Chiến Lược Quân Sự Toàn Cầu “Phản Ứng Linh Hoạt”

- Phát triển nước Mỹ hùng mạnh về các mặt kinh tế, quân sự, chính trị làm chỗ dựa cho việc thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Thực hiện chính sách “đối đầu” và “ngăn chặn” chống Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế.

- Khống chế các nước đồng minh phương Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Tăng cường vị trí khống chế, thống trị của Mỹ đối với nền kinh tế và hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

- Ngăn chặn, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giành giật thuộc địa của các nước đế quốc bị suy yếu

Các mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu Mỹ phản ánh đậm nét bản chất giai cấp và cơ sở kinh tế - xã hội của nó. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản độc quyền sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước diễn ra ngày càng nhanh chóng. Nhà nước Mỹ, đại diện của các thế lực tư bản độc quyền, của tổ hợp quân sự - công nghiệp hùng mạnh, tìm cách bành trướng sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị ở các nước ngoài nhằm mục tiêu lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Mỹ trong thời gian này càng tạo điều kiện cho sự tập trung và tích tụ tư bản, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang, dùng viện trợ kinh tế, quân sự, thành lập các liên minh quân sự… làm công cụ để thực hiện chiến lược toàn cầu.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhanh chóng vạch ra và thực hiện chiến lược toàn cầu “ngăn chặn Liên Xô, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” (gọi tắt là “chiến lược ngăn chặn”). Để dễ bề tập hợp lực lượng trên thế giới, thực hiện chiến lược toàn cầu và che giấu âm mưu bành trướng xâm lược, Mỹ giương cao ngọn cờ “chống chủ nghĩa cộng sản”, đặc biệt là chống Liên Xô. Nhưng thực chất chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh không chỉ nhằm chống Liên Xô, chống cộng sản mà nhằm thực hiện toàn bộ bốn mục tiêu cơ bản nói trên, thực hiện quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới.

2.2.2.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền

Chỉ 4 năm sau khi triển khai chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, chiến lược “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower đã tỏ ra không có hiệu quả trong việc chống phá cách mạng thế giới, trái lại làm cho giới cầm quyền Washington bị lúng túng trong việc đối phó với nhiều tình huống mới, xung đột mới xảy ra. Có 3 nhân tố khách quan buộc chính quyền Kennedy phải tiến hành điều chỉnh chiến lược toàn cầu:

Thứ nhất, vào cuối những năm 50 đầu những năm 60, Mỹ lần lượt mất độc quyền và giảm dần ưu thế về hạt nhân chiến lược. Liên Xô đạt được thành tựu to lớn về phát triển, chế tạo vũ khí mũi nhọn: sau khi thử thành công bom khinh khí năm 1953, năm 1955, Liên Xô đã sản xuất được máy bay phản lực ném bom tầm xa mới, năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và thử thành công tên lửa tầm xa 5.000km. Năm 1961, Liên Xô lại phóng thành công tàu vũ trụ mang theo con người làm chấn động toàn thế giới. Dư luận Mỹ và CIA tỏ ra hốt hoảng trước “khoảng cách chênh lệch về tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô. Việc này càng trở nên nghiêm trọng khi lần đầu tiên lãnh thổ Mỹ bị đặt trong tầm oanh tạc của máy bay, tên lửa đạn đạo của Liên Xô và Đại Tây Dương, Thái Bình Dương không còn bảo vệ được Mỹ trước các đối thủ chiến lược truyền thống từ châu Âu và châu Á. Điều này làm cho chiến lược quân sự “Trả đũa ào ạt” của Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng.

Thứ hai, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, nhất là về quốc phòng. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh phát triển rầm rộ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Phong trào các nước không liên kết ra đời tập hợp đông đảo các nước độc lập non trẻ. Trước các cuộc đấu tranh vũ trang, xung đột cục bộ, Mỹ tỏ ra “ngập ngừng” không dám dùng vũ khí hạt nhân, vừa không có đủ lực lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

và ý chí tham chiến, do đó chiến lược “Trả đũa ào ạt” bị bế tắc, không ngăn chặn được cao trào giải phóng dân tộc.

Thứ ba, Nhật Bản, Tây Âu hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đi vào thời kì phát triển mạnh mẽ, rút ngắn dần khoảng cách với Mỹ. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển diễn ra phức tạp đặt ra thách thức mới đối với Mỹ.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 8

Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cực kì tốn kém, sự lỗi thời của chiến lược “Trả đũa ào ạt”, cuộc khủng hoảng trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, đặc biệt trong sự so sánh lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô khiến cho các nhà hoạch định chiến lược Mỹ phải tính đến hai điều. Một là, phải chuyển hướng trong chiến lược toàn cầu, từ đối đầu quyết liệt sang hòa hoãn với Liên Xô nhằm tập trung đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng phát triển trở thành mối nguy cơ đe dọa trực tiếp đến đế quốc Mỹ, mặt khác đi vào hòa hoãn với Liên Xô sẽ có cơ hội khoét sâu mâu thuẫn giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, điều chính chiến lược “Trả đũa ào ạt” bằng vũ khí hạt nhân sang một chiến lược quân sự mới linh hoạt hơn nhằm đối phó được với cả ba tình huống: các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, các cuộc xung đột khu vực, cuộc chiến tranh toàn cầu bằng vũ khí hạt nhân.

Trước tình hình mới, tổng thống Kennedy lên cầm quyền tiến hành điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm giải quyết những yêu cầu và đối phó với những thách thức nói trên. Chiến lược toàn cầu mới được điều chỉnh của Tổng thống Kennedy gồm 3 bộ phận cấu thành quan trọng. Đó là kế hoạch thúc đẩy sự phát triển kinh tế - tài chính như lời hứa hẹn của Kennedy trước công chúng về một “đường biên giới mới”, chính sách đối ngoại “vì hòa bình” thực hiện hòa hoãn với Liên Xô nhằm tập trung lực lượng chống phong trào giải phóng dân tộc và chiến lược quân sự toàn cầu mới “Phản ứng linh

hoạt” với ba loại hình chiến tranh xây dựng trên cơ sở học thuyết của tướng Maxwell D. Taylor.

Đối với nước Mỹ, chính phủ Kennedy thi hành những biện pháp mạnh để thúc đẩy kinh tế phát triển và nhiều chính sách thiết thực nhằm ổn định đời sống nhân dân: thực hiện tăng cường bảo hiểm sức khoẻ cho người già, tăng chi phí của Chính phủ xây dựng nhà cho công nhân và những người có thu nhập thấp để xoá các khu nhà ổ chuột, tăng ngân sách để giải quyết những vấn đề của khu thị dân, đặc biệt là về các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, tăng chi phí cho việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đẩy nhanh việc mở rộng các chương trình nghiên cứu vũ trụ, hạn chế chi tiêu đóng góp cho các cuộc tranh cử và thành lập một hội đồng bảo vệ người tiêu dùng...

Về đối ngoại, chính quyền Kennedy thực hiện chính sách “vì hòa bình”, chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn với Liên Xô. Thời gian này đã có nhiều cuộc gặp cấp cao Xô – Mỹ thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Việc Tổng thống Kennedy chấp nhận đi vào hòa hoãn đối với Liên Xô là nhằm hai mục đích: vừa tranh thủ thời gian và điều kiện hòa hoãn để củng cố sức mạnh bên trong của nước Mỹ, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chính sách diễn biến hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Xuất phát từ nhận định phe xã hội chủ nghĩa không còn là một khối thống nhất, làm cho quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô hòa dịu có thể làm cho quan hệ giữa Mỹ và Đông Âu được cải thiện, tạo điều kiện cho Washington thực hiện chính sách diễn biến hòa bình ở các nước này.

