Cắm mốc các khu vực cần được bảo nguyên hiện trạng: Đàn Xã Tắc, văn Miếu- Võ Miếu, lăng Khải Định, Hoành Thành, Cung An Định, Lăng Vạn Vạn, lăng Hiếu Đông, Lăng Minh Mạng, lăng Dục Đức, lăng Tự Đức, Đàn Nam Giao, Hồ Quyền- Điện Voi Ré, Lầu Tàng Thơ- Hồ Hải học.
- Cắm mốc khu vực II
Lăng Tự Đức; đàn Nam Giao
Tuy nhiên, quy hoạch di tích với các khu vực khoanh vùng bảo vệ đã được phê duyệt vào năm 1991 nhưng đến nay các quy hoạch di tích này vẫn là quy hoạch treo. Các hộ sinh sống trong khu vực di tích cần bảo nguyên hiện trạng thường được di dời giải tỏa theo các dự án chỉnh trang, trùng tu di tích, như các dự án chình trang Hồ Thành Hào, Kinh Thành, Ngự Hà…nhưng tiến trình di dời, giải tỏa vẫn còn rất chậm chạp, còn số dân và các hộ dân cư ngày càng tăng. Nghịch lý này đang diễn ra ngày một phổ biến.
Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Thượng thành- nam Kinh Thành được triển khai để phục vụ Festival Huế năm 2006 nhưng đến Festival Huế năm 2012 thì các hộ dân ở mặt Nam Kinh Thành vẫn chưa được di dời theo kế hoạch. Ba mặt còn lại của Kinh Thành (đông, tây, bắc) đang triển khai dự án và liệu đến khi kết thúc thì sẽ phát sinh thêm bao nhiêu hộ dân nữa trong khu vực này.
Như vậy có thể thấy rằng, quy hoạch di tích là một công việc khó khăn, không thể thực hiện ngày một ngày hai.Và vấn đề xây dựng mới, ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực di tích nếu không được giải quyết một cách đồng bộ sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt. Thực tế đã cho thấy: Mặt nam Kinh Thành sau khi di dời, giải tỏa các hộ dân và làm đường đi dạo phục vụ Festival Huế năm 2006, dự án hoàn tất, festival qua đi, đường đi dạo không có người quản lý, cây hoang, cỏ dại…xâm lấn di tích, nhà cửa bị giải tỏa, phá bỏ nhếch nhác… Thẩm chí có nơi đã trở thành tụ điểm của các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, còn là sự chồng chéo trong phân cấp quản lý đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác xây dựng cải tạo và xử lý vi phạm, cũng như quản lý sử dụng đất và chuyển đổi chức năng sử dụng công trình...TTBTDTCĐ Huế chỉ quản lý thực tế trong phạm vi di tích, còn
những khu vực còn lại do chính quyền địa phương hoạch do công ty trách
nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vấn Đề Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Về Nhận Thức Của Nhân Dân Thừa Thiên Huế Trong Việc Giữ
- Thực Trạng Của Việc Giữ Gìn Di Sản Văn Hóa Vật Thể Ở Thừa
- Thực Trạng Của Việc Phát Huy Có Hiệu Quả Di Sản Văn Hóa Ở
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản
- Phương Hướng Cơ Bản, Tầm Nhìn Nâng Cao Hiệu Quả Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
Công tác khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa sau nhiều năm nhìn lại đã cho thấy những cái làm được cũng rất nhiều nhưng cái chưa làm được cũng không phải ít. Tuy nhiên, quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa hiện nay của tỉnh TTH đã đánh giá đúng hiện trạng dân cư, thực trạng quản lý giữ gìn và đã tạo được sự ổn định, tâm lý thoải mái cho người dân sống trong khu vực di tích đang trong quá trình chờ di dời, giải tỏa.
Hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
Nhận thức được giữ gìn và phát huy DSVH không đơn thuần chỉ là công việc nội bộ, nó cần có sự hợp tác của nhiều bên, trong đó tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài về nguồn vốn, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm điều hành, quản lý các Dự án quốc tế là vấn đề rất quan trọng. “Trong 15 năm, Di tích Huế đã hợp tác với hơn 25 tổ chức quốc tế, hàng chục các viện, trường đại học, ban ngành trong nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan môi trường” [110, tr.119].
Với các tổ chức quốc tế, TTBTDTCĐ Huế đã hợp tác với tổ chức Unesco, Nhật Bản ( quỹ Toyota, quỹ Japan Foundation, Đại học Nihon,…), Ba Lan, Canada, Pháp, Anh, Mỹ, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Hàn Quốc,… thực hiện hàng chục dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn DSVH hết sức có ý nghĩa. Nổi bật là dự án hợp tác nghiên cứu kiến trúc truyền thống Huế và phục hồi điện Cần Chánh (phối hợp với Đại học Waseda) đã thực hiện gần 19 năm (1994- 2013) với nguồn kinh phí đầu tư ngày càng lớn và bước đầu đạt nhiều kết quả tốt.
Những dự án trùng tu di tích lớn được sự tài trợ quốc tế có thể kể đến là: Ngọ Môn (quỹ Ủy thác Nhật Bản), Nhà bia Văn Miếu (hỗ trợ của người yêu Huế ở Pháp), Duyệt Thị Đường (do tổ chức CODEV và hội nghệ thuật Mới Việt Nam của Pháp), cửa Quảng Đức (Hiệp hội thương mại Việt- Mỹ ở
Honolulu, Mỹ), Hữu Tùng Tự- lăng Minh Mạng (do quỹ Nhật Bản và quỹ Toyota- Nhật Bản hỗ trợ), một loạt công trình ở lăng Minh Mạng như Minh Lâu, Hiển Đức Môn, Tả Vu (do ngân hàng American Express tài trợ thông qua Tổ chức Bảo tồn Di tích Thế giới, Mỹ), Thế Tổ Miếu (Chính phủ Ba Lan), bảo tồn phục hồi nội thất Cổng và Bình phong tại Lăng Tự Đức (đều do bộ ngoại giao Đức tài trợ), bảo tồn phục hồi điện Long Đức và điện Chiêu Kính thuộc khu vực Thái Miếu (do Viện Di sản Đại học Waseda và Viện Công nghệ Đại học Monotsukuri, Nhật Bản đóng góp tài trợ…[xem phụ lục 2].
Trong lĩnh vực giữ gìn DSVH phi vật thể, hợp tác quốc tế đã giúp TTH triển khai thực hiện các dự án, chương trình như: thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc- Âm nhạc cung đình Việt Nam do Unesco tài trợ (với sự đóng góp của quỹ Ủy thác Nhật Bản) trong giai đoạn 2005- 2009, dự án nghiên cứu phục chế một số nhạc cụ Nhã nhạc (Biên chung Biên khánh, Bác chung Đặc khánh) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ [xem phụ lục 2].
Trong lĩnh vực quảng bá phát huy giá trị DSVH của Huế, đã có một số bộ phim, sách ảnh về Huế và DSVH do TTBTDTCĐ Huế phối hợp hoặc được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức như Unesco, ACCU, NHK, BBC, Our Place…thực hiện, đã giúp bạn bề quốc tế hiểu rõ hơn về những giá trị DSVH Huế. TTBTDTCĐ Huế cũng đã tiếp nhận dự án sản xuất phim giới thiệu về việc phục dựng khu Hoành Thành Huế bằng công nghệ kỹ thuật số và phim 3D về di tích Hổ Quyền do Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ. Bên cạnh đó, TTBTDTCĐ Huế còn tham gia công tác tiếp và làm việc các đoàn khách quốc tế đến khu di sản Huế với mục đích: Nghiên cứu, khảo sát tình trạng bảo tồn các di tích Huế; thiết lập quan hệ hợp tác trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vật thể cũng như phi vật thể; chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn di sản...
Đồng thời, TTBTDTCĐ Huế đã tiến hành các thủ tục để nghệ sĩ Nhà hát NTTT Cung đình Huế đi biểu diễn Nhã nhạc tại các nước: Thái Lan, Áo, Đức, Hàn Quốc… Biên tập nội dung, cập nhật tin tức cho trang web của Trung tâm, tăng cường tập trung vào mảng tin tức các hoạt động hướng đến
Festival và năm Du lịch Quốc gia, tuyên truyền quảng bá các chương trình do Trung tâm tổ chức (trước Festival đến 16.04.2012, biên soạn, biên tập 82 tin, bài). Đẩy mạnh công tác quảng bá cho các hoạt động trong các kỳ Festival Huế bằng việc thiết kế pa-nô, băng-rôn, tờ gấp giới thiệu các chương trình như Ngự thuyền khám phá Sông Hương, Lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung và chương trình sân khấu hóa Thiên hạ Thái bình. Phối hợp với GCREP chuẩn bị triển lãm dự án. In ấn và gửi giấy mời và thông báo đến các cơ quan thông tấn báo chí, các hãng lữ hành về các lễ hội do TTBTDTCĐ Huế tổ chức; đồng thời làm công tác tổ chức lễ hội sân khấu hóa Thiên hạ Thái Bình, khai mạc trưng bày triển lãm cây kiểng Huế tại Vườn Cơ Hạ...
Như vậy, những thành tựu trong hoạt động hợp tác quốc tế đã khẳng định được hình ảnh tốt đẹp của DSVH Huế trong con mắt của bạn bề quốc tế và tạo dấu ấn riêng đầy hấp dẫn đối với các đối tác trong và ngoài nước. Hành trình của DSVH Huế để tiếp tục đi đến đích được giữ gìn và phát triển bền vững không thể thiếu được hoạt động hợp tác quốc tế. Trong thời gian tới, tỉnh TTH cần phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện tốt hơn công tác này để hợp tác quốc tế tại khu di sản Huế sẽ vẫn là một hoạt động mẫu mực trong công cuộc giữ gìn và phát huy DSVH của Việt Nam và ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
3.2.3. Thực trạng của việc giữ gìn các giá trị di sản văn hóa phi vật
thể ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể
Năm 2003, khi UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc Cung đình Huế là Kiệt tác DSVH phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (nay là DSVH phi vật thể đại diện nhân loại), những người làm công tác văn hóa ở tỉnh TTH đã đẩy mạnh công tác sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH phi vật thể, cụ thể TTBTDTCĐ Huế đã tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, giữ gìn các tài sản văn hóa phi vật thể, như: Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế, Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hán Nôm Huế, Hội thảo bảo tồn âm nhạc cung đình Huế, hội thảo tổng kết dự án Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế..vv. Tổ
chức nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và xuất bản nhiều công trình về DSVH phi vật thể như: sách Lễ Hội cung đình triều Nguyễn; hồ sơ Lễ tế xã tắc; kịch bản Lễ tế xã tắc; hồ sơ phục chế Biên chung, Biên khánh; hồ sơ trang phục Cung Đình Huế; hồ sơ Lễ tế Nam Giao; kịch bản và dàn dựng lễ tế Nam Giao; kịch bản và dàn dựng lễ tế hội Truyền Lô; kịch bản và dàn dựng lễ hội Tiến sĩ võ; Hồ sơ lễ Truyền lô- Yết bảng, Vinh quy bái tổ; hồ sơ lễ tế Tịch Điền; hồ sơ lễ công chúa hạ giá; hồ sơ ẩm thực cung đình Huế; hồ sơ lễ Nguyên đán; hồ sơ lễ thiết đại triều; hồ sơ lễ tế Văn Miếu; hồ sơ lễ đăng quang; hồ sơ lễ hội điện Hòn Chén…. [xem phụ lục 3].
TTBTDTCĐ Huế còn tổ chức nghiên cứu ứng dụng, sưu tầm và bảo tồn được hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc khúc trong lễ Tế Giao, 9 nhạc khúc trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc khúc trong lễ Đoan Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc khúc diễn tấu với dàn Tiểu nhạc, 10 nhạc khúc diễn tấu trong các đợt vua ngự, 14 nhạc khúc kèn dùng trong Đại nhạc… Sưu tầm nghiên cứu và dàn dựng thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu, trong đó phục hồi được 7 điệu múa như: Trình trường tập khánh, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất lân nhi, Song phụng, Vũ phiến, Hoa đăng lục cúng, Long hổ hội. Dàn dựng 13 điệu múa nâng cao như Huyền trân, Lộng điệp, Xẩm Huế, phách nhịp du xuân…Nghiên cứu dàn dựng 2 vở tuồng Ngon lửa hồng sơn (tuồng cổ) và Người khởi nghiệp Đàng trong (tuồng lịch sử), 13 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật.
TTBTDTCĐ Huế tập trung đầu tư hơn 8 tỷ đồng để trùng tu và đưa Nhà hát Duyệt thị Đường ở Đại nội Huế vào hoạt động, phục vụ du khách tham quan, du lịch tại đây. Nhã nhạc Cung đình Huế được đưa vào biểu diễn, giúp cho du khách hiểu hơn về những giá trị văn hóa độc đáo của Nhã nhạc, đồng thời cũng là cơ sở, nền tảng để các nhạc công Nhã nhạc trau dồi, phát huy. Cùng với việc trùng tu và đưa Nhà hát Duyệt Thị Đường vào hoạt động, trong thời gian qua, TTBTDTCĐ Huế đã sưu tầm, bảo tồn và dàn dựng các nghi lễ tế; phục hồi gần 20 điệu múa cung đình; dựng một số vở tuồng cổ đáp ứng cho các lễ hội và giao lưu văn hóa. Đặc biệt, Trung tâm đã phục chế bộ Biên chung - một loại
nhạc cụ của Nhã nhạc Cung đình Việt Nam đã bị thất lạc hơn một trăm năm qua. Bên cạnh đó, hàng năm, TTBTDTCĐ Huế luôn chú ý đến công tác mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ cho các thế hệ nghệ nhân, nghệ sỹ, nhạc công của Nhà hát nghệ thuật Cung đình Huế. Đặc biệt, việc thí điểm giáo dục di sản cho giới trẻ tại các trường học cũng bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác giữ gìn DSVH phi vật thể.
Hằng năm, tỉnh TTH còn có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu, sưu tầm DSVH phi vật thể như: nghiên cứu điệu lý trong sinh hoạt làng văn hóa xứ Huế, Hội vật Làng Sình, biên soạn giáo trình vũ đạo ca kịch Huế, bước đầu xây dựng cơ sở dử liệu Hán Nôm Huế và tuyển dịch một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến lịch sử và văn hóa Huế, sưu tầm dân ca dân vũ các dân tộc thiểu số miền tây TTH. Nhằm giữ gìn các dạng thức văn hóa đang được lưu truyền trong nhân dân,
tỉnh TTH phối hợp với học viện Âm nhạc, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đã tổ chức nhiều lớp truyền dạy âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn dân gian cho thế hệ trẻ. Nhiều nghành nghề truyền thống cũng đã được đầu tư khôi phục như nghề chạm khảm, đúc đồng, kim hoàn, pháp lam…Đặc biệt, chính sách tôn vinh và đãi ngộ đối với các nghệ nhân luôn được tỉnh rất quan tâm. Hằng năm, từ nguồn kinh phí của tỉnh, sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các buổi tọa đàm gặp mặt nhân ngày DSVH, ngày lễ, ngày tết. Tỉnh cũng đã điều tra, thống kê các lễ hội trên địa bàn tỉnh bằng nhiều công trình nghiên cứu khác nhau và ngày càng sưu tầm được nhiều DSVH phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động phục hồi các loại hình nghệ thuật cung đình và lễ hội
Trong các dịp lễ hội Festival Huế, sự khôi phục các loại hình nghệ thuật Cung đình, bao gồm cả lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi… đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động văn hóa của nhân dân tỉnh TTH, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa Huế trong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế. Có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy. Thông qua, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn và Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm
lẻ, các hoạt động văn hóa này đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất nhiều DSVH.
Đáng nói là trong những năm qua việc sưu tầm, nghiên cứu lễ nghi, trang phục và các bài thài trong lễ tế Xã Tắc và đàn Nam Giao được triển khai một cách toàn diện…Nếu trước năm 2004, việc khôi phục các lễ hội này chỉ trong trạng thái “tĩnh”, tức là tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và lưu giữ thì từ năm 2004 trở lại đây, việc bảo tồn này đã ở trong trạng thái “động”, tức là đã giữ gìn và phát huy giá trị của lễ tế Xã Tắc và lễ tế đàn Nam Giao trong sinh hoạt cộng đồng, được tái hiện trong các hoạt động định kỳ của Festival Huế. Cộng đồng là nơi thực hiện lễ tế và là cách thức giữ gìn và phát huy hiệu quả nhất các DSVH trong đời sống xã hội hiện nay.
