Dấu Hiệu Heo Cái Động Dục Và Thời Điểm Phối Giống 1.3.1.dấu Hiệu Heo Nái Động Dục

Lợn sau cai sữa nhất là cai sữa sớm thường rất mẫn cảm với sự thay đổi bên ngoài như thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn...do vậy chuồng nuôi ở giai đoạn này phải được sống ở nơi khô ráo, vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp.

Chuồng lợn sau cai sữa thường có kích thước như sau: dài 2,0- 2,5m, rộng 1,5- 2,0m,

cao 0,8- 0,85m.


20 Chuồng heo cai sữa Khoảng của các song ngăn giữa các ô chuồng từ 8 10cm không 1

20- Chuồng heo cai sữa

Khoảng của các song ngăn giữa các ô chuồng từ 8- 10cm, không nên để khoảng cách này rộng quá để tránh lợn có thể chui lọt sang các ô khác.

Máng ăn nên sử dụng loại máng tự động, núm uống nước đặt cách mặt sàn 25cm để thuận tiện cho lợn uống.


2 5 Chuồng cho heo choai heo vỗ béo và heo hậu bị Chuồng nuôi lợn thịt và lợn 2

2.5. Chuồng cho heo choai, heo vỗ béo và heo hậu bị


Chuồng nuôi lợn thịt và lợn hậu bị thường được nuôi trong một ô lớn để tiết kiệm chi phí, nền chuồng chủ yếu sử dụng nền xi măng, chiều cao của tường ngăn 0,8m để lợn không nhảy ra ngoài được.

21- Chuồng nuôi lợn thịt

Ô chuồng lợn thịt cũng không nên làm quá to dễ gây bất ổn trong chuồng nuôi do cắn nhau, đuổi nhau làm giảm thời gian ngủ, giảm thu nhận thức ăn dẫn đến làm giảm tăng trọng

3. Hệ thống xử lý chất thải

3.1. Đường mương

Lợn có nhu cầu tương đối lớn về tắm rửa, ngoài ra chuồng lợn cần dọn vệ sinh thường xuyên nên nhu cầu thoát nước rất lớn.

Hệ thống thoát chất thải nếu khôg được quy hạch trước dễ xảy ra bốc mùi hôi thối, tắc nghẽn khi đang sử dụng, không chỉ tốn nhiều công thông, nạo vét mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe lợn và là nơi tích tụ nhiều mầm bệnh.

Đường mương thoát cần phải chắc chắn và có nắp đậy tránh mùi hôi thối bốc lên đồng thời không được quá rộng hoặc quá sâu dẫn đến tốn kém trong xây dựng và bất tiện khi lùa lợn đi lại cũng như tránh làm cho lợn bị thụt hố, ngã gãy chân hoặc lợn con chết đuối.

3.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân

Hiên nay các trang trại chăn nuôi thường dùng các biện pháp khác nhau để cử lý chất thải rắn và chất thải lỏng

+ Chất thải rắn: chủ yếu là phân được thu dọn đưa vào hố ủ hoặc đem đi nơi khác hay đưa xuống bể Bioga

Các hố ủ này có thể xây bằng gạch hoặc bằng bê tông để tránh ô nhiễm mạch nước ngầm. Trong hố ủ có thể sử dụng một số chất như EM, Bokashi có tác dụng tăng cường sự phân hủy các chất hữu cơ và giảm mùi hôi.

+ Chất thải lỏng: Các chất thải lỏng cùng với nước rửa chuồng thường phải qua hệ thống các bể lắng lọc rồi mới thải ra hệ thống nước thải chung. Các trại chăn nuôi thường xây 3 bể lắng, giữa các bể có các lưới lọc để cho chất thải lắng lại ở những bể đầu, đến bể cuối thì nước thải đã đảm bảo trong và sạch rồi đổ ra ngoài.

3.3. Hầm phân huỷ hiếm khí và túi sinh học

Hiện nay hầu hết các trại chăn nuôi lợn đều xây bể bioga để xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng.

Nguyên lý của quá trình tạo Bioga như sau: Quá trình phân hủy diễn ra trong điều kiện yếm khí và trải qua 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Hóa lỏng phân gia súc, vi sinh vật phân hủy chất rắn thành các phân tử hòa tan

+ Giai đoạn 2: Vi sinh vật tiếp tục phân hủy để tạo thành các axit béo mạch dài, khí hydro và khí CO2

+ Giai đoạn 3: Vi sinh vật yếm khí tiếp tục phân hủy các hợp chất đã được tạo thành ở

giai đoạn hai thành khí metan, khí hydro, khí carbonic, amoniac...

Quá trình lên men ở bể Bioga sẽ làm ung hầu hết trứng giun sán. Nước thải từ bể Bioga có thể sử dụng để tưới cây hay dùng để sản xuất phân vi sinh.

4. Quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại

Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi… Bước 2 – Rửa sạch bằng nước:

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe …), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng:

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô:

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi heo?

2. Kết cấu và thiết bị trong chuồng nuôi heo phải như thế nào?

3. Trình bày yêu cầu của chuồng nuôi heo đực giống?

4. Trình bày các bước trong quy trình vệ sinh tiêu độc chuồng trại?

Phần thực hành

Bài 4. Thiết kế chuồng trại chăn nuôi lợn.

Bài 5. Thực hiện quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong xây dựng chuồng trại, chi tiết và thiết bị chuồng nuôi và quy trình vệ sinh tiêu độc sau mỗi vụ nuôi hoặc sau khi có dịch bệnh xảy ra.

Ghi nhớ

Các yêu cầu khi xây dựng chuồng, đặc điểm của chuồng nuôi đối với từng loại lợn khác nhau và quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Bài 4: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO

Mã bài: B04

Giới thiệu:

Kỹ thuật chăn nuôi lợn giữ vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của con vật và hiệu quả kinh tế. Ở từng giai đoạn phát triển của lợn, nếu chăn nuôi tốt, đúng kỹ thuật sẽ tạo tiền đề cho quá trình sinh trưởng sau này của lợn.

Muốn đạt được những mục tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm của lợn trong từng giai đoạn phát triển và từ đó đưa ra các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như quản lý thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi.

Mục tiêu:

+Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heo qua các giai đoạn

+ Thực hiện được việc lựa chọn được con giống và kỹ thuật nuôi phù hợp với mục đích nuôi,

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.


Nội dung chính:

1. Nuôi dưỡng chăm sóc heo cái hậu bị

1.1. Dinh dưỡng

1.2. Tuổi phối giống lần đầu

1.3. Dấu hiệu heo cái động dục và thời điểm phối giống

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác heo đực giống

2.1. Dinh dưỡng

2.2. Những điều cần lưu ý khi mua heo đực

2.3. Vài đặc điểm của tinh dịch heo

2.4. Quản lý và khai thác heo đực giống

3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai

3.1. Phát hiện heo nái mang thai

3.2. Chăm sóc và cho ăn

4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con

4.1. Dấu hiệu heo nái sắp sinh

4.2. Chăm sóc heo nái sau sinh và heo con sơ sinh

4.3. Nuôi heo nái sau sinh

5. Nuôi heo con theo mẹ

5.1. Chăm sóc heo con mới sinh

5.2. Cho heo com bú sữa đầu

5.3. Ghép đàn

5.4. Tập cho heo con ăn sớm

5.5. Các nguyên nhân gây chết heo con theo mẹ

6. Nuôi heo con cai sữa

6.1. Quản lý và chăm sóc

6.2. Dinh dưỡng

7. Nuôi heo thịt

7.1. Dinh dưỡng

7.2. Giai đoạn I

7.3. Giai đoạn II


1. Nuôi dưỡng chăm sóc heo cái hậu bị

1.1. Dinh dưỡng

1.1.1. Nhu cầu protein của lợn nái hậu bị

Protein đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng lợn nái hậu bị, vì lợn nái hậu bị đang nằm trong giai đoạn sinh trưởng mạnh (đặc biệt là hệ cơ bắp) và hoàn thiện các cơ quan tổ chức bên trong cơ thể. Vì vậy nhu cầu protein đòi hỏi cao. Nhu cầu protein cho lợn nái hậu bị được tính toán như sau:

Nhu cầu protein của lợn nái hậu bị = Nhu cầu protein duy trì + Nhu cầu protein cho tăng trọng

1.1.2.Nhu cầu về khoáng

Khoáng mặc dầu không cung cấp năng lượng cho sinh trưởng cũng như sinh sản cho lợn, song chúng có đóng vai trò rất quan trọng cho sinh trưởng và sinh sản. Vì khoáng chất rất cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng sinh lý quan trọng khác của cơ thể lợn nái nói chung và lợn nái hậu bị nói riêng.

Khoáng đa lượng chủ yếu các chất Ca và P tham gia vào quá trình tạo nên bộ xương, răng cho cơ thể; N và K tham gia vào việc dẫn truyền xung động thần kinh; chất khoáng tham gia duy trì tính ổn định nội môi trong cơ thể, duy trì áp suất thẩm thấu của máu, duy trì sự cân bằng độ toan và kiềm của máu, sự bài tiết của tuyến tiêu hoá, xúc tác phản ứng sinh học trong cơ thể, hoạt hoá các men, hormon v. v... Vì vậy đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về khoáng cho gia súc là hết sức quan trọng đặc biệt là nái hậu bị. Khoáng vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng như cung cấp các thành phần để tham gia cấu tạo nên các tổ chức, đặc biệt các dịch trong cơ thể của lợn.

1.1.3. Nhu cầu về vitamin

Vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, trong sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích quá trình sinh trưởng và sinh sản. Đặc biệt quan trọng là các vitamin A, D, E, B, C, K. Khi cung cấp dinh dưỡng cho lợn nái hậu bị cần đảm bảo đủ số ượng, cân đối dinh dưỡng và cung cấp lượng thức ăn hàng ngày thích hợp để lợn không quá béo hoặc quá gầy. Đối với nái hậu bị nội nên cho tỷ lệ rau xanh non cao trong khẩu phần (khoảng 30% tính theo giá trị dinh dưỡng của khẩu phần) để tránh lợn béo sớm, kéo dài thời gian sinh trưởng, nâng cao tầm vóc và hoạt động sinh sản sau này của lợn. Ngoài ra còn tận dụng được nguồn thức ăn xanh sẵn có để hạ giá thành chăn nuôi, đồng thời làm tăng hoạt động tính dục, tang số lượng trứng rụng trong chu kỳ động dục, tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sinh sản.

1.2. Tuổi phối giống lần đầu

Việc xác đinh thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái nhằm tăng cường được thời gian nuôi hữu ích (giảm thời gian không sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) mà không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau.

Muốn đưa lợn cái vào sử dụng sớm đòi hỏi phải có các điều kiện nuôi dưỡng tốt cả trước khi phối giống cúng như khi đã có chửa.

Tỷ lệ rụng trứng sẽ tăng lên từ lần động dục đầu cho đến lần thứ 3. Nếu phối cho lợn vào chu kỳ thứ ba có thể tăng được số con/ lứa song lại 2 chu kỳ nuôi lợn không sản xuất.

Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính cùng với sự thành thục ở mức độ nhất định về thể vóc thì cho phối giống là thích hợp nhất.

Các giống lợn khác nhau có tuổi thành thục về tính và thể vóc khác nhau. Trong chăn nuôi cần chú ý chăm sóc sao cho lợn đạt khối lượng yêu cầu khi đã thành thục về tính. Sự phát triển đồng đều này giúp cho năng suất sinh sản của lợn nái tốt hơn. Lợn cái hậu bị khi đã gần đạt khối lượng phối giống thì nên chuyển đến nuôi gần chuồng lợn đực để kích thích lợn động dục.

Bảng 4.1: Tuổi và khối lượng phù hợp cho phối giống

Loại lợn

Tháng tuổi

Khối lượng (kg)

Lợn Yorkshire

10

100

Lợn Landrace

10

100

Lợn Durroc

10

100

Lợn Ỉ

8- 9

50- 60

Lợn Móng Cái

8- 9

55- 65

Lợn Ba Xuyên

8- 9

60- 70

Lợn Thuộc Nhiêu

8- 9

65- 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

1.3. Dấu hiệu heo cái động dục và thời điểm phối giống 1.3.1.Dấu hiệu heo nái động dục

Biểu hiện lâm sàng khi lợn động dục được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu chu kỳ động dục: Lợn nái thường kêu rít, đi lại nhiều, chồm chân lên thành chuồng hoặc nhảy ra khỏi chuồng, lợn kém ăn hoặc bỏ ăn.

Quan sát âm hộ thấy sưng, đỏ hồng, căng mọng, từ trong âm hộ thỉnh thoảng thấy nước nhờn được bài tiết ra nhưng còn lỏng, trong, không màu.

Sang giai đoạn động dục: Lợn cái bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác. Vào cuối ngày thứ 2 lợn có động tác muốn giao phối, nếu dùng tay ấn lên lưng hông, lợn sẽ đứng yên, vểnh tai nghe ngóng, âm hộ đã giảm bớt độ sưng và chuyển sang thâm nhăn, nước nhờn chuyển sang trạng thái keo dính, nửa trong nửa đục, đây là thời kỳ mê ì. Nếu có kế hoạch phối giống thì đây là thời kỳ dẫn tinh hoặc cho lợn đực phối trực tiếp là thích hợp nhất.

Đến giai đoạn sau động dục: Trạng thái mê ì của lợn vẫn tiếp tục, lợn cái thường không thích lợn đực nữa, âm hộ dần dần trở lại bình thường, nước nhờn chảy ra ít. Không phối giống cho lợn cái hậu bị hoặc lợn nái trong giai đoạn này vì trứng rụng đã quá lâu không còn khả năng thụ thai.

1.3.2. Xác định thời điểm phối giống

Đây là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu phối giống hay dẫn tinh quá sớm (giai đoạn trước động dục) hoặc quá muộn (giai đoạn sau động dục) thì tỉ lệ thụ thai sẽ kém, nếu có thụ thai thì lợn nái sẽ đẻ ít con.

- Phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị:

Tuổi phối giống lần đầu phải đạt 7,5 - 8 tháng và khối lượng đạt từ 110 - 120 kg/con đối với lợn ngoại, 80 - 90 kg/con đối với lợn lai (nội x ngoại); lợn đã qua 1 - 2 lần động dục.

Phối giống: Không nên phối giống ở lần động dục thứ nhất mà nên phối giống ở lần thứ 2 hay 3 vì động dục lần thứ nhất cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, số lượng trứng rụng ít hơn. Lợn cái hậu bị phối giống lần đầu nên cho phối giống trực tiếp.

Thời điểm phối giống thích hợp: Khi đã xác định lợn ở trạng thái "mê ì", cho phối giống lần 1. Cần phối 2 lần, lần sau cách lần đầu 10 - 12 giờ.

- Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đã đẻ từ 2 lứa trở đi):

Lợn mẹ sau cai sữa, khoảng 3 - 7 ngày sau sẽ có hiện tượng động dục trở lại, tuy nhiên ở lợn nái rạ có thể phối giống nhân tạo không ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai và số con đẻ ra.

Thời điểm phối giống thích hợp: Với lợn nái rạ khi xác định là lợn nái đang ở tình trạng mê ì, chưa phối giống ngay như ở lợn nái tơ mà sẽ phối giống (lần 1) trong vòng 10 - 12 giờ kể từ khi phát hiện mê ì và phối lần 2 sau 10 - 12 giờ kể từ lần phối 1. Chú ý:Lợn cái hậu bị không nên nhốt gần chuồng lợn đực. Chỉ cho đực giống tiếp xúc với lợn cái hậu bị khi chúng đã ngoài 5,5 tháng tuổi và nên cho lợn đực đến chỗ nuôi hậu bị 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác heo đực giống

22 Heo đực giống 2 1 Dinh dưỡng 2 1 1 Nhu cầu protein Protein đóng vai trò rất quan 3

22- Heo đực giống

2.1. Dinh dưỡng

2.1.1. Nhu cầu protein

Protein đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng của lợn đực giống. Vì khi thiếu Protein hoặc Protein có chất lượng kém sẽ làm cho phẩm chất tinh dịch kém, ảnh hưởng xấu tới đời con, giảm sức khỏe đực giống, sớm bị loại thải. Do vậy việc cung cấp protein cần chú ý cân đối các a xít amin không thay thế. Lysine từ 0,96 – 1,02% trong khẩu phần, methionine, lystine từ 0,52-0,55% và Tryptopan 0,115 – 0,160 %.

Việc cung cấp protein cho lợn đực giống cần có sự phối hợp protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật, tối thiểu protein có nguồn gốc từ động vật chiếm 50% như bột cá, bột máu, bột thịt, bột đầu tôm...Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng protein lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, tuổi, trọng lượng, chất lượng protein, sức khỏe của lợn đực giống.

2.1.2. Nhu cầu năng lượng

Lợn đực giống có nhu cầu năng lượng lớn, theo đặc điểm sinh lý của lợn đực giống, lợn luôn luôn tiêu hao năng lượng cho các hoạt động sản xuất tinh, hoạt động sinh dục thứ cấp, vận động và kể cả khi có các tác động từ bên ngoài như nhìn thấy lợn nái... đều tiêu hao năng lượng bởi vì do tính đực giống luôn hăng với mọi yếu tố tác động. Trong nuôi dưỡng lợn đực giống, người chăn nuôi phải tính toán lượng năng lượng đủ cho cả duy trì và sản xuất. Vậy nhưng, người chăn nuôi có thể cho lợn ăn theo các mức năng lượng cụ thể có giới hạn đáp ứng đủ cho lợn đực có năng lượng duy trì, phát triển và sản xuất tinh.

2.1.3. Nhu cầu Vitamin (VTM)

VTM rất cần thiết cho lợn đực giống, đặc biệt là các loại VTM A, D, E. Nên thiếu VTM A thì tinh hoàn teo lại, ống dẫn tinh bị thoái hóa, tinh nguyên bào trong quá trình phân hóa bị teo lại do đó nó làm trở lại cho việc sản xuất tinh dịch hoặc có lúc tinh hoàn bị sưng to không sản xuất được tinh trùng.

Nếu khẩu phần thiếu VTM D sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu Ca, P của cơ thể, ảnh hưởng gián tiếp đến phẩm chất tinh dịch. Trong thức ăn xanh, thức ăn cũ quá (bí đỏ, cà rốt...) đều giàu caroten, nếu trong khẩu phần hàng ngày mà phối hợp hai loại thức ăn xanh và củ quả với tỷ lệ thích hợp thì lợn sẽ có các hiện tượng thiếu VTM

Vitamin D trong thức ăn thực vật có hàm lượng rất thấp và chỉ có dạng tiền VTM (Esgosterol) trong thức ăn xanh. Nếu đem phơi rau xanh ta có thể thu được VTM D2. Nếu cho lợn đực vận động, tắm nắng mỗi ngày từ 1- 2 lần vào lúc có ánh nắng thích hợp, lợn có thể tổng hợp được Vitamin D2, D3, bởi vì trên da lợn có 7-dehydrocolesterol và dưới tác dụng của tia tử ngoại nó sẽ trở thành Vitamin D3.

2.1.4. Nhu cầu chất khoáng

Đối với lợn đực giống, khoáng quan trọng là Ca, P vì Ca và P ảnh hường lớn đến phẩm chất tinh dịch. Nếu trong khẩu phần thiếu Ca và P thì tuyến sinh dục phát triển không bình thường, tinh trùng phát dục không hoàn toàn, hoạt lực yếu. Vì vậy

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 16/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí