Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Binary Logistic Về Hành Vi Sai Lệch Theo Nhóm Pct Của Học Sinh Thpt


Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy binary logistic về Hành vi sai lệch theo nhóm PCT của học sinh THPT

Tên biến

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Giới tính

1. Nam


-0,004[0,996]


-0,111[0,895]


-0,116[0,891]

Khối lớp

0,028[1,028]

0,054[0,948]

-0,105[0,901]

Mức sống gia đình

-0,239[0,787]

-0,214[0,807]

-0,196[0,822]

Việc tham gia nhóm PCT


Kiểu nhóm

1. Cùng môi trường sống

2. Cùng lợi ích

3. Cùng niềm tin


1,426[4,162]***

0,969[2,636]**

0,786[2,195]**


1,314[3,721]***

0,843[2,323]**

0,719[2,052]*


1,181[3,259]**

0,727[2,070]*

0,590[1,804]

Quy định trong nhóm

2. Về tương tác trong nhóm

3. Về tương tác ngoài nhóm


-0,283[0,754]

-0,318[0,727]


-0,359[0,698]

-0,234[0,792]


-0,307[0,736]

-0,218[0,804]

Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác


0,325[1,384]**


0,326[1,386]**


0,347[1,415]**

Mục đích khi tham gia nhóm

2. Khẳng định bản thân

3. Tìm lợi ích


-0,631[0,532]

0,057[1,058]


-0,360[0,698]

0,203[1,225]


-0,477[0,620]

0,172[1,188]

Cách thức tham gia nhóm

2. Tự tham gia

3. Được rủ vào


0,218[1,244]

-0,456[0,634]


0,218[1,243]

-0,411[0,663]


0,306[1,358]

-0,377[0,686]

Ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch


Nhóm giúp đỡ thành viên có hành vi sai lệch

1. Có thực hiện



1,048[2,853]***


1,032[2,806]***

Nhóm quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch

1. Có thực hiện



1,262[3,531]***

X2 (p)

90,664 (0,000)

106,750 (0,000)

131,933 (0,000)

-2 Log Likelikhood

530,360

514,274

489,091

Cox & Snell R Square

0,183

0,212

0,255

Nagelkerke R Square

0,244

0,283

0,340

p (Hosmer and Lemeshow Test)

0,127

0,911

0,672

Hệ số B

-0,791

-1,401

-1,636

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 18

Chú thích: Số trong ngoặc vuông thể hiện eB. *, **, *** chỉ báo có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%. Hệ số -2 Log Likelihood, Cox & Snell R Square và Nagelkerke R Square là các chỉ báo về độ tương thích của mô hình.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Tại bảng 4.10, kết quả kiểm tra Hosmer and Lemeshow Test cho thấy sự phù hợp của cả ba mô hình hồi quy tổng thể, với giá trị p>0,05 xác nhận mô hình hồi quy tổng thể được chấp nhận. Trong đó mô hình hồi quy 3 là mô hình tốt nhất như được thể hiện ở thông số -2LL nhỏ nhất và hai chỉ số R2 giả lớn nhất.

Xem xét tới giá trị p của kiểm định Wald cho thấy có sự thay đổi khác biệt nhất định giữa 3 mô hình phân tích hồi quy. Ở mô hình 1 khi chưa đưa vào các biến về ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch, chỉ có các biến về kiểu nhóm và mức độ nhóm PCT giao lưu với nhóm khác cho thấy có hiệu ứng đáng kể đối với biến hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT, với giá trị p<0,05 (độ tin cậy 95%). Khi đưa vào biến nhóm PCT có giúp đỡ với thành viên có hành vi sai lệch, mô hình 2 tiếp tục cho thấy chỉ có các biến về kiểu nhóm và mức độ nhóm PCT giao lưu với nhóm khác, cùng biến mới đưa vào có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT.

Tuy nhiên khi đưa tiếp biến nhóm PCT quay lưng với thành viên có hành vi sai lệch vào mô hình phân tích, kết quả ở mô hình 3 có sự thay đổi đáng kể, với mức ý nghĩa thống kê của các biến kiểu nhóm đều giảm đi trong đó biến kiểu nhóm cùng niềm tin không còn ý nghĩa thống kê (p>0,1) về ảnh hưởng đối với biến hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT. Mặc dù vậy biến mức độ nhóm PCT giao lưu với nhóm khác và cả hai biến về ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch đều có hiệu ứng đáng kể với p<0,05.

Vì vậy nội dung phân tích sau đây xem xét với mô hình 3. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic cho thấy hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của việc tham gia nhóm PCT với ba biến số và chịu ảnh hưởng của ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch ở cả hai biến số. Một là biến kiểu nhóm cùng môi trường sống có ảnh hưởng thuận chiều (độ tin cậy 95%). Hai là biến kiểu nhóm cùng lợi ích có ảnh hưởng thuận chiều (độ tin cậy 90%). Ba là biến mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác với ảnh hưởng thuận chiều (độ tin cậy 95%). Tiếp đó, ứng xử của nhóm PCT với thành viên có hành vi sai lệch bao gồm giúp đỡ hoặc quay lưng đều có ảnh hưởng thuận chiều (độ tin cậy 99%).


Vì vậy giả thiết thống kê H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được chấp nhận một phần và giả thiết H2 được chấp nhận hoàn toàn. Trong đó so với kiểu nhóm cùng sở thích thì học sinh THPT có khả năng có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT cao gấp 3,259 lần nếu tham gia kiểu nhóm cùng môi trường sống, tăng thêm 2,070 lần nếu tham gia kiểu nhóm cùng lợi ích, và hơn 1,804 lần nếu tham gia kiểu nhóm cùng niềm tin. Nếu biến mức độ nhóm PCT có giao lưu với các nhóm khác tăng lên một bậc giữa các mức chưa bao giờ - hiếm khi – thỉnh thoảng – thường xuyên thì khả năng học sinh THPT tham gia nhóm PCT có hành vi sai lệch nhiều thêm 1,415 lần. Đồng thời tỷ lệ xảy ra hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT nếu nhóm PCT có phản ứng với thành viên có hành vi sai lệch lần lượt là 2,806 và 3,531 lần tương ứng với việc nhóm có hỗ trợ cho thành viên đó vượt qua mặc dù không đồng tình, hoặc phản đối mạnh mẽ. Trên cơ sở này một số kiến nghị sẽ được đề xuất nhằm khai thác phù hợp ảnh hưởng của các nhóm phi chính thức trong học sinh THPT trong phòng ngừa nguy cơ thực hiện hành vi sai lệch ở lứa tuổi này.

Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 3 cho thấy tỷ lệ trung bình dự đoán đúng cho xác xuất hành vi sai lệch xảy ra với nhóm PCT tổng 448 trường hợp, xác nhận thực tế là 169 trường hợp đạt mức 76,1%, và tỷ lệ trung bình dự đoán đúng của mô hình là 71,4%.

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy binary logistic với mẫu gồm 448 học sinh THPT tại 05 trường THPT ở nội thành thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy trước hết ảnh hưởng của nhóm phi chính thức tới thành viên có sự khác biệt theo kiểu nhóm. Trong đó nếu lấy kiểu nhóm theo sở thích làm cơ sở so sánh thì kiểu nhóm theo môi trường sống và theo lợi ích đều có thể làm tăng cao hơn nguy cơ xảy ra hành vi sai lệch được thành viên trong nhóm cùng thực hiện. Một giáo viên đã đưa ra mô tả góp phần lý giải cho điều này.

Thì các hội nhóm bây giờ thực tế thì rất là nhiều. Ví dụ như là mình thấy rằng các trường cũng có rất nhiều nhóm hoặc là không những tổ chức ở trường mà các em còn có những cái nhóm hoạt động ngoài xã hội như là các nhóm hoạt động văn nghệ Acoustic hoặc là đi hát đâu đó


hoặc là đi làm một cái chương trình gì đó thì nó đều có những hội nhóm, thì thực chất thì trong lứa tuổi từ 14 đến 18 khi hoạt động nhóm thì cái đam mê của em nó rất là nhiều, khi được hoạt động thoải mái với tất cả những gì của lứa tuổi. Nếu như các em nó đam mê quá vào hoạt động nhóm, thường ảnh hưởng đến vai trò học tập rất nhiều hoặc là những hiệu ứng phụ ở ngoài xã hội tác động vào. Ví dụ như là nảy sinh tình cảm này, yêu sớm này hoặc các vấn đề xã hội nó có thể kéo theo rất là nhiều. (PVS GV03)

Từ đó đặt ra nhu cầu khuyến khích hoạt động sinh hoạt của nhóm phi chính thức gắn với sự chia sẻ cảm xúc, tinh thần tích cực; đồng thời chú trọng khai thác tính lan tỏa trong nhóm phi chính thức gắn với các hoạt động sở thích lành mạnh, đồng thời duy trì các cơ chế giám sát và củng cố năng lực nhận thức phù hợp để nâng cao khả năng tác động của nhóm phi chính thức trong hạn chế hành vi sai lệch ở học sinh trung học phổ thông. Ý kiến dưới đây của các phụ huynh và giáo viên cùng cho thấy sự nhìn nhận nhất định về việc tham gia nhóm phi chính thức của trẻ ở lứa tuổi học sinh THPT và nỗ lực trong việc cùng các em sàng lọc những nhóm phi chính thức có thể đóng góp được cho sự phát triển tích cực của bản thân.

