Thực Trạng Quy Định Về Nguyên Tắc Và Phương Thức Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

cũng quy định rõ chính sách hỗ trợ nhà đầu tư và các chủ thể khác tham gia thị trường chứng khoán. Thật vậy, tại Luật chứng khoán 2006 nhà làm luật quy định:

Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển [29, Điều 5, Khoản 1].

Quy định này đã minh chứng rằng Nhà nước luôn cố gắng minh bạch các chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán, trên cơ sở đó tạo sự hấp dẫn để thu hút các chủ thể có liên quan tham gia nhiều hơn vào thị trường này, trong đó chủ yếu và tổ chức phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán.

Riêng đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết, chủ thể tham gia vào quá trình giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm hai loại chủ thể là nhà đầu tư và các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán, trong đó điển hình là công ty chứng khoán.

Đối với chủ thể là nhà đầu tư, khoản 10 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung 2010) quy định: Nhà đầu tư là tất cả các tổ chức cá nhân Việt Nam, các tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với quy định nói trên về nhà đầu tư, có thể nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường khá mở, tạo điều kiện và phù hợp với mọi đối tượng tham gia vào thị trường này, không phân biệt là tổ chức hay cá nhân, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, điều này tạo nên một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, khả năng huy động vốn trên thị trường cao, các giao dịch và lợi nhuận tạo ra ngày một nhiều. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là pháp luật hiện hành về thị trường chứng khoán không có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham

gia vào giao dịch cổ phiếu niêm yết, ngoại trừ quy định về quyền nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán. Do vậy, khi xem xét về vấn đề này, buộc chúng ta phải tham chiếu các quy định chung của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ trong hoạt động thương mại để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Đối với chủ thể là tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào về khái niệm “tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ quy định về khái niệm “kinh doanh chứng khoán” tại Luật chứng khoán 2006, theo đó:

Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán [29, Điều 6, Khoản 19].

Quy định này không trực tiếp khẳng định tổ chức trung gia trên thị trường chứng khoán là gì nhưng gián tiếp khẳng định rằng những chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán chính là tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi năm 2010) cũng đã có một số quy định về quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch trên sàn chứng khoán (thực chất chính là các công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán chứng nhận là thành viên của thị trường để có đủ tư cách tham gia vào quá trình giao dịch cổ phiếu niêm yết). Cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thứ nhất, thành viên giao dịch (công ty chứng khoán) có các quyền:

a) Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp;

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 7

b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;

d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

đ) Các quyền khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Thứ hai, thành viên giao dịch (công ty chứng khoán) có các nghĩa vụ:

a) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 71 của Luật chứng khoán;

b) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các phí dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Công bố thông tin theo quy định tại Điều 104 của Luật này và Quy chế công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;

đ) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết;

e) Các nghĩa vụ khác quy định tại Quy chế thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Ngoài việc quy định về nhà đầu tư và các chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán – với tư cách là những chủ thể trực tiếp tham gia vào quá

trình giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, pháp luật hiện hành cũng đã đề cập đến vai trò của các chủ thể tổ chức và điều hành thị trường chứng khoán tập trung – đó là Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng các chủ thể này không phải là một bên tham gia của các hợp đồng được xác lập và thực hiện trong quá trình giao dịch chứng khoán, mà thực chất chỉ là chủ thể thổ chức, quản lý và điều hành thị trường chứng khoán.

Để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành thị trường chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, tại Điều 37, 38 Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung 2010) nhà làm luật đã quy định khá cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Tóm lại, có thể nhận định chung là pháp luật chuyên ngành về chứng khoán đã có những quy định khá chi tiết về các chủ thể tham gia vào giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số vấn đề chưa được quy định rõ, chẳng hạn như vấn đề quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia vào các giao dịch cổ phiếu niêm yết với tư cách là người bán hoặc người mua.

2.1.3. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

Các quy định về nguyên tắc giao dịch cổ phiếu niêm yết

Giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nói riêng cũng giống như các giao dịch và hoạt động khác trên thị trường chứng khoán nói chung, luôn phải tuân thủ theo cơ chế giao dịch và các nguyên tắc thực hiện mà pháp luật quy định. Trên thực tế, các nguyên tắc cơ bản về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được đạo luật về chứng khoán của Việt Nam quy định tại Điều 4 của Luật chứng khoán. Tuy nhiên,

không có đủ cơ sở chắc chắn để khẳng định rằng các nguyên tắc này có phải chính là các nguyên tắc giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không.

Thật vậy, Luật chứng khoán năm 2006 quy định các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:

1. Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

2. Công bằng, công khai, minh bạch.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

5. Tuân thủ quy định của pháp luật [29, Điều 4].

Theo quy định trên, tất cả các hoạt động được thực hiện trên thị trường chứng khoán hoặc có liên quan đến thị trường chứng khoán (trong đó có giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung), đều phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí, tư do hành động của bất cứ chủ thể nào tham gia vào các giao dịch cổ phiếu niêm yết thị trường chứng khoán tập trung. Tất cả các giao dịch cổ phiếu niêm yết và các hoạt động có liên quan phải đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch về thông tin; các nhà đầu tư tham gia giao dịch luôn được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhưng chính họ cũng phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết mà mình thực hiện. Ngoài ra, yêu cầu tuân thủ pháp luật một cách tự giác cũng được đặt ra đối với tất cả các chủ thể tham gia vào giao dịch cũng như chủ thể khác có liên quan đến giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trên, Luật chứng khoán đã cụ thể hóa bằng các điều luật chi tiết, trong đó bao gồm việc quy định các hành vi bị cấm có khả năng phá vỡ tính khả thi của các nguyên tắc này. Theo Điều 9

Luật chứng khoán 2006, nhà làm luật quy định 5 loại hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên thị trường chứng khoán nhằm thông qua đó góp phần bảo vệ các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán. Cụ thể là:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Có thể nhận thấy,hành vi này được xem như là chống lại việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết được thực hiện một cách công khai, công bằng, minh bạch. Việc thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo khiến cho sự tự nguyện ý chí của nhà đầu tư không còn được khách quan và duy ý chí khi thực hiện các giao dịch mà bị ảnh hưởng bởi những thông tin mang tính định hướng của người gian lận, điều này dễ dàng dẫn đến các thiệt hại vật chất vô cùng to lớn khi thực hiện các giao dịch, nhất là đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Đối với hành vi này, việc cấm thực hiện của pháp luật chứng khoán nhằm đảm bảo cho nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2006.

- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.Hành vi này được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 9 Luật chứng khoán 2006, theo đó nhà làm luật cho rằng việc thực hiện hành vi này có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do giao dịch chứng khoán nói chung và giao dịch cổ phiếu niêm yết nói riêng. Luật chứng khoán quy định nghiêm cấm thực hiện hành vi này nhằm bảo bảo vệ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức cá nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2006.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.Đây cũng được xem như một trong các hành vi có tính nguy hiểm cao đối với quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với các Nhà đầu tư. Khi các Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết, các động lực và yếu tố then chốt dẫn đến ý chí chủ quan của Nhà đầu tư là dựa trên các thông tin về chứng khoán mà Nhà đầu tư thu thập được liên quan đến giao dịch. Do đó, trong các quan hệ pháp luật trên thị trường chứng khoán tập trung, các nhà đầu tư luôn nhận được các thông tin quan trọng muộn hơn các chủ thể, cá nhân quản lý và sử dụng các thông tin nội bộ về chứng khoán. Trên thực tế, hành vi này cũng có tác động nguy hiểm tương tự như hành vi thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán (được ghi nhận tại Khoản 4 Điều 9 Luật chứng khoán 2006). Do đó, Nhà đầu tư được xem như một chủ thể yếu thế trong trường hợp này, điều này đồng nghĩa với việc những người sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán chính là việc gây ra bất lợi cho Nhà đầu tư và đi ngược lại với nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2006.

Ngoài ra, đối với nguyên tắc “tự chịu trách nhiệm về rủi ro” được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật chứng khoán 2006,một số điều luật trong Luật chứng khoán 2006 đã cụ thể hóa về trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Theo đó, khi thực hiện các giao dịch này, mọi hậu quả pháp lý của bất kỳ hành vi nào của bất kỳ chủ thể nào cũng đều phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật

kể cả là hành trái luật hay hành vi đúng luật. Điều này dẫn tới việc, những hệ quả pháp lý sẽ được xác định gắn liền với chủ thể thực hiện, do đó, khi phát sinh quyền và nghĩa vụ hay bao gồm cả những rủi ro cũng sẽ luôn được gắn liền với chủ thể đó. Việc để các chủ thể tự chịu trách nhiệm về rủi ro do hành vi của mình thực hiện là một quy định tương đối cơ bản và quyết liệt nhằm yêu cầu người tham gia vào các giao dịch cổ phiếu niêm yết phải tự nhận thức về hành vi mình thực hiện đồng thời phải có trách nhiệm đối với những hành vi mình gây ra. Đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán hoặc các hành vi phải chịu các hệ quả rủi ro khi tiến hành giao dịch.

Các quy định về phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết

Bên cạnh việc quy định về các nguyên tắc, các phương thức giao dịch cũng được pháp luật chứng khoán quy định rõ, tạo cơ sở để thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Theo Luật chứng khoán 2006, nhà làm luật quy định các giao dịch cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán tập trung phải được thực hiện theo các phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận theo quy định của đạo luật này và quy chế hoạt động của các sàn giao dịch. Điều 41 Luật chứng khoán 2006 quy định rõ rằng Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán. Trong khi đó, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết theo phương thức thỏa thuận và các phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Việc áp dụng phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán, bất kỳ các phương thức khác nào được thực hiện đối với các giao dịch cổ phiếu niêm yết

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí