- Tạo điều kiện để các nhà sưu tầm tư nhân thành lập các bảo tàng tư nhân ở TTH như tạo thuận lợi về thủ tục cấp phép; hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ trong các công tác trưng bày, kiểm kê, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; có chính ưu đãi trong việc cho thuê đất để xây dựng bảo tàng tư nhân ở Huế.
* Đối với các DSVH phi vật thể
- Cần tiến hành kiểm kê, trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng các loại hình DSVH phi vật thể để xem loại hình di sản nào đã biến mất hoặc có nguy cơ mai một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào. Mục đích của kiểm kê là để bảo vệ di sản. Hoạt động cụ thể của công tác kiểm kê là để nhận diện, xác định giá trị, sức sống của di sản, để từ đó đề xuất khả năng giữ gìn và phát huy. Rõ ràng, việc nhận diện, xác định các yếu tố phản ảnh hình thức, đặc điểm và giá trị của di sản cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng tồn tại, sức sống và nguy cơ bị mai một của di sản được coi là vấn đề quan trọng của công tác kiểm kê. Qua đó, đánh giá giá trị các loại hình di DSVH phi vật thể làm cơ sở để xác định loại hình nào cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu. Về vấn đề này, Công ước của tổ chức UNESSCO đã khuyến nghị, trước tiên cần tập trung kiểm kê những di sản hiện có, bởi đây là yếu tố sống quyết định việc bảo vệ di sản mộ cách bền vững. Khi có điều kiện cho phép, chúng ta sẽ tiến hành phục hồi một số các di sản đã bị mai một. Như vậy, việc xây dựng hồ sơ và số hóa các DSVH phi vật thể tiêu biểu của TTH như: lễ hội, các sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, nhã nhạc và ca múa cung đình, tuồng cung đình Huế, ca nhạc dân gian Huế, ẩm thực Huế, nghề thủ công truyền thống,... là một việc làm cần được ưu tiên hàng đầu. Trước khi tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa DSVH phi vật thể cần phải xây dựng một mạng lưới chuyên gia và cộng tác viên. Đó là những người có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài, có kiến thức sâu rộng và am hiểu về di sản; là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo, trình diễn, gìn giữ và truyền dạy và chuyển giao di sản cho các thế hệ tiếp nối. Chỉ có những người này mới có đủ trình độ để phân biệt “giả - chân” và tư vấn cho quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa DSVH phi vật thể ở TTH. Khi tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa DSVH phi vật thể cần phải nghiên cứu một cách cẩn trọng để xác định tính
nguyên gốc của di sản; xây dựng các bộ tiêu chí nhận dạng di sản và các biểu hiện đặc trưng của di sản để bảo toàn tính xác thực của di sản, tránh tình trạng kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa di sản dựa trên những tiêu chí, đặc điểm đã bị sai lệch và biến dạng do quá trình khai thác, sử dụng và truyền dạy di sản không đúng cách. Chỉ số hóa (và tư liệu hóa di sản dưới những hình thức khác nhau) những giá trị gốc của di sản; loại bỏ những biến tướng, cải biên di sản vì nhiều mục đích khác nhau ra khỏi quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ, đưa di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Huế. DSVH phi vật thể là di sản sống, “không phải bất di bất dịch, mà thường thay đổi theo niên đại, môi trường sống và quan điểm thẩm mỹ của quần chúng”. Trong quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa di sản cần phải nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành và phát triển của di sản; tính kế thừa giữa các thời kỳ; tính tương đồng và dị biệt giữa các địa phương có cùng một loại hình di sản, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn giá trị gốc của di sản, tránh tình trạng giáo điều, xơ cứng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Cần kết hợp việc kiểm kê, xây dựng hồ sơ, công nhận di sản với việc chuyển giao, truyền dạy các tri thức, kỹ năng liên quan đến việc lưu giữ, trình diễn và phát huy di sản số hóa DSVH phi vật thể từ các thế hệ tiền bối cho các thế hệ kế cận; bởi lẽ, DSVH phi vật thể chỉ tiềm ẩn trong ký ức và thể hiện bởi kỹ năng của một nhóm người.
- Duy trì sự tồn tại của DSVH phi vật thể trong lòng cộng đồng, trong môi trường nguyên thủy mà di sản đã nảy sinh và phát triển; luôn tạo điều kiện cho cộng đồng bảo vệ, tổ chức khai thác và phát huy DSVH phi vật thể; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ thực hành và chuyển giao di sản cho cộng đồng và cho thế hệ trẻ, vì những người này thường là các bậc cao niên, “gần đất, xa trời”, nên nguy cơ thất truyền di sản là rất cao. Thực tế đã chứng minh rằng, “chỉ cần những người kế thừa DSVH phi vật thể vẫn còn sống thì những DSVH truyền thống sẽ không bị biến mất; chỉ cần những người kế thừa DSVH phi vật thể vẫn còn tràn đầy sức sống thì DSVH phi vật thể sẽ không ngừng được sáng tạo trong quá trình trao truyền và kế thừa; chỉ cần người kế thừa DSVH phi vật thể vẫn thu nhận đồ đệ để truyền nghề, thì
DSVH phi vật thể có người kế thừa, kéo dài mãi mãi” [21]. Để “bảo vệ” những báu vật nhân văn sống, ngoài việc thừa nhận những tài năng, tỉnh TTH cần tôn vinh và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để họ có thể phát huy mọi khả năng trong việc giữ gìn các DSVH truyền thống. Và quan trọng hơn là để họ có ý thức trao truyền những giá trị vô giá kết tinh trong DSVH truyền thống của dân tộc cho thế hệ tương lai.
- Duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống ”để làm sống lại những sự kiện, những nhân vật lịch sử đáng ghi nhớ, để con người hiện tại có thể được tắm mình trong dòng suối trong lành của lịch sử” [9, tr.124]. Nên biến các lễ hội thành hoạt động văn hóa thường niên, kết hợp với các công ty du lịch để truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của TTH đến mọi du khách trong và ngoài nước. Cần thiết có sự đầu tư chiều sâu của tỉnh cho việc duy trì một lễ hội, nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản
- Phương Hướng Cơ Bản, Tầm Nhìn Nâng Cao Hiệu Quả Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Những Giải Pháp Cơ Bản Để Nâng Cao Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 19
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 20
- Danh Mục Các Dự Án Đã Thực Hiện Giai Đoạn Từ 1996 Đến 2012
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
- Cần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều hình thức như: mở những hội thi hàng năm để các nghệ nhân một mặt hoàn thiện hơn về tay nghề, một mặt nhằm giới thiệu đến công chúng những sản phẩm văn hóa độc đáo của các làng nghề ở Huế. Hiện nay,”trên địa bàn tỉnh TTH có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập” [130] cần được giữ gìn và phát huy giá trị bằng cách thiết kế và tổ chức các tour du lịch làng nghề nhiều hơn nhằm tạo sự hấp dẫn mới lạ. Việc các du khách tận mắt chứng kiến vào tham gia các công đoạn làm nghề sẽ giúp họ hiểu thêm về văn hóa Huế với sự tài tình khéo léo của những người thợ. Thường xuyên mở các lớp dạy nghề truyền thống cho thanh thiếu niên, đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư kinh phí dạy nghề truyền nghề, giữ gìn bí quyết gia truyền nghề truyền thống để các làng nghề không bị mai một giá trị truyền thống.
- Về văn hóa ẩm thực cần nghiên cứu các tư liệu ghi chép và hình ảnh các món ăn truyền thống của TTH. Kết hợp ở các lễ hội Festival, tổ chức các hội chợ ẩm thực...để quảng bá các món ăn đặc sắc riêng có của Huế.
- Khi đủ điều kiện thì cần đăng ký DSVH phi vật thể với các tổ chức quốc gia và quốc tế (như đã thực hiện với di sản Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn) để nhận được sự công nhận và bảo vệ tốt nhất đối với DSVH phi vật thể.
* Đối với các di sản tư liệu
- Khẩn trương thành lập và đưa vào hoạt động một thư viện lưu trữ tất cả các nguồn sử liệu liên quan đến các thời kỳ lịch sử từ thời Nguyễn trở về trước, dưới các hình thức khác nhau, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử; nghiên cứu để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Huế. Thư viện này có thể đặt dưới sự quản lý của Viện nghiên cứu và bảo tồn DSVH Huế, có nhiệm vụ sưu tầm, sao chụp, bảo quản và lưu trữ tất cả các nguồn sử liệu liên quan đến các thời kỳ lịch sử và DSVH ở TTH. Những tư liệu này cần được số hóa và kết nối với các hệ thống tìm kiếm dữ liệu hiện đại trên internet để phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của những người có nhu cầu.
- Nên tổ chức tổng điều tra, kiểm kê di sản tư liệu hiện đang được lưu giữ trong cộng đồng, trong các thư viện tư nhân và tủ sách gia đình ở TTH để xây dựng một cơ sở dữ liệu về nguồn tư liệu này. Cơ sở dữ liệu này sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp những thông tin cơ bản về các tư liệu quý hiếm, nội dung cơ bản của tư liệu, nơi lưu trữ hiện thời... Từ đó, phối hợp với chủ nhân các di sản tư liệu này trong việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tư liệu này.
- Chính quyền nên có chính sách cho phép tư nhân và cộng đồng được gửi những tư liệu quý hiếm vào các thư viện công lập có cơ sở vật chất và điều kiện bảo quản tốt hơn, để phòng tránh các trường hợp bị thiên tai, tai nạn, bị tác động bởi thời tiết, khí hậu, côn trùng tấn công... Đặc biệt, trong các trường hợp khẩn cấp (như lụt bão, hỏa hoạn...), nên có những hỗ trợ về nhân lực để cứu các tư liệu này khỏi bị thiệt hại và tạo điều kiện để cho tư nhân và cộng đồng tạm thời gửi nguồn tư liệu này đến những nơi có điều kiện bảo quản, phục hồi tốt hơn.
- Chính quyền nên có chính sách hỗ trợ để triển khai dự án số hóa những di sản tư liệu hiện có trên địa bàn TTH, bắt đầu từ những tư liệu đặc biệt quý hiếm và khi có đủ điều kiện thì số hóa toàn bộ di sản tư liệu hiện có để lưu trữ và tạo thuận lợi cho việc phổ biến và khai thác di sản tư liệu này.
Thứ tư, giải pháp nâng cao năng lực quản lý DSVH ở tỉnh TTH.
Quản lý DSVH là một ngành khoa học. Trong xã hội hiện đại, khoa học quản lý có một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giữ vị trí định hướng cho sự phát triển của một chế độ xã hội thông qua các phương pháp, cách thức thể chế hóa, đường lối chung. Chức năng quản lý một lĩnh vực, một ngành bao gồm việc hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển; chỉ đạo điều hành thông qua các chế tài và giám sát; quản lý hoạt động của ngành hay lĩnh vực đó.
Mục tiêu của việc quản lý DSVH trước hết là phải thông báo ý nghĩa và giá trị của DSVH đó và sự cần thiết phải bảo vệ DSVH cho cộng đồng và khách du lịch. Muốn nâng cao năng lực quản lý DSVH ở TTH cần phải chú ý tới các giải pháp sau:
Một là, nâng cao kiến thức về phát triển và quản lý DSVH cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở và cho đa số nhân dân để tham gia quản lý. Do vậy, việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ và đa số nhân dân là việc cần thiết phải làm. Tổ chức ngân hành dữ liệu đối với các trị thức về những vấn đề này và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường giáo dục thông qua thực tiễn hoạt động phát triển, xây dựng quản lý DSVH từ việc hay và cả việc dở. Mở những khóa đào tạo bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ ngành quản lý văn hóa để nâng cao trình độ chuyên môn cho họ và phải xây dựng chương trình phù hợp, kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn. Trên thực tế, ở TTH, số lượng cán bộ được đào tạo để làm tốt công tác giữ gìn và phát huy DSVH chưa nhiều, kinh phí cho việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cấn bộ văn hóa còn hạn chế. Không ít, cán bộ văn hóa được trang bị một lượng kiến thức lý thuyết mang tính tổng hợp về văn hóa nhưng lại không vận dụng được vào công việc thực tế của mình. Do đó, trong những năm tiếp theo, tỉnh cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý DSVH. Khi hiểu rõ văn hóa truyền thống của địa phương, các nhà quản lý DSVH sẽ có những can thiệp nhanh chóng, có hiệu quả đối với những hành động làm phương hại đến DSVH.
Hai là, cần phân cấp quản lý và phối hợp với chính quyền địa phương
(bộ phận công an chuyên nghiệp) làm tốt công tác bảo vệ DSVH tại tỉnh TTH.
Bởi vì di tích, di vật có còn thì mới có cơ hội cho các nhà khoa học nghiên cứu về giá trị các di tích ấy. Thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, triệt để đối với các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở TTH, qua đó xác định trách nhiệm, quyền lợi cụ thể của các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản.
Ba là, cần tổ chức nghiên cứu cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng trong việc phát triển và quản lý DSVH làm cơ sở, tiền đề khoa học và thực tiễn cho các chủ trương và quyết định quản lý mang tính thực thi và hiệu quả cao. Đồng thời, huy động các chuyên gia có tâm huyết, trình độ vào công tác quản lý DSVH. Nên tăng cường việc nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh các di tích lịch sử văn hóa cách mạng chưa có đủ tiêu chí để xếp hạng quốc gia, qua đó tạo cơ sở pháp lý, khoa học vững chắc cho việc giữ gìn, phát huy giá trị các di tích đó được lâu dài.
Bốn là, nên huy động nhân dân tham gia vào việc phát triển và quản lý DSVH với một cơ chế dân chủ, trực tiếp. Trong xã hội công dân, dân chủ và hiện đại thì nếu không có sự tham gia quản lý và chống tiêu cực của nhân dân từ xã hội dân sự, nhất là khi người dân là chủ thể của văn hóa thì coi như không quản lý đứng nghĩa và sẽ kém hiệu quả. Cần xã hội hóa công tác quản lý DSVH.
Năm là, phải học tập kinh nghiệm quản lý DSVH ở các nước trên thế giới và trong khu vực một cách sáng tạo khi áp dụng vào tỉnh TTH. Chú ý thích đáng kinh nghiệm của các địa phương làm tốt từng mặt. Tuy nhiên, phải hướng mọi hoạt động vào phục vụ xã hội, vì quản lý là phục vụ xã hội.
Như vậy, để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngưc quản lý DSVH ở TTH nhất thiết phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý cả giáo dục và hành chính, kinh tế và văn hóa, nâng cao tính khoa học trong quy hoạch phát triển, nhưng phải tăng cường công tác dân vận và nghiêm túc, xử lý mạnh hơn với các sai phạm.
Thứ năm, giải pháp về quy phạm luật pháp, tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.
Việc điều chỉnh công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH bằng các văn bản pháp luật là điều rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Qua các
văn bản quy phạm pháp luật các cơ quan, đoàn thể, chủ đầu tư và nhân dân sẽ nhận thức rõ hơn về những vấn đề nên làm hoặc không thể làm được đối với công tác này.
- Nên hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kết hợp với việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về DSVH trên địa bàn tỉnh TTH, làm cho Luật DSVH thực sự đi vào đời sống nhân dân. Trước mắt, cần xây dựng và ban hành quy chế đầu tư đặc thù cho hoạt động tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa cách mạng, các DSVH phi vật thể tiêu biểu.
- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật cần phải đặt ra những điều khoản để đảm bảo sự hài hòa, tránh khỏi va chạm giữa việc giữ gìn, bảo quản những DSVH với việc phát triển những công trình và quy hoạch kinh tế. Mặc khác, cũng cần thiết có những điều khoản cho việc sản xuất, kinh doanh, trao đổi, xuất khẩu chính những DSVH tại tỉnh nhà.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH. Muốn điều hành tốt, muốn thực hiện có hiệu quả thì chức năng quản lý việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật và các chế tài là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên khi ban hành luật cần chú ý các yếu tố cơ bản sau:
+ Phải có tính kế thừa sâu sắc (kế thừa tinh thần các văn bản trước)
+ Cần phải có quan điểm không ngừng hoàn thiện văn bản để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại.
+ Phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài của các văn bản.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị của DSVH; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH. Để việc quản lý di tích lịch sử văn hóa có hiệu quả cao nhất Nhà nước cần phải thống nhất về tổ chức trên cơ sở đó chỉ đạo các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị các DSVH. Có chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật cụ thể và luật DSVH để mọi người dân đều hiểu rõ tinh thần cơ bản của luật và làm theo những quy định của pháp luật.
- Cần thiết ban hành và thực hiện chính sách đồng bộ trong việc giữ gìn DSVH của tất cả các thời kỳ ở TTH, bởi lẽ các di sản của các thời kỳ này có liên hệ mật thiết với nhau và đều là thành tố cấu thành diện mạo lịch sử và
văn hóa của TTH. Có sự đầu tư thích đáng cho việc trùng tu, tôn tạo tất cả các loại hình di tích và có một chính sách tuyên truyền quảng bá hấp dẫn đối với các di tích, DSVH của các thời kỳ khác ngoài thời Nguyễn; khuyến khích các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về các thời kỳ tiền sơ sử, thời kỳ Champa, thời kỳ Hóa Châu, thời kỳ Thuận Hóa - Phú Xuân… ở TTH.
- Nên có văn bản thành lập bộ phận thăm dò khảo cổ học trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TTH. Bộ phận này có nhiệm vụ tiến hành việc thăm dò, khai quật khảo cổ học, lập bản đồ di tích và công bố định kỳ để tư vấn cho chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch, định hướng phát triển đô thị; cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư xây dựng một công trình nào đó trên địa bàn tỉnh TTH. Để có thể thành lập bộ phận này, cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực. Có thể lựa chọn những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, gửi đi đào tạo các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý đô thị, quản lý di sản văn hóa, khảo cổ học… ở trong và ngoài nước, với các ưu đãi về học phí và học bổng, cùng các điều kiện để họ phải trở về làm việc cho Huế sau khi học xong.
- Nên cải tổ TTBTDTCĐ Huế theo hướng đây không chỉ là một cơ quan quản lý và khai thác quần thể di tích cố đô Huế để phục vụ du lịch, mà phải là một cơ quan nghiên cứu và ứng dụng các khoa học liên quan đến hoạt động bảo tồn và bảo tàng theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Với định hướng trên, nên thay đổi tên của trung tâm để hoạt động với ba nhiệm vụ chính: quản lý di sản; nghiên cứu di sản và bảo tồn di sản, tương tự như Viện Nghiên cứu Quốc gia về DSVH Nara (Nabunken) ở Nhật Bản. Sự chuyển đổi này nhằm biến cơ quan này trở thành một thiết chế có các chức năng sau:
+ Quản lý và khai thác các di tích, di vật và DSVH phi vật thể liên quan
đến triều Nguyễn và văn hóa Huế để phục vụ du lịch.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu các ngành khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực lịch sử, văn bản Hán - Nôm, bảo tàng, bảo tồn di tích...
+ Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng công việc nghiên cứu các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học bảo tồn và quản lý DSVH để cung cấp cho địa phương và cho các tỉnh trong khu vực.