Về Nhận Thức Của Nhân Dân Thừa Thiên Huế Trong Việc Giữ


đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Ðại Nội và một số di tích quan trọng. Nâng cao chất luợng và hiệu quả của các kỳ Festival, các hoạt động đối ngoại để tăng cuờng quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc Cung đình, quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh đẹp Lăng Cô.

- Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cũng chỉ rõ mục tiêu: phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, giàu bản sắc; khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH. Gắn văn hoá với du lịch, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỷ lệ ngày càng cao trong GDP.

- Quyết định số 2295 ngày 5/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh TTH phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ tại di tích Huế, mở ra triển vọng mới cho việc phát huy giá trị các DSVH của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH còn chú trọng đến việc đầu tư ngân sách địa phương cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH, kịp thời chỉ đạo phân công, phân cấp các ngành các cấp địa phương cùng phối hợp triển khai đồng bộ công tác giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH. Đồng thời tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong quá trình giữ gìn trùng tu các di tích và đem lại cho DSVH ở TTH những giúp đỡ thiết thực và hiệu quả: “10 chính phủ, 26 tổ chức phi chính phủ, 4 tổ chức quốc tế lớn (UNESCO, ICCROM, ICOMOS, ICOM) đã có quan hệ hợp tác và tài trợ cho di sản Huế với khoảng kinh phí khoảng 6 triệu USD” [110, tr.458].

Những thành tựu của việc giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh TTH trong những năm qua trước hết là nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, để vượt qua những khó khăn, thử thách, đảm bảo hài hòa giữa giữ gìn và phát huy DSVH, đòi hỏi phải cần có một chiến lược phù hợp hơn cùng những sách lược linh hoạt của


lãnh đạo các cấp, cơ chế đặc thù của Chính phủ dành cho khu di sản ở TTH; đồng thời phải có sự nỗ lực lớn hơn từ đơn vị được trực tiếp giao phó việc quản lý khu di sản và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

3.1.3. Về nhận thức của nhân dân Thừa Thiên Huế trong việc giữ

gìn và phát huy các di sản văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Do đó, DSVH phải được gắn với con người, cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa) và coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động. Như vậy, việc nhận thức đúng đắn của người dân TTH về vị trí, vai trò to lớn của DSVH đối với sự phát triển xã hội có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy DSVH ở địa phương. Nói như TS Nguyễn Chí Bền:

việc tu bổ, tôn tạo, giữ gìn và phát huy di sản đòi hỏi trước hết là ở ý thức cộng đồng. Bởi cho dù chúng ta có một DSVH đồ sộ đến đâu, Luật Di sản có chặt chẽ đến thế nào thì cũng thật khó mà giữ gìn và phát huy, nếu ý thức của người dân nằm ngoài các dự án, hoặc nói cách khác, dự án bảo tồn được xây dựng nằm ngoài đời sống của người dân [144].

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 11

Tồn tại trong gần 160 năm (1788-1945), với tư cách là Kinh đô, Phú Xuân - TTH là điểm hội tụ tinh hoa của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống của Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - TTH. Vì vậy, trong nhận thức của người dân TTH, các DSVH có một ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của họ.

Trước hết, đối với người dân TTH, DSVH ở địa phương đã ghi lại dấu tích của một giai đoạn lịch sử với sự tồn tại của 13 triều đại vua chúa và giữ lại được một quần thể di tích đền đài, cung điện, thành quách, lăng tẩm rất đồ sộ với công sức, xương máu của rất nhiều người dân. Do vậy, người dân Huế xem đây là tài sản vật chất quý giá cần được lưu truyền và giáo dục lịch sử


dân tộc cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, ở TTH còn một bộ phận không nhỏ trong dân cư là dòng dõi, hậu duệ của vua chúa, vì thế họ ý thức rất lớn việc giữ gìn DSVH của thế hệ trước để lại. Họ xem đó là trách nhiệm, là trọng trách để bảo vệ một khối tài sản có giá trị của cha ông họ để lại và nó gắn liền với quá trình phát triển lịch sử của dòng tộc. Việc góp sức cả về vật chất và tinh thần để giữ gìn DSVH chính là điểm tựa tinh thần đồng thời là niềm tự hào của họ về lịch sử của thế hệ cha ông đi trước.

Đối với các hoạt động lễ hội, người dân Huế xem đó như nhu cầu sinh hoạt văn hóa. Nếu lễ tế Nam Giao chỉ mới được nghiên cứu và phục dựng lại từ Festival năm 2008 thì trong đời sống tinh thần của người Huế lễ cúng trời đất cầu mong mưa thuận gió hòa, bình yên đã diễn ra thường xuyên trong mỗi gia đình vào dịp tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Hay các lễ hội dân gian mang yếu tố tâm linh được người Huế tham gia với tấm lòng thành kính. Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới cúng âm hồn mà quy mô tổ chức lại có tính cách toàn dân trong một thành phố như ở TTH. Đó là ngày lễ cúng âm hồn 23 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ đến biến cố thất thủ kinh đô vào năm Ất Dậu 1885. Không như các lễ cúng thường thấy, lễ vật và hình thức cúng âm hồn ở TTH trong dịp này khá đặc biệt, thể hiện rõ sự xót xa và đồng cảm của mỗi người dân xứ Huế đối với những mất mát của đồng bào trong biến cố đau thương năm nào. Không chỉ làm lễ cúng trong mỗi gia đình, người dân Cố Đô Huế còn long trọng chiêm bái tại phủ thờ quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết để bày tỏ lòng thành kính đối với đức hy sinh cao cả cũng như tinh thần yêu nước của ông trong những ngày này.

Lễ tế âm hồn thất thủ kinh đô ở Huế trong lòng mỗi người dân là bức thông điệp về tình người được lưu truyền qua bao thế hệ. Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm được tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, tấm lòng nhân hậu bao la của người dân xứ Huế. Hàng trăm năm đã trôi qua sau biến cố lịch sử năm nào, nhưng với người dân Cố Đô Huế, câu chuyện này sẽ còn mãi với thời gian để ghi nhớ những mất mát, đau thương của đồng bào, ruột thịt và để


cho mỗi người yêu quý hơn, trân trọng hơn những gì đang có. Đó là niềm tự hào dân tộc, là tính chủ quyền và sự độc lập, tự do của đất nước hôm nay. Đồng thời lễ tế âm hồn này còn mang ý nghĩa đầy đủ của một lễ hội dân gian với màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.

Đối với các lễ hội dân gian như một số lễ hội tiêu biểu: lễ hội Huệ Nam (điện Hòn Chén) hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na theo tín ngưỡng của người Chămpa xưa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng đã thu hút rất nhiều người dân TTH tham gia với lòng thành kính.

Ngoài ra, nhân dân TTH còn ý thức được rằng: DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn mới, bản thân các giá trị DSVH làng nghề truyền thống như: đúc đồng, chằm nón...đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người dân TTH. Đặc biệt, những năm gần đây, khi ngành du lịch phát triển thì các ngành nghề này ngày càng được sự quan tâm của du khách thập phương và đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều gia đình làm nghề truyền thống ở TTH. Thông qua việc giới thiệu các sản phẩm truyền thống, chính DSVH còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới.

Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức của chủ thể văn hóa có tác động hai chiều đến công tác giữ gìn và phát huy các DSVH ở tỉnh TTH. Trong thời gian tới đòi hỏi tỉnh TTH phải khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế, đồng thời có giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mới có thể giữ gìn và phát huy được giá trị DSVH để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.

3.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.2.1. Đặc điểm của các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế

TTH có một hệ thống di tích phong phú gồm 891 di tích, trong đó có

532 di tích lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử, 44 di


tích khảo cổ học và di tích thời kỳ Chămpa, 298 di tích kiến trúc nghệ thuật, 17 di tích danh thắng, trong đó có 136 di tích được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là Quần thể di tích cố đô Huế, một trong những kiệt tác về kiến trúc đã được công nhận Di sản thế giới với hàng trăm công trình di tích độc đáo, riêng có cùng với hệ thống kiến trúc nhà rường, phủ đệ, đình chùa; hệ di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh, di tích lịch sử cách mạng, di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh, di tích Champa là những tài sản vô cùng quý báu của vùng đất lịch sử này. Hệ DSVH phi vật thể gồm di sản Hán Nôm, nghệ thuật ca Huế, kịch Huế, tuồng Huế, hò Huế, nếp sống văn hóa Huế, ngành nghề thủ công truyền thống và đặc biệt là âm nhạc cung đình Việt Nam- Nhã nhạc triều đình nhà Nguyễn đã được ghi danh vào DSVH phi vật thể và truyền khẩu đại diện cho nhân loại.

Trời đất và con người ở Huế qua thời gian đã tích tụ nên những “thành phần độc sáng” và tích tụ nên vùng văn hóa Huế. Những thành phần độc sáng đó là: hệ tiếng Huế, hệ ca Huế, hệ pháp lam Huế, hệ kinh thành Huế, hệ lăng tẩm Huế, hệ chùa đền Huế [141, tr.113]. Hệ món ăn Huế, Hệ y phục Huế, Hệ nhà vườn Huế, Hệ thi ca Huế, Hệ sân khấu Huế [66, tr.125].

Với nhiều tiểu hệ văn hóa đã được phát hiện, đó mới chỉ là bước phát họa chân dung của một vùng văn hóa đặc sắc. Lịch sử vẫn tiếp biến, cấu trúc của hệ thống văn hóa ở TTH vẫn còn chứa đựng những tiểu hệ chưa phát hiện. Tuy vậy qua kết quả nghiên cứu và giới hạn của công trình, chúng tôi có thể nêu ra những DSVH tiêu biểu ở TTH một cách khái quát nhất như sau:

+ Về DSVH vật thể: giá trị của DSVH vật thể ở TTH được thể hiện đậm nét ở hệ kiến trúc đồ sộ, độc đáo và đặc biệt là quy mô của Quần thể di tích Huế.

- Kinh thành Huế: Đây là một hệ thống kiến trúc cung đình còn tồn lưu gần như nguyên vẹn của một hoàng đô Việt Nam. Kinh thành Huế được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, dựa theo nguyên tắc địa lý phong thủy của Đông phương và thuyết âm dương ngũ hành của Dịch học, có diện tích mặt bằng bên trong là 520ha (tương đương 5,2 km2) với khoảng 140 công trình kiến trúc lớn nhỏ, hệ


thống kinh thành lộng lẫy, uy nghi, đường bệ là chứng tích của một triều đại phong kiến đã đạt đến đỉnh cao của chế độ quan chủ tập quyền. Nét sáng tạo của Kinh thành Huế là sự phối hợp hài hòa giữa hai dòng kiến trúc Âu- Á. Các nhà kiến trúc đã cho hệ thống quách thành và cung điện quay mặt về hướng nam. Lấy núi Ngự Bình làm tiền án và hai cồn nhỏ: cồn hến và cồn Dã Viên trên sông Hương làm “tả Thành Long” “Hữu bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành.

Hoàng cung Huế có đặc điểm là xây miếu thờ các vua chúa tiễm nhiệm bên trong. Đó là điểm phân biệt với các hệ thống hoàng cung của Việt Nam và Trung Quốc. Có một điều đáng nói ở đây là: việc xây miếu thờ các “Tiền vương liệt thánh” trong Hoàng cung phải chăng chứng minh triều Nguyễn rất tôn trọng tổ tiên- một nét văn hóa rất đáng ghi nhận, phù hợp với quan niệm của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”?

Một nét đặc sắc có tính văn hóa trong kiến trúc Kinh thành Huế là thơ xuất hiện khắp các công trình. Đây là nét sáng tạo, là việc làm có ý thức của những con người muốn thể hiện văn hóa dân tộc trên những công trình kiến trúc của Kinh thành.

- Lăng tẩm Huế: Cùng với Kinh thành cổ kính ở phía Bắc sông Hương, Huế còn có các khu lăng tẩm của các vị vua Nguyễn. Tất cả đều nằm ở phía Tây và Tây nam kinh đô Huế, bởi vì các vị vua cho rằng họ là thiên tử (con trời), theo quan niệm con trời như mặt trời sinh ra ở phương đông và lặn ở phương tây. Các vị vua Nguyễn theo quan niệm của ngường Đông phương xưa là sinh quý tử quy (sống gởi thác về), họ cho rằng sống trên cõi đời chỉ là gởi tạm, ngắn ngủi, khi chết mới trở về ngội nhà vĩnh cữu của mình, vì vậy khi nắm quyền trong tay, các nhà vua đã cho huy động nhân tài vật lực để xây dựng lăng của mình.

Phải thừa nhận rằng, lăng tẩm Huế vừa là một quần thể di tích có giá trị văn hóa, vừa là một cách biểu hiện tính cách và tâm hồn con người Huế. Kiến trúc ở đây thể hiện được sự hài hòa giữa đạo và đời. Ngoài ý nghĩa triết lý, lăng tẩm Huế còn thể hiện tính thẩm mỹ rất cao. Đó là sự hài hòa của thiên nhiên, phải hội tụ đầy đủ sơn triều thủy tụ, tả long hữu hổ, minh đường, tiền


án hậu chẩm. Kiến trúc lăng Gia Long gợi lên một ấn tượng hùng tráng nhưng đơn giản và thanh thản giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ. Lăng Minh Mạng với vẻ đăng đối nghiêm trang như tính cách của nhà vua lúc sinh thời. Lăng Thiệu Trị với vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát mà khiêm tốn trầm mặc ẩn mình giữa chốn núi đồi rộng lớn. Lăng Tự Đức uyển chuyển phá bỏ đối xứng để trở thành một bài thơ của sự hài hòa thiên nhiên, mang tính lãng mạn trữ tình. Lăng Dục Đức thể hiện vẻ đơn giản, khiêm nhường. Lăng Đồng Khánh mang dấu ấn của sự pha trộn Á- Âu buổi đầu với vẻ gòn gàng, xinh xắn. Lăng Khải Định đánh dấu rõ nét giao thời giữa hai nền văn hóa Á- Âu, với kiến trúc tinh xảo, cầu kỳ. Lăng tẩm Huế hơn các công trình kiến trúc khác ở chổ biểu hiện rõ nét nhất nhân sinh quan, thế giới quan của một nền triết học phương Đông. Một nhà bình luận trong ủy ban UNESCO đã lý giải ý nghĩa triết lý trong quan niện kiến trúc lăng tẩm Huế như sau: Với cảnh thiên đường chóng qua trên dương thế, các lăng tẩm uy nghi đã được xây dựng để làm chốn thiên đường vĩnh cữu mai sau.

- Chùa Huế: Huế được biết đến không phải chỉ dưới tên gọi đất thần kinh mà còn cả danh xưng xứ sở thiền kinh. Bởi lẽ, Huế đã là thủ đô của Phật giáo xứ đàng Trong hơn ba thế kỷ với hàng trăm chùa chiền và niệm phật đường. Chùa chiếm một vị trí đáng kể trong tổng thể kiến trúc ở Huế. Mỗi ngôi chùa mạng một dáng vẻ riêng của nét trầm mặc, thanh thoát phương Đông. Lối kiến trúc chùa gần gũi với dân gian. Nó hòa mình vào được với tâm thức dân tộc, đi được vào lòng người. Nếu Hà Nội có Tháp Rùa, chùa Một Cột là biểu trưng cho văn hóa Thăng Long thì Huế có chùa Thiên Mụ với Tháp Phước Duyên cao 7 tầng, soi bóng trên dòng sông Hương đã là dấu ấn không thể lạc, không thể quên khi nhắc đến Huế, văn hóa Huế. Buổi chiều, khi mặt trời chỉ còn là vùng hồng, ngồi trên đồi thông ngắm nhìn mái chùa rêu phong, nghe vọng tiếng chuông chậm rãi, hẳn lòng người cũng dịu hiền thêm. Cảnh đẹp của các mái chùa cổ ở Huế không những ở trong kiến trúc mà còn gợi cho con người những đức hạnh: Chân- Thiện -Mỹ.

- Văn miếu Huế: Đây là biểu trưng của truyền thống khuyến khích người

hiếu học, ưa chuộng kẻ có văn tài, coi trọng chất xám. Văn miếu Huế được


xây dựng vào tháng 7 năm Gia Long thứ 7 (tức tháng 9- 1808). Không được như Văn Miếu Hà Nội, nhưng văn miếu Huế đã để lại đến ngày nay 32 tấm bia liệt sĩ, khắc ghi tên 293 người trong 39 khóa thi hội, từ khoa đầu tiên được tổ chức vào năm 1822 dưới thời Minh Mạng đến khoa cuối cùng diễn ra năm 1919 dưới thời vua Khải Định.

Nhìn lại hai di tích ở hai cố đô, chúng ta thấy Văn Miếu Hà Nội và văn miếu Huế đều ở trên cùng một dòng chảy của lịch sử tư tưởng, của văn hóa phương Đông từ mấy ngàn năm về trước. Chúng gắn liền với một triết thuyết chính trị và đạo lý ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân tộc ta trong nhiều thế kỷ qua.

- Nhà vườn Huế: Từ lâu, các nhà vườn Huế nổi tiếng là những mảnh vườn xanh tươi bao quanh những ngôi nhà cổ kính. Những ngôi nhà cổ và vườn cây là nơi tiềm ẩn, chứa đựng những tư tưởng, tính cách của con người Huế.

Nhà vườn Huế như một tiểu vũ trụ của cuộc sống thường ngày rất dân dã, gắn kết cuộc sống cần cù, nhẫn nại của con người với thiên nhiên. Nhà vườn Huế là một mẫu mực của lối kiến trúc cảnh vật hóa. Đó là những ngôi nhà cổ kính nằm trong mảnh vườn có lối kiến trúc mà những bộ vi kèo chạm trổ hết sức công phu, những bờ nóc, bờ quyết được đắp nổi, những trang trí rồng, mây trông đẹp mắt. Nhà vườn Huế được lợp bằng một thứ ngói cổ qua thời gian đã phủ lên một lớp rêu xanh cùng hòa lẫn vào màu xanh của vườn cây quanh nhà càng làm cho bức tranh thiên nhiên ở đây hết sức quyến rũ.

Tổng thể một ngôi nhà vườn Huế thường là dãy hàng rào chè tàu hay hàng dâm bụt được tỉa xén ngay ngắn, cẩn thận trông đẹp mắt. Ở mặt sau là hàng rào, tre trúc xanh tốt. Cửa ngõ vào nhà thường bằng gạch lát, mái ngói hay bằng gỗ đơn sơ, tiếp đến là bình phong nhỏ bằng gạch hoặc bằng cây, rồi mới đến khoảnh sân, hồ sen có bông súng hay bể cạn với hòn non bộ ở trên. Cuối sân mới đến ngôi nhà chính ba gian hay năm gian, hai chái. Chung quanh ngôi nhà là vườn cây hay vườn hoa gồm có các loại hoa và cây cảnh với các thứ cây ăn quả phong phú về chủng loại của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Khoảnh đất còn lại ở phía sau nhà là khu vườn để trồng rau và chăn nuôi gia cầm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022