Kiểm Định Thang Đo Với Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha


chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh.

4.1.2. Thực trạng về điểm đến Đất Mũi Cà Mau


Thời gian qua, điểm đến Đất Mũi Cà Mau đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, giao thông nối liền Năm Căn đến Đất Mũi Cà Mau, hạ tầng khu du lịch Khai Long - Đất Mũi; các công trình đang thi công như cột cờ Hà Nội, được Thành phố Hà Nội tài trợ đầu tư xây dựng gần 140 tỷ đồng, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư, đầu tư đường đấu nối vào các hộ du lịch cộng đồng, nâng cấp đường nội bộ, xây dựng tuyến xe điện phục vụ khách tham quan; quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, cụm đảo Hòn Khoai,… việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã tác động tích cực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Khách du lịch đến Đất Mũi Cà Mau năm 2015 là 100 nghìn lượt du khách (toàn tỉnh 1.893,96 nghìn lượt du khách), nhưng bước sang năm 2016 khi đoạn đường giao thông từ Năm Căn đến Đất Mũi thông xe thì tăng lên 150 nghìn lượt du khách (toàn tỉnh 2.078,87 nghìn lượt du khách), tăng 50% so với năm 2015 và đến năm 2017 là 240 nghìn lượt du khách (toàn tỉnh 2.411,49 nghìn lượt du khách), tăng 60% so với năm 2016.

Đối với cơ sở lưu trú, đã được các đơn vị kinh doanh quan tâm, đầu tư phục vụ theo nhu cầu lưu trú của du khách, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng cơ sở sản xuất kinh doanh; số lượng cơ sở lưu trú tại Đất Mũi Cà Mau năm 2015 là 05 cơ sở (toàn tỉnh 290 cơ sở); năm 2016 là 07 cơ sở (toàn tỉnh 363 cơ sở); năm 2018 là 08 cơ sở lưu trú (toàn tỉnh 367 cơ sở), trong đó có 01 khu Resort, 01 khách sạn (toàn tỉnh có 59 khách sạn, 318 nhà nghỉ). Lượng khách du lịch đến Đất Mũi Cà Mau chủ yếu tham quan và kết thúc hành trình trong ngày, hạ tầng, cảnh quan, ấn tượng về đêm của Đất Mũi nên chưa thu hút được nhiều du khách nghỉ qua đêm tại Đất Mũi Cà Mau.


Các quầy hàng, cơ sở bán quà lưu niệm, đặc sản Đất Mũi Cà Mau như: tôm khô, khô tôm tích, khô cá khoai, cá rúng, cá thòi lòi, ba khía muối… tôm, cua, mực, vọp, ốc len… không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng đảm bảo cung ứng cho du khách tham quan mua sắm.

4.1.3. Những vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Cà Mau


Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường


Du lịch là ngành công nghiệp không khói nhưng các hoạt động du lịch vẫn có tác động đến môi trường. Chính vì thế, ngành du lịch Cà Mau đứng trước đòi hỏi phải luôn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường xuyên suốt quá trình quy hoạch và phát triển. Tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về Luật Bảo vệ Môi trường, giới thiệu các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường, chủ động phổ biến Quy chế hoạt động du lịch, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch - lữ hành tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, ngành du lịch cũng đang đối mặt với những thách thức mới về môi trường, đặc biệt là diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cà Mau, là một trong những vùng châu thổ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Tại Cà Mau, nguy cơ các vùng bảo tồn đất ngập nước như Đất Mũi sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ngành du lịch cần phải có những giải pháp, chiến lược để kịp thời ứng phó với diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cải thiện đóng góp của du lịch cho cộng đồng địa phương


Một trong số những thành phần đóng góp quan trọng vào ngành du lịch chính là cộng đồng địa phương. Chính vì thế, việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng ngày càng trở thành một trong những mục tiêu quan trọng để đảm bảo công bằng xã hội, tối ưu hóa lợi ích của ngành du lịch.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, bài toán chia sẻ các lợi ích thu


được của ngành du lịch cho cộng đồng địa phương đang cần một lời giải xác đáng. Hiện tại, các hộ dân chỉ được hưởng một phần nhỏ lợi ích kinh tế từ việc bán vé tham quan, bán các sản phẩm lưu trú, ăn uống; giải quyết công ăn việc làm trong vụ nông nhàn. Về lâu dài, ngành du lịch cần nghiên cứu giải pháp để các hộ dân này nhận được nhiều lợi ích đặc biệt là lợi ích xã hội hơn như: huấn luyện nghiệp vụ du lịch, khảo sát lấy ý kiến, nhu cầu của người dân địa phương trong các đề án phát triển du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh


Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định TPP…, ngành du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi ngành phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên con đường phát triển.

Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. Nhiều nghiên cứu khảo sát gần đây cho thấy du khách đang hướng đến những sản phẩm du lịch có trách nhiệm, gắn với hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa - xã hội tại điểm đến.

Như vậy, điều kiện, thách thức về năng lực cạnh tranh của ngành du lịch đã đặt ra những nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tôn trọng các giá trị văn hóa xã hội của ngành du lịch. Đây là xu thế chung của tất cả các địa phương, trong đó có ngành du lịch tỉnh Cà Mau.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch


Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào thái độ phục vụ cũng như trình độ của nhân viên. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Cà Mau nói riêng, chưa đáp ứng nhu cầu. Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long của Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường


và xã hội, trong cả hai lĩnh vực lưu trú và lữ hành, vấn đề đáng quan ngại nhất là sự thiếu hụt nguồn lao động có đủ năng lực.

