Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản


các hội, các tổ chức để nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật và các di sản văn hóa như ở nhiều địa phương khác.

Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả.

Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi.

Thứ hai, trong công tác giữ gìn các di tích, Huế đang thiếu một đội ngũ chuyên gia bảo tồn di tích thật sự, thiếu các công nhân lành nghề để đảm trách công việc này. TTBTDTCĐ Huế là cơ quan chuyên trách về quần thể di tích cố đô Huế, nhưng cơ quan này chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý, khai thác di tích để phục vụ du lịch là chính. Đội ngũ chuyên gia bảo tồn trong cơ quan này hiện rất mỏng; nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác trùng tu cũng rất ít, phần lớn phải thuê mướn nhân công từ các địa phương khác đến để trùng tu, tôn tạo di tích; phòng nghiên cứu khoa học của cơ quan này chủ yếu nghiên cứu các nguồn tư liệu theo kiểu hàn lâm, không có bộ phận nghiên cứu thực nghiệm phục vụ trùng tu, bảo tồn di tích; phòng kỹ thuật thì cũng chỉ đảm trách việc tư vấn lập dự án và giám sát thi công là chính.

Chính vì thiếu vắng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và công nhân lành nghề, nên công tác trùng tu, tôn tạo di tích ở TTH hiện nay đang tập trung vào việc trùng tu, phục nguyên các công trình phụ trong các di tích (như hệ thống trường lang trong Đại Nội), cải tạo hạ tầng (đường, điện chiếu sáng, thoát nước…), hơn là trùng tu các di tích kiến trúc quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế. Việc trùng tu tôn tạo các công trình phụ và cải tạo cơ sở hạ


tầng sẽ nhanh chóng làm giảm bớt cảnh trạng hoang tàn của di tích, tạo cảnh quang mới, “bắt mắt” du khách, nhưng xét về toàn cục thì lại thiếu một chiến lược trùng tu, bảo tồn di tích một cách khoa học và bền vững.

Rất nhiều công trình trùng tu, tôn tạo sai với di tích gốc do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân do thợ thi công non tay nghề, nên đã làm sai lệch tính nguyên gốc của di tích, hoặc có khi do những người chủ trì dự án trùng tu cố tình áp đặt những yếu tố mới vào di tích để mưu lợi (như việc sơn son thếp vàng nội thất Hưng Miếu, nội thất điện Minh Thành ở lăng Gia Long, nội thất Minh Lâu ở lăng Minh Mạng…).

Nhiều di tích lịch sử - văn hóa không thuộc sở hữu nhà nước đã bị xuống cấp, hư hại nặng nề, nhưng chủ nhân của các di tích này không có kinh phí để bảo tồn, trùng tu; nhiều di tích, cảnh quan văn hóa bị “chia năm, xẻ bảy” do tác động của quá trình đô thị hóa và do nạn nhân mãn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Hoạt động bảo tàng ở Huế cũng có nhiều hạn chế do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo tàng, thiếu kinh phí hoạt động và thiếu phương tiện để bảo quản, trưng bày. Vì thế, nhiều hiện vật quý trong các bảo tàng ở Huế chưa được đưa ra trưng bày để phục vụ du khách tham quan, chưa được bảo quản đúng phương pháp. Đặc biệt, việc nghiên cứu hiện vật, tư liệu trong các bảo tàng để phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích sau khi trùng tu chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều cổ vật, tư liệu, DSVH nói chung thuộc các hình thức sở hữu “phi nhà nước” chưa được giữ gìn, bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị chủ nhân của chúng do những khó khăn về tài chính, không gian và phương tiện cất giữ, trưng bày. Nhiều cổ vật quý bị mất mát, mua bán trái phép do tình trạng quản lý lỏng lẻo. Khi có người rao bán cổ vật cho các bảo tàng của nhà nước thì các bảo tàng này không có kinh phí để mua hoặc do vướng những thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua bán cổ vật nên không thể mua các cổ vật này. Vì thế, nhiều cổ vật quý của Huế đã bị thất thoát ra bên ngoài.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 15

Nhiều tư liệu, sách vở quý hiếm, nhất là tư liệu thuộc các tủ sách, thư

viện gia đình đã không được bảo vệ và khai thác hiệu quả. Rất nhiều tư liệu


quý hiếm đã bị hư hại do thiên tai và côn trùng phá hoại, hoặc thất thoát do

mua bán trái phép.

Thứ ba, trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể vẫn còn nhiều bất cập.

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở TTH nói riêng, việc khai thác DSVH phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống, để phục vụ hoạt động du lịch và các “lễ hội đương đại” đang là một trào lưu phổ biến. Tuy nhiên, không phải khi nào việc khai thác DSVH phi vật thể này cũng mang lại hiệu ứng tốt. Ngược lại, do thiếu hiểu biết về DSVH, do xu hướng thương mại hóa các hoạt động lễ hội đã tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với công tác giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH phi vật thể ở TTH. Cụ thể:

- Nội dung và hình thức tổ chức của một số lễ hội truyền thống đã bị làm sai lệch vì các lý do thương mại, do nhu cầu của truyền thông. Chẳng hạn người ta sẵn sàng thay đổi không gian và hình thức tổ chức lễ hội vì lý do thương mại, hay thay đổi thời gian tổ chức lễ hội chỉ vì lý do truyền hình trực tiếp.

- Nhiều hình thức diễn xướng dân gian đã bị tách khỏi môi trường

nguyên thủy, bị sân khấu hóa, nên bị xơ cứng, giả tạo và thiếu sức sống.

- Nhiều nghi thức truyền thống trong các lễ hội đã bị loại bỏ hoặc được

thay thế bằng những biến tướng.

- Nhiều loại trang phục, đạo cụ truyền thống sử dụng trong lễ hội bị thay

thế bởi trang phục, phương tiện, thiết bị hiện đại hơn.

- Những sinh hoạt dân gian, trò chơi và thú tiêu khiển truyền thống gắn liền với lễ hội đã bị thay thế bằng các sinh hoạt mới lạ, những trò tiêu khiển hiện đại, xa lạ với truyền thống.

- Thái độ của người tham gia lễ hội không còn thành kính, nhiệt tâm như trước. Họ không còn đóng vai trò là chủ thể trong lễ hội, là đối tượng sáng tạo nên DSVH mà trở thành khách thể, là những người thưởng thức, sử DSVH.

- Nhiều món ăn truyền thống của xứ Huế đã bị biến đổi do không tìm được nguồn nguyên liệu truyền thống hoặc không có người chế biến theo lối xưa, hoặc đơn giản chỉ để phục vụ thói quen ẩm thực của du khách. Thậm chí, vì mục


đích kinh doanh, nhiều nơi đã sáng tác nên những món ăn mới, xa lạ với Huế nhưng lại gắn mác “ẩm thực cung đình Huế”, “cơm vua” để phục vụ du khách.

Những vấn nạn kể trên đã khiến cho nhiều DSVH phi vật thể ở TTH có nguy cơ biến dạng, đánh mất tính chân xác mà lẽ ra, phải được bảo toàn theo các công ước của UNESCO và các tổ chức liên quan.

Thứ tư, những thách thức trong công tác phát huy giá trị DSVH ở TTH.

Một thách thức to lớn mà tỉnh cần nhận thức đó là sự cạnh tranh giữa các khu di sản trong khu vực. Tại miền Trung và Tây Nguyên đã có 6/7 di sản Thế giới của Việt Nam(cả vật thể và phi vật thể). Vì vậy, mỗi khu di sản đều cố gắng khẳng định vai trò và vị thế của mình. Trên tầm rộng hơn, TTH và các di sản khác của Việt Nam phải cạnh tranh với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Đó thật sự là một thách thức rất lớn đối với TTH.

Trong khi đó, một thực tế cho thấy ở TTH việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích văn hóa còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác DSVH vật thể với DSVH phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại DSVH chưa được làm một cách khoa học, bài bản. Thiếu những cuốn sách cẩm nang về DSVH để phục vụ du khách. Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại các khu di tích văn hóa. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích.

Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưu niệm thường không được đẹp, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng, giá thành đắt và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịch vụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp.


Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Nhìn chung, hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay còn bộc lộ những thiếu sót trên là xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:

Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan:

- Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của DSVH và trách nhiệm của toàn xã hội đối với DSVH đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể.

- Trong quá trình triển khai việc giữ gìn và phát huy DSVH, chúng ta còn lúng túng để xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn và phát triển, chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của di tích đối với quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để giữ gìn di tích.

- Do những chủ sở hữu các DSVH và những người trực tiếp tham gia công tác giữ gìn và phát huy DSVH chưa thực sự am tường những DSVH mà mình đang trực tiếp sở hữu, quản lý và giữ gìn, nên đã dẫn đến những hành xử không đúng mực với DSVH.

- Do việc mưu cầu lợi ích cá nhân trong quá trình trùng tu, bảo quản và phát huy DSVH. Vì các lợi ích này, người ta sẵn sàng làm sai lệch tính nguyên gốc khi trùng tu di tích hay làm biến dạng DSVH phi vật thể vì mục đích thương mại.

Thứ hai, về nguyên nhân khách quan:

- Mặc dù, rất muốn thực hiện nhanh việc giữ gìn và phát huy DSVH nhưng ở TTH hiện nay nguồn tài chính còn hạn hẹp và nguồn nhân lực cho công tác này còn thiếu hụt nên đã ảnh hưởng lớn đến quy mô đầu tư, tiến độ và chất lượng công việc trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.


- Do sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là sự biến đổi khí đã gây ra những tác hại nghiêm trọng cho DSVH ở TTH, khiến cho nhiều DSVH ở đây bị giảm tuổi thọ, bị hư hỏng, thiệt hại hoặc biến dạng, làm giảm giá trị của di sản.

3.3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản

văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

DSVH là tài sản của dân tộc do lịch sử để lại, phản ánh trình độ, diện mạo, bản sắc và bản lĩnh dân tộc. Đồng thời DSVH còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới. Nhận thức được điều đó, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH là một việc làm được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các cấp chính quyền tỉnh TTH hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH hiện nay đang đặt ra nhiều mâu thuẫn cần giải quyết:

Thứ nhất, phải giải quyết mâu thuẫn việc giữ gìn, phát huy DSVH ở

TTH với tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.

Có thể khẳng định rằng, KTTT không phải là nguồn gốc và nguyên nhân chủ yếu gây ra những sa sút về văn hóa- xã hội. Nhưng tác động của KTTT gây nên những hậu quả không lành mạnh, thiếu văn hóa làm tổn hại đến văn hóa dân tộc là điều không thể phủ nhận. Đối với DSVH ở TTH, có thể thấy được sự tác động đó ở một số điểm sau đây:

- Giá trị DSVH dân tộc được khơi dậy, sức hấp dẫn của các di sản ngày càng lớn, do vậy đã thu hút đối tượng quan tâm ngày càng nhiều. Các tổ chức và tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa du lịch ngày càng có điều kiện để thu nhập cao. Từ đây, xuất hiện xu hướng chạy theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng giảm sút chất lượng từ khâu “sản xuất, phân phối đến tiêu dùng” sản phẩm văn hóa. Một số DSVH ở TTH bị khai thác “méo mó”, phục vụ tùy tiện. Hiện tượng “thương mại hóa” đã làm biến dạng diện mạo văn hóa Huế. Đội ngũ cán bộ làm trong công tác văn hóa đã không theo kịp với tốc độ phát triển nhu cầu của khách tham quan du lịch. Một số hướng dẫn viên không được đào tạo chuyên nghiệp đã không đủ hiểu biết cần thiết để thuyết phục


người thưởng ngoạn. Nghe ca Huế trên sông Hương đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của du khách đến Huế nhưng không chỉ còn là ca Huế với nguyên nghĩa của nó mà còn cùng với sự lợi dụng “hát theo yêu cầu” đã nảy sinh xu hướng hát vì đồng tiền bằng bất cứ giá nào...

- Sự xuất hiện cách nhìn lệch lạc đối với một số vấn đề trong DSVH ở Huế. Đó là việc bênh vực, bào chữa những cái xấu đã được lịch sử khẳng định. Trong khoa học, việc thẩm định một giá trị, một chân lý không phải là việc làm đơn giản, không chỉ làm một lần. Trong thực nghiệm lịch sử, lại càng phải nghiêm ngặt hơn đối với tính xác thực của nó. Đây là lúc chúng ta có đủ điều kiện và thời gian để xem xét lịch sử khách quan hơn, nhưng không vì thế mà những cái xấu, cái phản văn hóa lại có thể trở thành giá trị lịch sử. Gắn liền với các di tích ở Huế là các triều đại thời phong kiến, gắn liền với tên tuổi một số nhân vật của Nhà nước quân chủ Việt Nam. Chúng ta không phủ nhận những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. Mặt khác, không vì để nâng tầm giá trị cho các di tích mà nâng công lao của họ lên đến mức phi hiện thực.

Bên cạnh những quan điểm lệch lạc đó, việc phục hồi tự phát một số lễ hội đã tiếp tay cho hoạt động mê tín trong một bộ phận nhân dân. Tác động của KTTT không phải là nguyên nhân duy nhất và trực tiếp làm nãy sinh những hiện tượng này trong xã hội, nhưng rõ ràng là trong điều kiện KTTT thì những biểu hiện trên có cơ hội thuận lợi nãy sinh ngay trong các lễ hội, trong tín ngưỡng của nhân dân.

- Trong nền KTTT, ngay cả “nhu cầu có khả năng thanh toán” cũng được thể hiện qua việc khai thác DSVH ở TTH. Đó là việc chú trọng tập trung khai thác, phục hồi những DSVH đem lại lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đối với các di sản khác.

Thứ hai, giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên đòi hỏi cao của việc

giữ gìn và phát huy DSVH với ý thức của chủ thể văn hóa còn hạn chế.

Trước hết, trong thời gian qua, trên phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề DSVH ở TTH chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Điều này dẫn đến việc giữ gìn và phát huy các loại hình DSVH chưa kịp thời và vẫn diễn ra tình trạng mai một, thất truyền. Ngay cả DSVH vật thể cũng còn bị xem xét một


cách phiến diện, đó là việc quá nhấn mạnh các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học mà không nhận thức rõ DSVH vật thể còn là khối lượng tài sản vật chất giá trị to lớn chưa được lượng hóa cụ thể (qua vật liệu xây dựng, chất lượng công trình và ngày công lao động mà người xưa đã phải đầu tư tạo dựng di tích). Thậm chí mâu thuẫn này còn diễn ra khá phổ biến trong những ý kiến giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH của một số nhà nghiên cứu, chưa có sự thống nhất về cách thức khôi phục, tôn tạo lại các DSVH để đạt hiệu quả cao mà ít tốn kinh phí nhất.

Nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chưa cân đối giữa khai thác di tích và đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Chưa có những thái độ tích cực đối với việc tạo sự bền vững cho di tích. Nhiều ngành nghề phát triển tại các di sản thế giới, đời sống kinh tế có phát triển nhưng cũng làm tăng nguy cơ huỷ hoại di tích. Không chỉ chúng ta nhận thức điều này mà chuyên gia UNESCO trong các bản báo cáo giám sát hàng năm của mình cũng đã cảnh báo về những tác động tiêu cực đối với các di sản thế giới của Việt Nam. Điển hình như báo cáo tình trạng bảo tồn di tích của Việt Nam năm 2004 của Uỷ ban di sản thế giới. Ba trong năm di sản thế giới của Việt Nam đã bị Uỷ ban di sản thế giới cảnh báo về tình trạng bảo tồn di sản. Bên cạnh việc đánh giá những mặt được, tích cực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương đối với việc bảo tồn di sản thế giới, Uỷ ban di sản thế giới có phần đánh giá các tác động tiêu cực đối với di sản thế giới của Việt Nam, trong đó có đánh giá việc xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị tại quần thể di tích kiến trúc Huế.

Thứ ba, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn DSVH với phát triển xã hội.

Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu, khách quan tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa mở ra cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Sự tác động của toàn cầu hóa đặt ra đối với các nước là phát triển có trở thành cái bóng của các dân tộc khác, có làm mất đi các bản sắc văn hóa dân tộc của mình hay không.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí