được giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tức là trái phiếu được giao dịch tập trung và có sự quản lý, được pháp luật bảo vệ. Theo quy định pháp luật hiện hành, đối tượng đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom bao gồm công ty đại chúng không niêm yết trên SGDCK và công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc bị hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng147. Như vậy, có thể hiểu đối tượng giao dịch trên hệ thống Upcom tại Việt Nam là TPDN của các công ty đại chúng chưa đạt tiêu chuẩn để niêm yết hoặc TPDN của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết (bắt buộc hoặc thỏa thuận). Điều này chứng tỏ rằng TPDN được giao dịch trên hệ thống Upcom có chất lượng kém hơn so với TPDN được giao dịch tại SGDCK. Tuy nhiên, hệ thống Upcom có thể được coi là bộ duyệt tốt, là bước thử nghiệm của TPDN trước khi được niêm yết trên SGDCK.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Trên TTTPDN Việt Nam có sự chênh lệch quá lớn giữa thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Tuy vậy, trong những năm qua, theo xu hướng chung, thị trường giao dịch TPDN cũng có sự phát triển nhất định dù chưa tương xứng với thị trường phát hành.

Trong thời gian đầu khi mới thành lập SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, các TPDN chủ yếu được phát hành theo hình thức riêng lẻ nên lượng TPDN được niêm yết trên SGDCK/TTGDCK không nhiều. Thị trường giao dịch TPDN còn manh mún, nhỏ lẻ và rất ít hoạt động so với thị trường phát hành. Ví dụ, theo số liệu thống kê của SGDCKThành phố Hồ Chí Minh, tổng số lượng giao dịch trung bình năm trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 1.359.498 triệu đồng (số liệu lấy chuỗi một năm bắt đầu từ tháng 9/2014 đến tháng 8/3015). So với tổng quy mô giao dịch trên thị trường chứng khoán thì con số này chiếm tỷ lệ rất thấp (1.359.498/64.324.984 triệu đồng = 2%). Trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, hoạt động giao dịch TPDN còn thấp hơn Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều. Năm 2016, quy mô giao dịch TPDN tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 1/12 quy mô giao dịch TPDN trên Sở Giao chứng khoán Hàn Quốc (đạt khoảng 6 tỷ đô la Mỹ). Năm 2017, lượng TPDN niêm yết trên HSX là 14.2 nghìn tỷ đồng148. Sáu tháng đầu năm 2020, TTTPDN thứ cấp ghi nhận sự phát triển sôi động

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 19


147Xem Điều 133 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

148http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2020-07-09/trai-phieu-doanh-nghiep-tang-nong-va-

dang-hut-tien-dau-tu-89254.aspx truy cập 15h18 ngày 13/8/2020.

141

hơn. Theo đó, lượng TPDN niêm yết trên HSX đã tăng từ 14.2 nghìn tỷ đồng năm 2017 lên gần 36.000 tỷ đồng đến ngày 30/6/2020, tương ứng tỉ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm; thanh khoản thị trường đang được cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ năm 2017 đến nay nhưng hiện vẫn ở mức khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng149.

2.2.1.2. Trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không tập trung bên ngoài Sở Giao dịch Chứng khoán

Khi TTCK mới hình thành, việc mua bán chứng khoán nói chung, TPDN nói riêng chủ yếu được thực hiện thông qua quầy của các ngân hàng, các công ty chứng khoán và phương thức giao dịch chủ yếu là mua bán trực tiếp thủ công, thương lượng giá. Khi thị trường phát triển, hoạt động của thị trường được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư ở các địa điểm phân tán khác nhau mà không có địa điểm giao dịch. Các loại TPDN giao dịch trên thị trường này là trái phiếu chưa niêm yết, chủ yếu là của các công ty vừa và nhỏ và việc giao dịch được thực hiện thông qua mạng lưới điện thoại, điện tín; giá cả giao dịch được xác định trên cơ sở thỏa thuận.

Chính vì vậy, bên cạnh các TPDN được niêm yết, giao dịch tại SGDCK, các TPDN được đăng ký giao dịch tại hệ thống giao dịch Upcom còn có những trái phiếu được giao dịch bên ngoài các hệ thống này. Đó là các trái phiếu chưa đăng ký giao dịch Upcom và chưa niêm yết trên SGDCK. Các trái phiếu này không được giao dịch tập trung, không có địa điểm giao dịch. Theo tác giả Nguyễn Kiều Giang thì: “Đối tượng giao dịch trên thị trường này thường là những chứng khoán có chất lượng kém hơn. Chứng khoán niêm yết tại thị trường này được giao dịch tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của trung tâm giao dịch chứng khoán”150. Nhìn chung, TPDN giao dịch trên thị trường OTC là những trái phiếu chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên SGDCK, trong đó chủ yếu là trái phiếu của các công ty vừa và nhỏ, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển. Tiêu chuẩn để trái phiếu được giao dịch trên thị trường OTC thấp hơn, linh hoạt hơn so với tiêu chuẩn niêm yết tại SGDCK nên trái phiếu giao dịch trên thị trường này có độ rủi ro cao hơn so với trái phiếu trên SGDCK. Phần lớn thị trường OTC các nước đều có quy định tiêu chuẩn về vốn điều lệ tối thiểu và yêu cầu đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Pháp luật Việt Nam hiện hành không có các quy định cụ thể về loại TPDN giao dịch trên


149http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2020-07-09/trai-phieu-doanh-nghiep-tang-nong-va-

dang-hut-tien-dau-tu-89254.aspx truy cập 15h18 ngày 13/8/2020.

150Nguyễn Kiều Giang (2006), Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 8 năm 2006, tr.21.

142

thị trường phi tập trung nhưng bằng phương pháp loại trừ có thể hiểu đó chính là các trái phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK và cũng chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

Tìm hiểu các quy định pháp luật về đối tượng của thị trường giao dịch TPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận về thành công của pháp luật hiện hành như sau:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã có có những quy định về điều kiện niêm yết TPDN tương đối phù hợp với đặc thù của giai đoạn phát triển. Thời kỳ đầu, ở Việt Nam có hai SGDCK song song tồn tại và tương ứng có hai nhóm điều kiện niêm yết, bao gồm nhóm điều kiện niêm yết trái phiếu tại SGDCK Hà Nội và nhóm điều kiện niêm yết trái phiếu tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp tạo ra nhiều loại hàng hóa với chất lượng khác nhau nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhà đầu tư, nâng cao tính thanh khoản của thị trường. Luật chứng khoán năm 2019 được ban hành, hai SGDCK được hợp nhất thành SGDCK Việt Nam, pháp luật cũng đã có quy định mới thay thế kịp thời. Theo đó, pháp luật quy định chung, thống nhất về điều kiện niêm yết TPDN tại SGDCK Việt Nam. Quy định này mặc dù có thể làm mất đi tính cạnh tranh giữa hai Sở nhưng phù hợp với sự phát triển của mô hình SGDCK Việt Nam trong tương lai.

Thứ hai, pháp luật chứng khoán Việt Nam đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa phát hành trái phiếu và niêm yết trái phiếu thông qua quy định bắt buộc TPDN phát hành ra công chúng phải niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Quy định này thúc đẩy các doanh nghiệp muốn trái phiếu của mình được niêm yết ngay sau khi phát hành thì cần lựa chọn hình thức phát hành ra công chúng – hình thức phát triển khá khiêm tốn so với hình thức phát hành riêng lẻ ở Việt Nam hiện nay. Quy định này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của hình thức phát hành trái phiếu ra công chúng – hình thức mang lại nhiều ưu điểm cho sự phát triển của TTTPDN, đặc biệt giúp minh bạch hóa thông tin trên thị trường.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu sinh vẫn còn một số bất cập của pháp luật hiện hành trong các quy định về đối tượng của thị trường giao dịch TPDN cũng như hạn chế của quá trình thực thi các quy định này trên thực tế. Cụ thể như sau:

Một là, vẫn còn một số bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành khi quy định về các điều kiện niêm yết trên SGDCK. Ví dụ điều kiện về vốn điều lệ. Giá trị thực của một doanh nghiệp không hoàn toàn phụ thuộc vào vốn điều lệ của nó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt phụ thuộc vào giá trị thị trường của doanh nghiệp (thái độ của thị trường đối với giá trị của doanh nghiệp). Vì vậy, nếu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp niêm yết chỉ dựa vào vốn điều lệ thì

143

chưa hợp lý bởi “Trách nhiệm tài sản và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp phải được dựa trên tổng số tài sản của nó tính theo giá trị thị trường chứ không thể căn cứ vào các giá trị mang tính chất quy ước và mang tính danh nghĩa như vốn điều lệ”151. Hoặc điều kiện về kinh doanh có lãi cũng chỉ quy định là có lãi chung chung mà không có một định lượng cụ thể khiến cho các nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để đánh giá doanh nghiệp có thực sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và không phù hợp với nguyên tắc của thị trường là “công bằng, công khai, minh bạch”152.

Hai là, hoạt động niêm yết trên thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp còn khiêm tốn.

Trên thực tế, lượng TPDN được niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch, đặc biệt là trên SGDCK còn khá khiêm tốn so với thị trường phát hành. Nguyên nhân là do TPDN chủ yếu được phát hành theo hình thức riêng lẻ. Điều này gây ra sự thiếu minh bạch trên thị trường, dẫn tới kìm hãm sự phát triển của TTTPDN nói riêng, TTCK nói chung. Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn phát triển thị trường vốn – cơ hội trong kỷ nguyên mới tại Hà Nội ngày 30/3/2021, một trong những giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn đó là nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp của thị trường. Với những trái phiếu chưa được niêm yết chính thức trên sàn thì các nhà đầu tư thường nắm giữ đến ngày đáo hạn vì coi đó như là khoản cho vay đối với doanh nghiệp (mà không nghĩ đến việc mua đi bán lại để hưởng chênh lệch giá). Do đó dẫn tới tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Đây không chỉ là thực trạng của TTTPDN Việt Nam mà còn là thực trạng chung của nhiều quốc gia Châu Á. Nhóm tác giả Goswami, M & Shama, S. khi nghiên cứu về TTTPDN Châu Á cho rằng: “Trở ngại cho tính thanh khoản của thị trường thứ cấp là nhà đầu tư thường mua và nắm giữ trái phiếu, thiếu sự đa dạng các nhà đầu tư, mức độ giao dịch thấp”153.

2.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

2.2.2.1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – chủ thể tổ chức và vận hành thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Sở giao dịch chứng khoán được coi là thị trường giao dịch chứng khoán tập trung (địa điểm họp chợ có tổ chức), tại đó các chứng khoán niêm yết được các


151Lê Vũ Nam (2016), Hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16/2016, tr46-53.

152Điều 5 khoản 2, Luật Chứng khoán năm 2019.

153Goswami, M & Shama, S. (2011), “The development of local debt markets in Asia ”, International Monetary Fund, IMF working paper 2011, 11/132, tr.16.

144

thành viên giao dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và thanh toán thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Hầu hết pháp luật các nước đều có quy định về SGDCK. Ở Trung Quốc, SGDCK là một pháp nhân cung cấp địa điểm và phương tiện liên quan để giao dịch chứng khoán tập trung, tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán; việc thành lập, giải thể SGDCK phải tuân theo quyết định của Quốc Vụ viện154. Sở Giao dịch Chứng khoán có Tổng giám đốc do cơ quan quản lý chứng khoán thuộc Quốc Vụ viện bổ nhiệm, miễn nhiệm155. Ở Malaysia có SGDCK và SGDCK phái sinh156.

Hiện nay, theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019, ở Việt Nam sẽ tập trung còn lại một SGDCK, đó là SGDCK Việt Nam và các công ty con. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con là chủ thể duy nhất được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán157.

Theo quy định tại Điều 43 Khoản 1 Luật Chứng khoán năm 2019: “Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết”.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, hình thức pháp lý cho sự tồn tại, SGDCK là một doanh nghiệp, tức là một chủ thể kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thay đổi của pháp luật hiện hành chính là ở chỗ, SGDCK là một công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước nắm giữ vốn góp chi phối (trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) chứ không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (nhà nước sở hữu 100% vốn) như trước kia. Sự thay đổi này phù hợp với thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, cần sự năng động, độc lập để cho một TTCK phát triển linh hoạt nhưng vẫn cần sự kiểm soát nhất định của nhà nước để tránh sự phát triển quá nóng, mất kiểm soát của TTCK. Ngoài ra, việc hợp nhất



154China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 102, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

155China Congress (2005), SecuritiesLaw of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006,Art 107, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

156Malaysian Parliament (2007), The Capital Markets and Services Act No.671 of 2007, item 8, https://www.cftc.gov/sites/default/files/idc/groups/public/@otherif/documents/ifdocs/bmdcapitalmarketsands ervicesa.pdf, truy cập 15h19 ngày 12/11/2020.

157Xem Điều 42 khoản 2 Luật Chứng khoán năm 2019.

145

hai SGDCK để thành lập SGDCK Việt Nam như quy định pháp luật hiện hành cũng là một bước tiến đáng ghi nhận trong quá trình hoàn thiện pháp luật về TTCK nói chung, TTTPDN nói riêng. Mặc dù được xác định là một loại hình doanh nghiệp, phải tuân theo quy chế chung về thành lập, hoạt động doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp nhưng SGDCK có một số đặc thù khác với các doanh nghiệp khác như: Sở giao dịch chứng khoán phải được thành lập bởi Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong khi các doanh nghiệp khác được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi Sở Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở nhu cầu thành lập doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân; lĩnh vực kinh doanh của SGDCK là lĩnh vực kinh doanh đặc thù, đó là tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán tập trung chứ không phải là những ngành nghề sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường khác; SGDCK và công ty con chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sở SGDCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị của SGDCK và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của SGDCK do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị của SGDCK và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;.v.v… Quyền và nghĩa vụ của SGDCK Việt Nam được quy định tại Điều 46, Khoản 1 và 2 Luật Chứng khoán năm 2019.

2.2.2.2. Công ty chứng khoán - chủ thể là trung gian trên thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường, đặc biệt ở TTGD là nguyên tắc trung gian. Mọi giao dịch trên thị trường đều phải được thực hiện qua trung gian là các thành viên của thị trường. Các nhà đầu tư không được trực tiếp đặt lệnh mua, lệnh bán mà phải gián tiếp qua các trung gian là thành viên của thị trường này. Thành viên của thị trường đóng vai trò trung gian rất đa dạng như các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,.v.v. Có thể khẳng định rằng CTCK là trung gian quan trọng nhất của thị trường. Vai trò của CTCK không chỉ thể hiện trên thị trường giao dịch TPDN mà còn thể hiện cả trên thị trường phát hành. Trên thị trường phát hành, với hoạt động bảo lãnh phát hành, các CTCK giúp huy động một lượng vốn lớn để đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành. Trên thị trường giao dịch, với các hoạt động như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, CTCK giúp các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch mua và bán kiếm lời, từ đó tạo tính thanh khoản nhộn nhịp cho thị trường.

146

*Hình thức pháp lý của công ty chứng khoán

Điều 71 Khoản 2 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.

Ở đây, một vấn đề đặt ra là: nếu CTCK được tổ chức dưới hình thức là CTTNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu thì liệu có bảo đảm được tính chặt chẽ trong tổ chức hoạt động của công ty không, từ đó có thể bảo đảm được độ tin cậy và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán – lĩnh vực kinh doanh bậc cao hay không?

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, việc pháp luật quy định về hình thức pháp lý của CTCK là CTCP hoặc CTTNHH hoàn toàn hợp lý vì những lý do sau:

Thứ nhất, Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới. Phần lớn pháp luật các nước trên thế giới quy định hình thức pháp lý của CTCK là CTCP hoặc CTTNHH. Ví dụ tại Trung Quốc, pháp luật quy định CTCK là CTTNHH hoặc CTCP làm nhiệm vụ kinh doanh chứng khoán158. Hoặc Nhật Bản quy định CTCK là CTCP được phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Trong khi đó, TTCK là thị trường có độ mở cao, mang tính quốc tế. Vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định về hình thức pháp lý của CTCK như trên để bảo đảm sự tương thích với pháp luật quốc tế, đồng thời để TTTPDN Việt Nam liên thông và tiến gần tới TTTPDN quốc tế hơn.

Thứ hai, nghiên cứu sinh nhất trí rằng CTCP/CTTNHH có quy chế pháp lý về tổ chức hoạt động chặt chẽ, sự ràng buộc pháp lý đối với các công ty này chặt chẽ hơn so với mô hình doanh nghiệp khác. Điều này thể hiện ở các quy định về bộ máy quản lý điều hành, quy chế pháp lý về tài sản,… của các công ty này trong Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ sở hữu của CTCP và CTTNHH có tài sản riêng, độc lập, tách bạch với tài sản khác không đưa vào kinh doanh của chủ sở hữu nên khi CTCK phải thanh toán khoản nợ nào đó hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản thì việc xác định phạm vi trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu dễ dàng hơn rất nhiều so với công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó ngành nghề, nghiệp vụ kinh doanh của CTCK rất dễ dẫn đến rủi ro về tài sản. Việc xác định ranh giới rò ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu trong CTCP và CTTNHH là một trong những lý do có thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi có rủi ro về tải sản xảy ra.


158China Congress (2005), Securities Law of The People’s Republic of China, passed 2005-10-27, effective January 1, 2006, Art 18, http://english.mofcom.gov.cn/article/policyrelease/internationalpolicy/200703/20070304466356.shtml(truy cập 9h30 ngày 18/5/2020).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022