[chú thích: bố mẹ] Tìm hiểu nhóm con đang tham gia. Nếu tốt thì ủng hộ và tăng cường gắn kết. Nếu không tốt thì tìm cách dần dần khuyên bảo, tách nhóm. Nếu con chưa có nhóm tốt thì tìm cơ hội tạo nhóm tốt. (PVS PH06)

Các con cũng giống như bao người, ai cũng phải có nhóm bạn, phải được giao tiếp với người khác đặc biệt là bạn bè cùng lứa tuổi. tôi không có kinh nghiệm gì ngoài việc hàng ngày trò chuyện với con và thường xuyên chỉ bảo cho con biết cần chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà đến tránh chơi nhầm bạn... (PVS PH10)

Thực tế mà nói câu đầu tiên là “người lớn làm gương cho trẻ con” các cháu lập ra một nhóm, cố gắng cấm đoán ngay cả cấm đoán các cháu


hoạt động ngầm hơn và cái mức độ gọi là dạy các cháu, cái độ giả tạo lại càng nhiều. Tức là ngoài mặt thì các cháu thể hiện rất là ngoan nhưng bên trong đấy là nó có một ngọn lửa cháy âm ỉ chỉ đợi bùng lên thôi. (PVS GV01)

Thứ hai, tình trạng mở rộng giao lưu của một nhóm phi chính thức với các nhóm khác có thể kéo theo khả năng gia tăng nguy cơ tham gia vào hành vi sai lệch của học sinh THPT là thành viên trong đó. Điều này phản ánh khả năng hình thành tính gắn kết tạo sự cộng hưởng giữa các thành viên trong nhóm phi chính thức để cùng nhau thực hiện các hoạt động sai lệch.

Quan điểm sống [chú thích: của học sinh THPT] dùng một từ là không chặt chẽ như ngày trước nữa, nó buông nhẹ một cái gì đó chứ không phải là buông lỏng, cách nghĩ đa số nó rất là thoáng tính. Thoáng tính ở đây thì có thể là trong tập thể nhưng mà trong tập thể có khi cái tôi của các em rất mãnh liệt, hiện tại các em đang nhận thức nhiều đâm ra là được chiều nhiều này, được bố mẹ mọi cái được ưu ái nhiều hơn nó làm cho cái tôi của em lớn hơn, lớn hơn so với trước, lớn hơn rất nhiều. (PVS GV03)

Các cháu rủ nhau đi chơi thậm chí là các cháu gọi là vì tham gia hội nhóm này các thứ nên các cháu tổ chức cho nhau cách ăn chơi như thế nào là có, dạy nhau là có, dạy nhau chơi điện tử là có, dạy nhau yêu là có thậm chí gọi là tạo thành hội nhóm để đi dằn mặt nhau là có. (PVS GV01)

Thứ ba, xu hướng phản ứng của nhóm phi chính thức đối với thành viên có hành vi sai lệch góp phần vào tình trạng tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức của học sinh THPT, trong đó phản ứng tiêu cực (quay lưng) có tác động mạnh hơn phản ứng tích cực (hỗ trợ khắc phục). Bên cạnh đó, nếu trong quan niệm của nhóm không nhìn nhận một hành vi sai lệch theo chuẩn mực xã hội hiện tại là sai lệch mà coi đó là phù hợp với nhóm, thì các thành viên trong nhóm có thể sẽ


tham gia vào hành vi đó với niềm tin rằng nhóm sẽ không bỏ mặc khi thực hiện cũng như áp lực cần tham gia cùng nhóm để duy trì sự gắn kết.

Khi em vào nhóm [chú thích: là] em muốn gắn bó lâu dài. (PVS HS06) Có thể là một nhóm bạn chơi thân với nhau thì các bạn ấy cũng có thể là đi uống nước hoặc là các bạn về nhà một bạn nào đó, các bạn chia sẻ và định hướng về hành vi của các bạn ý. Thế thì cái việc mà thành lập hội nhóm hình thành nên cái hành vi ứng xử của học trò là có. (PVS GV02)

Điều đó cho thấy phản ứng của nhóm với thành viên tạo nên một áp lực nhất định khiến cho thành viên cảm thấy không nên làm khác với sự lựa chọn của nhóm; hoặc cảm thấy sẽ không có vấn đề nếu làm cùng nhóm. Từ đó đòi hỏi sự can thiệp phù hợp để các thành viên trong nhóm nhận thấy quyền lợi của mỗi thành viên và của cả nhóm bị suy giảm nếu lựa chọn của nhóm là sai lệch. Cùng với đó là cho thấy nhu cầu gia tăng về vai trò tư vấn của các bên nhà trường – gia đình – cộng đồng cho học sinh để có thể kịp thời hỗ trợ một cách phù hợp cho các em.

Hội nhóm có ảnh hưởng đến các bạn trẻ hay không thì mình khẳng định đó là có. Ảnh hưởng nhiều hay ảnh hưởng ít thì nó tuỳ thuộc vào cái kĩ năng sống của các bạn, của môi trường mà các bạn được giáo dục cả ở nhà và cả ở trường, cái khả năng nhận định của các bạn ở ngoài xã hội và nó ảnh hưởng nhiều hay ít thì nó tuỳ thuộc vào từng đối tượng. (PVS GV02)

Bố mẹ luôn luôn mong muốn con được tham gia nhiều hoạt động nhất có thể. Tuy nhiên 01 hoạt động có người đứng đầu, được tổ chức bài bản có nghĩa là người đó làm mọi việc sẽ chu toàn, và ngược lại. Chăm sóc con trẻ cần nhiều hơn chỉ là các hoạt động, hơn hết đó là tấm lòng yêu trẻ. (PVS PH05)


Tiểu kết chương 4


Tiếp sau những phân tích về việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT tại chương 3, trong chương này đã thực hiện hai nội dung chính: mô tả làm rõ về thực trạng hành vi sai lệch của học sinh THPT, và phân tích chỉ ra ảnh hưởng từ việc tham gia nhóm phi chính thức tới hành vi sai lệch đó.

Trên cơ sở có được những giải thích như vậy về ảnh hưởng của việc tham gia nhóm phi chính thức đến hành vi sai lệch của học sinh THPT trong khuôn khổ luận án này, tác giả luận án cũng đưa ra một số gợi mở về cách tác động, hướng thực hiện nhằm có thể khai thác thích đáng, phù hợp và hiệu quả hơn vai trò của nhóm phi chính thức với tính chất là một môi trường xã hội quan trọng đối với khả năng phòng ngừa hành vi sai lệch ở học sinh THPT.


KẾT LUẬN


1. Một số nhận định chính của đề tài


Kết quả nghiên cứu thực tiễn về việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội đã cho thấy một số phát hiện như sau:

1.1. Học sinh THPT tham gia đa dạng ở cả 4 kiểu nhóm chính được tìm hiểu là cùng môi trường sống, cùng lợi ích, cùng niềm tin, cùng sở thích. Mục đích tham gia nhóm phi chính thức cũng đa dạng nhưng nhiều nhất với mong muốn giúp đỡ, trao đổi. Học sinh THPT tham gia các nhóm phi chính thức đa số thông qua việc cùng lập ra nhóm, nhưng chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ giữ vai trò trưởng nhóm.

1.2. Liên quan tới tổ chức hoạt động của nhóm phi chính thức trong học sinh THPT, đa số các nhóm có quy định về tương tác trong nhóm nhưng ít khi đặt ra với vai trò trưởng nhóm, các thành viên tương tác với nhau bằng tất cả các hình thức liên lạc phổ biến nhưng email có tỷ lệ sử dụng thấp nhất, và việc giao kết giữa nhóm PCT với các nhóm khác là phổ biến mặc dù vẫn có một bộ phận nhỏ các nhóm PCT hoàn toàn không tiếp xúc với các nhóm khác. Các nhóm phi chính thức có quan tâm nhiều hơn tới các nội dung liên quan về kiến thức, kỹ năng và phong cách sống, trong khi ít bàn luận về các hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện hành. Các thành viên trong nhóm PCT tham gia cùng nhau nhiều nhất trong các hoạt động ăn uống, chuẩn bị bài vở, và xem phim; trong khi những hoạt động mang tính đạo đức đóng góp cho xã hội và kiếm tiền ít được thực hiện nhất. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Chi bình phương giữa các khía cạnh của việc tham gia nhóm phi chính thức cũng cho thấy có những mối liên hệ nhất định có ý nghĩa thống kê.

1.3. Hành vi sai lệch của học sinh THPT trong nghiên cứu này đã được tìm hiểu với 09 loại hành vi chủ yếu được phân tách thành ba dạng thức là hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, hành vi nguy cơ với trật tự xã hội, và hành vi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022