Một Số Quan Điểm Định Hướng Rút Ra Từ Kết Quả Nghiên Cứu


bạo lực học đường. Kết quả khảo sát đã cho thấy có xấp xỉ 1/2 số học sinh THPT tham gia khảo sát từng tham gia ít nhất một trong 9 dạng hành vi sai lệch cùng nhóm PCT, không phân biệt tần suất thực hiện. Trong đó có sự tham gia nhiều nhất là các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, ít nhất là hành vi chiếm giữ trái phép đồ của người khác.

1.4. Xem xét tình trạng có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT trong mối liên hệ với đặc điểm nhân khẩu học cho thấy chỉ có mức sống của gia đình có liên hệ một cách ý nghĩa và đáng kể với bất kỳ hành vi sai lệch nào trong 9 dạng hành vi được tiếp cận. Trong đó mức sống giàu và nghèo, cận nghèo đều đi cùng với tỷ lệ cao của số lượng học sinh THPT tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm PCT. Các yếu tố giới tính và khối lớp đều không phản ánh mối liên hệ nào tương tự ở mức có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

1.5. Xét theo mối liên hệ với các thuộc tính của nhóm PCT, việc có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT có tương quan tương đối mạnh có ý nghĩa thống kê ở tất cả các khía cạnh về kiểu nhóm, mục đích tham gia nhóm, quy định trong nhóm, và mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy chỉ có kiểu nhóm và quy định trong nhóm PCT có tương quan với hành vi BLHĐ cùng nhóm PCT của học sinh THPT, với tỷ lệ thấp nhất gắn với kiểu nhóm PCT cùng sở thích và nhóm PCT có quy định về tương tác ngoài nhóm là thấp nhất.

1.6. Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy 2/3 số nhóm PCT có hỗ trợ, giúp đỡ cho thành viên có hành vi sai lệch để vượt qua hoặc khắc phục tình trạng tham gia hành vi sai lệch trong khi khoảng 1/4 số nhóm PCT tỏ thái độ tiêu cực với việc bỏ mặc thành viên đó là cách làm phổ biến nhất.

1.7. Mô hình hồi quy binary logistics được xây dựng phản ánh mối quan hệ tác động của 7 biến độc lập và 3 biến kiểm soát tới biến phụ thuộc là hành vi sai lệch. Mô hình hồi quy logistic đơn biến với hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của nhóm PCT cho thấy giả thiết thống kê H0 bị bác bỏ. Theo đó, hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT chịu ảnh hưởng thuận chiều của việc tham gia nhóm


PCT về các đặc điểm mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác, kiểu nhóm cùng môi trường sống và kiểu nhóm cùng lợi ích, với kiểu nhóm cùng sở thích được tách ra làm đối sánh. Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch bao gồm giúp đỡ hoặc quay lưng đều có ảnh hưởng thuận chiều tới hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT. Trong đó việc nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch có khả năng ảnh hưởng mạnh hơn việc nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch.


2. Một số quan điểm định hướng rút ra từ kết quả nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


Căn cứ theo các kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra, luận án nêu ra một số quan điểm định hướng trong việc xem xét khả năng khai thác phù hợp vai trò của các nhóm phi chính thức của học sinh THPT nhằm góp phần củng cố, tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa nguy cơ có hành vi sai lệch trong nhóm đối tượng này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 19

2.1. Sự cần thiết của công tác nêu gương, thúc đẩy hướng mục tiêu tích cực trong vận hành các nhóm phi chính thức

Chúng ta biết rằng cá nhân đánh giá những thành viên khác của nhóm và tìm thấy sự hấp dẫn của họ trước khi quyết định gia nhập các nhóm phi chính thức bởi đây là sự tự nguyện hoàn toàn. Vì vậy bằng phương pháp nêu gương, đẩy mạnh việc tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt trong trường học để giáo dục học sinh và sẽ giúp cho việc dẫn dắt, định hướng để các em cảm thấy hứng thú và cảm thấy muốn tham gia vào các nhóm phi chính thức. Và qua đó có thể định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm mang tính tích cực giúp đỡ nhau cùng phát triển và có những hỗ trợ đối với sự phát triển của nhà trường, của cộng đồng.

Bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để lập nên những nhóm học sinh xung kích trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường. Thành phần nhóm gồm có: giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, học sinh có hành vi phạm pháp, một số học sinh khác. Với các nhóm này, nên cố gắng thuyết phục các học sinh “cá biệt” làm đội trưởng và giao nhiệm vụ cụ thể và


có những hình thức khen thưởng phù hợp để động viên tinh thần và nâng cao trách nhiệm xã hội của các em. Thông qua đó không chỉ giúp chính các em học sinh vi phạm mà còn là một hình thức nêu gương để giáo dục các bạn khác.


2.2. Vai trò kiểm soát chuẩn mực xã hội của các nhóm phi chính thức đối với thành viên cần được đẩy mạnh, chú trọng phát huy

Kiểm soát xã hội được thực hiện bởi một hệ thống kiểm soát trong đó các thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục...phối hợp với nhau và thông qua chức năng kiểm soát của chúng hướng các cá nhân, tổ chức theo những chuẩn mực, những giá trị xã hội. Trong trường học việc học sinh tham gia vào các nhóm phi chính thức cũng là một dạng kiểm soát hành vi đối với các em bởi nó cũng có những nguyên tắc những chuẩn mực riêng của nhóm và có các thành viên có thể giám sát lẫn nhau.

Đối với các nhóm phi chính thức phát huy được tính tích cực trong hoạt động sẽ có tác dụng khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi của các thành viên trong nhóm một cách phù hợp với quy phạm và chuẩn mực xã hội mà nhóm đã đặt ra. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho việc ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc theo quy định của nhóm. Các yếu tố kiểm soát có ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa của thành viên, hình thành nhân cách và định hướng hành vi của họ. Chính vì vậy, khi các yếu tố kiểm soát trở nên chặt chẽ sẽ góp phần hạn chế những sai lệch, vi phạm của thành viên. Đặc biệt các thành viên trong nhóm sẽ tự giám sát nhau để có sự điều chỉnh hành vi cho phù hợp mà không cần ai nhắc nhở như các nhóm chính thức bởi đây là nhóm mà thành viên tham gia một cách tự nguyện, nếu vi phạm sẽ bị loại ra khỏi nhóm.


2.3. Nội dung giáo dục pháp luật cần được tăng cường đổi mới trong các hoạt dộng truyền thông và tiếp cận thông tin của các nhóm phi chính thức trong học sinh


Tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò xã hội của các em thông qua hoạt động tập thể của các nhóm phi chính thức.

Tập trung vào việc đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức giáo dục, tuyên truyền sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh trung học phổ thông nhằm tạo sự mới mẻ, hấp dẫn của các hoạt động tuyên truyền, có sức lôi cuốn mạnh mẽ để các em tham gia.

Về nội dung, tập trung xây dựng những nội dung, chuyên đề về đạo đức, lối sống và pháp luật thật sự cần thiết cho các em, giáo dục về định hướng giá trị. Định hướng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài. Nó là nhân tố quan trọng quyết định và điều chỉnh động cơ, hành vi của các em. Định hướng giá trị gắn liền với việc giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa hành vi đạo đức và kích thích thực dụng trong mỗi cá nhân. Nội dung cơ bản trong định hướng giá trị là niềm tin chính trị, là thế giới quan, là đạo đức, những khát vọng của con người, là những quy tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Nó xác định phương hướng hành động, phương hướng phát triển trí tuệ, tình cảm, ý chí trong mỗi con người.

Đổi mới hình thức giáo dục, tuyên truyền truyền thống bằng những hình thức giáo dục hiện đại, trực quan sinh động hơn như: lồng ghép tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa, văn hóa, văn nghệ; sử dụng video, tranh ảnh, slide thuyết trình, kết hợp với diễn kịch tình huống, phiên tòa giả định. Đặc biệt đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền thông qua những phong trào cụ thể như: phong trào sống đẹp, sống có ích, các cuộc thi viết, thuyết trình, hùng biện, hái hoa dân chủ về đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật,... nhằm lấy môi trường thực tiễn để rèn luyện, bồi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho các em.


2.4. Các loại hình nhóm phi chính thức phải được mở rộng hướng tiếp cận và sự phát triển cơ chế liên kết giữa hệ thống nhóm phi chính thức và mạng lưới các nhóm phi chính thức trong trợ giúp học sinh gặp khó khăn


Một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa hành vi sai lệch của học sinh THPT thông qua nhóm phi chính thức một mặt cần mở rộng tiếp cận các loại hình nhóm phi chính thức gắn với các kỹ năng xã hội tích cực tạo cơ hội trải nghiệm mới mẻ một mặt có sự liên kết với nhóm chính thức để tạo nên mạng lưới hỗ trợ được các đối tượng học sinh.

Việc hình thành các nhóm phi chính thức không chỉ dừng lại ở việc tự phát của học sinh mà cần có sự định hướng tuy nhiên không can thiệp của người lớn mà dựa trên nhu cầu nguyện vọng của các em. Hướng các em thành lập nhóm để trau dồi, chia sẻ về các kỹ năng xã hội đối với các thành viên trong nhóm và đó là đội ngũ nòng cốt để hỗ trợ các bạn khác không nằm trong nhóm. Để có sự định hướng cũng như học tập kỹ năng của các nhóm này cần có sự hỗ trợ của các thầy cô giáo trong nhà trường.

Bên cạnh đó là sự liên kết với các nhóm phi chính thức trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay bao gồm Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ học thuật, sở thích,….Các nhóm dù chính thức hay không chính thức cũng có một điểm chung là định hướng các thành viên tham gia những giá trị và ngăn ngừa những hành vi sai lệch, phạm pháp của học sinh. Vì vậy để huy động nguồn lực thể hiện tinh thần trách nhiệm của các nhóm tham gia có những hoạt động liên kết, kết nối và hỗ trợ lẫn nhau của các nhóm để đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động.

Cần đặc biệt quan tâm trợ giúp đối với các nhóm học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống, trong học tập để các bạn có thể đến trường, được lĩnh hội những giá trị tốt đẹp, vượt qua được những khó khăn, cám dỗ do hoàn cảnh xô đẩy.


3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của nhóm phi chính thức đối với phòng ngừa nguy cơ có hành vi sai lệch trong học sinh trung học phổ thông

3.1. Khuyến nghị với cán bộ quản lý trong nhà trường


Để giúp cho việc khuyến khích hình thành các nhóm phi chính thức, nhóm nòng cốt trước hết cần có sự ủng hộ từ phía nhà trường, đặc biệt là chủ trương, quan điểm của Ban giám hiệu nhà trường, của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ


trách. Vì vậy, cần có sự đổi mới hệ thống quản trị nhà trường theo hướng khuyến khích hình thành đa dạng các nhóm phi chính thức tích cực (có chất lượng).

Ban giám hiệu và các thầy cô có thể nghiên cứu thử nghiệm một số mô hình áp dụng các chương trình chuyển hướng xử lý để thay thế biện pháp xử lý chính thức của pháp luật áp dụng với những trường hợp vi phạm pháp luật. Đối với các em có hành vi sai lệch cần một quá trình xử lý mà ở đó các em được trao vai trò chủ động trong toàn bộ quá trình sửa chữa những hành vi sai phạm có sự nhìn nhận động viên của thầy cô trong nhà trường và các bạn khi các em có sự tiến bộ và thay đổi hành vi tích cực.

3.2. Khuyến nghị với phụ huynh và gia đình của học sinh


Như chúng ta đã biết, giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục của gia đình, giáo dục của xã hội thì kết quả cũng không toàn diện. Như vậy để đạt được mục tiêu giáo dục, để có sự thống nhất về phương pháp và hình thức giáo dục, để tạo cơ hội cho các lực lượng thực hiện được quyền và trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ được quy định trong các điều luật, đồng thời tránh được những tác động thiếu đồng bộ, những tác động trái chiều tới học sinh cần có sự phối hợp thống nhất, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và cơ quan chức năng, các tổ chức trong xã hội. Và để cho các nhóm phi chính thức tích cực hoạt động hiệu quả cần sự ủng hộ từ phía gia đình, củng cố mối quan hệ gắn bó với gia đình để tăng cường hiệu quả tác động của các nhóm phi chính thức tích cực. Bởi thực tế hiện nay không ít phụ huynh mong muốn con em dành thời gian vào việc học tập thay vì tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động đội nhóm.

3.3. Khuyến nghị với cán bộ công tác xã hội trường học

Hiện nay, trong giáo dục vai trò của những người làm công tác tư vấn, tham vấn học đường ngày càng được coi trọng. Làm tốt công tác tham vấn học đường sẽ góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối xã hội như bạo lực học đường, hay hệ lụy xảy ra khi học sinh ứng xử không chuẩn mực, học sinh vi


phạm pháp luật. Tuy nhiên thực tế các trường đã có cán bộ tham vấn học đường song chưa hẳn học sinh đã tìm đến để trợ giúp vì vẫn còn những e ngại. Có thể thấy rằng, thanh thiếu niên có xu hướng chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè hơn là với những người lớn khác, chính học sinh có thể là người sớm phát hiện ra những vấn đề đang diễn ra với bạn mình, trong khối mình học. Và trong nhiều trường hợp, thay vì giáo viên hay chuyên viên tâm lý, học sinh đã lựa chọn bạn bè cùng trang lứa hoặc anh chị ở khối trên như là một giải pháp tối ưu cho mình tại thời điểm đó. Vì vậy cần đẩy mạnh chương trình tham vấn đồng đẳng trong các nhà trường bên cạnh những cán bộ tham vấn trong trường học.

Và để học sinh trở thành những người tham vấn tốt nhất, tích cực nhất cần cung cấp các khóa học kỹ năng xã hội cho các em để các em có thể tự giải quyết vấn đề của bản thân và hỗ trợ những bạn khác trong lớp, trong khối, trong trường. Hướng dẫn cho học sinh một số kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và căng thẳng nảy sinh trong cuộc sống, trong học tập, lao động, vui chơi. Đối với lứa tuổi học sinh, xung đột thường nảy sinh từ những mâu thuẫn rất nhỏ. Có những mâu thuẫn “nhìn thấy được” như sự bất đồng quan điểm trong học tập, trong những mối quan hệ hay trong cách ứng xử. Khi đó, sẽ có những cuộc tranh luận, cãi vã, mỗi người đều muốn bảo vệ quan điểm của mình. Các mâu thuẫn nảy sinh nếu được xem xét và giải quyết tốt thì mâu thuẩn là cơ hội của sự hiểu biết lẫn nhau và là động lực của sự phát triển. Nếu không biết cách giải quyết, một mâu thuẫn nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và dẫn đến những hậụ quả khôn lường. Vì vậy, để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, tránh được hậu quả khôn lường đó, cần trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn thì họ không chỉ giải quyết những mâu thuẫn thường gặp trong cuộc sống.


4. Kết luận


Từ các kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về “Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội”, tác giả luận án rút ra một số kết luận như sau:


4.1. Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, với việc vận dụng cách tiếp cận từ khung lý thuyết hệ thống sinh thái xã hội trong tìm hiểu thực tế tham gia các nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông để kiểm nghiệm mối liên hệ với các lựa chọn hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức.

4.2. Mục đích bao trùm của luận án là có được một hiểu biết tốt hơn về nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông với tính chất là nhóm phi chính thức, một môi trường xã hội quan trọng này đối với quá trình phát triển của thanh thiếu niên, đặt trong mối quan tâm về hành vi sai lệch là một trong những vấn đề xã hội bức thiết nhất gắn với học sinh trung học phổ thông và thanh thiếu niên nói chung. Có thể nói rằng luận án đã đạt được mục đích này.

4.3. Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất “Thực trạng của việc tham gia nhóm phi chính thức trong học sinh trung học phổ thông hiện nay là gì?”, luận án khẳng định tính phù hợp và chấp nhận đối với giả thuyết nghiên cứu 1: Học sinh trung học phổ thông tham gia các nhóm phi chính thức đa dạng, với các thuộc tính phản ánh xu hướng tương tác của cá nhân với các yếu tố bao quanh (gia đình, nhà trường, cộng đồng – xã hội). Các thuộc tính chính bao gồm kiểu dạng nhóm, mục đích tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm, các tương tác trong và ngoài nhóm, quy định trong nhóm, mức độ giao lưu với nhóm khác, thái độ và hành động chung của nhóm.

4.4. Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Thực trạng có hành vi sai lệch cùng với nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông hiện nay như thế nào?”, luận án khẳng định tính phù hợp và chấp nhận đối với giả thuyết nghiên cứu 2: Các hành vi sai lệch được học sinh trung học phổ thông thực hiện cùng với nhóm có biểu hiện đa dạng theo loại hình và các khía cạnh đặc trưng cá nhân (như giới tính, khối lớp) và mức sống của gia đình của học sinh. Với 9 dạng hành vi sai lệch được tìm hiểu trong nghiên cứu này, học sinh trung học phổ thông chủ yếu có thực hiện cùng nhóm phi chính thức những hành vi nguy cơ khi tham tham gia giao thông, trong khi những hành vi nguy cơ đối với trật tự xã hội và hành vi bạo lực học đường ở mức thấp nhưng vẫn đòi hỏi sự chú ý đáng kể.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022