Mặt khác, Kennedy tiến hành điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu, chấm dứt chiến lược “Trả đũa ào ạt” bằng vũ khí hạt nhân, chuyển sang áp dụng chiến lược “Phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh, tiến hành

thí điểm chiến lược quân sự mới này ở miền Nam Việt Nam với hi vọng đối phó có hiệu quả với các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực giải phóng dân tộc. Chiến lược toàn cầu mới được điều chỉnh và chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt” của Kennedy vẫn mang đậm tính chất xâm lược, hiếu chiến. Tổng thống Kennedy tuyên bố: “Chúng ta hãy làm cho mọi người biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ sự gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do”. [17, tr.38]

Tóm lại, khi Kennedy lên cầm quyền tình hình thế giới có nhiều biến chuyển buộc Tổng thống phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu nhằm đối phó với những thay đổi bất lợi cho Mỹ. Nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu mới bao gồm việc thi hành những chính sách đối nội nhằm phát triển kinh tế, thực hiện chính sách đối ngoại “vì hòa bình”, hòa hoãn với Liên Xô, thực hiện “diễn biến hòa bình” ở các nước xã hội chủ nghĩa và đề ra chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt” để chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Dù cách thức thực hiện được thay đổi để phù hợp với tình hình mới nhưng thực chất chiến lược toàn cầu do chính quyền Kennedy đề ra vẫn nhằm mục tiêu thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của giới thống trị Mỹ.

2.2.3. Chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”

Ngay từ giữa những năm 50, chiến lược “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower đã tỏ ra không có hiệu quả trong việc ngăn cản phong trào cách mạng thế giới. Năm 1956, tướng Maxwell D.Taylor, tham mưu trưởng lục quân Mỹ, đưa ra đề nghị về một “kế hoạch quân sự quốc gia mới”, còn gọi là chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt”. Đầu năm 1961, Kennedy chính thức nhậm chức tại Nhà Trắng, cùng với việc đưa ra chính sách đối ngoại “vì hòa bình”, đã chính thức lấy chiến lược “Phản ứng linh hoạt” làm chính sách quân sự quốc gia Mỹ, Taylor được cử làm cố vấn quân sự cho Tổng thống, sau đó

làm Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Chiến lược này được xây dựng khá hoàn chỉnh và được áp dụng dưới cả hai đời tổng thống Kennedy và Johnson.

Cơ sở lý luận của chiến lược quân sự mới này là do tướng Taylor đã đề ra trong cuốn “Tiếng kèn ngập ngừng”. Chiến lược mới này nhấn mạnh: răn đe hạt nhân và sử dụng lực lượng thông thường “đa dạng” để phản ứng bất kỳ ở đâu, vào bất kì lúc nào, bằng mọi vũ khí và lực lượng thích hợp.

Theo Taylor, mục đích cơ bản của chính sách an ninh quốc gia của Mỹ là bảo vệ nền an ninh cùng giá trị tinh thần và bộ máy tổ chức Mỹ. Để tiến tới mục đích cơ bản này, Mỹ dùng mọi cách thức để biến đổi phong trào cộng sản quốc tế, để nó không trở thành mối đe dọa đối với nền an ninh của Mỹ. Kế hoạch quân sự phối hợp chặt chẽ với các kế hoạch khác để giữ vững thực lực quân sự ứng phó với chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh khác.

Trong cuốn “Tiếng kèn ngập ngừng”, Taylor cũng đưa ra những yêu cầu về mặt quân sự của kế hoạch quân sự quốc gia mới:

- Giữ vững ưu thế về mặt kĩ thuật quân sự đối với “tập đoàn cộng sản”.

- Phải có một hệ thống uy hiếp bằng nguyên tử có thể trả đũa một cách có hiệu lực với đối thủ.

- Phải có một hệ thống phòng ngự đại hùng mạnh, có đủ khả năng phòng ngừa những đòn đả kích có tính chất hủy diệt đối với đại lục nước Mỹ.

- Bố trí đầy đủ các đơn vị hải, lục, không quân ở nước ngoài để làm nghĩa vụ quốc tế và có các đơn vị hậu cần có đủ khả năng chi viện những cuộc chiến đấu liên tục làm hậu thuẫn.

- Phải có các đơn vị hải, lục, không quân có thể nhanh chóng tiến vào những khu vực xảy ra “sự xâm lược cục bộ”. Những đơn vị này phải căn cứ vào mệnh lệnh sử dụng vũ khí nguyên tử một cách đúng lúc và

đúng mức, đồng thời có thể được sự chi viện tức khắc của các đơn vị hậu cần tương ứng.

