Thực Trạng Của Việc Phát Huy Có Hiệu Quả Di Sản Văn Hóa Ở


tài, tạo một điểm nhấn trong Festival 2008, đồng thời tạo ra một sản

phẩm du lịch độc đáo mang tính nhân văn cao cả [115, tr.82].

Như vậy, Lễ hội cung đình Huế đang trở thành một DSVH tinh thần và là một sản phẩm du lịch cao cấp nhất; là phần hồn sẽ làm sống động và nâng cáo giá trị hơn cho các di tích kiến trúc mà tỉnh TTH còn gìn giữ được. Nếu chúng ta không phục hồi ngay từ bây giờ, thì e sẽ muộn màng. Mấu chốt của vấn đề được đặt ra hiện nay là việc tổ chức thực hiện của các nhà quản lý văn hoá và hoạch định du lịch tại địa phương.

3.2.4. Thực trạng của việc phát huy có hiệu quả di sản văn hóa

Thừa Thiên Huế hiện nay

Tỉnh TTH đã nhận thức sâu sắc rằng: khai thác và phát huy các giá trị các di tích lịch sử là giải pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích. Đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triển ngành công nghiệp du lịch và các loại hình dịch vụ, tạo cơ sở để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu DSVH này.

Nhờ những thành tựu trong công tác giữ gìn mà DSVH TTH đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của TTH đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ của tỉnh TTH trong những năm qua có những bước phát triển nhanh chóng, thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhu cầu du lịch quốc tế và nội địa đến Huế ngày càng tăng rõ rệt, nếu năm 1990, du lịch TTH chỉ đạt 11.500 lượt khách tham quan quốc tế và 15.000 lượt khách nội địa, năm 1992 có 30.000 lượt khách quốc tế và 139.000 lượt khách nội địa thì đến năm 2000, năm đầu tiên tổ chức Festival, tổng số khách du lịch đã lên tới con số là

470.000 lượt, trong đó có 194.610 lượt khách quốc tế và 275.000 lượt khách nội địa. Và trong các kỳ Festival tiếp theo, con số này đã tăng lên rất nhiều báo hiệu tín hiệu đáng vui mừng cho sự phát triển kinh tế ở tỉnh TTH.


Bảng 3.1: Tổng số khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây

STT

Năm

Tổng khách

Quốc tế

Nội địa

1

2000

470000

195000

275000

2

2001

560500

232500

328000

3

2002

663000

272000

391000

4

2003

610000

210000

400000

5

2004

760000

260000

500000

6

2005

1050000

369000

681000

7

2006

1230000

436000

794000

8

2007

1517790

666590

851200

9

2008

1680000

790750

889250

10

2009

1430000

601113

828887

11

2010

1486433

612463

873970

21

2011

1604350

653856

950494

22

2012

1729540

730490

999050

23

6 th 2013

919098

392775

507360

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 14

Nguồn: Sở VHTT và DL tỉnh TTH [84].

Cùng với sự phát triển về số lượng người tham quan, cho thấy tác động đến doanh thu của tỉnh cũng tăng rõ rệt theo từng năm. So với năm 2006 thì năm 2007 doanh thu của tỉnh tăng 44,98%, so với năm 2007 thì năm 2008 tăng 7,8%; so với năm 2008 thì năm 2009 tăng 5,24%,; so với năm 2009 thì

năm 2010 tăng 11,22%; so với năm 2010, năm 2011 tăng 23,8% và so với năm 2011 thì năm 2012 tăng 33,3%. Con số này cho thấy sự khả quan của công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH và mối quan hệ của công tác này với phát triển kinh tế của tỉnh TTH.

Bảng 3.2: Doanh thu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2006-2012


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Doanh

thu(tỷ đồng

731.300

1.060.270

1.143.500

1203450

1.338.530

1.657.496

2.209.795

Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch TTH [84].

Đặc biệt, nhịp độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với Huế đạt mức rất cao so với cả nước: “Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đây nhịp độ tăng trưởng khách quốc tế đến với du lịch TTH luôn luôn dẫn đầu cả nước; 85% (trong khi cả nước chỉ 50%), các nguồn thu từ hoạt động du lịch


đã góp phần tích cực vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đạt 84% cao hơn mức bình quân chung của cả nước (7,9%) [129].