Lễ tế Nam Giao đã được phục dựng từ năm 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 thông qua Festival Huế với trình tự của lễ tế là các nghi thức lễ Nghênh thần(lễ đón các thần), lễ điện Ngọc bạch (tế ngọc và lụa), lễ Tấn trở (lễ dâng con vật tế), lễ Hiến tước (lễ dâng rượu), lễ Tứ phúc tộ (lễ ban phúc) ngày càng chân thật và quy mô hơn. Khác với các kỳ Festival trước, Lễ tế Nam Giao năm 2012 ngoài phần nghi lễ tế chính tại Đàn Nam Giao, các giai đoạn còn lại được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa để phục vụ đông đảo du khách và nhân dân đến tham dự.
Năm 2008, di tích đàn Xã Tắc đã được khoanh vùng, giải tỏa khu vực quan trọng, phục dựng một phần dần Xã Tắc và trong kỳ Festivas Huế 2008, lễ tế xã Tắc lần đầu tiên được phục dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu tâm linh của khách du lịch và người dân xứ Huế. Lễ tế Xã tắc đã diễn ra với đầy đủ nghi thức cơ bản cửa các lễ tế, chuẩn bị bài vị của thần, từ cách bày đặt cúng lễ trong di tích đến nghi lễ được tái tạo lại sau bao nhiêu năm bị vắng bóng. Lễ vật dâng lên thần là những sản vật nông nghiệp do chính bàn tay con người Việt Nam làm ra. Lễ tế được tổ chức theo đúng như lịch sử đã diễn ra nhưng được gói gọn với thực tế của đàn Xã Tắc thời điểm bấy giờ. Báo Nhân dân, ngày 21.3.2011 viết “Lễ tế đàn Xã Tắc tập trung khai thác các yếu tố truyền thống tốt đẹp từ Lễ tế Xã tắc của Việt Nam đã từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt dưới thời Nguyễn ở Huế. Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, chủ
yếu là hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên; tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà; biểu thị khát vọng cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình, đoàn kết và phát triển” [115, tr.78]. Lễ tế Xã tắc đã được khôi phục trở lại trên môi trường sản sinh ra nó sau một thời gian bị lãng quên. Động thái này đã làm sống lại di tích, vừa là cách giữ gìn văn hóa phi vật thể tốt nhất, vừa là cách phát huy nó trong thời gian tiếp theo. Trong những năm 2009, 2010, 2011, 2012 lễ tế Xã Tắc dần dần đi vào tiềm thức của mỗi người con Huế nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung.
Lễ hội Truyền lô sưu tầm nghiên cứu và được phục hiện khá quy mô tại Festival 2006 để xướng danh các tiến sỹ được Hoàng đế ban Sắc chỉ sau khi đã trải qua cuộc đình thí.
lễ hội đã thấy ghi chép từ thời vua Lê Thánh Tông. Dưới triều Nguyễn, khoa thi tiến sỹ đầu tiên được tổ chức vào năm Minh Mạng thứ 3 (1882) và Lễ Truyền lô cũng được bắt đầu tổ chức từ đó. Khoa thi cuối cùng diễn ra vào năm Minh Mạng thứ 4 (1919). Nguyễn triều đã tổ chức tất thẩy 39 khoa [145].
Nghi lễ này tái hiện nhằm tôn vinh giáo dục nhân tài, ôn lại truyền thống hiếu học của cha ông ta từ ngàn xưa và gởi gắm một lời nhắc nhở ý nhị cho nền giáo dục của nước ta hiện nay.
Lễ hội Tiến sỹ võ cũng được phục dựng vào Festival 2008 nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, đồng thời tạo ra một sản phẩm du lịch mới để phục vụ du khách. Hội thi còn là cuộc hội ngộ và trình diễn của những võ sư hàng đầu VN, "trong vai" những tiến sĩ võ đã được xướng danh trong lịch sử, qua đó xiển dương và giới thiệu cho công chúng, du khách những đặc sắc của võ thuật cổ truyền VN. Tại Festival Huế 2008, ban tổ chức không tái hiện cuộc thi tiến sĩ võ một cách chân xác, mà chỉ xây dựng một lễ hội với các tiết mục rước chiếu chỉ, tuyên đọc các môn võ tiến sĩ đã vượt qua trong hội thi với
Nguyên tắc phục hồi lễ hội thi Tiến sỹ võ là nhấn mạnh đến tính
cộng đồng, đề cao ý nghĩa giáo dục của lễ hội, tôn vinh giáo dục nhân