Thực Trạng Tăng Trưởng Ngành Công Nghiệp Việt Nam Giai Đoạn (1991 - 2005)


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1991 - 2005)


2.1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1991 - 2005)


2.1.1. Quá trình phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 1991 - 2005.

2.1.1.1. Giai đoạn tiền đổi mới (1986 - 1990)

Trong giai đoạn này Nhà nước ta đã có những điều chỉnh lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng:

Thứ 1: Nhà nước đã ngừng đầu tư 40 công trình lớn và cắt giảm gần 300 công trình nhỏ. Tập trung tới 60% vốn đầu tư của ngân sách trung ương và trên 70% vốn đầu tư của ngân sách địa phương cho 3 chương trình kinh tế lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Thứ 2: Trong thời kỳ này các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng đầu tư 2990 tỷ đồng bằng 38% tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cho công nghiệp của trung ương và địa phương. Đây là một bước đổi mới quan trọng việc thừa nhận các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và sự chuyển đổi theo hướng giảm bao cấp của nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ 3: Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng giao cho các xí nghiệp quốc doanh quyền tự chủ kinh doanh.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 5

Tất cả những đổi mới trên đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển. Về sản xuất hàng tiêu dùng, tuy sản xuất trong nước còn kém nhưng sản lượng mỗi năm một tăng, chất lượng ngày một cao, hình thức ngày một tiến bộ. So với năm 1986 giá trị tổng sản lượng hàng tiêu dùng năm 1990 tăng 60%. Hàng hoá trên thị trường dồi dào và đa dạng.

Về xuất khẩu, kim ngạch năm 1990 tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1986. Ngoài những mặt hàng truyền thống như: quặng, cao su, các mặt hàng lâm thổ sản và tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ, chúng ta dần xuất khẩu dầu thô và gạo.

Về sản xuất công nghiệp, giá trị tổng sản lượng năm 1990 đạt 137,51 tỷ đồng gấp 1,25 lần so với năm 1986. Bình quân hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng 5,9%. Đặc biệt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng phát triển khá chiếm bình quân tới 40% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp.

Năm 1990 Nhà nước chấm dứt cơ chế kế hoạch hoá cũ, chuyển sang kế hoạch hoá định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài một số sản phẩm đặc biệt cần có chỉ tiêu pháp lệnh (điện, nhập khẩu xăng dầu, phân bón,...) các xí nghiệp được quyền gần như chủ động hoàn toàn trong sản xuất và tiêu thụ. Nhà nước cũng cho phép thành lập các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, đồng thời tiến hành giải thể sáp nhập doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ. Các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp, lại phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, nên gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là công nghiệp chế tạo, từ năm 1989 lâm vào tình trạng suy thoái, hàng hoá không bán được, sản xuất đình đốn, thiếu vốn, hàng loạt lao động bị thất nghiệp, nặng nhất là xí nghiệp địa phương và các cơ sở sản xuất tập thể. Nhiều xí nghiệp phải ngừng sản xuất. Số xí nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý từ 681 cơ sở vào năm 1988, giảm xuống còn 666 cơ sở vào năm 1989, đến năm 1990 chỉ còn 589cơ sở. Số xí nghiệp địa phương giảm tương ứng từ 2411 xuống 2354 và đến năm 1990 chỉ còn 2173 cơ sở. Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giảm rất mạnh từ

32.034 cơ sở xuống còn 21.901 và đến năm 1990 chỉ còn 13.086. Trong khi các doanh nghiệp tư doanh và hộ kinh doanh cá thể đều tăng. Mặc dù giá trị sản lượng công nghiệp năm 1989 bị giảm, nhưng Nhà nước lại giảm được thâm hụt

ngân sách nhờ cắt được khoản chi phí bù lỗ tràn lan cho các doanh nghiệp, chiếm tới 1/5 tổng chi ngân sách hàng năm. Điều đáng mừng là rất nhiều xí nghiệp, sau năm 1989 đã vượt qua được thử thách, đưa sản lượng năm 1990 cao hơn năm 1986 như: luyện kim đen, sản xuất thiết bị máy móc, dệt...Thậm chí có xí nghiệp vượt sản lượng năm 1988 là năm có sản lượng cao nhất trước khi suy thoái, các xí nghiệp thuộc loại này như: điện và điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng ....Kết quả là toàn ngành công nghiệp giá trị tổng sản lượng năm 1990 vượt 25% so với năm 1986, xấp xỉ bằng mức của năm 1988. Những chuyển biến thuận lợi đã góp phần làm ngành công nghiệp tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.

2.1.1.2. Giai đoạn 1991 - 1995

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 tiếp tục đẩy mạnh đường lối đổi mới. Ngành công nghiệp đã đổi mới hoạt động của mình, dần dần thích nghi với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nên có tiến bộ rõ nét, đạt được kết quả đáng khích lệ. Các ngành công nghiệp nặng từ địa chất, khai khoáng, luyện kim, cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện và hoá chất đều có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của giai đoạn 1991 – 1995 của riêng ngành công nghiệp nặng đạt 19,6%.

Sản xuất công nghiệp đã dần dần đi vào thế ổn định. Năm 1991 tăng 10,0%, năm 1992 tăng 17,1%, năm 1993 tăng 12,7%, năm 1994 tăng 13,7%, năm 1995 tăng 14,0%. Tốc độ bình quân hàng năm thời kỳ 1991 – 1995 đạt tốc độ tăng bình quân (11%/năm) đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngành công nghiệp từ trước đến thời điểm đó (1976 – 1980 chỉ tăng 0,6%; năm 1981 – 1985 chỉ tăng 9,5%; 1986 – 1990 tăng 5,9%).

Sở dĩ có sự tăng trưởng của ngành công nghiệp những năm 1991 – 1995 một phần bắt nguồn từ kết quả đầu tư lớn của nhiều năm trước đây cho ngành công nghiệp quan trọng như: dầu khí, xi măng. Việc đẩy mạnh khai thác dầu thô, nâng cao hiệu suất sử dụng của các nhà máy lớn, các nhà máy này tuy đã hoàn thành từ những năm trước nhưng gần đây mới hoàn thiện và công suất huy động đầy đủ.

Các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều. Tính đến hết năm 1993 đã có 836 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 7,456 tỷ đôla đến hết 10/1994 số dự án được cấp phép trên 1000 với tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ đôla. Cao nhất là đầu tư vào ngành công nghiệp, trong đó các ngành công nghiệp nặng như xi măng, cơ khí, điển tử, hoá chất, cán thép, dầu khí...chiếm 36%.

Sự phát triển công nghiệp giai đoạn này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh làm cho đất nước đi vào thế ổn định, đồng thời tạo những tiền đề cần thiết để nền kinh tế có khả năng phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn trong giai đoạn sau.


2.1.1.3. Giai đoạn 1996 - 2000

Tình hình phát triển công nghiệp trong năm 5 (1996 – 2000) nhìn chung đạt tương đối thấp hơn so với mục tiêu Đại hội VIII đề ra. Nguyên nhân chính là do trong quá trình triển khai kế hoạch năm 5 qua đã gặp phải ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vào giữa kỳ kế hoạch mà trong quá trình xây dựng kế hoạch năm 5 đã không dự tính tới. Tuy nhiên, do có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chỉ có tác động tiêu cực tới tình hình phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến) trong 2 năm 1998 và 1999.

Trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 767811 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,6% (thấp hơn mục tiêu Đại hội VIII đề ra là 14-15%). Trong hai năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch gặp nhiều thuận lợi với mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14,2% vào năm 1996 và 13,8% vào năm 1997, sát với mục tiêu thấp của kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu thị trường trong nước tăng chậm nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 12,5% vào năm 1998 và 11,6% vào năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Đến năm 2000, tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã có nhiều

chuyển biến tích cực và dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nên phát triển công nghiệp đã bắt đầu phục hồi trở lại và đạt được tốc độ tăng trưởng cao 15,7%, cao hơn so với kế hoạch đề ra.

Trong giai đoạn 1996 – 2000, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng khá, đặc biệt khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao hơn nhiều so với khu vực công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong giai đoạn này phân theo các thành phần kinh tế cụ thể như sau:

- Công nghiệp quốc doanh trung ương tăng bình quân 9,6%/năm.

- Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng bình quân 9,6%/năm.

- Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 11,5%/năm.

- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 21,8%/năm.

Một số sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao gồm: Chất hoá dẻo DOP, LPG, xút thương phẩm, xe đạp, gạch ốp lát, lốp ôtô máy kéo, sữa bột, khí, xe máy, sứ vệ sinh, phân NPK, condensat, kính xây dựng, ôtô, dầu ăn. Các sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá gồm: Động cơ diezen, lốp xe máy, thép, các loại axit cơ bản, nhựa các loại, máy biến thế, phân vi sinh, xi măng, dầu thô, sơn các loại, lốp xe đạp, săm xe máy, quần áo may sẵn, chất giặt rửa, điện thương phẩm, lắp ráp radio, đá xây dựng, săm xe đạp. Các sản phẩm đạt mức tăng trưởng trung bình gồm: Giấy các loại, pin các loại, động cơ điện, lắp ráp ti vi, bia, dây điện, phân lân chế biến, khí công nghiệp, vải và sợi các loại, bột PVC, giầy dép các loại, than sạch. Các sản phẩm có mức tăng trưởng kém như: Sữa hộp, phích nước, thuốc lá, gạch, quặng apatit, thuốc trừ sâu, que hàn các loại, phân đạm urê, quạt điện, các sản phẩm từ gỗ và lâm sản, than cốc.

Cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giảm dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong nước (kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các thành phần cụ thể như sau:

- Năm 1996 công nghiệp quốc doanh chiếm 49,3%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 24% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 26,7% giá trị sản xuất công nghiệp.

- Năm 2000 công nghiệp quốc doanh chiếm 42%, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 22,4% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 35,6% giá trị sản xuất công nghiệp.

Tỷ trọng GDP công nghiệp đã tăng lên đáng kể từ mức 23,2% năm 1996 lên mức 31,1% năm 2000, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tỷ trọng GDP công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước so với GDP đều tăng. Tuy nhiên, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp vẫn chưa có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Do trong thời kỳ 1996 – 2000 công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đều đạt mức tăng trưởng bình quân cao hơn so với công nghiệp chế biến. Tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt khoảng 80% về mặt giá trị sản xuất công nghiệp nhưng chỉ chiếm khoảng 60% về mặt giá trị gia tăng công nghiệp.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư cho công nghiệp đạt 145,893 ngàn tỷ đồng (theo giá 1994) chiếm 37,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn ODA, phần còn lại do tư nhân đầu tư. Đầu tư trong giai đoạn này luôn bám sát các mục tiêu theo quy hoạch ngành, bám sát các lộ trình hội nhập, đảm bảo cân đối các nhu cầu của nền kinh tế. Kết quả là năng lực sản xuất của nhiều ngành được nâng lên rõ rệt, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp được nâng cao, có thêm nhiều năng lực sản xuất mới.

Trong giai đoạn 1996-2000 đã tiến hành chuẩn bị đầu tư và đầu tư cho nhiều công trình trọng điểm như các công trình Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Sông Hinh, Phú Mỹ 1, Nhiệt điện Phả lại 2, Nhà máy lọc dầu số 1, Đường ống Nam Côn Sơn, đầu tư các công trình xi măng Hải phòng mới, Tam điệp, đầu tư cải

tạo Gang thép Thái nguyên, đạm Hà bắc,... Tiếp tục triển khai những chương trình trọng điểm như: Chương trình 3 triệu tấn xi măng lò đứng, Chương trình mía đường, Chương trình Khí - Điện - Đạm, Chương trình Kinh tế - kỹ thuật công nghệ vật liệu và Chương trình tự động hoá.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 1996 – 2000 đạt 34,12 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt mức tăng trưởng bình quân 29%/năm. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu có xu hướng tăng dần và đạt 70% vào năm 2000. Một số mặt hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh và đạt được kim ngạch xuất khẩu cao trong thời gian này gồm: dầu thô, than đá, quặng crôm, thiếc, hàng dệt – may, hàng giầy – dép, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện điện tử và linh kiện. Ngoài ra, còn một số mặt hàng công nghiệp chế biến mới tham gia vào thị trường xuất khẩu và bước đầu đã có những đóng góp tích cực làm đa dạng hoá mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như sữa, dầu thực vật, xe đạp, sản phẩm cơ khí nhỏ, sản phẩm nhựa, kết cấu thép, ...


2.1.1.4. Giai đoạn 2001 - 2005

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001 – 2005 tương đối cao và đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm đạt 7,51%, cao hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,95% của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Trong ba khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 gấp 2,1 lần so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 16,02%, trong đó công nghiệp Nhà nước gấp 1,73 lần, bình quân mỗi năm tăng 11,53%; công nghiệp ngoài Nhà nước gấp 2,69 lần, bình quân mỗi năm tăng 21,91%, công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gấp 2,17 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,8%.

Trong 5 năm 2001 – 2005, nền kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 38,13%

năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,47% năm 2003; 40,21% năm 2004; năm 2005

chiếm tới 41,04%. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Ngành điện, ga và nước được tỷ trọng ổn định. Tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm vừa qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu là tăng ở các ngành may mặc, giầy da, lắp ráp ô tô, lắp ráp tivi, lắp ráp xe máy.

Một số thành tựu của ngành công nghiệp và xây dựng trong 5 năm (2001

- 2005), công suất điện năm tăng 4863MW, trong đó thuỷ điện 720MW, nhiệt điện than tăng 800MW, nhiệt điện khí tăng 3343MW, công suất khai thác than tăng 15,4 triệu tấn, công suất khai thác dầu thô tăng 2,2 triệu tấn; công suất khai thác khí đốt tăng 5,1 tỷ m3; công suất cán thép tăng 2390 nghìn tấn; công suất sản xuất xi măng tăng 10,1 triệu tấn; công suất sản xuất phân bón hoá học tăng

760 nghìn tấn.

Tóm lại, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua 15 năm liên tục đạt 2 chữ số. Năm 2005 so với năm 1990, quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp gấp trên 7,5 lần, bình quân tăng 14,5%/năm, một tốc độ tăng cao và ổn định trong một thời gian dài điều mà nền kinh tế nước ta chưa đạt được trong quá khứ. Tăng trưởng cao của công nghiệp đạt được ở cả ba khu vực (khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Tăng trưởng cao cũng đạt được trên một số địa bàn quan trọng, với tốc độ cao hơn tốc độ tăng chung, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Dương, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng...Tăng trưởng cao cũng đạt được ở một số sản phẩm chủ yếu như khai thác dầu thô, than, thép can, máy công cụ, vật liệu xây dựng...

2.1.2.Các yếu tố đầu vào tác động đến tăng trưởng ngành công nghiệp

2.1.2.1. Vốn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023