Kết quả mà ngành du lịch TTH đạt được chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ của các DSVH của địa phương. Tại các điểm di tích, số lượng khách quan quan du lịch theo thống kê của TTBTDTCĐ Huế từ năm 1996 đến năm 2011, nguồn khách tham quan các khu di tích cho thấy, từ chổ chỉ đạt trên 730 ngàn lượt/năm(1996) thì đến nay đã xấp xỉ 2 triệu lượt/năm. Theo đó nguồn thu từ vé tham quan của TTBTDTCĐ Huế cũng tăng thêm nhiều lần, nếu tổng doanh thu từ lúc đầu chỉ đến trên 16 tỷ đồng (năm 1996) thì càng về sau nguồn thu càng tăng, đến năm 2011, nguồn thu đạt đến trên 80 tỷ đồng. (xem biểu đồ 3.1). Trong năm 2012 đã có hơn 2 triệu lượt khách đến thăm khu di sản Huế, trong đó có 1.792.539 lượt khách mua vé và hơn 200 ngàn lượt khách được miễn giảm vé. Tổng thu từ dịch vụ năm 2012 của Trung tâm đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng, doanh thu từ vé tham quan và dịch vụ lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ đồng. (trong đó thu từ vé thăm quan: 104,573 tỷ, vượt kế hoạch 4,573 tỷ) [115]. Chính nguồn thu này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho việc giữ gìn các DSVH ở TTH.

90 ĐƠN VỊ TÍNH: TỶ ĐỒNG


80.07

80 73.34

77.76


70

60

50

40 34.37

70.88

65.47


9

42.446.96

73.16

30 25.06

28.73

20 16.1136.5816.6216.319.7

10

0

1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010


Biểu đồ 3.1: Doanh thu vé tham quan từ năm 1996- 2011[115, tr.13].

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế


Qua kết quả đạt được như trên, theo chúng tôi, để đạt được lượt khách như vậy, rõ ràng cần một sự đầu tư tu bổ các DSVH hợp lý để phát triển


ngành công nghiệp du lịch và các loại dịch vụ. Việc khai thác hợp lý làm cho các di tích lịch sử thoát khỏi sự lãng quên mà Luật DSVH đã chỉ rõ là hướng đến xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, đúng với

Mục tiêu cơ bản của chương trình phát huy giá trị di tích lịch sử văn

hóa bao gồm:

+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ phát triển kinh tế

+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ phát triển văn hóa, xã hội

+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ vui chơi, giải trí, du lịch

+ Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống xây dựng nền văn hóa

mới v.v… [7, tr.242].

Vì suy cho đến cùng, việc khai thác và phát huy DSVH là để góp phần phát triển ngành công nghiệp du lịch, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để giữ gìn DSVH.

Có lẽ, để nhìn thấy rõ nét nhất của vấn đề phát huy DSVH ở TTH là từ năm 2000, khi TTH xây dựng gói sản phẩm văn hóa du lịch Festival Huế (lễ hội văn hóa quốc tế Huế đầu tiên) và đến nay đã qua 7 lần tổ chức, dần dần Festival Huế đã trở thành lễ hội văn hóa mang tính đặc trưng, là mùa vụ thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Thương hiệu về du lịch lễ hội văn hóa trên cơ sở đó đã được hình thành và nay đã khẳng định được vị thế về quy mô của tổ chức, phong phú nội dung lễ hội, mở rộng địa bàn lễ hội, lượng khách tham quan du lịch ngày càng đông, nhân dân quan tâm nhiều hơn, hưởng thụ văn hóa và đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Từ năm 2005(năm lẻ), thành phố Huế còn tổ chức Festival nghề thành công cũng góp phần tôn vinh nghề truyền thống và khẳng định sự gắn kết giữa lễ hội văn hóa với du lịch TTH như một tất yếu của sự phát triển. Đặc biệt, năm 2012, TTH đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với 30 sự kiện văn hóa thể thao và du lịch có quy mô trong nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, Festival Huế 2012 với chủ đề: “DSVH với hội nhập và phát triển- Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” là điểm nhấn đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước. Thành công của Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012 đã tạo


tiếng vang lớn, góp phần khẳng định vị thế của Trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, tạọ sức lan tỏa của một vùng đất DSVH, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Đáng chú ý sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được ghi danh vào mục Di sản thế giới vào năm 2003, ngành văn hóa TTH đã có nhiều dự án khôi phục và phát triển Nhã nhạc trong môi trường mới, môi trường du lịch thì sức hút của loại hình nghệ thuật này ngày càng cao, lượng du khách đến Huế cũng tăng lên rõ rệt vào các năm về sau, góp phần rất lớn vào phát triển du lịch tình TTH. Tại nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình thuộc TTBTDTCĐ Huế, đại diện cho DSVH phi vật thể của Việt Nam đã trở thành một sân khấu tấp nập du khách, theo con số thống kê gần đây cho biết số lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009 đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể:

Bảng 3.3: Lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và

Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lượt khách

7.300

25.000

70.000

39.026

42.722

36.134

32.489

Doanh thu

(Triệu đồng)

140

500

1 tỷ

935

1.333

2.084

1.833

Nguồn: Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế [trích theo 78].

Rõ ràng, DSVH khi đã công nhận là di sản thế giới không chỉ chứng tỏ nó mang trong mình những giá trị văn hóa hoặc tự nhiên đặc biệt mà còn thể hiện rằng quá trình quảng bá về các DSVH đã được tiến hành một cách rộng rãi. Vì vậy, đã có nhiều người tìm về DSVH dân tộc, thúc đẩy họ tham quan tìm hiểu ngày càng nhiều hơn, không chỉ với khách nội địa mà còn là khách quốc tế, cùng với nó là số ngày lưu trú của khách cũng tăng lên.

Theo kết quả điều tra của báo cáo cuối cùng quy hoạch phát triển bền vững du lịch thành phố Huế đến năm 2020, phần lớn du khách quốc tế khi đến TTH đều có dự kiến tham quan các điểm di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như: Đại Nội (60,2%), các di tích lăng tẩm (47,5%), các Chùa (51,7%). Ngoài ra, các điểm du lịch khác như di tích nhà vườn chiếm (12,7%), các làng nghề thủ


công mỹ nghệ (14,4%), các bãi biển (7,6%)… đều được du khách quan tâm. Còn khách tham quan nội địa thì cho rằng, đến Huế họ dự kiến tham quan nhiều nhất cũng là Đại Nội (83,8%), đến lăng tẩm (79,5%), các chùa (73%), sau đó đến các điểm du lịch văn hóa (37,3%)…[133, tr.270-280].

Đối với các điểm di tích, theo kết quả điều tra về đánh giá các điểm tham quan DSVH, du khách quốc tế đánh giá mức độ hài lòng đối với với các điểm tham quan như: Đại Nội Huế 4,01; các di tích lăng tẩm 4,21, các làng nghề 4.00; hệ thống đầm phá (4.00), các bãi biển (4,00) và khá hài lòng với các điểm như: chùa Huế (3,87); các nhà vườn, nhà cổ Huế (3,57), các điểm du lịch văn hóa (3,69) [125, tr.271.Còn đối với khách nội địa, họ cũng thể hiện sự đánh giá của mình như sau: Đại Nội (4,22); các lăng tẩm (4,18); các chùa Huế (4,21); nhà vườn, nhà cổ Huế (4,10); vườn quốc gia Bạch Mã(4,14); các điểm du lịch văn hóa (4,29), khá hài lòng với các làng nghề truyền thống (3,66) [131, tr.280].

Có thể thấy, đây là một thuận lợi cơ bản để chúng ta nhận thấy rõ hơn các giá trị của DSVH, ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Chứng tỏ, trong cuộc sống xô bồ, với sự tác động không nhỏ của mặt trái nền KTTT, người ta vẫn muốn tìm về với nguồn cội, tắm mát trong những giá trị của văn hóa truyền thống. Những du khách vẫn muốn khám phá những giá trị của DSVH ở TTH thông qua các hoạt động của ngành du lịch, cho thấy đây là một niềm tự hào của nhân dân TTH nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực cho những người làm công tác văn hóa trong việc tìm ra những giải pháp giữ gìn và tôn vinh các giá trị DSVH để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thập phương.

Khi được hỏi ý định trở lại Huế những lần tiếp theo để thăm các DSVH, có 49,2% du khách quốc tế trả lời là có và 57% ý kiến du khách nội địa cũng đồng ý với ý kiến đó. Với tỷ lệ như vậy, có thể khẳng định, TTH cũng đã tạo được dấu ấn tốt đẹp cho du khách, đặc biệt là các DSVH đã tạo nên cho TTH một bản sắc riêng có thể thu hút để phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn có 31,3% du khách quốc tế, 39,2% du khách nội địa còn lưỡng lự không có ý kiến, 19,5% du khách quốc tế và một số ít du khách nội địa trả lời là không có ý định quay lại Huế. Rõ ràng chúng ta cần lưu tâm con số này, vấn đề là chúng ta


phải tìm ra nguyên nhân, xem xét làm thế nào để phát huy một cách hiệu quả hơn nữa các giá trị của DSVH, để thu hút sự quan tâm của cũng như việc quay trở lại Huế lần sau của du khách.. Đòi hỏi tỉnh TTH phải có chiến lược đúng đắn trong việc khai thác và phát huy có hiệu quả DSVH để phục vụ công tác này.

Việc khai thác và phát huy giá trị DSVH ở TTH còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và nghệ thuật truyền thống. Các nghề đúc đồng, sơn thếp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm diều Huế, may áo dài, chằm nón lá, làm kẹo mè xửng, tôm chua, nghệ thuật ẩm thực, ca Huế… đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng các nhu cầu của ngành du lịch. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, góp phần ổn định và phát triển đời sống người lao động ở TTH.

Du lịch văn hóa, lễ hội ở TTH ngày càng được khai thác và phát huy có hiệu quả, trở thành tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao và tham quan du lịch. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên TTH cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.3.1. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa

Thừa Thiên Huế và nguyên nhân của nó

Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở TTH

Đánh giá một cách tổng quát, việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH trong những năm gần đây là cơ bản và đáng trân trọng. Trong đó, việc định hướng giá trị DSVH và tác động của nó đối với sự phát triển của tỉnh nhà ngày một rõ ràng và hiệu quả hơn. Hình ảnh DSVH của TTH trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày càng rõ nét, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, phục vụ phát triển du lịch, không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân và đặc biệt là chiếm được sự quan tâm của du khách trong nước cũng như bạn bè trên khắp thế giới.


Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều DSVH ở TTH đang có nguy cơ bị mất mát, hư hại, bị biến dạng hoặc làm sai lệch. Đây là một thực trạng đã được các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu và truyền thông đại chúng báo động trong nhiều năm qua nhưng chưa được chính quyền, các nhà quản lý và chủ sở hữu các DSVH ở TTH quan tâm thích đáng, đồng thời chưa phát huy hết hiệu quả của các giá trị DSVH.

Những hạn chế và bất cập trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở

TTH hiện nay tập trung chủ yếu ở mấy khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, bên cạnh những chính sách hợp lý thì chính quyền và các nhà quản lý DSVH ở Huế chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối với việc nghiên cứu, giữ gìn và phát huy giá trị DSVH của tất cả các thời kỳ lịch sử ở TTH. Phải nói rằng đây là một vùng đất có bề dày lịch sử, với các “vỉa tầng” DSVH giàu có, nối tiếp nhau qua các thời kỳ: tiền - sơ sử, Champa, Hóa Châu, Thuận Hóa - Phú Xuân (với các chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn), thời nhà Nguyễn, cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên, chính sách và sự đầu tư của Chính phủ và của chính quyền tỉnh TTH dường như chỉ ưu tiên quan tâm tới các DSVH thuộc thời kỳ nhà Nguyễn; ít quan tâm, hoặc quan tâm không đáng kể đến các thời kỳ khác. Thậm chí, ngay trong thời kỳ nhà Nguyễn, cũng chỉ ưu tiên tập trung nguồn lực để bảo tồn và khai thác các DSVH thuộc quần thể di tích cố đô Huế, vốn là những nơi có đông đảo du khách đến tham quan, du lịch, có nguồn thu; mà thiếu quan tâm đến các di tích khác như phủ đệ, đền miếu và một số công trình văn hóa - tâm linh khác, trong khi các di tích này đang đã và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều chủ trương, chính sách của chính quyền tỉnh và của cơ quan trực tiếp quản lý các DSVH ở Huế thể hiện việc ưu tiên khai thác di sản để phục vụ du lịch hơn là dành nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn đúng nghĩa; thiếu chiến lược quản lý và khai thác DSVH một cách bền vững.

Đồng thời, chưa có chính sách hữu hiệu nhằm quản lý (hoặc phối hợp quản lý) và bảo vệ các DSVH, các cổ vật, tư liệu lịch sử không thuộc sở hữu của nhà nước đang tồn tại trên địa bàn tỉnh TTH; chưa quan tâm đến việc tập hợp các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cổ vật ở Huế, vận động họ thành lập

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí