PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỚI PHỤ HUYNH
1. Việc con của anh/chị có tham gia với nhóm không có tính chính thức (được hiểu là nhóm không có văn bản về tổ chức, cơ cấu nhân sự, phân công nhiệm vụ, đăng ký thành viên) có phải là một trong những điều anh/chị cảm thấy lo lắng nhất không? Có lý do gì đã khiến anh/chị có hoặc không có cảm nhận đó?
2. Anh/chị có thể mô tả về một tình huống mà con mình đã từng nói đến một nhóm không có tính chính thức như vậy? Nếu chưa từng có thì theo anh/chị có phải là vì cháu không tham gia nhóm nào? Hay là có lý do nào khác?
3. Anh/chị có đồng tình rằng nhóm không có tính chính thức có thể có những ảnh hưởng tích cực nhất định tới con mình không?
3.1. Nếu đồng ý thì rất mong được anh/chị nói về kinh nghiệm của mình liên quan tới việc con mình có thể tham gia cùng nhóm không có tính chính thức.
3.2. Nếu anh/chị không cho là như vậy hoặc có suy nghĩ khác, rất mong được anh/chị nói rõ thêm về quan điểm của mình về ảnh hưởng của nhóm không có tính chính thức đối với các con?
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Quan Điểm Định Hướng Rút Ra Từ Kết Quả Nghiên Cứu
- Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 20
- Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 21
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỚI HỌC SINH
1. Trong học tập và sinh hoạt thường ngày của em, em có tham gia những nhóm nào khác nếu KHÔNG TÍNH ĐẾN các nhóm có tính chính thức (là các nhóm có văn bản về tổ chức, cơ cấu nhân sự, phân công nhiệm vụ, đăng ký thành viên)? Liệt kê các nhóm THEO TỪ MÀ EM THƯỜNG DÙNG để nói về nhóm đó.
2. Em giúp mô tả cụ thể thêm về MỘT trong số các nhóm nói trên mà em đã hoặc đang tham gia?
3. Theo em thì những điều gì có ý nghĩa hoặc quan trọng nhất mà em có được khi tham gia nhóm mà em vừa mô tả (ở câu 2)?
4. Có lý do gì khiến cho em sẵn sàng chuyển từ nhóm đang tham gia (mà em vừa mô tả ở câu 2) sang một nhóm nào khác hay không? Hoặc ngược lại, có lý do khiến em không sẵn sàng làm như vậy?
5. Em thấy có những điều khác biệt gì giữa các nhóm em đã liệt kê ở câu 1 so với những nhóm có tính chính thức xung quanh em?
6. Mong được em chia sẻ về một tình huống mà em đã từng từ bỏ hoặc thay đổi việc thực hiện một hành động sau khi có sự tác động từ nhóm nào đó mà em đã nhắc đến ở câu 1?
7. Mong được em chia sẻ về một tình huống mà em từng tỏ thái độ không đồng tình trước hành động mà nhóm em có tham gia sẽ thực hiện (với một trong các nhóm mà em liệt kê ở câu 1)? Đã có điều gì xảy ra sau đó?
8. Mong được em mô tả về một hoạt động nào đó mà em đã từng tham gia cùng một nhóm được nhắc đến ở câu 1 mà không được người lớn đồng tình? Em đã suy nghĩ gì khi đó? Và có nghĩ khác đi vào lúc này không?
9. Ai trong số bố mẹ hay thầy cô, hay cả hai, có biết về việc tham gia nhóm mà em đã mô tả?
9.1. Nếu có ai đó trong những người nói trên biết thì họ từng có ý kiến gì về việc em tham gia những nhóm đó?
9.2. Nếu bố mẹ hoặc thầy cô không biết thì theo em có nên để họ biết một chút về các nhóm đó (mà em có nêu ở câu 1) không?
PHỤ LỤC 4
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VỚI GIÁO VIÊN
1. Quan điểm cá nhân của thầy cô là như thế nào về thực trạng hoạt động hội, nhóm của học sinh: loại hình, số lượng, sự cần thiết hoặc ý nghĩa của việc tham gia, đặc thù hoạt động (quy ước, phương thức vận hành, mục đích, kết quả)?
3. Thầy cô có nhận định thế nào về việc các loại nhóm phi chính thức của học sinh có ảnh hưởng tác động tới học sinh về đạo đức và về học tập: nhiều/ít, thường xuyên/không đáng kể, tích cực/tiêu cực?
4. Thầy cô có cho rằng sự tồn tại của các nhóm phi chính thức của học sinh là một kênh để các em định hình hành vi và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống?
5. Thầy cô đánh giá thế nào về đặc điểm của thế hệ học sinh hiện nay (sinh từ 2000)?
6. Theo thầy cô thì chúng ta có cần xem xét tăng cường giám sát, nắm bắt việc tham gia các nhóm phi chính thức trong trường học của học sinh không? Có những điểm gì cần lưu ý?
160