Những Giải Pháp Cơ Bản Để Nâng Cao Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay


- Tổ chức khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về DSVH vật thể và phi vật thể, di tích lịch sử, cách mạng, danh lam, thắng cảnh... để xây dựng, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2015, có từ 2,5 - 3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng; du lịch - dịch vụ chiếm 48%.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn thu dịch vụ tại TTBTDTCĐ Huế bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2015 đạt 70%; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20%. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cho cả thời kỳ 2012 - 2020 đạt 45% [134].

- Phát huy lợi thế văn hóa Huế, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc, xây dựng thương hiệu văn hoá Huế. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa mang tầm quốc gia, quốc tế nhằm nâng cao đời sống văn hoá cho người dân và từng bước xây dựng thương hiệu văn hoá Huế́. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ Festival Huế và Festival nghề truyền thống Huế. “Xây dựng, phát triển, khai thác và quảng bá du lịch khu DSVH Huế là điểm đến tham quan, mua sắm, tính văn minh hóa và tiện ích trong chuỗi di sản thế giới của khu vực Miền Trung” [134].

Như vậy, với tầm nhìn chiến lược của tỉnh TTH đến năm 2020 là hướng đến xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước đã đặt ra cho tỉnh nói chung và ngành văn hóa nói riêng một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đòi hỏi cần có sự nổ lực hết mình của những người làm công tác quản lý DSVH, sự quan tâm chỉ đạo sao sát của các cấp chính quyền địa phương, nhận thức sâu sắc của nhân dân thì công tác này mới đạt được những kết quả như mong muốn.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Thứ nhất, giải pháp về đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH.

Sự nghiệp giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH chỉ có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân ý thức và tự giác tham gia. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự


hào đối với DSVH của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân cùng tham gia tìm tòi, sưu tầm, giữ gìn và bảo vệ các DSVH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và những chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH đã dần dần thay đổi nhận thức của nhân dân địa phương đối với các giá trị DSVH. Tuy nhiên, để nhân dân nhận thức hơn nữa về vai trò của chủ thể văn hóa của mình, chúng ta cần có nhiều giải pháp trong việc tuyên truyền giáo dục như:

Một là, cần có nhiều các ấn phẩm sách báo viết về DSVH của TTH. Nếu tuyên truyền giới thiệu các DSVH càng nhiều và chất lượng các bài viết càng tốt thì nhân dân và cộng đồng quốc tế càng hiểu thêm nhiều hơn lịch sử văn hóa Huế thông qua các DSVH còn giữ lại. Khi họ nhận thức được giá trị DSVH và tự hào về nó, bản thân họ sẽ tự thấy phần trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn và phát huy DSVH của cha ông để lại.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 17

Hai là, nên thường xuyên thực hiện gắn kết hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị DSVH với giáo dục học đường. Đưa vào chương trình giáo dục các cấp nội dung, ý nghĩa, vai trò của DSVH đối với đời sống xã hội, phổ biến rộng rãi các kết quả nghiên cứu về văn hóa, biên soạn và hệ thống thành tài liệu, giáo trình giảng dạy ở nhà trường. Thường xuyên phối hợp với tổ chức liên quan để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DSVH ở TTH, đưa vào chương trình học tập của học sinh, sinh viên việc định kỳ tổ chức cho các em tham quan, hoạt động ngoại khóa tại các DSVH, qua đó sẽ nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về lịch sử văn hóa dân tộc. Đồng thời, cần thiết phải giữ gìn các giá trị DSVH phi vật thể thông qua quá trình đào tạo. Các trường văn hóa nghệ thuật của tỉnh TTH phải là nơi lưu giữ, truyền bá đầy đủ và chuẩn xác nhất các loại hình nghệ thuật văn hóa như: múa hát cung đình, tuồng Huế, ca Huế... Việc đào tạo một đội ngũ kế thừa là cách làm hiệu quả nhất để giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn những giá trị, những đặc trưng của văn hóa Huế.

Ba là, chú ý đến việc tuyên truyền nhận thức của nhân dân về DSVH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh. Tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến Luật DSVH đến mọi tầng lớp nhân


dân và nên có nhiều chương trình thông báo về di tích, xây dựng những cuốn phim tư liệu về DSVH để giới thiệu với đông đảo quần chúng nhân dân. Tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu DSVH TTH và vận động thế hệ trẻ tham gia như các phong trào “Hướng về cội nguồn”, “Tuổi trẻ với công cuộc bảo vệ di sản”, “di sản ở trong tay và trong tim thế hệ trẻ”... Làm như thế, mọi người dân và nhất là thế hệ trẻ sẽ hiểu được giá trị đích thực, vai trò, vị trí của các DSVH đối với sự phát triển của đất nước. Nếu hiểu được, họ sẽ tự bảo quản, không làm phương hại đến di sản và hơn nữa họ còn tự nguyện bỏ kinh phí để trùng tu cho di sản của địa phương mà không cần đến kinh phí của nhà nước, của tỉnh. Và trên thực tế, ở tỉnh TTH việc người dân tự bỏ kinh phí để trùng tu các di tích văn hóa khá nhiều nhưng trên hết mục đích mà chúng ta cần hướng tới là ý thức tôn trọng lịch sử, trân trọng giá trị văn hóa của nhân dân.

- Cũng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần nâng cao nhận thức của nhân dân về việc ứng xử một cách có văn hóa với các di tích lịch sử, ý thức bảo vệ DSVH trong điều kiện KTTT. Lịch sử văn hóa TTH đã khẳng định truyền thống của một vùng văn hóa có bề dày lịch sử đáng khâm phục. Tất cả những DSVH còn truyền lại đến ngày nay là do chính bàn tay và khối óc của bao thế hệ người Huế làm nên. Những công trình kiến trúc, một Quần thể di tích văn hóa- lịch sử độc đáo có một không hai trên thế giới, đó chính là kết quả của sự lao động (khổ sai và sáng tạo) làm nên, đó là mồ hôi, là máu thịt của nhân dân. Bởi vậy, cần làm cho thế hệ chúng ta thấy được đầy đủ giá trị quý báu đó.Trên cơ sở đó, làm cho mọi người thấy được trách nhiệm phải bảo vệ DSVH dân tộc như bảo vệ chính bản thân mình. Bảo vệ DSVH không chỉ là giữ cho nó không bị tàn phá- điều đó là vô cùng quan trọng- nhưng cái quan trọng hơn nữa là làm cho giá trị DSVH thực sự là đời sống tinh thần hướng tới chân- thiện- mỹ. Đồng thời, phải ngăn chặn, nghiêm cấm và có xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm các DSVH. Biểu dương, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ các việc làm có lợi mang ý nghĩa bảo vệ DSVH.


Bốn là, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND tỉnh TTH về công tác xã hội hóa giữ gìn và phát huy DSVH ở địa phương. Những văn bản hướng dẫn đó phải rõ ràng, dể hiểu, thể hiện sự cụ thể hóa các quy định chung của Nhà nước để mọi người dân dể tiếp thu và tự giác chấp hành. Ngoài ra cần làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị DSVH. Đây là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ DSVH truyền thống của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân cần gắn với cuộc vận động xã hội hóa trong công tác này. Chỉ khi người dân có ý thức trong việc giứ gìn DSVH thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian, thẩm chí họ có thể mang tiền bạc, của cải và tài sản cua mình để phục vụ cho hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH. Công tác tuyên tuyền, vận động cần phải làm một cách đồng bộ với nhiều cách thức khác nhau, tránh làm ồ ạt. Nội dung của chương trình tuyên truyền, giáo dục cần cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân nhằm mang lại hiệu quả cao.

Năm là, hàng năm nên tiến hành các lớp tập huấn cho cán bộ, các tình nguyện viên nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng để công tác tuyên truyền ngày càng có chất lượng hơn. Bởi vì hiện nay, có rất nhiều hướng dẫn viên không chuyên nghiệp giới thiệu ở di tích. Việc chưa hiểu biết sâu sắc, hoặc hiểu sai về di tích sẽ gây tác hại nghiêm trọng và làm cho giá trị di tích bị méo mó, không đúng với lịch sử dân tộc.

Sáu là, giáo dục ý thức bảo vệ DSVH gắn liền với ý thức làm giàu về mặt kinh tế cho nhân dân TTH. Khơi dậy ý thức giữ gìn DSVH thông qua các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, dứt khoát phải hướng nhân dân TTH không được chạy theo sự tăng trưởng kinh tế phi văn hóa, làm giàu bằng cách “bán rẻ” văn hóa dân tộc hoặc phản lại những giá trị của văn hóa dân tộc.

Thứ hai, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy tạo điều kiện tăng đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 10 năm thực hiện

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh TTH đã đạt được những thành tựu


rất quan trọng, đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay TTH vẫn là một trong những tỉnh có trình độ phát triển thấp, ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh những vẫn chưa tạo được sự phát triển đột phá; công nghiệp chưa phát triển; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các ngành kinh tế; sự phát triển giữa các vùng chưa đồng đều; khả năng tích lũy thấp. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến việc đầu tư cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH, đặc biệt là công tác tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử bị mai một theo thời gian.

Để các DSVH ở TTH được khôi phục và bảo quản, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Từ nay đến năm 2020, chỉ riêng Quần thể di tích Cố đô Huế đã có hàng trăm công trình cần được tu bổ, tôn tạo, nhiều DSVH phi vật thể cần được phục hồi. Để có nguồn vốn tương xứng với công tác này, ngoài ngân sách của Trung ương, tài trợ của quốc tế, đòi hỏi địa phương cần phải có một nguồn ngân sách nhất định. Vì thế trong thời gian tới, tỉnh phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bởi phát triển kinh tế là khâu quan trong nhất quyết định tăng tích lũy, tạo điều kiện để đầu tư có hiệu quả cho công tác giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH, cụ thể:

Một là, đẩy mạnh chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng

dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp dựa vào lợi thế, tiềm năng vốn có của tỉnh.

Hai là, phát triển dịch vụ: tập trung phát triển các ngành dịch vụ mà tỉnh có lợi thế, nhất là ngân hàng, giáo dục- đào tạo, bưu chính viễn thông...; tiến hành quy hoạch lại việc phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Huế, đầu tư vốn để mở rộng các khu du lịch mới, mở rộng mạng lưới du lịch dịch vụ du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.

Ba là, phát triển công nghiệp, xây dựng: tập trung phát triển các ngành mũi nhọn của địa phương như xi măng, titan,...; tập trung xúc tiến đầu tư vào những ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin nhất là công nghiệp phần mềm; phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung và các cum tiểu công nghiệp; phát triển nghề và làng nghê tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu.


Bốn là, phát triển nông nghiệp: đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa, hiện đại hóa vào khâu sản xuất công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để đa dạng hóa cây tròng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bằng việc tăng cường phát triển công nghiệp, dịch vụ...

Thực tế, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn là do nền kinh tế của tỉnh phát triển còn thấp. Vì vậy, việc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tích lũy để đầu tư vốn cho công tác tôn tạo, trùng tu, giữ gìn các DSVH là một việc làm cần thiết và chỉ khi tỉnh có nguồn vốn đầu tư đích đáng thì công tác này mới đạt được hiệu quả cao và phát huy hết tác dụng.

Mặc dù, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tổ chức đoàn thể các cấp của tỉnh TTH đã tập trung chi ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh, từng bước làm cho DSVH của tỉnh được khai thác và phát huy có hiệu quả. Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh nặng nề trong quá khứ, do thiên tai lũ lụt liên tục đã phá hủy nhiều cơ sở vật chất, công trình kiến trúc, trang thiết bị ở các DSVH, nhiều DSVH phi vật thể có nguy cơ bị mai một. Trong khi đó khả năng kinh phí của Nhà nước, của tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh, điều này đặt ra cho tỉnh một bài toán khá nan giải, đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH bằng nhiều nguồn lực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế.

- Việc tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này có ý nghĩa như một giải pháp mở đường, để từ đó có thể triển khai các dự án bảo tồn, trùng tu, khai thác các DSVH của tỉnh nhà, nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp vốn có của nó.

- Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cần tiếp tục đầu tư hoặc huy động các nguồn lực đầu tư để ưu tiên bổ tôn tạo các DSVH trọng điểm, lựa chọn những di tích có giá trị lớn có khả năng khai thác phục và phát triển du lịch


như Quần thể di tích cố đô Huế, các di tích lịch sử cách mạng, nhã nhạc cung đình,…Tăng cường vốn, kinh phí để chống xuống cấp, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Cần kết hợp giữa đầu tư tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.

- Phương thức đầu tư phải được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng để mang lại hiệu quả cao. Những di tích này cần lập dự án quy hoạch, tôn tạo tổng thể làm cơ sở cho việc tu sửa từng hạng mục công trình không đầu tư tràn lan, dàn trải mà cần đầu tư có trọng điểm, có quy hoạch theo từng vùng, từng loại hình di sản.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho lĩnh vực giữ gìn và phát huy DSVH cũng cần được xây dựng thành những quy định chặt chẽ, phân minh, kể cả đối tượng được đầu tư và tỷ lệ phần vốn đầu tư. Đầu tư cần có tỷ lệ thích hợp cho cả ba khâu thược lĩnh vực này:1) Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, công nhận, định giá; 2) Hoạt động bảo vệ, bảo tồn, bảo tàng; 3) Hoạt động truyền bá, sáng tạo, phát triển. Mà ba khâu hoạt động này là do nhiều cơ quan, tổ chức đảm trách, cho nên phải phân bổ đầu tư đủ và tỷ lệ thích đáng cho mọi cơ quan hữu trách đó, chứ không phải chỉ tính riêng cho công tác bảo tồn DSVH của trung tâm bảo tồn Di tích cố đô, hay sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh TTH.

- Cần tổ chức nhiều hoạt động để tăng nguồn thu từ phí tham quan và các dịch vụ du lịch văn hóa để khuyến khích các ban quản lý di tích có nguồn thu được chủ động sử dụng kinh phí trong việc bão dưỡng thường xuyên, bảo quản tu bổ di tích. Tỉnh cần cho phép sử dụng 100% kinh phí chi cho hoạt động quản lý và tái đầu tư cho DSVH tại địa phương.

Thứ ba, giải pháp về các chương trình hành động đối với từng loại hình DSVH ở TTH.

Việc đề ra các chương trình hành động cụ thể đối với từng loại hình DSVH ở TTH là một việc làm rất cần thiết. Thể hiện tầm chiến lược và nhận thức đúng đắn của tỉnh đối với công tác này.

* Đối với các DSVH vật thể

- Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của tỉnh

TTH. Do đó, cần xây dựng bộ quy tắc về công tác bảo tồn, trùng tu các di tích


lịch sử - văn hóa ở TTH theo đúng chuẩn mực quốc gia và quốc tế, tôn trọng tuyệt đối tính nguyên gốc, giá trị gốc, tính chân xác của di tích và triệt để áp dụng bộ quy tắc này trong công tác trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa ở TTH. Tính nguyên gốc, giá trị gốc gắn bó với những bộ phận cấu thành của di tích được sáng tạo ngay từ lúc khởi dựng ban đầu. Còn tính chân xác lịch sử lại gắn với những dấu ấn sáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại của di tích (các bộ phận kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, chức năng truyền thống và những công năng tương ứng của di tích…). Như vậy, yếu tố nguyên gốc và yếu tố chân xác lịch sử sẽ quyết định các mặt giá trị của di tích. Đến lượt mình, các mặt giá trị của di tích và nhu cầu khai thác và sử dụng nó sẽ quyết định phương pháp để giữ gìn và trùng tu di tích của tỉnh.

- Cần tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể của tỉnh trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích. Hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và cộng đồng bảo vệ, tôn tạo các di tích không thuộc sự quản lý của nhà nước; góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp, “chia xẻ” di tích vì các nguyên nhân khác nhau.

- Nên sử dụng đội ngũ nhân công am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Huế trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích ở Huế; hạn chế việc sử dụng nhân công đến từ các địa phương khác, ít am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Huế để trùng tu, tôn tạo các di tích ở Huế.

- Tăng cường công tác sưu tầm cổ vật, hiện vật bảo tàng. Lập quỹ tài chính để mua lại các cổ vật liên quan đến các thời kỳ lịch sử của xứ Huế cho các bảo tàng công lập; tạo điều kiện thuận lợi về tài chính và thủ tục pháp lý để các bảo tàng công lập ở Huế có thể tham gia mua cổ vật trong các cuộc bán đấu giá cổ vật ở trong và ngoài nước.

- Vận động thành lập Hội những người sưu tầm cổ vật Huế để tập hợp những nhà sưu tầm ở Huế vào một tổ chức nhằm tạo thuận lợi cho việc sưu tầm và nghiên cứu cổ vật; thúc đẩy xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các bảo tàng công lập với các nhà sưu tầm, nghiên cứu cổ vật tư nhân để trao đổi thông tin, trao đổi cổ vật và phối hợp trưng bày cổ vật phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của người dân xứ Huế và của du khách.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí