Thực Trạng Của Việc Giữ Gìn Di Sản Văn Hóa Vật Thể Ở Thừa


Nhà vườn Huế là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ vừa có hiệu quả kinh tế trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống. Thú tiêu khiển của người Huế trong ngôi nhà vườn cũng là một nét văn hóa độc đáo. Phổ biến nhất là hòn non bộ với cảnh núi non thu nhỏ, có hang động, có chùa tháp, có suối, có thác, có người và thú vật, tượng trưng cho cảnh sinh hoạt hay sự tích lịch sử, huyền thoại, cổ tích nào đó. Ở những nhà khá giả, trong nhà thường có bộ trường kỷ, hai bên là tủ chè, sập gụ, có chưng những món đồ cổ quý giá, thậm chí cả những súc trầm chạm chim muông, hoa trái...

Ngày nay, những ngôi nhà vườn cổ kính còn lại ở Huế rất ít. Đó là vườn Ân Hiên xây dựng từ năm 1895, nhà vườn Lạc Viên xây năm 1889, nhà vườn Ngọc Sơn công chúa xây khoảng năm 1920... Bên cạnh một số nhà vườn được tôn tạo thì cũng còn nhiều nhà vườn đang xuống cấp trầm trọng vì các chủ nhân không có tiền sửa chữa hoặc phân chia nhỏ cho con cháu. Đó là chưa kể nhiều trường hợp các chủ gia đình phải bán cả nhà vườn cho chủ khác để thanh toán nợ nần. Vì vậy mà số nhà vườn mỗi năm bị thu hẹp dần, và thay thế vào vị trí nhà vườn là những ngôi biệt thự khang trang, hiện đại...

+ Về DSVH phi vật thể: Trong đời sống tinh thần của người Việt, TTH không chỉ là một trung tâm mà còn là cao điểm của văn hóa. Với số lượng dân cư không nhiều nhưng TTH lại là chủ sở hữu của một truyền thống văn hóa nghệ thuật rất riêng biệt, gọi là bản sắc văn hóa Huế.

- Trong âm nhạc- giải trí: Âm nhạc Huế được hình thành từ hai nguồn lớn là dòng nhạc chuyên nghiệp và dòng nhạc dân gian. Điển hình có Nhã nhạc cung đình Huế, đây là một trong những loại hình âm nhạc cung đình, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình quân chủ. Nhạc cung đình Huế có nguồn gốc từ truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc và chịu ảnh hưởng đáng kể từ Nhã nhạc Trung Hoa đồng thời cũng có mối quan hệ gần gũi với Nhã nhạc Nhật Bản và hàn Quốc. Dưới triều Nguyễn, các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản… của Nhã nhạc cung đình đều chặt chẽ, cho thấy tính quy củ qua các chế định thẩm mỹ rất cao, có khả năng


phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unessco công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể nhân loại với 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc tươi vui, trang trọng, điệu Nam buồn nỉ non, ai oán, trữ tình.

Nhìn chung nhạc cung đình Huế đã phản ánh rõ nét quan niệm triết học về vũ trụ và nhân sinh quan của giai cấp phong kiến với các khái niệm về âm- dương, ngũ hành, bát quái, thuyết thiên mệnh, tư tưởng tôn quân…Người xưa đã dùng âm nhạc như một phương tiện để giao tiếp với thế giới thần linh nhằm tôn vinh trời đất, thần thánh, tổ tiên và cầu mong cho sự bình an, thịnh vượng của đất nước. Nhờ kỹ năng diễn tấu đặc biệt của các nghệ sĩ, nhạc cung đình Huế vừa thể hiện được sự trang trọng, uy nghiêm trong các trọng lễ của triều đình, vừa mang đậm nét văn hóa dân gian Huế.

Về âm nhạc dân gian Huế như hát ru, hò, vè hay những lễ nhạc tôn giáo, nhạc lễ cổ truyền thì ca Huế làm môn nghệ thuật xuất phát từ cách chơi của giới quý tộc sau đó dần dần được dân gian hóa. Do tiếp xúc với nhạc Chàm, các làn điệu ca Huế là sản phẩm của một quá trình dung hòa âm nhạc Chàm cho phù hợp với tâm hồn người Việt ở vùng đất mới. Đặc trưng của ca Huế là chất trữ tình sâu lắng, ngọt ngào, thâm trầm đầy vẻ tế nhị và trong sáng. Đó là kết quả của sự kết hợp hài hòa cũng tính chất cung đình và dân gian.

- Trong các lễ hội truyền thống: Huế là vùng đất của lễ hội. Chính những hoạt động của lễ hội đã đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt văn hóa đa dạng của con người trên nhiều lĩnh vực các loại là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người TTH đã trở thành giá trị truyền thống. Nhìn tổng quát lễ hội ở TTH tuy không phong phú như miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng với hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội", như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...


Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 12

Lễ hội dân gian vô cùng đa dạng, phong phú và diễn ra gần như quanh năm, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như sau: Lễ hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng (Lễ Thu tế làng Phú Ốc, Lễ Thu tế làng Thanh Lương, Lễ tế làng Hương Cần, Lễ tế đông chí làng Phù Bài, Lễ hội làng Thanh Phước, Hội vật làng Sình, Cầu ngư ở Thuận An, Thu tế làng Dương Nỗ, Lễ tế làng Hạ Lang, Thu tế làng Thanh Cẩn, Hội Dinh làng Cổ Bi, Lễ Thu tế làng Xuân Hòa, Lễ Thu tế làng Thế Chí Tây, Lễ Tế thần làng Phù Ổ); Lễ hội tưởng niệm vị tổ sư ngành nghề (điêu khắc, kim hoàng, Lễ cúng tế ở Phường Đúc, ca nhạc Huế, Tuồng, thợ Nề, nghề thêu, nghề rèn); Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo (Lễ Hội Điện Hòn Chén, Nghi lễ Đám tang Cá Ông voi, Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô, Lễ Phật đản, Vu lan); Lễ hội theo tục lệ (Lễ hội đua ghe truyền thống, Hội thả diều truyền thống, Lễ rước hến), cầu an theo mùa (cầu mưa ở Thần Phù); Lễ tế tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử (Lễ tế Ngài Võ Đại Nho); giỗ tổ nghề (kim hoàn). Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút rất đông người xem. Ngay cả các ngày lễ lớn của nhân dân theo đạo Phật cũng là một sinh hoạt văn hóa tinh thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân xứ Huế.

- Trong sinh hoạt ẩm thực: TTH hiện còn lưu giữ những giá trị nghệ thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn. Với người dân xứ Huế, ẩm thực là một nét văn hóa, một nghệ thuật, có tính triết lý riêng được hình thành bởi nhiều yếu tố lịch sử- địa lý- xã hội: sự xuất hiện của đẳng cấp quý tộc và trung lưu với các đô thị Kim Long- Phú Xuân Huế; sự hội tụ của dòng người khắp mọi miền đất nước đã mang theo những món ăn đặc sản, đa dạng của các loại thủy sản (sông, đầm phá, biển) trên địa bàn TTH, các loại rau quả thích nghi được khí hậu gió mùa; và quan trọng hơn cả là nề nếp công- dung- ngôn- hạnh được tu dưỡng lâu đời trong mô hình văn hóa của người phụ nữ Huế.

Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, DSVH ở TTH là một bộ phận của văn hóa dân tộc, là tinh túy, cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, đã từng nuôi


dưỡng tinh thần của nhiều thế hệ người dân Việt Nam tại Huế. Những DSVH đó tồn tại đến ngày nay và ngày càng thể hiện những giá trị đặc sắc sau:

- Thứ nhất, trong kho tàng DSVH dân tộc, TTH là nơi duy nhất còn giữ lại một quần thể di tích kinh đô lịch sử của chế độ quân chủ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, phản ánh khá trung thực cơ chế của triều đình nhà Nguyễn từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. Là kho sử liệu vật chất phong phú về một giai đoạn lịch sử của đất nước. Chính các công trình kiến trúc đã ghi lại dấu ấn sinh động của hầu hết các nhân vật lịch sử, các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.

Thứ hai, đi liền với tổng thể kiến trúc kinh đô Huế là di sản nghệ thuật cung đình Việt Nam, di sản nghệ thuật truyền thống của vùng đất cố đô, trung tâm nghệ thuật Việt Nam ở thế kỷ XIX. Giá trị của nghệ thuật cung đình và nghệ thuật dân gian cố đô là sự tập trung của tinh hoa tài năng của dân tộc.

Thứ ba, DSVH TTH là cơ sở, tiền đề để nâng cao mức hưởng thụ cho nhân dân lao động góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới. Khu di tích, các làng nghề truyền thống còn là đối tượng thúc đẩy các ngành sản xuất nhất là du lịch và giao lưu văn hóa.

3.2.2. Thực trạng của việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể ở Thừa

Thiên Huế hiện nay

Hoạt động tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thừa Thiên Huế

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, công cuộc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích lịch sử đã thực hiện một cách toàn diện, có hệ thống. Nhờ đó mà di tích lịch sử văn hóa ở TTH đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử dần dần được hồi phục và đang chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển bền vững.

Phải nói rằng dù với bất cứ lý do nào, việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo di

tích, di sản cũng cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc bảo lưu tối đa những giá


trị nguyên gốc của di sản, do vậy công tác tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở TTH trong nhiều năm qua được xem là lĩnh vực có đầu tư lớn nhất về kinh phí và chất xám. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh TTH đã tiến hành tu bổ hàng chục di tích. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh TTH từ năm 2006- 2012 nhiều di tích đã được tu bổ như: di tích nhà lưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nổ, di tích 112 Mai Thúc Loan, di tích nhà thờ Nguyễn Tri Phương, di tích Đình chùa Thủy Dương, di tích nhà thờ Đặng Huy Trứ, di tích đình làng Vân Thê, di tích đình Miếu Thế lại Thượng, di tích đình làng Hòa Phong…

Đặc biệt, Quần thể di tích Cố đô Huế, một kiệt tác của DSVH của TTH từ năm 1996 đến năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hơn 600 tỷ đồng gồm ngân sách Trung ương 275,840 tỷ đồng, ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế: 313, 678 tỷ đồng đã trùng tu, phục hồi 132 công trình, hạn mục di tích tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, Cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương vô sự, điện Long An(bảo tàng cổ vật Cung đình Huế), tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải Định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành... Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục sau khi các dự án trùng tu được phê duyệt [xem phụ lục 1].

+ Đi đôi với tu bổ, công tác bảo quản cấp thiết như chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa... đã được triển khai trên phạm vi rộng với hàng trăm công trình. Nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được giữ gìn và kéo dài tuổi thọ.

+ Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng

khu vực: Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn- Kỳ Đài, điện đường đến các lăng


Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... đã được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống sân vườn sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Cung An Định... được tu bổ hoàn nguyên đáp ứng kịp thời công tác tu bổ và phục vụ du lịch.

Do yêu cầu của công tác trùng tu phải dựa trên nguyên tắc bảo quản, giữ cho nguyên vẹn các di tích vì một công trình kiến trúc được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cần phải giữ lại dấu ấn lịch sử của nó, từ hình dáng đến vật liệu xây dựng. Việc thành lập ra xưởng phục chế vật liệu cổ là một dự kiến chuẩn xác, một quyết định đúng hướng và mang tính chiến lược cao. Xưởng phục chế này còn thể hiện rõ ưu điểm phục hồi một ngành nghề truyền thống đã bị thất truyền từ lâu như: chạm, khảm, gạch ngói men, pháp lam, đúc đồng… Với sự chủ động trong tu bổ nên nhiều sản phẩm đã được phục chế tương đối nguyên trạng với tính thẩm mỹ cao và ngày càng đạt nhiều kết quả.

Cùng với sự gia tăng về khối lượng thì chất lượng trong công tác tu bổ các di tích cũng được nâng lên, công tác khảo sát, đánh giá, thiết kế và lập hồ sơ tu bổ đã làm đúng quy trình và đảm bảo tính chính xác khoa học. Quá trình thi công tái tạo lại các DSVH đã kết hợp áp dụng các phương pháp thủ công truyền thống với kỹ thuật tu bổ hiện đại, chính vì vậy đạt hiệu quả rất cao, được các chuyên gia trong nước và nước ngoài đánh giá tốt. Chuyên gia UNESSCO, kiến trúc sư BaLan- Kwiat Kowski đã nhận xét: “Tôi khâm phục sự chuẩn xác của những người công nhân mộc và nghệ nhân đã tìm ra những biện pháp thích hợp để thay thế các chi tiết bị hỏng” [138, tr.22].

Nhờ vậy, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc tế mà Chính phủ ta đã thừa nhận, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao. Tuyệt đối không có tình trạng “Tân cổ giao duyên” trong bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế. Và cũng chính qua thực tiễn của công cuộc bảo tồn tôn tạo Di tích cố đô Huế đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu và phong phú, đặc biệt đã nắm vững cả 2 mặt cốt yếu của phương pháp trùng tu khoa học: Đó là phương pháp luận khoa học kỹ năng


thực hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp xã hội đối với DSVH truyền thống… Nhiều công trình khi tu bổ xong đã phát huy tốt hiệu quả kinh tế, xã hội như: Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường (nơi biểu diễn múa, hát, tuồng và các nhạc khúc Cung đình phục vụ du khách), Quảng trường Ngọ Môn-Kỳ Đài. Các công trình hạ tầng Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn-Kỳ Đài, điện chiếu sáng Đại Nội và các lăng đã phục vụ tốt các lễ hội Festival cũng như cầu truyền hình trong các dịp lễ, Tết.

Bên cạnh công tác trung tu tôn tạo các di tích thì công tác giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường đô thị và thiên nhiên gắn liền với di tích cũng được thực hiện một cách có hiệu quả. Trong những năm qua, phần lớn các di tích chính đã được đầu tư tu bổ và tôn tạo hệ thống sân vườn, cảnh quan và trồng cây bổ sung ở các khu vực đệm. Nổi bật như việc trồng lại vành đai xanh lăng vua Minh Mạng, tôn tạo phục hồi cảnh quan vườn Cơ Hạ,…TTBTDTCĐ Huế đã thành lập một Đội Tôn tạo Cảnh quan di tích với hơn 70 người chuyên làm công tác vệ sinh môi trường, gây dựng và trồng mới cây xanh, hoa kiểng, nghiên cứu tôn tạo môi trường cảnh quan. Chính công việc đó đã làm thu hẹp không gian hoang phế, từng bước trả lại các giá trị cảnh quan vốn có của cố đô, mang lại sinh khí cho di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác văn hóa trong nước và quốc tế. Tính đến năm 2008, trên địa bàn khu di tích Huế có 30.000 cây hoa, 4.196 cây kiểng, hơn 26.600 cây xanh các loại và khoảng 70.000 con

cá cảnh. Diện tích sân vườn được vệ sinh thường xuyên là 110.00m2, diện tích

thường xuyên được cắt cỏ là 250.000m2 (Số liệu của Đội Tôn tạo Cảnh quan, Trung tâm BTDTCĐ Huế, tháng 11/2008).

Đồng thời, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các trục đường Thành phố Huế đã được quan tâm, nhất là các trục đường trong Kinh Thành, đường đến một số điểm di tích. Đặc biệt là việc chỉnh trang, tôn tạo 2 bên bờ sông Hương, nạo vét sông Ngự Hà và tu bổ kè Hộ Thành Hào đã tạo điều kiện để phát triển dân sinh


và chỉnh trang đô thị. Việc giải tỏa gần 300 hộ dân ở khu vực Bến Me và Hộ Thành Hào, hơn 50 hộ dân ở Thượng thành mặt Nam, hàng chục hộ dân ở đàn Xã Tắc, Võ Miếu, gần 100 hộ dân dọc theo Ngự Hà…với kinh phí hàng chục tỉ đồng phần nào trả lại cảnh quan cho mặt Nam Kinh thành Huế.

Hoạt động quy hoạch khoanh vùng bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa

Đây là một việc làm khá phức tạp và luôn gặp khó khăn, vướng mắc vì nó liên quan trực tiếp đến tâm lý và đời sống của người dân ở quanh khu vực di tích. Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh TTH, công tác khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích do TTBTBTCĐ Huế quản lý và đã được triển khai từ những năm cuối thập niên 1990. Trong hơn 20 năm qua, TTBTDTCĐ Huế đã từng bước lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ cho các di tích và bước đầu đã bảo vệ nguyên vẹn không gian văn hóa cũng như các giá trị nổi bật toàn cầu của DSVH ở TTH, tạo điều kiện không nhỏ để Quần thể Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Thế giới.

Theo báo cáo của TTBTDTCĐ Huế, tính đến thời điểm tháng 8 năm 2013, số lượng hồ sơ quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích do bộ phận khoanh vùng bảo vệ thực hiện đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

- Công bố 23 pa- nô quy hoạch:

Năm 2007, bộ phận khoanh vùng bảo vệ di tích đã thực hiện 23 pa nô quy hoạch các điểm di tích, cụ thể: Lăng Gia Long, lăng Thoại Thánh, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, lăng Vạn Vạn, lăng Hiếu Đông, lăng Cơ Thánh, đàn Nam Giao, Văn Miếu- Võ Miếu, chùa Thiên Mụ, Hổ Quyền- điện Voi Ré, điện Hòn Chén, cung An Định, Xiển Võ Từ, đàn Xã tắc, Khâm Thiên Giám- Bộ Học, Lục Bộ, Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải- Tàng Thư Lâu.

- Lập 5 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ (đã được phê duyệt năm 2006)

Năm 2008, 5 hồ sơ khoanh vùng bảo về đã được phê duyệt gồm: lăng

Hiếu Đông, Lăng Vạn Vạn, Cung An Định, Đàn Xã Tắc, Xiển Võ Từ.

- Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích (đã được phê duyệt năm 2009) Lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, Đàn Nam Giao, Hồ Quyền- Điện Voi Ré.

- Cắm mốc khu vực I

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022