Sự Cần Thiết Ra Đời Quyền Chọn Cổ Phiếu Tại Sgdck Tp.hcm:


Đồ thị 2.1: Diễn biến chỉ số VN Index giai đoạn 1


VNIndex


600.00


500.00


400.00


300.00


200.00


100.00


-

12/2000 02/2001 03/2001 05/2001 06/2001 08/2001 10/2001 11/2001 01/2002 02/2002


Giai đoạn 2 (2006 – 2008):

Thời điểm TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Điều đáng ghi nhận là năm 2006 - năm của sự phát triển TTCK Việt Nam về mọi phương diện như quy mô giao dịch tăng cao, các công ty thực hiện đăng ký, niêm yết giao dịch trên thị trường nhiều hơn, các tổ chức tài chính, CTCK, các quỹ đầu tư tham gia thị trường cũng gia tăng nhanh chóng.

Đặc biệt, sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên WTO, làn sóng đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp vào Việt Nam đã làm TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng cổ phiếu niêm yết tăng mạnh mẽ từ 37 cổ phiếu vào đầu tháng 07/2006 lên 106 cổ phiếu cho đến cuối năm 2006 và đến nay đã có 170 cổ phiếu niêm yết. Theo đó, thị trường cũng có những biến động không ngờ, chỉ số VN Index tăng dần trong năm 2006 lên 751.77 điểm vào cuối năm và tiếp tục tăng mạnh đến 1,170.67 điểm ngày 12/03/2007, tức là tăng gần 56% chỉ trong hơn 3 tháng, cũng là lúc các nhà đầu tư đổ vốn ào ào vào sàn giao dịch.

Sau giai đoạn tăng này, thị trường có sự sụt giảm rất mạnh trong năm 2008. Chỉ số VN Index đạt mức 315.62 điểm vào ngày 31/12/2008, giảm trên 73.04% trong vòng một năm. Các mốc 900, 800, 700, 600, 500 rồi 400 điểm mà theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường từng cho là “mức đáy”, liên tục bị phá vỡ.


Đồ thị 2.2: Diễn biến chỉ số VN Index giai đoạn 2


VNIndex


1400

1200

1000

800

600

400

200

0

08/06 11/06 02/07 05/07 08/07 11/07 02/08 05/08 08/08 11/08


Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ số VN Index qua từng năm:


Năm

Đầu năm

Cuối năm

Tỷ lệ % cuối năm

so với đầu năm

Cao nhất

Thấp nhất

2000

100

206.83

106.83%

206.83

100

2001

210.56

235.40

11.80%

571.04

203.12

2002

231.70

183.33

-20.88%

231.70

174.62

2003

183.41

166.94

-8.98%

183.41

130.90

2004

169.16

239.29

41.46%

279.71

169.16

2005

237.23

307.50

29.62%

322.59

232.41

2006

305.28

751.77

146.26%

809.86

304.23

2007

741.27

927.02

25.06%

1170.67

741.27

2008

921.07

315.62

-65.73%

921.07

286.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ SGDCK TP.HCM)

Bảng 2.3: Tổng hợp một số ngày đặc biệt của chỉ số VN Index


GIAI ĐOẠN

NGÀY

VN INDEX

GHI CHÚ


2000 – 2003

28/07/2000

100

Phiên giao dịch đầu tiên

25/06/2001

571.04

Điểm cao nhất kể từ phiên giao dịch đầu tiên

05/10/2001

203.12

VN Index sụt giảm mạnh kể từ 25/06/2001, bắt đầu tăng điểm.

19/11/2001

301.09

VN Index tăng liên tiếp 19 phiên, sau đó bắt đầu giảm mạnh.

24/10/2003

130.9

VN Index xuống mức thấp, bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm.


2004 – 2005

05/01/2004

169.16

VN Index thấp nhất năm 2004, bắt đầu chuỗi ngày tăng 16 phiên.

07/11/2005

322.59

VN Index cao nhất giai đoạn này.


2006 –2008

25/04/2006

632.69

Sau một thời gian bình lặng, VN Index tăng trở lại.

02/08/2006

399.8

Rồi lại nhanh chóng sụt giảm.

12/03/2007

1.174.22

VN Index đạt kỷ lục mới, cao nhất kể tử phiên giao dịch đầu tiên.

10/12/2008

286.85

VN Index thấp nhất năm 2008. Thị trường sụt giảm mạnh trong





năm 2008; các ngưỡng 900, 800, 700, 600, 500, 400 rồi 300 điểm

lần lượt bị phá vỡ trong năm 2008.


Nhận xét:

TTCK luôn biến động thất thường và rất khó dự đoán, điều này càng đúng với một TTCK Việt Nam còn non trẻ và chứa đựng nhiều bất ổn như hiện nay. Gần đây, người ta nói nhiều về niềm tin của các nhà đầu tư với TTCK Việt Nam, nhưng tạo niềm tin không phải là đảm bảo cho chỉ số Index luôn luôn đi lên mà thiết nghĩ cần tạo ra cho các nhà đầu tư những công cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, để đa dạng hóa cách thức đầu tư, giảm rủi ro và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ. Đã đến lúc, cần có một công cụ tài chính hữu hiệu, để bảo vệ các nhà đầu tư trước sự biến động thất thường của TTCK Việt Nam.

Qua 02 giai đoạn biến động của chỉ số VN Index ở trên, có thể thấy một minh chứng khá rõ nét là sự lên xuống thất thường của VN Index luôn nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Thực tế, có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ trong thời gian qua, điển hình là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẽ ít vốn và thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư.

Đứng trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là liệu có biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay bảo vệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư hay không?. Trên thực tế, có một phương pháp khá hữu hiệu, đó là chứng khoán phái sinh (CKPS) đã được sử dụng từ lâu tại các TTCK phát triển. Trên thế giới hiện nay, việc sử dụng công cụ phái sinh đã trở nên phổ biến nhằm đa dạng hóa đầu tư, phòng ngừa rủi ro và tạo lợi nhuận. Trong đó, quyền chọn là một trong những công cụ phái sinh này.


2.2. SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM:‌

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010” chưa đề cập cụ thể đến định hướng phát triển CKPS nói chung và quyền chọn cổ phiếu nói riêng, chỉ mới đề ra “tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại”. Nhưng điều này cho thấy ngay trong giai đoạn đầu thành lập TTCK, Chính phủ đã có chủ trương tăng cường chủng loại chứng khoán nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Quyết định số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006-2010” đã nêu rõ hơn “Phát triển các hàng hóa khác trên thị trường chứng khoán bao gồm chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, các chứng khoán phái sinh”.

Trong “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 02/08/2007 theo Quyết định số 128/QĐ-TTg, định hướng xây dựng và phát triển thị trường quyền chọn nói riêng và CKPS nói chung của Nhà nước ta càng được khẳng định rõ hơn thông qua giải pháp dài hạn “Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…)”. Ngoài ra, đề án còn đưa ra giải pháp trước mắt là “Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường”, cụ thể là “Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm, chứng khoán - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán...); các sản phẩm từ chứng khoán hoá tài sản và các khoản nợ....”

Luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9, khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2007 quy định về chứng khoán và TTCK ra đời, ngoài các loại chứng khoán thông thường như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, TTCK đón nhận thêm các loại chứng khoán mới quyền chọn


mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, chỉ số chứng khoán... Đồng thời, Luật cũng đã định nghĩa rất rõ ràng các loại chứng khoán này.

Như vậy, hoạt động giao dịch quyền chọn nói riêng và CKPS nói chung đã được Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN đưa vào chiến lược phát triển TTCK Việt Nam. Đây là cơ sở tiền đề cho hình thành thị trường giao dịch quyền chọn. Vấn đề là cần xây dựng được lộ trình thiết lập thị trường và chọn thời điểm phù hợp để triển khai hoạt động giao dịch CKPS và quyền chọn.

2.2.2. Sự cần thiết của việc thiết lập và triển khai hoạt động giao dịch giaodịch quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM

Việc thiết lập và triển khai hoạt động giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM trong thời gian tới được khẳng định là hết sức cấp thiết, đặc biệt được thể hiện qua 4 luận cứ quan trọng sau:

2.2.2.1. Nhu cầu thị trường:

TTCK Việt Nam đã bước qua thời kỳ sơ khai và từng bước trưởng thành cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sau hơn 8 năm hoạt động, TTCK bước đầu đã hình thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, thu hút được sự quan tâm của một số lượng đáng kể các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, hòa cùng những diễn biến phức tạp của TTCK toàn cầu, TTCK Việt Nam cũng không tránh khỏi những đợt trồi sụt liên tục và đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm khá mạnh (thể hiện qua sự thăng trầm của chỉ số VN Index được phân tích ở phần trên) đã tạo ra một làn sóng hoang man và mất niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, họ chính là những người trực tiếp gánh chịu những tổn thất nặng nề do bất ổn trên thị trường này gây ra trước sự sụt giảm “không phanh” trong giá trị của các danh mục đầu tư chứng khoán. Chính vì thế, họ đang rất cần đến những công cụ có thể giúp họ quản lý được rủi ro và bảo toàn được giá trị các danh mục đầu tư của mình, mà trong đó quyền chọn được đánh giá là một trong những giải pháp khá hữu hiệu để thực hiện được mục đích trên.

Điều này đã được khẳng định thông qua cuộc khảo sát thực tế do chuyên viên của SGDCK TP.HCM tiến hành điều tra trên tổng số 366 đối tượng tại 25 sàn giao dịch của các CTCK vào tháng 04/2008; trong đó có trên 71% đang làm trong lĩnh vực tài chính


như chứng khoán, ngân hàng và hơn 75% có mức độ am hiểu cơ bản về các công cụ CKPS. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy có 67% số người đánh giá rằng TTCK Việt Nam cần thiết phải triển khai áp dụng các công cụ CKPS và trên 67.7% đối tượng cho biết rằng họ nghĩ đến công cụ CKPS khi có nhu cầu phòng ngừa rủi ro và 92.8% sẵn sàng tham gia giao dịch khi thị trường CKPS được triển khai (trong khi đó chỉ có 26.2% nghĩ đến trái phiếu).

Những con số cụ thể này đã xác định được nhu cầu của thị trường đối với các công cụ quyền chọn là rất lớn và việc triển khai giao dịch các công cụ này tại TTCK Việt Nam đã trở thành một việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay để các nhà đầu tư Việt Nam được thừa hưởng những lợi ích thiết thực của loại công cụ CKPS này.

2.2.2.2. Lợi ích của quyền chọn cổ phiếu:

Việc xây dựng, triển khai và đẩy mạnh các giao dịch quyền chọn sẽ góp phần thúc đẩy TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung phát triển lên tầm cao mới do những lợi ích to lớn mà công cụ này mang lại, bao gồm:

- Là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu trên TTCK:

Nhà đầu tư sẽ có cơ hội hạn chế rủi ro bằng những chiến lược bảo toàn vốn thông qua việc kết hợp mua bán chứng khoán và các hợp đồng quyền chọn nhằm chống lại xu hướng giá cả biến động bất lợi nhưng vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận nếu giá cả thay đổi theo hướng có lợi. Với công cụ quản lý rủi ro hiệu quả như thế, nhà đầu tư có thể chủ động thực hiện các chiến lược đầu tư của mình. Khi đó, nỗi lo về sự sụt giảm của TTCK sẽ không còn là sự ám ảnh dai dẳng như hiện nay vì nhà đầu tư đã có thể đầu tư ở mọi trạng thái của thị trường.

- Là chỉ báo giá tương lai cho TTCK cơ sở:

Căn cứ trên diễn biến của thị trường quyền chọn, nhà đầu tư có thể đưa ra những dự báo cho TTCK cơ sở. Từ đó, giúp nhà đầu tư có thể chủ động thực hiện các chiến lược giao dịch trên TTCK cơ sở. Quan trọng hơn nữa, do có mối liên hệ mật thiết giữa 2 thị trường nên bất cứ một sự chênh lệch giá giữa 2 thị trường sẽ tạo cơ hội giao dịch song hành (arbitrage), nhờ đó chênh lệch giá sẽ bị giảm thiểu. Điều này có nghĩa chứng khoán sẽ được định giá chính xác hơn.

- Tạo ra lực đòn bẩy lớn:


Quyền chọn cổ phiếu giúp nhà đầu tư có thể sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu, sau đó đợi giá cổ phiếu, trái phiếu tăng cao rồi bán để hưởng chênh lệch thì việc đầu tư vào công cụ quyền chọn giúp nhà đầu tư chỉ bỏ ra một khoản tiền nhỏ ban đầu (ký quỹ hay trả phí quyền chọn) nhưng có thể nắm giữ một vị thế với số lượng cổ phiếu, trái phiếu rất lớn. Nếu xu hướng thị trường diễn biến thuận lợi, nhà đầu tư có thể kiếm được một khoản chênh lệch lớn từ vị thế mà họ nắm giữ. Do đó, việc phát triển công cụ quyền chọn cổ phiếu có thể đáp ứng được mong đợi của các nhà đầu tư cá nhân vốn chiếm đa số trên TTCK Việt Nam hiện nay.

- Góp phần thúc đẩy phát triển TTCK cơ sở:

Với vai trò là một công cụ bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, công cụ quyền chọn sẽ tạo tâm lý an toàn hơn trong đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu. Do đó, thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư còn e ngại về mức độ mạo hiểm, rủi ro trên thị trường, mạnh dạn tham gia thị trường, làm cầu hàng hóa chứng khoán tăng. Điều này làm cho TTCK trở nên sôi động với tính thanh khoản cao và cơ hội phát triển, mở rộng thị trường là rất lớn.

2.2.2.3. Thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ TTCK Việt Nam:

Việc xây dựng và phát triển thị trường giao dịch quyền chọn được xác định là một động thái cần thiết và cấp bách hiện nay nhằm đạt được mục tiêu tổng quát “phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo” và đáp ứng được quan điểm và nguyên tắc phát triển “hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng” mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt trong Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Với sự ra đời của thị trường giao dịch quyền chọn, cấu trúc của TTCK Việt Nam sẽ được thiết lập một cách hoàn chỉnh hơn theo xu hướng phát triển chung của thế giới. Từ đó, nâng cao vai trò chủ đạo của TTCK xuyên suốt quá trình phát triển của thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần.

2.2.2.4. Nâng cao tính cạnh tranh cho TTCK Việt Nam trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới:


Trên thị trường quốc tế, các loại hình công cụ quyền chọn đã được triển khai từ rất lâu và đến nay đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ như tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, v.v… Do đó, trước xu thế mở cửa và hội nhập của nền tài chính thế giới với sức ép cạnh tranh khốc liệt nhằm thu hút dòng chảy vốn vào mỗi quốc gia, TTCK Việt Nam cần tiến hành xây dựng và triển khai các giao dịch quyền chọn trong tương lai gần nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thị trường, đa dạng hóa các cơ hội đầu tư. Từ đó làm tăng cung và kích cầu cho thị trường, làm cho thị trường trở nên sôi động nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường, từng bước đưa TTCK Việt Nam hòa mình vào dòng chảy của thị trường tài chính trong khu vực và trên quốc tế.

2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ TRIỂN KHAI VÀ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI SGDCK TP.HCM

2.3.1. Điều kiện 1: Nhu cầu của thị trường đối với CKPS

Quyền chọn là một loại hàng hóa của thị trường tài chính, vì vậy cũng không nằm ngoài quy luật kinh tế hàng hóa. Một sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thì mới tồn tại được. Do đó, điều kiện tiên quyết để thành lập một thị trường giao dịch quyền chọn là nhu cầu của công chúng/nhà đầu tư sử dụng quyền chọn nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro của chứng khoán cơ sở mà họ đang nắm giữ.

Ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro, nhà đầu tư còn giao dịch quyền chọn nhằm mục đích đầu cơ, đặc biệt đầu cơ hưởng chênh lệch giá giữa TTCK cơ sở và thị trường giao dịch quyền chọn (tạm gọi là những người đầu cơ). Do bản chất của giao dịch quyền chọn là chuyển đổi rủi ro giữa những người mua và người bán nên thị trường cần có sự tham gia của những thành phần có thị hiếu rủi ro khác nhau như những nhà đầu tư dài hạn ngại rủi ro và những người đầu cơ thích rủi ro cao để thu được lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm nhiều nước cho thấy để thị trường quyền chọn phát triển bền vững, nhu cầu đối với quyền chọn phải xuất phát phần lớn từ mục đích phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở hơn là mục đích đầu cơ. Sự thất bại hoặc bế tắc của một số thị trường quyền chọn tập trung trên thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân bị thao túng, làm giá bởi những người đầu cơ chiếm số lượng đông đảo trên thị trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2024