- Phải có các đơn vị hải, lục, không quân khác được tổ chức sẵn để có thể nhanh chóng tăng viện cho các đơn vị đã nói ở trên trong trường hợp xảy ra đại chiến và những cuộc chiến tranh hạn chế. Những đơn vị này phải căn cứ vào mệnh lệnh sử dụng vũ khí nguyên tử một cách đúng lúc và đúng mức, tổ chức hậu cần của nó phải tiến hành chi viện trong chiến tranh hạn chế có nguyên tử hoặc không có nguyên tử cũng như trong đại chiến nguyên tử.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch viện trợ quân sự và kinh tế để phát triển thực lực quân sự ở các nước sở tại, tăng cường lòng tin tưởng của các nước đồng minh và giúp đỡ các nước đồng minh ngăn chăn và đánh bại sự xâm lược của cộng sản.

- Các đơn vị hậu bị trong nước Mỹ phải có khả năng động viên nhanh chóng để thay thế cho các đơn vị chống lại những cuộc xâm lược cục bộ, ứng phó với nhu cầu của cuộc đại chiến nguyên tử.

- Dự trữ trang bị cần thiết thích ứng với nhu cầu chiến tranh của nước Mỹ và những nước đồng minh đã qua lựa chọn cho đến khi nền sản xuất thời chiến có thể thỏa mãn nhu cầu này mới thôi.

Phải có một căn cứ sản xuất, động viên và huấn luyện quân sự có thể chi viện cho cuộc đại chiến nguyên tử. [48, tr.32]

Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” là biện pháp ứng phó một cách linh hoạt với những tình huống chưa dự kiến được; nó không chỉ thích ứng riêng với một loại vũ khí, một thứ tư tưởng chiến lược hoặc một khối liên minh mà có thể thu hút các nước đồng minh chủ yếu, lại không gạt bỏ các nước đồng minh khác.

Chiến lược quân sự mới này của Taylor gồm phương sách để ngăn ngừa đại chiến và chiến tranh hạn chế; đồng thời giữ vững được lực lượng có thể tiến hành bất cứ cuộc chiến tranh lớn hay nhỏ nào. Taylor tin tưởng chiến lược “Phản ứng linh hoạt” có thể thực hiện được mục tiêu quân sự của Mỹ, làm xuất hiện một thế giới tốt đẹp hơn sau khi kết thúc một cách thắng lợi những hành động đối địch.

Trong tạp chí “Đối ngoại” số ra tháng 1-1961, Taylor lại nêu lên rằng: “… Trong chiến tranh sau này, bộ đội tham gia chiến tranh hạn chế sẽ có tác dụng tích cực, còn lực lượng trả đũa bằng vũ khí nguyên tử chỉ có tác dụng tiêu cực. Hồi đầu người ta luôn luôn cho rằng bộ đội lục quân ở châu Âu và Viễn Đông là lá chắn của Mỹ, còn thanh kiếm nguyên tử tiến hành những đòn tấn công hủy diệt. Hiện nay, nhiệm vụ của nó đã hoàn toàn thay đổi. Lực lượng trả đũa bằng vũ khí nguyên tử đã trở thành lá chắn phòng ngự để đẩy lùi sự uy hiếp tiến công bằng nguyên tử của kẻ địch, còn bộ đội tiến hành chiến tranh hạn chế là một thanh kiếm linh hoạt để đâm chém và công kích. Vì vậy, chất lượng của thanh kiếm này có một ý nghĩa mới to lớn hơn”.

Qua toàn bộ kế hoạch mới của Taylor có thể rút ra những điểm chủ yếu trong chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” là:

- Nhấn mạnh khả năng “hủy diệt chắc chắn” do lực lượng chiến lược gây ra.

- Nhấn mạnh khả năng “phản ứng linh hoạt” trong chiến lược của khối NATO.

- Vạch kế hoạch nhằm mục tiêu đạt khả năng tiến hành chiến tranh lớn, đồng thời trên cả hai chiến trường châu Âu và châu Á.

- Xây dựng khả năng chiến đấu và huấn luyện cho các quân đội nước khác để họ tự chiến đấu trong cuộc những chiến tranh hạn chế và chống nổi dậy.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí