Đánh Giá Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Giao Dịch Cổ Phiếu Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung

dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoánthị trường chứng khoán.

Như vậy, có thể nhận thấy về cơ bản pháp luật chứng khoán nói chung và pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nói riêng cũng rất chú trọng đến việc đảm bảo xây dựng một thị trường chứng khoán ổn định, an toàn và bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Điều này được thể hiện thông qua việc Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh chi tiết và rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp cũng như xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán hiện này.

2.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

2.2.1. Các kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung đã được xây dựng và áp dụng hơn một thập kỷ qua với nhiều tác động lớn đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung. Năm 2006 Luật chứng khoán ra đời, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cơ bản và cao nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Đến năm 2010, Luật chứng khoán 2006 đã được sửa đổi và bổ sung nhằm hoàn thiện những vấn đề pháp lý của vướng mắc trong quá trình áp dụng thực tiễn, điều này dần hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ và có khả năng điều chỉnh thị trường chứng khoán tập trung một cách toàn diện. Cho đến nay, Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010) vẫn đang còn hiệu lực thi hành với 136 điều luật. Việc thực hiện các quy định này trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm

yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả nhất định.

Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số kết quả và thành tựu chủ yếu sau: Thứ nhất, với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang dần hoàn thiện,Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã tạo lập một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho việc xác lạp và thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.Với việc xác định thị trường chứng khoán tập trung là một kênh thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn lớn nhất Việt Nam, tại thị trường này, mức độ huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tạo lợi nhuận đạt được kết quả rất khả quan. Khi thị trường chứng khoán tập trung này được quan tâm và phát triển, các nhà đầu tư bắt đầu chú trọng đầu tư vào thị trường này nhằm tìm kiếm lợi nhuận, khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào và dài hạn của các doanh nghiệp được tăng lên, giúp cho nội lực của các doanh nghiệp cũng được củng cố, giúp cho hoạt động kinh doanh tạo nhiều lợi nhuận, đồng thời tạo được giá trị và tính an toàn cho thị trường chứng khoán tập trung, đặc biệt

là khi tiến hành các giao dịch liên quan đến cổ phiếu niêm yết [23]; [49].

Thứ hai, với vai trò và ý nghĩa của mình đối với nên kinh tế nói chung, pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung từ khi ra đời và áp dụng vào thực tiễn đã đem lại nhiều thành quả kinh tế đáng kể trong những năm gần đây. Cho đến năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đã đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, do Việt Nam đã thỏa mãn 8 trong 9 điều kiện tiên quyết để được nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 và chỉ còn 1 điều kiện duy nhất còn chưa được thỏa mãn là thanh toán bù trừ. Sau khi được vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ phân loại tháng 9/2018 và có những sự cải thiện cần thiết để thỏa mãn tiêu chí cuối cùng này, Việt Nam có thể sẽ chính thức được nâng hạng lên thị

trường mới nổi hạng 2 vào kỳ báo cáo thường niên tháng 9/2019. Việc lọt vào danh sách này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt đến tiêu chuẩn quốc tế. Đây là ghi nhận đối với những cải tiến và phát triển thị trường trong một thời gian dài trong đó có thị trường chứng khoán tập trung. Đây cũng là một trong những thành tựu lớn mà pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết đã đóng những vai trò tiên quyết và quyết định đến kết quả này [35].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thứ ba, với vai trò là khung pháp lý cơ bản và toàn diện cho thị trường chứng khoán tập trung, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết nói riêng và pháp luật chứng khoán nói chung đã giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, thị trường này đang ngày một hoàn thiện về cấu trúc cũng như hiệu quả kinh tế góp phần phát triển kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế doanh nghiệp và kinh tế cá nhân, đúng với định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nhà nước đã đề ra. Thị trường chứng khoán tập trung đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện cơ cấu của thị trường vốn, thị trường tài chính và tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Thị trường chứng khoán đã tạo lập được một thể chế phù hợp với trình độ phát triển của nước ta; từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Đồng thời,thị trường chứng khoán tập trung này ngày càng góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và quá trình cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước đồng thời cũng đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo nên giá trị và uy tín cho thị trường chứng khoán và thị trường kinh tế nước ta.

Thứ tư, pháp luật về giao dịch cố phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán ra đời góp phần tăng cường tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán tập trung và là một trong những giải pháp cơ cấu lại tổ chức thị trường.

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 9

Theo đó, các loại lệnh mới trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt là các loại lệnh phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp; được triển khai hoạt động giao dịch trong ngày phù hợp với điều kiện của thị trường và được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng đã cho phép nới rộng biên độ giao động giá trong ngày theo tính chất của từng phân bảng cổ phiếu niêm yết; áp dụng cơ chế ngắt mạch tự động trong trường hợp thị trường có biến động mạnh, tăng thời gian giao dịch áp dụng cho một số giao dịch đặc biệt; nghiên cứu triển khai mô hình vay và cho vay chứng khoán trên cơ sở phù hợp với năng lực tài chính và khả năng quản trị rủi ro của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Các tranh chấp và những hành vi vi phạm trên thị trường chúng khoán tập trung cũng đã bị hạn chế, các giao dịch được thực hiện một cách công khai, minh bạch hơn, quyền và lợi ích của nhà đầu tư được đảm bảo một cách tối đa và an toàn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán tập trung đang ngày càng được củng cố về chất lượng cũng như tạo được độ an toàn và sự tin tưởng của tất cả các thành phần tham gia thị trường này [1].

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Sau 4 năm thực hiện, Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Chứng khoán năm 2006 (Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011). Qua đánh giá thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Chứng khoán cho thấy, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập được khung pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị

trường chứng khoán trong đó không thể không kể đến vai trò của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng, Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề giao dịch cổ phiếu niêm yết cũng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, bất cập và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện thị trường chứng khoán cũng còn đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.

Một cách khái quát, có thể nhận thấy những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn thực hiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết bao gồm:

Thứ nhất, xuất hiện khoảng trống pháp lý trong quá trình hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo Luật Chứng khoán hiện nay, trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu thì đến ngày T+2, cổ phiếu mà nhà đầu tư mua mới về đến tài khoản của họ và sang ngày tiếp theo là ngày T+3 thì nhà đầu tư mới có thể bán được chứng khoán mà mình đã mua. Đối với nhà đầu tư bán cổ phiếu niêm yết cũng vậy, khi tiến hành bán cổ phiếu, đến ngày T+2 thì tiền mới về đến tài khoản của nhà đầu tư bán cổ phiếu. Do đó, ngày giao dịch chính là ngày nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán thành công (T+0), và ngày thanh toán là ngày cổ phiếu về đến tài khoản của người mua, tiền về đến tài khoản của người bán (T+2) và ngày nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch khác với cổ phiếu đã mua về tại ngày (T+3) dẫn tới việc xuất hiện khoảng trống pháp lý đối với quyền của nhà đầu tư tương ứng với chứng khoán mua về hoặc tiền bán chứng khoán nhận được. Điều này cũng dẫn quyền và lợi ích của nhà đầu tư không được chuyển giao tương ứng với thời điềm thực hiện thành công các giao dịch cổ phiếu niêm yết, khiến việc thực hiện các quyền khác liên quan đến số lượng cổ phiếu đã được giao dịch này sẽ bị chậm chễ [27]; [1].

Thứ hai, các lệnh mua/bán cổ phiếu niêm yết vượt quá thẩm quyền của người được ủy quyền hoặc đại diện chủ thể chính của giao dịch.

Việc thực hiện quyền của nhà đầu tư thông qua chế định đại diện ủy quyền cũng đã được pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung quy định. Theo đó, nhà đầu tư khi muốn ủy quyền thực hiện các giao dịch của mình cho người khác thì việc ủy quyền phải được công chứng theo quy định tại Thông tư số 74/2011/TTBTC. Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư ngay từ khi nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch, đồng thời hạn chế các rủi ro không đáng có mà nhà đầu tư phải chịu bởi các hành vi trái luật phát sinh từ quan hệ dân sự với bên thứ ba. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng, việc yêu cầu công chứng ủy quyền giao dịch này là một thủ tục rườm rà, thiếu tính linh hoạt và có khả năng gây mất thời gian của nhà đầu tư trong việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Bởi do đặc trung của chứng khoán là sự biến động về giá cả trong một khoảng thời gian rất ngắn, do đó những thủ tục công chứng này có thể gây nên những thiệt hại không đáng có về mặt thời điểm nắm bắt cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư. Vấn đề này cũng đã đặt ra những vướng mắc thực tế khi áp dụng chế định ủy quyền thực hiện giao dịch cổ phiếu niêm yết, một số giao dịch được thực hiện thông qua hình thức ủy quyền này nhưng lại vượt quá phạm vi ủy quyền, dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Trong khi đó, những thiệt hại này nhà đầu tư phải tự tìm cách giải quyết thông qua phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và pháp luật chứng khoán không có sự tác động bảo đảm đến vấn đề này [47].

Thứ ba, các quy định về công khai minh bạch thông tin chứng khoán còn chưa được phù hợp.

Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán tiến hành các giao dịch mua bán cổ phiếu niêm yết sẽ gặp phải những rủi ro là đặc trưng của thị trường này hiện nay. Những rủi ro đến với nhà đầu tư phải gánh chịu một

phần đến từ việc kiểm soát thông tin chứng khoán trên thị trường, dẫn đến những hậu quả không thể lường trước dành cho thị trường tiềm năng này. Rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu trước hết là rủi ro từ những biến động của thị trường, những biến động về giá cổ phiếu niêm yết được đem vào giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung. Có thể nhận thấy, rủi ro này là khách quan đối với nhà đầu tư và họ không có khả năng nhận biết hay lường trước được, khi giá chứng khoán tăng, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thì lợi nhuận thu về của nhà đầu tư tăng, hoặc ngược lại, khi giá chứng khoán giảm, lợi nhuận mà nhà đầu tư thu về bắt đầu giảm theo mức độ giảm của giá chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc, sự tác động gián tiếp vào giá trị lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được thông qua các biến đầu về giá trên thị trường vẫn chưa được pháp luật đảm bảo một cách tối ưu. Pháp luật chứng khoán liên quan đến việc công khai thông tin ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động về giá chứng khoán, biến động về thị trường kinh tế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn về sự minh bạch. Sự biện động của nền kinh tế nằm ngoài khả năng nhận biết, kiểm soát của nhà đầu tư và chưa được pháp luật điều chỉnh một cách ổn định, phù hợp với thị trường chứng khoán tập trung, dẫn đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư cũng không được đảm bảo một cách tuyệt đối bởi pháp luật khi thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Thứ tư, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán tập trung chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm.

Mặc dù pháp luật chứng khoán và pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung đã quy định khá chặt chẽ về các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán và việc giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, tuy nhiên những quy định này chưa đủ sức răn đe và nhăn chặn các

hành vi vi phạm, hạn chế các tranh chấp trong xác giao dịch cổ phiếu niêm yết xảy ra. Trên thực tế, rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện nhưng việc xử lý còn chậm chễ, dẫn tới quyền và lợi ích của nhà đầu tư bị thiệt hại một cách nghiêm trọng, mức độ và hình thức xử lý đối với chủ thể vi phạm còn nhẹ, mang tính hình thức và chưa đủ sức răng đe, ngăn chặn các vụ việc tương tự diễn ra. Đồng thời, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các giao dịch về cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung mới dừng lại ở nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên mà chưa có một chế tài hai biện pháp pháp lý cụ thể nào nhằm giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và triệt để. dẫn tới những tranh chấp bị kéo dài, khiến cho quyền và lợi ích của các bên bị thiệt hại nghiêm trọng, uy tín và mức độ an toàn của thị trường cũng bị tác động không nhỏ [59].

Trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng đã xuất hiện nhiều và có những tác động không nhỏ tới yêu cầu hoàn thiện, củng cố vai trò của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung mà cụ thể là pháp luật chứng khoán. Liên quan đến vấn đề này, ngày 20/03/2013 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ việc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ tại Bản án số 71/2013/KDTM-PT giữa nguyên đơn là ông Phan Đức Chiến sinh năm 1961 có hộ khẩu thường trú tại 110D Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và bị đơn là Công ty cổ phần chứng khoán quốc tế Việt Nam (VIS) và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Huỳnh Kim Thủy Tiên, có hộ khẩu thường trú tại 353B Lê Quang Định, Phường 5, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh [41].

Theo hồ sơ tài liệu có trong vụ án, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Ngày 16/09/2009 ông Phan Đức Chiến ký hợp đồng mở tài khoản giao

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí