Các Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng


trợ thông qua xúc tiến quảng bá (XTQB); cung cấp các dịch vụ thông tin, giáo dục, tư vấn và các sáng kiến hợp tác du lịch (xem hình 1.1) [144].

Hình 1 1 Các nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng 1

Hình 1.1. Các nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Nguồn:[144]

Trần Nữ Ngọc Anh (2016) trong bài viết về QLNN đối với DLCĐ, Tạp chí Du lịch số 9/2016, đã nhấn mạnh “quản lý đối với loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam cần được quan tâm một cách kịp thời để có thể tạo điều kiện cho hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả hơn nữa trên thực tế”. Bài báo cũng nêu 5 nội dung có liên quan đến QLNN, bao gồm: nâng cao nhận thức của CĐDC, bảo vệ và khai thác TNDL hợp lý, giải pháp về vốn, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực. Những cơ chế chính sách cần được cân nhắc để có thể tăng cường hơn nữa công tác QLNN về DLCĐ như xây dựng một mô hình DLCĐ: “Chính phủ chủ đạo + Cộng đồng là chủ thể + Doanh nghiệp kinh doanh + Các tổ chức tư vấn, hỗ trợ… + Quy phạm pháp luật”. Đối với nguồn nhân lực, “cần phải có các giải pháp


thiết thực để nâng cao năng lực của cán bộ các cấp như mở lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch hoặc đưa cán bộ đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả ở những địa phương khác trong và ngoài nước” [2]. Tuy nhiên, những đề xuất trong bài báo còn chung chung và thiếu các căn cứ để đưa ra các đề xuất này.

Về QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc, cho đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu đưa ra những đề xuất hoặc kiến nghị liên quan đến nội dung QLNN đối với PTDLCĐ, chưa có nghiên cứu trực tiếp về QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc. Đào Ngọc Anh (2016) đã kiến nghị về sự cần thiết liên kết giữa các ngành trong PTDLCĐ và bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương, kiến nghị có sự đầu tư hợp lý, XTQB và hỗ trợ giải quyết xung đột lợi ích của các bên ở bản Sín Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Đây rõ ràng là vai trò của QLNN đối với PTDLCĐ, tuy nhiên, hỗ trợ các bên như thế nào cũng như các vấn đề về XTQB, phối hợp các ngành… không được tác giả chỉ ra. Đỗ Thúy Mùi (2016) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất nội dung trách nhiệm QLNN đối với PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc, tuy nhiên những giải pháp này chưa thực sự đầy đủ đối với QLNN và còn chung chung, khó thực hiện. Các đề xuất liên quan đến một hoặc một số chức năng QLNN đối với PTDLCĐ trong các công trình nghiên cứu khác về DLCĐ ở vùng Tây Bắc và các vùng khác của Việt Nam cũng thường chung chung và chưa đầy đủ.

- Về các chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hầu hết các nghiên cứu hiện có về chính sách liên quan đến PTDLCĐ đều khẳng định chính sách luôn là yếu tố quan trọng nhất để PTDLCĐ và các chính sách này cần được tiếp cận một cách tổng thể, rõ ràng và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương [91, 121, 162]. Theo cách tiếp cận tổng thể, nghiên cứu của Wirudchawong (2012) đã chỉ ra những hạn chế của các chính sách quốc gia hiện có của Thái Lan liên quan đến DLCĐ trên cơ sở phân tích vai trò của từng bộ phận thuộc cơ quan QLNN về du lịch ở Thái Lan trong quá trình xây dựng chính sách, đặc biệt tập trung vào PTDLCĐ. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất kỳ vọng trong tương lai của chính sách PTDLCĐ ở Thái Lan và khuyến nghị cần có những chính sách rõ ràng và cụ thể hơn của Chính phủ trong PTDLCĐ [162]. Corless (1999)


khi nghiên cứu về quy hoạch PTDLCĐ tại vùng Baffin (Canada) đã chỉ ra sự không phù hợp của chính sách PTDLCĐ với đặc thù địa phương và đề xuất điều chỉnh một số chính sách trên cơ sở phân tích các điều kiện KTXH ở khu vực và đánh giá các chính sách hiện có liên quan đến DLCĐ [83]. Giampiccoli (2015) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa những đặc điểm của DLCĐ và các chính sách PTDLCĐ ở Jamaica đã chỉ ra những hạn chế của các chính sách hiện có và những vấn đề mà Nhà nước cần phải điều chỉnh để đem lại thành công cho các dự án PTDLCĐ [94]. Đây cũng là căn cứ để Bộ Du lịch và Giải trí của Jamaica ban hành mới chính sách và chiến lược quốc gia về DLCĐ [129].

- Về đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng Nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến QLNN về du lịch, QLNN đối với PTDLCD cho thấy kết quả QLNN thường được đánh giá bằng tiếp cận định tính [8, 30, 57]. Theo đó, các kết luận về thành công, hạn chế của QLNN được đưa ra sau khi phân tích thực trạng QLNN về du lịch với việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Tổng quan các các nghiên cứu cũng cho thấy thiếu vắng những nghiên cứu liên quan đến đánh giá định lượng mức độ, kết quả, hiệu quả của QLNN về du lịch, QLNN đối với PTDLCĐ. Điều này cũng có thể được lý giải là các nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến phân tích thành công hoặc thất bại của các mô hình thực tế của DLCĐ hơn là hiệu quả, kết quả của các bên tham gia trong

mô hình [95, 121].

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá toàn diện về khái niệm, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc, mô hình, sự tham gia của các bên liên quan, các điều kiện cần thiết, vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ; thực trạng PTDLCĐ tại một số khu vực, địa phương... Các kết quả nghiên cứu đã công bố cũng cho thấy để PTDLCĐ thành công, không thể áp dụng mô hình, cách thức PTDLCĐ của khu vực này cho khu vực khác mà cần nghiên cứu cụ thể các điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hóa của từng khu vực để có mô hình, cách thức phát


triển hợp lý. Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu này vào nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh.

- Các nghiên cứu hiện có chủ yếu liên quan đến vai trò của Nhà nước đối với PTDLCĐ, vai trò của chính sách PTDLCĐ và một số đề xuất, kiến nghị liên quan đến QLNN về du lịch nói chung, QLNN đối với PTDLCĐ nói riêng, trong đó còn khá ít các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN của địa phương cấp tỉnh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam. Các tỉnh này có các điều kiện phát triển DLCĐ, song việc phát triển loại hình du lịch này đã và đang bộc lộ một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp khắc phục phù hợp, nhất là việc QLNN của địa phương từng tỉnh đối với PTDLCĐ.

- Một số công trình nghiên cứu về chủ đề khác nhưng có liên quan đến QLNN đối với PTDLCĐ đã chỉ ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao vai trò, hiệu lực của QLNN đối với PTDLCĐ do đã có những biểu hiện bất công bằng trong chia sẻ lợi ích và những dấu hiệu chệch hướng trong PTDLCĐ ở khu vực nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đều khẳng định nếu thiếu vắng sự QLNN, DLCĐ sẽ không thể hoạt động đúng theo bản chất, nguyên tắc của nó và hiệu quả của PTDLCĐ không như mong đợi. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngành Du lịch Việt Nam đang hướng tới sự phát triển bền vững và kỳ vọng góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo.

- Một số nội dung có liên quan đến QLNN đối với PTDLCĐ đã được nghiên cứu như: hoàn thiện chính sách, quy định về hoạt động của DLCĐ; đào tạo và nâng cao nhận thức về DLCĐ, XTQB cho DLCĐ… Những nội dung này chủ yếu được đề xuất dựa trên những phân tích về các hạn chế về PTDLCĐ ở một địa điểm cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp chung cho cả vùng và các giải pháp cụ thể cho từng tỉnh thuộc vùng Tây Bắc để hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên cũng chưa đề cập sâu về khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá cụ thể các nội dung quản lý, mối quan hệ giữa các chủ thể, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các đặc điểm riêng biệt khác của QLNN đối với PTDLCĐ liên quan đến đặc thù của DLCĐ. Nếu không làm rõ được những vấn đề lý luận nêu trên thì không thể luận giải một cách khoa học những thành công, hạn chế của QLNN đối với PTDLCĐ cũng như


đề xuất các giải pháp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với PTDLCĐ nói chung và QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh trong vùng Tây Bắc nói riêng.

- Ngoài ra, các công trình nghiên cứu ở trong nước về DLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng chủ yếu đã được thực hiện ở thời điểm trước khi Luật Du lịch năm 2017 có hiệu lực (ngày 01/01/2018). Do vậy, các giải pháp QLNN đối với PTDLCĐ của các nghiên cứu đã công bố trước đó ở các địa phương chưa thể hiện được những quy định mới về phát triển DLCĐ theo Luật Du lịch năm 2017.

Các "khoảng trống" trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung xác lập cơ sở lý luận về QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh và vận dụng lý luận này trong việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phù hợp với đặc điểm chung của cả vùng Tây Bắc và đặc điểm cụ thể của từng tỉnh trong vùng Tây Bắc.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lựa chọn các phương pháp nghiên cứu của luận án. Phương pháp luận duy vật biện chứng được sử dụng để nhìn nhận, phân tích, khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của nó. Phương pháp luận duy vật lịch sử được sử dụng để nhận diện QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với phát triển DLCĐ trong quá trình phát triển của các tỉnh cùng Tây Bắc, Việt Nam, quá trình thay đổi các hoạt động quản lý, kết quả đạt được của từng giai đoạn và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn. Trên quan điểm hệ thống, luận án sẽ nghiên cứu QLNN đối với PTDLCĐ như là một bộ phận của hệ thống QLNN. Bên cạnh đó, luận án sẽ nghiên cứu nội hàm của QLNN đối với PTDLCĐ cũng như phân tích các yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDLCĐ.


Trên quan điểm lịch sử, kết quả của hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc được nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định nhằm xem xét diễn biến và tác động của việc triển khai các chính sách/chiến lược/kế hoạch PTDLCĐ.

Trên quan điểm thực tiễn, hoạt động QLNN đối với PTDLCĐ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc được xem xét, đánh giá từ thực tế PTDLCĐ. Qua nghiên cứu hiện trạng PTDLCĐ ở khu vực nghiên cứu, đề tài luận án sẽ đưa ra những vấn đề còn bất cập, những khó khăn của QLNN đối với PTDLCĐ, tìm ra nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện.

Ngoài ra, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng nên luận án cũng sẽ nghiên cứu QLNN đối với PTDLCĐ theo quan điểm liên ngành với việc xem xét mối quan hệ giữa PTDLCĐ với phát triển các ngành, lĩnh vực khác trong quá trình quản lý.

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện các nội dung nghiên cứu. Theo đó, luận án sử dụng các dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để mô tả, giải thích, kết luận về QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Đây là phương pháp tiếp cận phù hợp để trả lời các câu hỏi dạng “thế nào” của luận án [68, 109, 157]. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong luận án được mô tả dưới đây.

1.2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Áp dụng phương pháp này, trong bước đầu tiên thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành xác định các tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó, các báo cáo thực trạng, văn bản pháp luật liên quan đến PTDLCĐ, QLNN đối với PTDLCĐ, đặc biệt liên quan đến các tỉnh vùng Tây Bắc. Cụ thể, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, UBND, Sở VHTTDL của các tỉnh vùng Tây Bắc, Tổng cục Thống kê… Các tài liệu này được kiểm tra dựa theo các tiêu chí về tính chính xác, tính phù hợp và tính cập nhật với chủ đề nghiên cứu. Sau đó, nghiên cứu sinh thực hiện đối chiếu, so sánh để có được sự nhất quán và đảm bảo các tài liệu phản ánh được nội dung


phân tích với độ tin cậy, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Trên cơ sở các tài liệu đã được phân tích, tổng hợp, nghiên cứu sinh tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết, xây dựng các bảng hỏi, phân tích kinh nghiệm QLNN đối với PTDLCĐ và các nội dung có liên quan khác của luận án.

1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích các kết quả PTDL, PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ thông qua các số liệu điều tra, các số liệu thống kê; xem xét xu hướng biến động tăng giảm của các kết quả đó so với các mốc. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, so sánh kết quả phát triển du lịch, PTDLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ của các tỉnh vùng Tây Bắc qua các năm trong thời kỳ nghiên cứu cả về số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.

Nghiên cứu sinh cũng phân tích, so sánh một số kết quả phát triển du lịch, PTDLCĐ giữa các địa phương vùng Tây Bắc và giữa các địa phương trong vùng với chỉ tiêu bình quân của quốc gia, của các địa phương khác ở những giai đoạn phát triển tương đồng. Phương pháp so sánh được vận dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với PTDLCĐ cho các địa phương vùng Tây Bắc; so sánh mức độ phát triển du lịch, DLCĐ và QLNN đối với PTDLCĐ giữa các địa phương trong vùng Tây Bắc và với các địa phương khác trên toàn quốc.

1.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Để nghiên cứu đề tài luận án QLNN đối với PTDLCĐ của các địa phương vùng Tây Bắc, nghiên cứu sinh áp dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả để tóm tắt, mô tả các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra xã hội học. Các dữ liệu điều tra thu thập từ các bảng hỏi đối với các đối tượng điều tra (khách du lịch, chuyên gia, CĐDC, doanh nghiệp) được mô tả ở dạng số như: tỷ lệ phần trăm, trung bình cộng, độ lệch chuẩn. Để thể hiện trực quan hơn, ngoài việc được mô tả ở dạng số, các dữ liệu này còn được mô tả ở dạng biểu đồ. Các số liệu được mô tả là cơ sở để nghiên cứu sinh phân tích, so sánh, tổng hợp và từ đó rút ra những kết luận, đánh giá trong giai đoạn nghiên cứu về QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh vùng Tây Bắc.


1.2.2.4. Phương pháp phân tích IPA

IPA (Importance-Performance Analysis) là một phương pháp được phát triển bởi John A.M. & John C.J. (1977), được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về quản lý và Marketing [111]. Phương pháp này kết hợp các thước đo về mức độ quan trọng của các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ theo quan điểm của khách hàng và mức độ thực hiện trong thực tế của các yếu tố đó thành một biểu đồ hai chiều để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích dữ liệu (hình 1.2).

Hình 1 2 Phương pháp phân tích IPA Nguồn 111 Cách thức biểu diễn dữ liệu 2

Hình 1.2. Phương pháp phân tích IPA

Nguồn: [111]

Cách thức biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ cung cấp cho nhà cung ứng dịch vụ những thông tin bổ ích về điểm mạnh, điểm yếu của những dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng. Từ đó, nhà cung ứng dịch vụ sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ. Kết quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được thể hiện lên sơ đồ IPA với trục tung thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành thể hiện mức độ thực hiện, cụ thể [111]:

- Phần tư thứ 1 (Tập trung phát triển): những yếu tố nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối với khách hàng, nhưng mức độ thực hiện của nhà cung ứng dịch vụ rất kém. Kết quả này giúp cho nhà quản trị dịch vụ cung ứng cần chú ý những yếu tố này, tập trung phát triển mức độ cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2023