Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Song trong những năm qua với sự nỗ lực cố gắng của tập thể GV và HS nhà trường ngày càng giành được sự tin tưởng của CMHS, tỉ lệ xét tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đạt 97% đến 100%; tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 60 % trong tổng số HS ra trường.
* Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên:
Tổng số cán bộ GV, nhân viên: 52 người trong đó bao gồm 12 nam, 40 nữ.
Trình độ: 42 GV đạt chuẩn (trình độ đại học), 10GV trên chuẩn (trình độ thạc sĩ và tiến sĩ).
Độ tuổi:
Trên 50: 15 GV chiếm 28.9 %
Từ 30 đến 49: 25 GV chiếm 48.1 %
Dưới 30: 12 GV chiếm 23 %
Thực hiện tốt nghị quyết ngành giáo dục, chống bệnh thành tích, chống gian lận trong thi cử.
Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, thực hiện nghiêm chỉnh dạy theo phân phối chương trình và văn bản chỉ đạo giảm tải.
Phong trào hội giảng, hội giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, thanh tra định kỳ được duy trì làm tốt; tổng số tiết dự giờ của BGH năm học 2015 - 2016 là 142 tiết, số tiết dự giờ của GV là 640 tiết trong đó tiết dạy loại giỏi chiếm trên 64.8%.
Thực hiện các tiêu chí của nhà trường trong việc phấn đấu “nhà giáo mẫu mực”. GV thực hiện tốt qui dịnh hành nghề của sở, phòng GD&ĐT.
* Đội ngũ học sinh:
Tổng số HS:542 trong đó số HS nữ là 222 em, HS nam là 320 em Tổng số lớp: 13 trong đó khối 10 là 4 lớp, khối 11 là 5 lớp, khối 12 là 4 lớp.
Hàng năm số HS tốt nghiệp ra trường là 98%, đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 60 %.
Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS những năm học gần đây được thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Bảng kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh trường THPT Văn Hiến
Hạnh kiểm (%) | Học lực (%) | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu, kém | |
2011 - 2012 | 44 | 46 | 9 | 1 | 3 | 24 | 45 | 8 |
2012 - 2013 | 52.5 | 37 | 9.5 | 1 | 4 | 30 | 49 | 17 |
2013 - 2014 | 62.55 | 32.24 | 5.21 | 0 | 6.83 | 33.03 | 44.83 | 15.31 |
2014 - 2015 | 62.96 | 32.99 | 4.05 | 0 | 5.92 | 34.35 | 46.87 | 13.03 |
2015 - 2016 | 61 | 33.65 | 5.35 | 0 | 5.12 | 36 | 46.43 | 12.45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Khái Quát Về Giáo Dục Và Đào Đào Thành Phố Hà Nội
- Nhận Thức Của Học Sinh Về Vai Trò Của Giáo Dục Đạo Đức
- Thực Trạng Thực Hiện Hình Thức Giáo Dục Đạo Đức
- Thực Trạng Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
* Hoạt động giáo dục tư tưởng:
Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị luôn được quan tâm, coi trọng. Chi bộ nghiêm túc, nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết 29 Hội nghị trung ương lần thứ 8 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố XIV, chỉ thị nghị quyết của ngành giáo dục. Tổ chức tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà đội ngũ GV thêm kiên định, lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức được nâng cao.
* Cơ sở vật chất:
Tổng diện tích nhà trường: 585 m2
Số phòng học: 10 phòng, đảm bảo ánh sáng, bàn ghế, bảng chống lóa. Thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập (máy chiếu, máy vi tính, máy quét,
máy in, tivi, đầu đĩa, cassette, đàn organ, tủ lưu trữ…).
* Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn:
BGH và tập thể sư phạm đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trường.
Nền nếp làm việc ngày càng đi vào ổn định, có kế hoạch, đại bộ phận GV có nhận thức đúng đắn về yêu cầu bức thiết việc đổi mới phong cách làm việc và giảng dạy.
Được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, những khó khăn bao gồm: Điều kiện dạy học chưa được đảm bảo, thiếu tất cả các phòng học bộ môn, sân bãi phòng tập. Do địa điểm còn đi thuê nên các hoạt động tập thể đều đi thuê để tổ chức trang trọng và độc lập hơn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Số HS trong trường không nhiều. Đại bộ phận cha mẹ HS làm nghề tự do, buôn bán nhỏ, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái.
2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông Văn Hiến
2.2.1. Thực trạng đạo đức của học sinh
* Về nhận thức:
Để tìm hiểu về nhận thức của HS về phẩm chất đạo đức cần được giáo dục này tác giả đã tiến hành điều tra đối với 250 em HS trường THPT Văn Hiến với câu hỏi: “Em hãy cho biết ý kiến của mình về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho HS hiện nay?”. Kết quả thu được được thể hiện cụ thể bằng bảng 2.2:
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức
Các phẩm chất | Mức độ đánh giá | X | |||
Quan trọng | Bình thường | Không quan trọng | |||
1 | Lập trường chính trị | 25 | 35 | 190 | 1.34 |
2 | Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè | 205 | 45 | 0 | 2.82 |
Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trường lớp | 105 | 135 | 10 | 2.38 | |
4 | Lòng yêu thương quê hương đất nước | 195 | 52 | 3 | 2.77 |
5 | Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường | 35 | 185 | 30 | 2.02 |
6 | Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè | 205 | 40 | 5 | 2.80 |
7 | Tình bạn, tình yêu | 145 | 40 | 35 | 2.20 |
8 | Động cơ học tập đúng đắn | 195 | 25 | 30 | 2.66 |
9 | Tính tự lập, cần cù, vượt khó | 165 | 45 | 40 | 2.50 |
10 | Lòng tự trọng trung thực, dũng cảm | 185 | 60 | 2 | 2.71 |
11 | Khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán | 135 | 100 | 15 | 2.48 |
12 | Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của | 125 | 100 | 25 | 2.40 |
13 | Ý thức tuân thủ pháp luật | 195 | 45 | 10 | 2.74 |
14 | Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng | 196 | 45 | 9 | 2.75 |
15 | Yêu lao động, quý trọng người lao động | 145 | 90 | 15 | 2.52 |
16 | Tinh thần lạc quan yêu đời | 205 | 40 | 5 | 2.80 |
17 | Ý thức tự phê bình và phê bình | 135 | 102 | 13 | 2.49 |
3
Nhìn vào bảng số liệu 2.2 cho thấy, nhận thức của HS về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục HS hiện nay. Trong các phẩm chất đạo đức đó, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng. Hầu hết các phẩm chất được đánh giá ở mức quan trọng với điểm TB cao hầu hết là trên 2.00. Như vậy các em HS có nhu cầu lớn trong quá trình giáo dục đạo đức ở nhà trường.
Trong đó những phảm chất “Tính tự lập, cần cù, vượt khó”, “Động cơ học tập đúng đắn” và “Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè” được các em quan tâm hàng đầu. Với mức điểm TB từ 2.7 trở lên.
Tuy nhiên những phẩm chất như “Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường”, “Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của”, Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ
luật, thực hiện nội quy trường lớp”, “ “Ý thức tự phê bình và phê bình” để tiến bộ thì HS ít quan tâm hơn với mức điểm TB dưới 2.4.
Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho HS những phẩm chất cần thiết cho một công dân, nhưng chưa toàn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể.
* Về thái độ:
Khi tìm hiểu thái độ của HS đối với các quan niệm về đạo đức, tác giả đã điều tra bằng phiếu 250 em HS trường THPT Văn Hiến. Câu hỏi đặt ra là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình với các quan niệm dưới đây?”. Kết quả thu được được thể hiện cụ thể bằng bảng 2.3:
Bảng 2.3. Thái độ của học sinh với những quan niệm về đạo đức
Các quan niệm | Mức độ đánh giá | X | |||
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | |||
1 | Cha mẹ sinh con trời sinh tính | 193 | 6 | 51 | 2.57 |
2 | Ai có thân người ấy lo | 85 | 42 | 123 | 1.84 |
3 | Đạo đức do xã hội quyết định | 175 | 40 | 35 | 2.56 |
4 | Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định | 225 | 23 | 2 | 2.89 |
5 | Ở hiền gặp lành | 185 | 40 | 25 | 2.64 |
6 | Đạt được mục đích bằng mọi giá | 65 | 55 | 130 | 1.74 |
7 | Đạo đức quan trọng hơn tài năng | 205 | 8 | 37 | 2.67 |
8 | Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi | 217 | 5 | 28 | 2.76 |
9 | Tài năng quan trọng hơn đạo đức | 30 | 25 | 195 | 1.34 |
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 cho thấy kết quả đánh giá về thái độ của HS về một số quan niệm đạo đức, qua đó tác giả nhận thấy đa số HS có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng như: “Đạo đức của mỗi người là do mỗi
người quyết định” với mức điểm TB là 2,89. “Đạo đức do xã hội quyết định” với điểm TB là 2,56. “Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi” với điểm TB là
2.76. “Ở hiền gặp lành” với điểm TB là 2.64. Điều này có nghĩa là, đa số các em có thái độ đúng đắn với những quan niệm về đạo đức chuẩn mức, có thái độ nghiêm túc, rõ ràng với những những quan niệm sống đề cao đạo đức.
Bên cạnh đó, các em không đồng tình với một số quan niệm như: “Đạt được mục đích bằng mọi giá” với mức điểm TB là 1,74 hay như “Tài năng quan trọng hơn đạo đức” với mức điểm TB là 1,34, hoặc “Ai có thân người ấy lo” với mức điểm TB là 1.84. Điều đó có nghĩa là các em không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn… Tuy nhiên, vẫn còn một số em có thái độ cá nhân vị kỷ, thực dụng thề hiện với những ý kiến đồng ý với các quan niệm sống vị kỉ.
Như vậy, bên cạnh việc cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nhà trường cần có những biện pháp cần thiết để giáo dục HS vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn tránh xa lối sống ích kỷ, hưởng thụ tầm thường.
* Về hành vi:
Để tìm hiểu thực chất hành vi thể hiện những yếu kém về đạo đức của HS của nhà trường, tác giả tiến hành lấy số liệu báo cáo từ BGH của nhà trường THPT Văn Hiến, cơ quan công an phụ trách địa bàn và qua trao đổi với GV chủ nhiệm, CBQL của nhà trường và thu được số liệu về các hành vi vi phạm đạo đức tại trường THPT Văn Hiến trong hai năm học gần đây được thể hiện trong bảng 2.4.dưới đây
Bảng 2.4. Hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trong hai năm học gần đây
Hành vi | 2014-2015 | 2015-2016 | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Bỏ giờ trốn học | 6 | 1.40 | 8 | 1.94 |
2 | Gian lận trong kiểm tra thi cử | 10 | 2.34 | 12 | 2.92 |
Gây gổ đánh nhau | 3 | 0.7 | 5 | 1,21 | |
4 | Nói tục chửi bậy | 14 | 3.28 | 16 | 3.9 |
5 | Uống rượu bia, hút thuốc lá | 6 | 1.4 | 8 | 1.94 |
6 | Chơi cờ bạc, trộm cắp vặt | 4 | 0.9 | 5 | 1.21 |
7 | Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô | 5 | 1.17 | 6 | 1.46 |
8 | Phá hoại của công | 5 | 1.17 | 6 | 1.46 |
TỔNG | 53 | 12.36 | 66 | 16.04 |
3
Nhìn vào bảng số liệu 2.4 cho thấy số HS vi phạm đạo đức ngày càng tăng theo năm. Năm học 2015 – 2016 nhiều hơn năm học 2014 – 2015 là 7 vụ (tăng thêm 4,68%). Đây là điều đáng lo ngại, năm học 2014-2015 có 53 em vi phạm chiếm 12.36% tổng số HS trong trường, năm học 2015- 2016 con số HS vi phạm đã tăng lên 66 HS chiếm 16.04%.
Số HS vi phạm kỷ luật nhiều nhất là nói tục chửi bậy. Năm học 2014 – 2015 là 14 hành vi bị phát hiện. Năm học 2015 – 2016 là 16 hành vi bị phát hiện. Đây là biểu hiện thường rơi vào những HS chưa có ý thức học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, học yếu, ham chơi, hay bị các bạn bè xấu ngoài trường lôi kéo dẫn đến vi phạm nội quy.
Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng HS gây gổ đánh nhau ngày càng tăng, không chỉ có HS nam mà cả HS nữ. Năm học 2015 – 2016 tăng thêm 2 vụ so với năm học 2014 – 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình thương mến khác giới dẫn đến kết bè kết nhóm, đón đường trả thù nhau. Vấn đề ở đây là các em lựa chọn cách ứng xử, cách làm theo cách nghĩ chủ quan. Chính vì vậy nhà trường tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết chan hòa để HS gắn bó thông cảm giúp đỡ nhau trong học tập.
Số HS vi phạm nội quy trường lớp trong trường học tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do một số gia đình quá nuông chiều các em hoặc một số gia đình cha mẹ không
quan tâm tới việc rèn luyện của con. Do các em muốn được thể hiện mình là người lớn nên bắt chước nhiều thói hư tật xấu dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức.
Qua số liệu điều tra cho thấy số HS thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những HS chưa ngoan, khó giáo dục và thường bỏ học sớm. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ, những tật xấu của những HS đó làm ảnh hưởng đến tập thể HS nhà trường.
Qua trao đổi với một số GV chủ nhiệm lớp 12 của trường THPT Văn Hiến được biết thêm, những hành vi vi phạm này thường rơi vào các em học sinh cá biệt, yếu kém về đạo đức thường có những biểu hiện kém phát triển về ý thức tổ chức kỷ luật hoặc trở nên vô ý thức trong quan hệ cộng đồng, với người khác, nhận thức về xã hội lệch lạc hoặc thiếu niềm tin, hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư. Một số em có dấu hiệu bị tổn thương về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, có những em không yêu quý cả với người ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng không được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng trong tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược, yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí không tự kiềm chế hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và những công việc cụ thể. HS yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, kỷ cương nền nếp, vi phạm kỷ luật: bỏ tiết, bỏ học, thường xuyên đi học muộn, đi học không có sách vở, đi học không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu, trong giờ học thường mất trật tự, không ghi chép bài, học bài, làm bài, quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử. Đôi khi có những hành vi tự do, vô tổ chức, trêu chọc người khác, vô lễ với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hay nói tục chửi bậy, bắt nạt bạn bè, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân ái, sự chia sẻ. Một số em tập những thói quen