Hành Vi Bạo Lực Học Đường Cùng Nhóm Pct Xét Theo Các Thuộc Tính Của Nhóm


ẩn, các thành viên ngầm hiểu với nhau để điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp. Những điều này tạo ra một khuôn khổ cho các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động của mình và đảm bảo ý thức chung về cái gọi là “chúng tôi”.


Bảng 4.8. Hành vi bạo lực học đường cùng nhóm PCT xét theo các thuộc tính của nhóm



Thuộc tính của nhóm PCT

Hành vi LHĐ cùng nhóm PCT


Kiểm định

Số

lượng tổng

Không

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Chung

448

390

87,1

58

12,9

Kiểu nhóm

Cùng môi trường

sống


126


94


74,6


32


25,4

p=0,000***; Cramer’s V =0,254

Cùng lợi ích

101

87

86,1

14

13,9

Cùng niềm tin

101

94

93,1

7

6,9

Cùng sở thích

120

115

95,8

5

4,2

Mục đích tham gia nhóm

Giúp đỡ, trao đổi


211


183


86,7


28


13,3

X2=4,092; p=0,129

Khẳng định bản

thân

104

96

92,3

8

7,7

Tìm lợi ích

133

111

83,5

22

16,5

Quy định trong nhóm

Về vai trò trưởng

nhóm


56


46


82,1


10


17,9

p=0,063*;

Cramer’s V =0,111

Về tương tác trong

nhóm

240

204

85,0

36

15,0

Về tương tác

ngoài nhóm

152

140

92,1

12

7,9

Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác

Chưa bao giờ


43


40


93,0


3


7,0

X2=5,572; p=0,134

Hiếm khi

54

47

87,0

7

13,0

Thỉnh thoảng

247

219

88,7

28

11,3

Thường xuyên

104

84

80,8

20

19,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 17

*,***: có ý nghĩa thống kê ở mức 90%, 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Chính vì vậy, các biện pháp can thiệp tập trung vào việc giảm bớt sự tham gia của học sinh với các bạn đồng trang lứa có nguy cơ được cho là có thể dẫn đến giảm đáng kể tình trạng bạo lực của học sinh đối với học sinh và giáo viên [50]. Đồng thời việc cải thiện trải nghiệm học đường của học sinh có thể cho thấy hiệu quả mạnh mẽ trong việc ứng phó với bạo lực. Tăng cường sự tham gia của học sinh với trường học là một cách thức cần thiết để khuyến khích những nỗ lực học tập và giảm các hành vi bạo lực ở học sinh. Ngoài ra, giáo viên được đào tạo để quản lý hành vi bạo lực và giúp học sinh phát triển kỹ năng có thể góp phần quan trọng trong giảm thiểu nguy cơ tham gia vào hành vi bạo lực ở trường học [20].

Dưới đây là câu chuyện chia sẻ của một giáo viên về tình huống xử lý khi biết sự việc đánh nhau của các thành viên trong một nhóm học sinh tại trường THPT.

Có những nhóm nó bộc phát quá hoặc ghê gớm quá thì các cháu có rủ nhau đến đánh một bạn. Cô giáo chủ nhiệm rất sát lớp nên cô biết nhóm này chơi với nhau và cô xử lý rất khéo. Đầu tiên rất nhẹ nhàng, cô lên lớp nói „hôm nay cô có một cái việc như thế này và cô rất xin phép lớp là các em đặt hết các di động trên mặt bàn‟. Và khi đặt hết di động trên mặt bàn thì cô đến thu của một vài cháu; thu xong cô bỏ vào trong cái phong bì thư, dán lại và kí niêm phong, các con kí niêm phong và cô giữ. Rồi cô bảo cô có một cái chuyện rất buồn, hôm nay cô phải làm cái hành động này và cô sẽ không xâm phạm đến đời tư quá nhiều của các con, cô cho các con hai lựa chọn. Một là con sẽ cùng với cô và các thầy cô trong ban giám hiệu mở phong bì và xem các cái thứ thông tin, hoặc hai là để đảm bảo quyền lợi cho các con thì cô sẽ mời các phụ huynh lên ngồi cùng. Học sinh chọn giải pháp là ngồi cùng ban giám hiệu để xem. Thậm chí là cô biết có một đám bạn, nhóm người hẹn nhau đánh nhau mà có quay lại những cái clip đấy cách đây mới chỉ có khoáng 10 phút thôi. Thế thì cô muốn hỏi lại là bạn nào quay để tiết kiệm thời gian cho mọi người, ngay lập tức có đứa nó nhận, có đứa


nó không nhận. Tất nhiên là cô cũng nắm được tình hình, cô cũng theo cái vấn đề cô hỏi ngay đến bạn bị đánh là ai. Sau khi đấy thì cái việc các cháu post lên mạng là không có, cái thứ hai là sau hôm đấy là những cái cháu khác thì được về, các cháu liên quan đến thì được mời phụ huynh đến và các phụ huynh của các nhà xử lý với nhau. Thì phải nói là cái cách để xử lý là đôi khi thầy cô, nhà trường phải nắm được một số thông tin và khi nắm được thông tin như vậy thì khi có chuyện gì xảy ra thì xử lý rất là nhẹ nhàng. Xem xét trên cả hai khía cạnh, không cấm quá và cũng không gọi là nới lỏng quá. (PVS GV01)


4.3. Ứng xử của nhóm phi chính thức với thành viên có hành vi sai lệch


Học sinh THPT tham gia khảo sát cũng được hỏi về cách ứng xử của nhóm PCT trong trường hợp có thành viên trong nhóm tham gia hành vi sai lệch so với các chuẩn mực xã hội hiện tại. Với sáu hướng ứng xử đặt ra, kết quả khảo sát tại biểu đồ 4.4 chỉ ra sự phân hóa khá rõ ràng.

Nổi trội trong lựa chọn ứng xử của nhóm là tìm giải pháp nhằm hỗ trợ cho thành viên đó, bao gồm tiến hành họp chung cả nhóm để cùng xác định cách xử lý (62,9%), gặp riêng thành viên đó (42%).

Em sẽ ko đồng tình nếu có bạn trong nhóm làm như vậy, nhưng thường cố nghĩ cách dung hoà giữa hai bên nên em tập thay đổi mình trước và hướng đối phương đến điều tích cực, tránh tranh cãi mất lòng. (PVS HS10)

[chú thích: trong nhóm] Em chứng kiến nhiều vấn đề mà mọi người không kiềm chế được và đánh đồng một số vấn để, em đã tham gia và hoà giải, mọi người dần hiểu ra và có tiếp thu ý kiến của em và khiến sự việc thoải mái hơn. (PVS HS01)



Họp chung cả nhóm

62.9

Gặp riêng cá nhân vi phạm

42

Hỏi ý kiến người lớn

25.9

Bỏ mặc

23

Tẩy chay

12.3

Chế giễu

0

12.1

10 20

30

40

50

60

70

Biểu đồ 4.4. Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Phương án hỏi ý kiến người lớn như thầy cô hoặc bố mẹ cũng có thể được xếp vào hướng tiếp cận này, mặc dù tỷ lệ 25,9% của phương án này cho thấy các nhóm PCT của học sinh THPT sẽ cố gắng tự xử lý là chính.

Nó [chú thích: nhóm phi chính thức] gọi là hệ thống tư vấn rất tốt, nó giúp đỡ nhau cũng tốt chứ không phải là không. Có những chuyện mà nó [chú thích: học sinh] không dám nói với bố mẹ, không dám nói với thầy cô nhưng lại dám nói với nhau. Và đôi khi từ những câu chuyện mà chúng nó nói với nhau đấy nó đẩy được ra cái phương án xử lý. Thì có đứa lại nghĩ ra một cái trò, đấy là báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm lại xem xét…tất nhiên là nó được anh nói cho thì đấy là nó rất tin tưởng anh. Thì đầu tiên không phải anh nhận được thông tin và xử lý một cách gọi là mềm mỏng mà khi anh nhận được cái thông tin đấy thì anh phải xử lý thông tin trước và anh đứng ở góc độ người lớn nhìn cái đứa trẻ đang bị chuyện như vậy thì anh phải xử lý thế nào. Anh đưa ra một hệ thống tư vấn và anh giải quyết được vấn đề đấy thì đứa trẻ nó càng cảm thấy cái sự tự tin hơn và vấn đề giải quyết dễ hơn, không phải cứ gọi cho thầy và thầy lại gọi cho bố mẹ, vân vân,


thì cái đấy là chưa chắc. Đôi khi chính bản thân mình đi xử lý các việc đấy xong hết toàn bộ rồi lúc đấy mới trao đổi với phụ huynh hoặc có những câu chuyện mình phải ngồi nói chuyện với học sinh, kể cả chính các con cũng phải tự nhận thấy hành động đấy của các con là đúng hay là sai và trao đổi ngược trở lại với bố mẹ. (PVS GV01)

Ngược lại những phương án cho thấy thái độ tiêu cực hướng tới thành viên có hành vi sai lệch ở mức tỷ lệ thấp, trong đó thấp nhất và gần tương đương nhau là chế giễu (12,1%) hoặc tẩy chay (12,3%), và lớn hơn hai lần là tỷ lệ lựa chọn bỏ mặc (23%).

Những cách ứng xử nêu trên của nhóm PCT được đặt trong tình huống đa số thành viên trong nhóm không đồng tình với hành vi sai lệch của một số ít thành viên. Tuy nhiên cũng sẽ có tình huống hành vi sai lệch theo chuẩn mực xã hội hiện tại nhưng lại không “sai lệch” theo quan điểm của nhóm PCT. Trường hợp gắn với hành vi BLHĐ như đã nêu là một ví dụ như vậy. Khi đó, nếu một thành viên không chịu tham gia vào một hoạt động đánh nhau của nhóm thì thường các thành viên trong nhóm cũng không ép buộc mà để cho tự nguyện quyết định. Tuy nhiên, nhóm sẽ chế giễu là “nhát”, hoặc tỏ thái độ lạnh nhạt và hoài nghi tinh thần đoàn kết của thành viên đó với suy nghĩ rằng thành viên đó “không hết lòng vì bạn bè”.

Xét về tổng thể, cách ứng xử hỗ trợ, giúp đỡ cho thành viên có hành vi sai lệch để vượt qua hoặc khắc phục tình trạng tham gia hành vi sai lệch là ưu tiên của đa số nhóm PCT, với tỷ lệ 67,4% trên toàn bộ mẫu khảo sát; trong khi 26,3% là tỷ lệ nhóm PCT tỏ thái độ quay lưng, bài trừ. Điều này có ý nghĩa trực tiếp tác động tới các thành viên trong nhóm PCT khi đối diện hành vi sai lệch không được nhóm PCT ủng hộ. Kết quả phỏng vấn sâu học sinh và giáo viên cũng cho thấy áp lực vô hình về sự đoàn kết cho những thành viên trong nhóm có một vai trò quan trọng với sự ổn định và khả năng duy trì hoạt động của nhóm PCT.

Nhóm em tham gia có sự công khai, mọi người có thể tham gia và bàn luận về nhiều vấn đề, sẽ có nhiều luồng ý kiến và tính sáng tạo hơn so


với những nhóm có tính chính thức xung quanh em; nhưng chính vì sự công khai đó thì [chú thích: các thành viên] nhóm sẽ ít có được sự thống nhất và trật tự và các thành viên sẽ hầu như không có chung lý tưởng, đôi khi khiến nhóm trở nên hỗn loạn. (PVS HS03)

Nó [chú thích: nhóm phi chính thức] không mang tính chất quyết định! Nhưng nó tác động rất lớn, nó có tác động lớn hay không một phần do khả năng, kỹ năng hoạt động của nhóm đấy nữa. Nếu như nhóm đấy hoạt động tốt, có sức lan tỏa tốt, thu hút tốt thì cái nhóm đấy định hướng gần như quyết định. Thế nhưng để nói mang tính chất quyết định thì hiện nay không có nhóm nào quyết định được, bởi vì là tâm tư tình cảm, ví dụ trong một nhóm 10 người thì 10 cá tính khác nhau bây giờ chỉ cần tạo nên cái tiếng nói chung thì cái nhóm đấy sẽ phát triển, nếu không có tiếng nói chung thì nhóm đấy sớm muộn đều tan rã. (PVS GV05)


4.4. Mô hình hồi quy logistic về hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông

Xem xét tới mối quan hệ giữa việc tham gia nhóm PCT và ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch đối với hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội, giả thiết thống kê H0 được đặt ra:

H0: Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT không chịu ảnh hưởng của việc tham gia nhóm PCT và ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch.

Chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy logistic để kiểm định hai giả thiết H1

và H2:

H1: Việc tham gia nhóm PCT của học sinh THPT ảnh hưởng tới hành vi sai

lệch của họ cùng nhóm PCT.

H2: Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch ảnh hưởng tới hành vi sai lệch của họ cùng nhóm PCT.


Bảng 4.9. Danh sách biến chính trong hồi quy binary logisitc


Tên biến

Thang đo trong mô hình

Giới tính

Biến định danh với 1=Nam, 2=Nữ, trong đó 2 là giá trị so

sánh

Khối lớp học

Biến liên tục với khoảng đo từ 1 tới 3: 1=khối 10, 2=khối

11, 3=khối 12

Mức sống của gia

đình

Biến liên tục với khoảng đo từ 1 tới 4: 1=nghèo hoặc cận

nghèo, 2=trung bình, 3=khá, 4=giàu

Kiểu nhóm

Biến định danh với 1=cùng môi trường sống; 2=cùng lợi ích; 3=cùng niềm tin; 4=cùng sở thích, trong đó 4 là giá trị

so sánh

Quy định trong nhóm

Biến định danh với 1=về vai trò trưởng nhóm; 2=về tương tác trong nhóm; 3=về tương tác ngoài nhóm, trong đó 1 là

giá trị so sánh

Mức độ nhóm giao

lưu với nhóm khác

Biến liên tục với khoảng đo từ 1 tới 4: 1=chưa bao giờ;

2=hiếm khi; 3=thỉnh thoảng; 4=thường xuyên

Mục đích khi tham

gia nhóm

Biến định danh với 1=giúp đỡ trao đổi, 2=khẳng định bản

thân, 3=tìm lợi ích, trong đó 1 là giá trị so sánh

Cách thức tham gia

nhóm

Biến định danh với 1=cùng tạo nhóm; 2=tự tham gia;

3=được rủ vào, trong đó 1 là giá trị so sánh

Nhóm quay lưng

với thành viên có hành vi sai lệch

Biến định danh với 0=không thực hiện; 1=có thực hiện, trong đó 0 là giá trị so sánh

Nhóm giúp đỡ cho thành viên có hành

vi sai lệch

Biến định danh với 0=không thực hiện; 1=có thực hiện, trong đó 0 là giá trị so sánh

Hành vi sai lệch

của học sinh THPT

Biến định danh với 0=không thực hiện; 1=có thực hiện,

trong đó 0 là giá trị so sánh


Biến phụ thuộc chỉ xác định có/không (biến định danh) nên trong nghiên cứu này mô hình hồi quy binary logistic có thể được áp dụng để dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến việc có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT. Câu hỏi cho việc thu thập ý kiến về việc này là “Em có tham gia việc nào dưới đây cùng với nhóm phi chính thức của mình?” với câu trả lời là lựa chọn Có/Không thực hiện đối với danh sách gồm 9 dạng hành vi sai lệch khác nhau như đã được trình bày tại mục

4.1. Để thuận tiện cho việc phân tích mô hình, câu trả lời được mã hóa lại trước khi phân tích hồi quy binary logistic, với câu trả lời Không thực hiện = 0 và Có thực hiện = 1 nếu người trả lời xác nhận là Có với ít nhất một dạng hành vi sai lệch được liệt kê.

Bảng 4.9 cho biết một số thông tin về các biến số sẽ được sử dụng trong mô hình hồi quy binary logistic. Theo đó, biến giới tính được xác định là biến định danh, trong đó Nam được giữ lại để so sánh. Ba biến liên tục được sử dụng trong mô hình là biến mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác với khoảng đo từ 1 tới 4; biến khối lớp học với khoảng đo từ 1 tới 3, biến mức sống của gia đình với khoảng đo từ 1 tới 4; mức độ 1 là thấp nhất và 3 hay 4 là mức điểm cao nhất.

Phân tích hồi quy binary logistic được thực hiện trong nghiên cứu này với các biến đưa vào mô hình theo phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Trong đó biến độc lập gồm “Đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT” (với các biến số giới tính, khối lớp học, và mức sống của gia đình), “Việc tham gia nhóm PCT” (với các biến số kiểu nhóm, quy định trong nhóm, mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác, mục đích tham gia nhóm, cách thức tham gia nhóm), “Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch” (với các biến số nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch, nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch); và biến phụ thuộc là “Hành vi sai lệch của học sinh THPT”.

Kết quả phân tích hồi quy binary logistic được tổng hợp tại bảng 4.10, cho thấy với tất cả các mô hình hồi quy có giá trị p=0,000 <0,05 nên các mô hình đều có ý nghĩa thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022