Đánh giá của tổ chuyên môn:
Nội dung1 “Đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn và đầy đủ: Tốt 72,72% (số lượng người 40), Khá
10,91% (số lượng người 6), Trung bình 16,36% (số lượng người 9) với X= 3,56
(xếp thứ 2)”
Nội dung 2 “Có những cách thức đánh giá phù hợp đối với năng lực, hứng thú và nhu cầu của học sinh: Tốt 43,64% (số lượng người 24), Khá 50,91% (số lượng người 28), Trung bình 3,64% (số lượng người 2), Yếu 1,82% (số lượng người 1) với
X = 3,36 (xếp thứ 5)”
Nội dung 3 “Đưa ra kết quả đánh giá và đo lường được sự ủng hộ và nhất trí cao bởi học sinh: Tốt 49,09% (số lượng người 27), Khá 45,45% (số lượng người 25),
Trung bình 3,64% (số lượng người 2), Yếu 1,82% (số lượng người 1) với X= 3,41 (xếp thứ 4)”
Nội dung 4 “Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến và nâng cao quá trình dạy và học: Tốt 40% (số lượng người 22), Khá 40% (số lượng người 22), Trung bình 20%
(số lượng người 11) với X = 3,6 (xếp thứ 1)”
Nội dung 5 “Sử dụng nhiều hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập như thông qua dự án, thực hành, hoạt động trải nghiệm: Tốt 32,73% (số lượng người 18), Khá 47,27% (số lượng người 26), Trung bình 18,18% (số lượng người 10), Yếu
1,82% (số lượng người 1)với X = 3,10 (xếp thứ 9)
Nội dung 6 “Đưa vào trong bài kiểm tra các câu hỏi được dựa trên mục tiêu bài học kết hợp với thảo luận, hoạt động và tương tác trong lớp học: Tốt 50,91% (số lượng người 28), Khá 27,27% (số lượng người 15), Trung bình 21,82% (số lượng
người 12)với X = 3,29 (xếp thứ 7)”
Nội dung 7 “Cho điểm dựa trên kết quả học tập và thi thực tế của học sinh: Tốt 30,91% (số lượng người 17), Khá 56,36% (số lượng người 31), Trung bình
12,73% (số lượng người 7) với X = 3,18 (xếp thứ 8)”
Nội dung 8 “Đối xử công bằng với học sinh khi cho điểm: Tốt 40% (số lượng người 22), Khá 40% (số lượng người 22), Trung bình 16,36% (số lượng người 9),
Yếu 3,64 % (số lượng người 2) với X = 3,56 (xếp thứ 2).
Nội dung 9 “Đánh giá dựa trên mục tiêu các bài học và các tiêu chí đã được thiết lập trong nước: Tốt 41,82% (số lượng người 23), Khá 49,09% (số lượng người
27), Trung bình 7,27% (số lượng người 4), Yếu 1,82% (số lượng người 1) với X=
3,30 (xếp thứ 6)”
Nội dung 10 “Cho phép học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp học: Tốt 38,18% (số lượng người 21), Khá 29,09% (số lượng người 16), Trung bình 30,91% (số lượng người 17), Yếu 1,82% (số lượng người 1)
với X = 3,03 (xếp thứ 10)”
Đánh giá của tổ chuyên môn về đánh giá học sinh của giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang với X TB= 3,33 trong đó Nội dung 4, Sử dụng kết quả
đánh giá để cải tiến và nâng cao quá trình dạy và học được đánh giá cao nhất với X=
3,6 (xếp thứ 1)
Tuy nhiên một số nội dung còn được đánh giá ở mức thấp như: Nội dung5, Sử dụng nhiều hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập như thông qua dự án,
thực hành, hoạt động trải nghiệmvới X = 3,10 (xếp thứ 9) và Nội dung 10, Cho phép
học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp học với X =
3,03 (xếp thứ 10).
Đánh giá của CBQL:
Nội dung 1 “Đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn và đầy đủ: Tốt 50% (số lượng người 6), Khá 50% (số
lượng người 6) với X = 3,5 (xếp thứ 1)
Nội dung 2 “Có những cách thức đánh giá phù hợp đối với năng lực, hứng thú và nhu cầu của học sinh: Tốt 50% (số lượng người 6), Khá 33,33% (số lượng người
4), Trung bình 16,67% (số lượng người 2) với X = 3,3 (xếp thứ 4)”
Nội dung 3 “Đưa ra kết quả đánh giá và đo lường được sự ủng hộ và nhất trí cao bởi học sinh: Tốt 25% (số lượng người 3), Khá 66,67% (số lượng người 8),
Trung bình 8,3% (số lượng người 1) với X = 3,16 (xếp thứ 7)”
Nội dung 4 “Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến và nâng cao quá trình dạy và học: Tốt 25% (số lượng người 3), Khá 50% (số lượng người 6), Trung bình 25% (số
lượng người 3) với X = 3,0 (xếp thứ 8)”
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL về đánh giá học sinh của GV các trường THPT huyện Bình Giang(Phụ lục 1)
(Khảo sát đối với 12 CBQL)
Đánh giá học sinh | Mức độ phù hợp | ||||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | X | Thứ bậc | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn và đầy đủ | 6 | 50 | 6 | 50 | 3,5 | 1 | ||||
2 | Có những cách thức đánh giá phù hợp đối với năng lực, hứng thú và nhu cầu của HS | 6 | 50 | 4 | 33,33 | 2 | 16,67 | 3,3 | 4 | ||
3 | Đưa ra kết quả đánh giá và đo lường được sự ủng hộ và nhất trí cao bởi học sinh | 3 | 25 | 8 | 66,67 | 1 | 8,33 | 3,16 | 7 | ||
4 | Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến và nâng cao quá trình dạy và học | 3 | 25 | 6 | 50 | 3 | 25 | 3,0 | 8 | ||
5 | Sử dụng nhiều hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập như thông qua dự án, thực hành, hoạt động trải nghiệm... | 6 | 50 | 5 | 41,67 | 1 | 8,33 | 3,41 | 2 | ||
6 | Đưa vào trong bài kiểm tra các câu hỏi được dựa trên mục tiêu bài học kết hợp với thảo luận, hoạt động và tương tác trong lớp học | 3 | 25 | 4 | 33,33 | 2 | 16,67 | 3 | 25 | 2,5 | 10 |
7 | Cho điểm dựa trên kết quả học tập và thi thực tế của học sinh | 5 | 41,67 | 5 | 41,67 | 2 | 16,67 | 3,25 | 5 | ||
8 | Đối xử công bằng với học sinh khi cho điểm | 7 | 58,33 | 3 | 25 | 2 | 16,67 | 3,41 | 2 | ||
9 | Đánh giá dựa trên mục tiêu các bài học và các tiêu chí đã được thiết lập trong lớp | 4 | 33,33 | 7 | 58,33 | 1 | 8,33 | 3,25 | 5 | ||
10 | Cho phép học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp học | 4 | 33,33 | 4 | 33,33 | 3 | 25 | 1 | 8,33 | 2,91 | 9 |
X TB=3,16 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực 3 Năm Học Gần Đây
- Đánh Giá Của Các Tổ Chuyên Môn Về Kiến Thức Chuyên Môn Của Gv Các Trường Thpt Huyện Bình Giang ( Phụ Lục 1)
- Đánh Giá Của Cbql Về Kỹ Năng Giảng Dạy Của Gv Các Trường Thpt Huyện Bình Giang (Phụ Lục 1)
- Đánh Giá Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thpt Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
- Đánh Giá Của Cbql Về Tổ Chức Thực Hiện Công Tác Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Các Trường Thpt (Phụ Lục 3)
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡngnăng Lực Dạy Học Cho Giáo Viêncác Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương Theo
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nội dung 5 “Sử dụng nhiều hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu học tập như thông qua dự án, thực hành, hoạt động trải nghiệm: Tốt 50% (số lượng người 6),
Khá 41,67% (số lượng người 5), Trung bình 8,33% (số lượng người 1)với X = 3,41 (xếp thứ 2)”
Nội dung 6 “Đưa vào trong bài kiểm tra các câu hỏi được dựa trên mục tiêu bài học kết hợp với thảo luận, hoạt động và tương tác trong lớp học: Tốt 25% (số lượng người 3), Khá 33.33% (số lượng người 4), Trung bình 16,67% (số lượng người
2),Yếu 25% (số lượng người 3) với X = 2,5 (xếp thứ 10)”
Nội dung 7 “Cho điểm dựa trên kết quả học tập và thi thực tế của học sinh: Tốt 41,67% (số lượng người 5), Khá 41,67% (số lượng người 5), Trung bình 16,67%
(số lượng người 2)với X = 3,25 (xếp thứ 5)”
Nội dung 8 “Đối xử công bằng với học sinh khi cho điểm: Tốt 58,33% (số lượng người 7), Khá 25% (số lượng người 3), Trung bình 16,67% (số lượng người 2)
với X = 3,41 (xếp thứ 2)”
Nội dung 9 “Đánh giá dựa trên mục tiêu các bài học và các tiêu chí đã được thiết lập trong lớp: Tốt 33,33% (số lượng người 4), Khá 58,33% (số lượng người 7),
Trung bình 8,33% (số lượng người 1)với X = 3,25 (xếp thứ 5)”
Nội dung 10 “Cho phép học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp học: Tốt 33,33% (số lượng người 4), Khá 33,33% (số lượng người
4), Trung bình 25% (số lượng người 3), Yếu 8,3% (số lượng người 1) với X = 2,91
(xếp thứ 9)”
Đánh giá của CBQL về đánh giá học sinh của giáo viên các trường THPT
huyện Bình Giang với X TB= 3,16 trong đó Đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn và đầy đủ được đánh giá cao
nhất với X = 3,16 (xếp thứ 1)
Tuy nhiên một số nội dung còn được đánh giá ở mức thấp như: Nội dung 10,
Cho phép học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp
họcvới X = 2,91 (xếp thứ 9) và Nội dung 6, Đưa vào trong bài kiểm tra các câu hỏi được dựa trên mục tiêu bài học kết hợp với thảo luận, hoạt động và tương tác trong
lớp họcvới X = 2,5 (xếp thứ 10).
Qua khảo sát thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang chúng tôi nhận thấy đại bộ phận giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang Đánh giá kết quả học tập của học sinh công bằng sử dụng các phương pháp đánh giá chuẩn và đầy đủ và lựa chọn các phương pháp, hình thức, đánh giá phù hợp. Giáo viên đã chủ động trong việc tự tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của môn học.
Phần lớn giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng, biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Tuy nhiên vẫn còn một só nội dung được đánh giá thấp mà khi được hỏi giáo viên và CBQL đều thừa nhận như:Nội dung 10,Cho phép học sinh tự đánh giá hoặc
đánh giá chéo với một vài hoạt động của lớp học X = 2,91 (CBQL đánh giá) xếp thứ
9, X = 3,03 (tổ CM đánh giá )
Qua kết quả điều tra khảo sát về năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT huyện bình giang cho thấy năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, chuẩn nghề nghiệp. Đã đảm báo kiến thức, chương trình môn học. Tuy nhiên còn một số hạn chế cần khắc phục như:
Kiến thức chuyên môn của giáo viên trong quá trình giảng giảng dạy chưa Có
kiến thức sâu về toàn bộ môn học mà mình đảm nhiệm X = 2,89 (Nội dung 10, tổ chuyên môn đánh giá), chưa Kết nối và liên hệ chủ đề của bài giảng hiện tại với các
bài giảng đã học hoặc có liên quan X= 2,5 (Nội dung 5, CBQL đánh giá), Trả lời
được các câu hỏi khó của học sinh một cách rõ ràng và tự tin X = 2,41 (Nội dung 10, CBQL đánh giá)
Kỹ năng giảng dạy: Chưa tạo động lực và hứng thú cho học sinh thông qua hỏi đáp, nêu vấn đề để phát triển tư duy phản biện và sự sáng tạo của các em với X = 2,96 (Nội dung 10, tổ chuyên môn đánh giá), X = 2,5 (Nội dung 10, CBQL đánh giá).
Việc quản lý lớp học: Chưa đến lớp sớm và dời lớp đúng giờ X = 2,91 (Nội
dung 4, CBQL đánh giá)
Đánh giá học sinh: Chưa đưa vào trong bài kiểm tra các câu hỏi được dựa trên
mục tiêu bài học kết hợp với thảo luận, hoạt động và tương tác trong lớp học X = 2,5 (Nôi dung 6, CBQL đánh giá)
Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản lý cần quan tâm.
2.2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT
2.2.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ giáo viên, nhờ có bồi dưỡng mà trong nhiều năm học qua đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang nói riêng đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của ngành. Vì năng lực dạy học là tổ hợp các phẩm chất của giáo viên bao gồm tri thức chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên trong quá trình dạy học do đó bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho giáo viên nhằm giúp giáo viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực để làm tốt các nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
Cán bộ giáo viên cần học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, năng cao năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu đổi mới giáo dục tạo bước chuyển cơ bản trong việc nâng cao chất lượng GD ĐT nhà trường.
2.2.2.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Trong những năm qua các trường THPT huyện Bình Giang đã tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo viên. Để xây dựng các nội dung bồi dưỡng Hiệu trưởng dựa trên nội dung bồi dưỡng của Sở và các văn bản quy định về công tác bồi dưỡng và đã lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, mang tính đồng bộ để triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV bao gồm các nội dung chính như sau:
+ Bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục THPT (01 chuyên đề/năm).
+ Bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành được đào tạo (03 CĐ/năm)
+ Bồi dưỡng về năng lực dạy học (Kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, quản lý lớp học, kiểm tra đánh giá: Chuyên đề “Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học môn Toán”, “Rèn kỹ năng sống”, Dạy học đổi mới đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất năng lực học sinh, Chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán và tiếng Anh”, Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học.
+ Bồi dưỡng đổi mới PPDH các bộ môn (03 chuyên đề / năm)
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá xếp loại học sinh (02 Chuyên đề/năm)
+ Bồi dưỡng nâng cao sử dụng thiết bị dạy học từng bộ môn (01 CĐ/ năm)
+ Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm (3 CĐ/ năm)
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng GD (01 CĐ/năm)
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động chính trị xã hội (01 CĐ/năm)
+ Bồi dưỡng một số nội dung khác: Môi trường giáo dục, Kỹ năng tổ chức HĐNGLL, Kỹ năng quản lý chủ nhiệm lớp, (01 CĐ/năm)
Đối với Sở GD ĐT Hải Dương hàng năm thường tổ chức các chuyên đề về đổi mới.
+ Phương pháp giảng dạy (02 CĐ/năm)
+ Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn (02 CĐ/năm)
+ Bồi dưỡng về quản lý lớp học (01 CĐ/ năm)
+ Đánh giá học sinh (02 CĐ/ năm)
Ngoài ra Sở còn tổ chức bồi dưỡng tập trung (02 ngày) vào dịp hè cho tất cả các bộ như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Quốc phòng, Thể dục, Tin học, Văn, Anh môn để trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực dạy học
2.2.2.3. Phương pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Quá trình tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học, các giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp được sử dụng thường xuyên như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, hỏi đáp. Việc kết hợp các phương pháp khác nhau khi tiến hành các nội dung bồi dưỡng được nhiều giảng viên
thực hiệnphương pháp bồi dưỡng ở đây chủyếu vẫn là phương pháp truyền thống: người dạy (giảng viên) độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn người học (đội ngũ giáo viên) tiếp thu một cánh thụ động, giảng viên làm mẫu còn người học làm theo. Hoạt động bồi dưỡng thường diễn ra theo đợt, có thể là các lớp tập huấn của Sở, Bộ trong hè hoặc những buổi tập huấn đầu năm tại trường do trường tổ chức. Thời gian các đợt bồi dưỡng thường diễn ra trong một ngày hoặc tối đa 3- 4 ngày do đó việc áp dụng các phương pháp hiện đại còn hạn chế. Giảng viên và giáo viển tham gia bồi dưỡng không có nhiều thời gian để cho người học được tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng, độc lập và sáng tạo mà phương pháp ở đây vẫn mang tính thụ động: người dạy (giảng viên, giáo viên cốt cán) truyền đạt kiến thức, độc thoại, chất vấn hay đặt câu hỏi, áp đặt kiến thức có sẵn còn người học (giáo viên được bồi dưỡng) học thuộc và ghi nhớ các kiến thức. Với phương pháp bồi dưỡng như trên chất lượng của công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên hiện nay chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.2.2.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Dựa vào kế hoạch năm học của Bộ, Sở, Hiệu trưởng các trường sẽ thiết lập các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tương ứng với kế hoạch, phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển đội ngũ để không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của nhà trường, đem lại hiệu quả thiết thực cho các thầy cô giáo.
Các hình thức thường áp dụng là:
BD thông qua lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) của GV; thông qua quản lý hồ sơ sổ sách của GV; thông qua dự giờ thăm lớp;
BD thông qua hội thi GV dạy giỏi;
BD thông qua lên lớp chuyên đề như: dạy học tích hợp liên môn, dạy học sử dụng bản đồ tư duy…,
BD thông qua các buổi hội thảo; thông qua viết SKKN, đề tài NCKH;
BD thông qua việc tổ chức BD thường xuyên tập trung theo trường hoặc cụm trường hoặc theo KH của cấp trên;
BD dài hạn, ngắn hạn: Đào tạo tại các trường Sư phạm;
BD thông qua cung cấp tài liệu để GV tự học,tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.