4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu


Trong tổng số 290 đáp viên tham gia trả lời bài phỏng vấn của nghiên cứu thì có 50,7% nam và 49,3% nữ, tỉ lệ chênh lệch không quá nhiều. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó khu vực miền Tây Nam bộ chiếm tỉ lệ cao nhất (66,6%), miền Đông Nam bộ xếp thứ hai (27,6%), miền Trung và Tây nguyên (3,1%) và đồng bằng Bắc bộ (2,8%) chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều. Các đáp viên có độ tuổi từ 25- 40 chiếm tỉ lệ cao nhất (56,9%), sau đó là độ tuổi 17-25 (22,4%), 40-55 (16,6) và trên 55 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (4,1). Phần lớn họ là nhân viên văn phòng (24,5), làm kinh doanh (19,7%), cán bộ, công chức, viên chức (17,6%), sinh viên (13,4%), nội trợ (12,1%), làm nghề tự do (7,6%) và công nhân (1,4%) chiếm tỉ lệ thấp hơn cả.

Khi được hỏi về số lần đã đến ĐMCM, có 88,6% người trả lời mới chỉ tới đây 1 lần và số người tới 2 lần (7,2%), 3 lần (3,4%) và 4 lần (0,7%) chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hầu hết người đi du lịch tới Đất Mũi để nghỉ ngơi là chính chiếm 99,3%, ngoài ra tỉ lệ đến để nghỉ ngơi và kết hợp với công việc chiếm 0,7%. Chi phí trung bình của chuyến đi đến Đất Mũi lần này của họ tập trung trong khoảng 2 triệu (chiếm 37,9%) đến 3 triệu (chiếm 34,1%), 4 triệu (19,0%), 5 triệu (7,6%) và 6 triệu (0,7%), 7 triệu (0,7%) chiếm tỉ lệ nhỏ.

Thông thường, mỗi năm đáp viên đi du lịch khoảng 1 lần (13,4%), 2 lần (44,8%), 3 lần (21,4%), 4 lần (14,5%) hay trên 5 lần (5,9%). Điểm đến của họ là các khu du lịch trong nước (98,6%), một lượng nhỏ đi du lịch nước ngoài (0,7%). Họ thường đi cùng bạn bè (chiếm 50%) và gia đình (46,9%), số ít đi theo đoàn, tập thể tổ chức (1,4%) và rất hiếm khi đi một mình (1,0%) hay đi cùng người yêu (0,7%). Họ thường tự tổ chức kỳ nghỉ cho bản thân họ chiếm tỉ lệ 83,1%, ngoài ra cũng có những người có thể tự tổ chức hay đăng ký qua công ty lữ hành cho chuyến đi của mình, chiếm tỉ lệ 16,9%.

Phần mô tả về mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết dưới bảng 4.1.


Bảng 4.1. Mô tả về mẫu nghiên cứu



Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu N = 290


Tần số

Phần trăm (%)

Giới tính

Nam

147

50,7

Nữ

143

49,3


Vùng miền

Đồng bằng Bắc bộ

8

2,8

Trung và Tây nguyên

9

3,1

Đông Nam Bộ

80

27,6

Tây Nam Bộ

193

66,6


Tuổi

17 – 25

65

22,4

25 – 40

165

56,9

40 – 55

48

16,6

Trên 55

12

4,1


Nghề nghiệp

Buôn bán

11

3,8

Cán bộ, công chức, viên chức


51


17,6

Công nhân

4

1,4

Kinh doanh

57

19,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp thống kê đa biến đo lường tài sản thương hiệu điểm đến du lịch đất mũi Cà Mau theo cảm nhận của du khách nội địa - 6



Nhân viên văn phòng

71

24,5

Nội trợ

35

12,1

Sinh viên

39

13,4

Tự do

22

7,6


Số lần đã đến ĐMCM

1 lần

257

88,6

2 lần

21

7,2

3 lần

10

3,4

4 lần

2

0,7


Mục đích chuyến đi

Nghỉ ngơi

288

99,3

Ngơi ngơi là chính + công việc


2


0,7


Chi phí trung bình của chuyến đi đến ĐMCM lần này

2 triệu

110

37,9

3 triệu

99

34,1

4 triệu

55

19,0

5 triệu

22

7,6

6 triệu

2

0,7

7 triệu

2

0,7

Phần trăm sẵn lòng trả thêm

0%

192

66,2

5-10%

54

18,6



10-15%

17

5,9

15-20%

7

2,4

20-25%

3

1,0

Không trả lời

17

5,9


Số lần đi nghỉ trong nước trung bình một năm

1 lần

39

13,4

2 lần

130

44,8

3 lần

62

21,4

4 lần

42

14,5

Trên 5 lần

17

5,9


Lựa chọn đi du lịch

Trong nước

286

98,6

Ngoài nước

2

0,7

Không trả lời

2

0,7


Đối tượng đi cùng

Đi theo đoàn, tập thể tổ chức


4


1,4

Một mình

3

1,0

Người yêu

2

0,7

Bạn bè

145

50

Gia đình

136

46, 9

Hình thức tổ

Tự tổ chức kỳ nghỉ

241

83,1


chức

Tự tổ chức + đăng ký qua công ty lữ hành


49


16,9

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ SPSS


4.3. Kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach Alpha


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan biến-tổng (item-toltal correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trước đó. Nunnallyvà Burnstein (1994) cho rằng phải loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (< 0,3) và tiêu chuẩn chọn thang đo là khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Cronbach Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7). Khi giá trị Cronbach Alpha lớn hơn 0,8 thì thang đo được cho là đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu Cronbach Alpha quá cao (> 0,95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa (Redundant Items) ở

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 12/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí