nhưng không dùng và tại bãi tắm Phú Thuận 2 có 3 thùng rác nhưng 01 thùng bị hủy hoại do hoạt động đốt rác thải của các cơ sở kinh doanh ở bãi tắm và 2 thùng không dùng.
Đối với bãi biển Lăng Cô, vấn đề vệ sinh môi trường lại do chủ yếu các Cơ sở kinh doanh dịch vụ ở đây tự đảm nhiệm, không đồng bộ và có lúc chưa đúng các quy trình xử lý chất thải. Du khách đến với Lăng Cô cho rằng chính quyền địa phương đang chú tâm quá nhiều vào các dự án đầu tư lớn từ bên ngoài mà chưa thật sự chăm lo, phát huy nội lực vốn có để bảo vệ môi trường nơi đây.
Hai bãi biển này, ngoài sự thiếu hụt và sự lãng phí trong cách sử dụng của các thiết bị môi trường, thì việc đặt các bảng khuyến cáo về môi trường của chính quyền địa phương nhằm khuyến cáo và tác động đến ý thức tham gia của du khách cũng như người dân địa phương bảo vệ môi trường biển chưa phát huy hết vai trò của hệ thống này.
Công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp hữu hiệu đối cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do một số khó khăn nhất định như sự thiếu hụt nguồn nhân lực quản lý, đặc biệt là về mặt cơ cấu tổ chức không thuận lợi cho việc thành lập tổ chuyên môn về môi trường nhằm thực hiện các hoạt động chung cho công tác môi trường. Vì vậy công tác kiêm nhiệm của các đơn vị chức năng khác sẽ hạn chế chức năng chính của công tác thực thi bảo vệ môi trường.
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường chủ yếu diễn ra vào ngày môi trường thế giới (05/06) những đợt còn lại trong năm hầu như không có công tác tuyên truyền nào.
2.4.2. Nguyên nhân từ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp
Theo UBND Thị trấn Thuận An, khi đi vào hoạt động, vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà hàng lớn nhỏ tại đây thực hiện không tốt và những cam kết bảo vệ môi trường trên bãi biển không diễn ra qua mỗi năm, mà công tác này chỉ thực hiện duy nhất một lần ngay từ khi các hộ trúng thầu và ký cam kết với
chính quyền địa phương. Trong bản cam kết này phía chính quyền địa phương yêu cầu các cơ sở kinh doanh nộp phí bảo vệ môi trường một lần và đặc biệt là buộc các cơ sở kinh doanh phải cam kết bảo vệ môi trường trên bãi biển như: Tự mua sắm trang thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thùng chứa rác thải, không được thực hiện các hoạt động làm ô nhiễm môi trường và suy thoái cảnh quan ven biển.
Thực tế, qua điều tra có 03 cơ sở kinh doanh không có hệ thống xử lý nước thải (bể phốt) đúng quy định như cam kết và 10 cơ sở không trang bị các thùng đựng rác thải 24 lít mà chính quyền đã yêu cầu từ lúc đầu. Rác thải từ phế phẩm của cơ sở kinh doanh như phế phẩm thức ăn, phế liệu từ bao bì, hộp, lon bia, nilông…đều được đưa ra thải ngay tại gần các bãi tắm tạo thành những bãi rác rất lớn, như bãi rác ở đường vào bãi tắm Thuận An, bãi tắm Phú Thuận...Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các bãi chứa rác thải được xây dựng tự phát của các cơ sở sản xuất kinh doanh bằng bê-tông ở khu vực rừng dương phòng hộ để chứa rác.
Ảnh : Hố rác tự tạo bằng bê-tông tại bãi biển Thuận An – tháng 7 năm 2014 - tác giả luận văn
Theo UBND thị trấn Thuận An, từ lúc các cơ sở nhà hàng hoạt động đến nay chỉ có 3-4 cơ sở đã gây ra tình trạng ô nhiễm bị xử lý nhưng ở hình thức xử lý chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, xử phạt hành chính vì vậy tình trạng xả rác thải bừa bãi ở khu vực rừng dương phòng hộ hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn và có xu hướng gia tăng. Các bãi rác tự phát vẫn còn tồn tại và được xem như là bãi rác chính của các cơ sở kinh doanh trên bãi biển.
Như đã trình bày ở trên, vấn đề môi trường ở bãi biển Lăng Cô chủ yếu do các cơ sở kinh doanh đảm nhiệm, điều này chưa phù hợp. Việc xử lý rác thải và nước thải không theo quy định mà theo cách thức riêng của mỗi doanh nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại các doanh nghiệp này hiện tại rất kém, chưa được quan tâm đúng mức.
Chất thải và nước thải sinh hoạt từ các khu du lịch là nguyên nhân trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của một số cơ sở kinh doanh nhà hàng tại đầm Lập An cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm. Thức ăn và kháng sinh dư thừa từ quá trình nuôi, cùng với nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng hóa chất độc hại trong đánh bắt hải sản đã gây ô nhiễm nước vùng ven biển.
Vấn đề này xảy ra do chính quyền địa phương ở đây chưa ra các quy định cụ thể và chưa hoạt động thực sự mạnh mẽ để phối hợp các đơn vị kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế và các ban ngành chức năng chưa triển khai một kế hoạch với các giải pháp chống ô nhiễm môi trường cho vịnh đẹp Lăng Cô. Trước mắt là phải nhanh chóng có quy hoạch hợp lý việc nuôi hàu của người dân để có thể vừa bảo vệ cảnh quan môi trường vịnh Lăng Cô, vừa giúp người dân ổn định cuộc sống. Như vậy mới tìm kiếm được giải pháp bền vững trong công tác bảo vệ môi trường ở khu vực vịnh đẹp nhất thế giới này.
Kiểm kê những hành động vi phạm của các cơ sở kinh doanh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Kiểm kê hành động vi phạm những điều bị cấm thực hiện của cơ sở kinh doanh
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014của tác giả luận văn)
Không | Có | Tổng | ||||
Các hành động tại khu vực bãi tắm | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % |
(iii) Khai thác giếng ngầm, giếng khoan tại khu vực bãi tắm không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. | 34 | 85,0 | 6 | 15,0 | 40 | 100,0 |
(iv) Sử dụng các vật dụng, thiết bị cũ (lều, bạt, dù che nắng và các loại bàn ghế nhựa, dụng cụ...) không đồng bộ, không đảm bảo an toàn sử dụng, mỹ quan cảnh quan khu vực bãi tắm. | 31 | 77,5 | 9 | 22,5 | 40 | 100,0 |
(v) Lấn chiếm bãi biển | 31 | 77,5 | 9 | 22,5 | 40 | 100,0 |
(vi) Bố trí dù, ghế tại khu vực giành riêng cho người tắm biển. | 31 | 77,5 | 9 | 22,5 | 40 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Môi Trường Du Lịch Tại Các Bãi Biển Lăng Cô Và Thuận An
- Phân Tích Hiện Trạng Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ
- Mối Quan Hệ Tương Quan Giữa Các Tiêu Chí Đánh Giá Cơ Sở Kinh Doanh
- Nhận Xét Chung Về Hiện Trạng Môi Trường Tại Hai Bãi Biển Nghiên Cứu
- Giải Pháp Chính Sách, Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Bãi Biển Và Ưu Tiên Đầu Tư.
- Có 3-5 Nhân Viên Cứu Hộ Làm Việc Liên Tục Ở Mỗi Bãi Biển Trong Thời Gian Hoạt Động Của Bãi Tắm.
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Theo kết quả này, có thể thấy vẫn còn trình trạng vi phạm như: khai thác giếng khoan mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, sử dụng các thiết bị cũ, không đồng bộ, không an toàn cho du khách, lấn chiếm bãi biển, bố trí dù, ghế tại khu vực tắm biển. Những hành động này ảnh hưởng đến môi trường chung và gây mất mỹ quan cho khu vực bãi tắm.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng: ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vấn đề thiếu ý thức này lại tồn tại song song với
công tác quản lý lơ là về môi trường của các nhà quản lý, chưa có các chế tài xử phạt đủ mạnh đang vô tình tạo ra một lỗ hổng lớn trong việc giảm thiểu những tác động đến môi trường trên bãi biển từ các cơ sở kinh doanh này, chính những lý do trên đã vô tình để cho những cơ sở kinh doanh chỉ dừng lại ở mức độ tham gia đóng phí môi trường và bỏ qua những việc cần làm là bảo vệ môi trường chung. Bên cạnh đó quy trình xả nước thải và thu gom rác thải không đúng quy định của chính quyền địa phương.
Qua điều tra về mức độ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bãi biển đối với các cơ sở kinh doanh, ta có kết quả sau:
Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển và các yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh
Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển | Đảm bảo vệ sinh môi trường | An ninh trật tự | |
Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển | 1 | 0,317* | 0,346* |
Đảm bảo vệ sinh môi trường | 0,317* | 1 | |
An ninh trật tự | 0,346* | - | 1 |
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)
*: mối quan hệ có mức ý nghĩa thống kê 5% Ghi chú:
“Mức độ quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển” sử dụng thang đo 1 = không hề quan trọng, 2 = ít quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = quan trọng, 5 = rất quan trọng;
Các biến còn lại được đo lường trên thang đo 1 = không đạt, 2 = đạt một phần, 3= đạt toàn bộ
Phân tích cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5%, các cơ sở kinh doanh đánh giá cao tính quan trọng của việc bảo vệ môi trường du lịch biển thì càng có xu hướng đảm bảo tốt vệ sinh môi trường và an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh của chính mình.
2.4.3.Nguyên nhân từ ý thức của du khách
Du lịch dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, cách thức đi du lịch của mỗi người lại khác nhau, đặc biệt là giữa những người ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đối với các nước phát triển, người dân có nhiều kinh nghiệm đi du lịch hơn do đó ý thức của họ cũng cao hơn đặc biệt là trong việc giữ gìn giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường tự nhiên của điểm đến.
Cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịch ngày một tăng nhanh, đặc biệt các vùng ven biển như Thuận An, Lăng Cô. Áp lực này càng lớn, đặc biệt vào mùa du lịch, hoặc thời điểm tổ chức lễ hội, hay các sự kiện chính trị kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là ngay tại các trọng điểm phát triển du lịch, các chất thải sinh hoạt nói chung, chất thải từ hoạt động du lịch nói riêng phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, không triệt để, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trờng tự nhiên, chất lượng các nguồn nước, kể cây nước biển ven bờ. Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh. Điều này sẽ góp phần làm suy giảm trữ lượng và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực ven biển do phải tăng công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Thuận An và Lăng Cô là những bãi biển đẹp và hấp dẫn. Mỗi năm số lượng du khách đến tắm biển, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng không ngừng tăng lên. Và có thể nói số lượng du khách tăng lên nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ tác động đến môi trường của các bãi biển này. Hoạt động du lịch ở hai bãi biển này là loại hình du lịch chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính thời vụ, do đó hoạt động du lịch tại hai bãi biển có thể diễn ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung cao điểm vào thời gian mùa hè từ cuối tháng 3 đến khoảng tháng 9 trong năm và tất yếu lượng rác thải từ những từ việc sử dụng sản phẩm của du khách sẽ gia tăng vào khoảng thời gian này.
Khi đến với các bãi biển, mỗi du khách đều có điểm chung là mong muốn cho bản thân qua chuyến đi đó sẽ được thỏa mãn nhu cầu từ nguồn tài nguyên này mang lại như tắm biển, vui chơi giải trí hay nghỉ dưỡng một cách tốt nhất. Đối với vấn đề môi trường, bản thân du khách có những suy nghĩ và hành động khác nhau. Chính từ những nhận thức, hành động, suy nghĩ trái lập đang tồn tại giữa bản thân du khách sẽ có thể dẫn tới những nguy cơ ô nhiễm môi trường trên bãi biển.
Thống kê mức độ vi phạm theo các nhóm tuổi của du khách, ta có bảng
sau:
Bảng 2.6. Mối quan hệ giữa các hoạt động vi phạm và các nhóm tuổicủa du khách
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)
Các nhóm tuổi | ||||
18 - 28 tuổi | 28 - 39 tuổi | Trên 40 tuổi | Tổng | |
1. Đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu xấu như: giông bão, gió lốc. | ||||
- Có (n = 2) | 50,0% | 0,0% | 50,0% | 100,0% |
- Không (n = 98) | 30.6% | 42,9% | 26,5% | 100,0% |
2. Đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm sau khi uống rượu bia. | ||||
- Có (n = 50) | 36,0% | 46,0% | 18,0% | 100,0% |
- Không (n = 50) | 26,0% | 38,0% | 36,0% | 100,0% |
3. Đưa các loại xe vào bãi tắm. | ||||
- Có (n = 32) | 34,4% | 43,8% | 21,9% | 100,0% |
29,9% | 40,3% | 29,9% | 100,0% | |
4. Tổ chức chế biến nấu nướng thức ăn tại khu vực không cho phép tổ chức nấu nướng. | ||||
- Có ( n = 47) | 42,6% | 34,0% | 23,4% | 100,0% |
- Không (n = 53) | 20,8% | 49,1% | 30,2% | 100,0% |
- Không (n = 67)
Ta có thể thấy du khách ở nhóm tuổi 18-28 và nhóm 28-39 có xu hướng vi phạm nhiều hơn so với du khách ở nhóm tuổi còn lại. Điều này có thể giải thích bởi lý do như tuổi trẻ thường có xu hướng chưa hoàn thiện trong suy nghĩ về nhiều mặt, và hành động còn mang tính ngẫu hứng, chưa trưởng thành dẫn tới mức độ vi phạm thường nhiều và thường xuyên hơn nhóm tuổi lớn hơn.
Vào mùa đông khách, các bãi biển này rơi vào tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường bởi rác thải tràn ngập. Ngoài tác nhân là người dân địa phương thì khách du lịch đến tắm biển, ăn uống xả rác ngay trên bãi biển, chôn lấp rác thải trên cát bị sóng biển đánh trôi dạt vào bờ.
Tuy nhiên hành động đã từng vứt rác bừa bãi trên bãi biển cũng chưa thể quy hoàn toàn trách nhiệm cho du khách và vì sao lại có hành động thiếu ý thức đối với vấn đề bảo vệ môi trường bãi biển. Theo điều tra về hành động và ý thức bảo vệ môi trường của du khách, ta có kết quả sau:
Bảng 2.7. Thống kê các hoạt động bảo vệ môi trường của du khách
Cơ cấu (%) | |||
Có | Không | Tổng | |
1. Bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định | 57,00 | 43,00 | 100,00 |
2. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du | 31,00 | 69,00 | 100,00 |