Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Góp Phần Làm Thay Đổi Cơ Cấu Lao Động Xã Hội Theo Hướng Phù Hợp; Nâng Cao Năng Suất Lao Động Xã Hội Và Nâng Cao Đời


nghề, khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp cao. Khi đó, họ sẽ phải làm những công việc có thu nhập thấp, điều kiện lao động kém, thậm chí, làm công việc không ổn định, hoặc thất nghiệp. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh đó, những người lao động này bằng mọi cách phải nâng cao vốn nhân lực của bản thân, mà hiệu quả nhất, đó là đầu tư vào giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và đào tạo nghề. Khi người lao động trong nước có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau, họ đồng thời tự nâng cao chất lượng nguồn lực của bản thân mỗi người lao động, của cả tập thể, cả quốc gia. Và đến lúc đó, không chỉ có phương diện cá nhân mà là trên toàn xã hội, chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia sẽ được nâng dần theo thời gian, đi tới khả năng sánh ngang với chất lượng nguồn nhân lực của các nước tiên tiến trên thế giới cùng với sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng.

Do vậy, trong phát triển kinh tế, nhu cầu của nền kinh tế luôn đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cao, làm chủ công nghệ, máy móc, trang thiết bị hiện đại… Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ các nước phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng, từ đó, làm cho lực lượng lao động trong nước có khả năng cạnh tranh được với nguồn nhân lực ở các quốc gia khác trên thế giới.

2.2.3. Giáo dục và đào tạo nghề góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng phù hợp; nâng cao năng suất lao động xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động

Cùng với việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giáo dục và đào tạo nghề còn góp phần thay đổi cơ cấu lao động xã hội. Với việc nâng cao trình độ nghề, người lao động đổi mới cách làm ăn, biết mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh, hoặc biết tìm được việc làm mới phù hợp với bản thân, có thu nhập cao hơn để từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Công tác giáo dục và đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân đa dạng các yếu tố hoạt động kinh tế, đẩy mạnh quá trình dịch chuyển lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác theo hướng ngày càng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.


Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nghề, cùng với việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để có việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề phối hợp với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, phân luồng trong đào tạo, qua đó, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, cơ sở giáo dục và đào tạo nghề có thể định hướng, phân luồng đào tạo thông qua việc: Xác định số lượng ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của từng cơ sở đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo. Nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Chính việc liên kết này góp phần làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội một cách tích cực và phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực cho thị trường lao động.

Trong thời kỳ CNH, HĐH, hai vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động vẫn là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của quốc gia và sự sống còn của doanh nghiệp. Hai yếu tố này quan hệ mật thiết với nhau. Lào là một quốc gia được đánh giá có nguồn lao động khá dồi dào, tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động lại thấp. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động thì phải tăng năng suất lao động, nhưng muốn nâng cao năng suất lao động lại phải nâng cao chất lượng nguồn lao động. Để giải quyết hai vấn đề này rò ràng phải tiến hành công tác giáo dục và đào tạo nghề. Với các ngành nghề được đào tạo thông qua các hình thức đa dạng, nguồn lao động có được những kiến thức, kỹ năng cũng như những hiểu biết nhất định về khoa học - công nghệ, từ đó, có thể áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nghề, việc làm của mình, hay với kỹ năng thuần thục, kỹ xảo tinh tế được rèn luyện trong quá trình giáo dục và đào tạo nghề sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động, không chỉ làm tăng thu nhập cho người lao động, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng miền, của cả một đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


Như vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng nhằm tích lũy kiến thức, kỹ năng, tay nghề ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, còn mang lại lợi ích kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân lao động, từ đó, làm cho họ yên tâm, tin tưởng vào chế độ chính trị, xã hội mới mà Đảng NDCM Lào quyết tâm xây dựng và phát triển; là nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 8

2.2.4. Giáo dục và đào tạo nghề góp phần bồi dưỡng, phát triển văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao thể chất, hoàn thiện nhân cách của người lao động

Một là, giáo dục và đào tạo nghề góp phần bồi dưỡng, phát triển văn hóa,

đạo đức nghề nghiệp để người học có thể phát triển và hoàn thiện nhân cách.

Lao động sản xuất, một mặt nuôi dưỡng con người, mặt khác lại sáng tạo ra chính con người và văn hóa. Hoạt động nghề nghiệp của con người cũng là một hoạt động văn hóa, từ đó, hình thành nên văn hóa nghề. Mức độ ứng xử văn hóa của con người đối với hoạt động lao động nghề nghiệp như thế nào thì nó cũng có tác dụng để nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí của con người trong hoạt động sản xuất. Văn hóa nghề nghiệp chính là thước đo trình độ nhận thức của con người đối với nghề nghiệp, nó đòi hỏi người lao động phải có những hiểu biết sâu sắc về hành vi nghề nghiệp, các quy chuẩn trong công việc.

Văn hóa, đạo đức nghề nghiệp là cơ sở để điều chỉnh hành vi trong lao động, đòi hỏi người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp cơ bản trong quá trình lao động, giúp người lao động trở thành người làm việc có kỷ luật, sáng tạo và hiệu quả, có chất lượng với năng suất lao động cao. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp, cùng với năng lực cá nhân, chính là hai yếu tố quan trọng hình thành nên sự thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” [34, tr.345]. Vì vậy, cùng với việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cần phải coi trọng giáo dục nhân cách và đạo đức nghề nghiệp để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đủ cả tài lẫn đức là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động hiện nay.


Trong quá trình lao động, con người không chỉ sản xuất ra các sản phẩm lao động, mà còn tạo ra kiến thức, tích lũy những kinh nghiệm trong lao động và những đạo lý trong lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những chuẩn mực trong quan hệ lao động. Văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cũng đòi hỏi người lao động phải giữ gìn, đoàn kết gắn bó trong tập thể những người lao động.

Ngày nay, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, không chỉ dừng lại ở các thông số về kỹ năng, trình độ, tay nghề đơn thuần, mà còn phải tính đến trình độ văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động, lòng yêu nghề và khả năng sáng tạo tích cực, góp phần tạo ra những nhân tố mới đem lại hiệu suất lao động cao.

Chính vì thế, bên cạnh việc đào tạo về kỹ năng nghề thì đào tạo văn hóa nghề là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Người lao động thuộc mọi lĩnh vực, thành phần, đặc biệt là lao động nông thôn khi tham gia vào bộ máy công nghiệp, họ được đào tạo không chỉ về chuyên môn, kỹ năng làm việc mà bên cạnh đó là tính kỷ luật, tính khoa học, nền nếp, tác phong công nghiệp, từ đó mới có thể thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH, HĐH đất nước.

Hai là, giáo dục và đào tạo nghề giúp cho người học nâng cao thể chất và có khả năng tìm việc làm, tự làm việc hoặc học lên trình độ cao hơn.

Việt Nam có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, hoặc: “Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, hàm ý nói đến giá trị của việc học nghề làm nghề. Ngày nay, những quan niệm ấy vẫn còn nguyên giá trị. Những phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận diện rò hơn về những ưu thế của giáo dục nghề và đào tạo nghề, cũng như ưu thế khi lựa chọn học nghề, cụ thể:

Thứ nhất, học nghề làm nghề vẫn và sẽ luôn mang lại sự vinh quang, bảo đảm hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Nhiều tấm gương thành đạt đi lên từ học nghề, nhiều bạn trẻ từ bỏ ngưỡng cửa đại học để đi học nghề, giành được các vinh quang qua các kỳ thi ASEAN, thế giới và thành công trong sự nghiệp.

Ở nhiều nước phát triển, việc học nghề được mọi người quan tâm, chú trọng. Tại Đức, rất đông thanh niên thích học nghề, vì học nghề thời gian ngắn và không vất vả như học tập nghiên cứu ở bậc đại học, mà lại có thu nhập cao, chuyển đổi


nghề cũng dễ dàng. Tại Mỹ, người thợ điện, thợ xây, thợ mộc, thợ sửa chữa ống nước, thợ cơ khí, thợ sửa chữa ô tô, thợ có tay nghề cao trong các nhà máy… đều có tiền lương không thua một người tốt nghiệp tiến sĩ mới ra trường (lương một tiến sĩ dạy đại học, khoảng 40-50 nghìn USD một năm, lương của thợ điện khoảng 25 USD một giờ, một năm làm 1.800 giờ tức 45 nghìn USD, không thua lương của một tiến sĩ) [59]. Thời gian lấy bằng của một tiến sĩ là 8-10 năm, thời gian lấy bằng thợ điện chỉ tốn 2 năm, người thợ điện làm lâu năm có thể tự mở cửa hàng, làm dịch vụ, thành lập các doanh nghiệp.

Thứ hai, có cơ hội việc làm dễ dàng, thậm chí có thu nhập cao. Theo quy luật, nhu cầu lao động trên thị trường lao động phần lớn là lao động qua đào tạo ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp. Cơ hội việc làm sẽ rất cao đối với người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Một ví dụ ở Việt Nam, theo thống kê hàng năm tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi có khoảng 80% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số nghề như nghề điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ ôtô,… tỷ lệ này đạt trên 90%, đặc biệt nghề hàn, điều khiển tàu cuốc, sửa chữa vận hành máy tàu cuốc, vận hành máy thi công nền,… đạt tỷ lệ 100% [59].

Với kỹ năng nghề cao, nhiều học sinh, sinh viên không chỉ dễ dàng tìm được việc làm mà còn có thu nhập cao, nhiều nghề mức lương khởi điểm của sinh viên sau tốt nghiệp là 10-15 triệu đồng, thậm chí, ở một số nghề mức thu nhập còn cao hơn. Ngoài việc làm trong nước, xu thế xuất khẩu lao động có chuyên môn, kỹ thuật càng tạo nhiều cơ hội việc làm ở nước ngoài cho các bạn trẻ.

Có thể nói, giáo dục và đào tạo nghề có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nhưng muốn vậy, giáo dục và đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế - xã hội.

Nhận thức rò vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo nghề, Đại hội XI (2021) của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực phải có


trọng tâm, khuyến khích giáo dục, đào tạo nghề và chuyên gia hóa gắn liền với hiện

đại hóa thời đại 4.0 và lối sống mới [110, tr.48].


2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

2.3.1. Những nhân tố trong nước tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực có nhiều nhân tố, và giữa các nhân tố có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Có thể khái quát trên một số phương diện như sau:

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, lịch sử và văn hóa truyền thống

- Về điều kiện tự nhiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước thuộc bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có tổng diện tích là 236.800 km2; chiều dài từ Bắc đến Nam khoảng hơn 1.700 km. Lào có đường biên giới với chiều dài là 4.825 km, giáp với 5 nước, gồm: phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp với Myanma, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Đông giáp với Việt Nam, phía Nam giáp với Campuchia [xem phụ lục 1]. Lào có nhiều khu rừng tự nhiên, có nhiều loại gỗ và cây, thổ sản quý hiếm, hệ sinh vật gắn với rừng rất phong phú. Mặc dù Lào không có biển, nhưng có nhiều sông suối, rất

thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển và xây dựng thủy điện để sản xuất điện phục vụ trong nước và xuất khẩu. Những đặc điểm tự nhiên như trên, một phần nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề giao thông, vận tải biên giới, logistics, chế biến, điện lực, nông lâm, ngư nghiệp..., là những ngành nghề thu hút nhiều lao động có trình độ cao và có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, Lào là một nước không có biển, địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi cao..., do vậy, khó khăn trong việc giao lưu trong nước và với các nước. Điều đó ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân và gây khó


khăn cho việc tiếp cận dịch vụ giáo dục, giáo dục và đào tạo nghề, nhất là đối với bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên này tạo ra những thuận lợi nhất định, nhưng cũng có những khó khăn bất lợi cho giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào.

- Về dân số

Sự phát triển kinh tế của một đất nước có liên quan đến vấn đề dân số, số lượng và chất lượng của dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, đồng thời, có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bùng nổ về dân số, nhất là các nước đang phát triển. Sự giảm hay tăng dân số có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hoặc có thể cản trở tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu dân số tăng quá nhanh, nó sẽ làm tăng nhân khẩu ăn theo trên một lao động, làm chậm tốc độ tích lũy, đồng thời, làm tăng số lượng lao động, tạo sức ép lớn về nhu cầu việc làm, thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, nếu dân số giảm cũng gây những hậu quả nghiêm trọng như già hóa, thiếu hụt lực lượng lao động, gánh nặng cho thế hệ trẻ...

Theo số liệu thống kê năm 2019, hiện nay, Lào có 18 tỉnh, thành, gồm 148 huyện. Theo số liệu thống kê năm 2020, Lào có dân số là 7.332.840 người, trong đó

3.649.345 là nữ; mật độ dân số là 32 người/km2, tỷ lệ tăng trưởng là 2,70%; dân số

Lào trong độ tuổi lao động là 4.153.024 người [82, tr.13]. Hiện nay, tác động của dịch Covid-19 đã khiến cho hàng trăm nghìn người mất cơ hội việc làm, điều đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 của Lào là 2,5% so với năm 2019 chỉ ở mức 0,57% [65]. Lào là một quốc gia dân số ít với diện tích rộng lớn, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn dân số cả nước nên việc đầu tư vào khai thác, phát triển nguồn nhân lực đó sẽ càng thuận lợi hơn so với các nước đông dân và già hóa dân số. Tuy nhiên, mặc dù Lào chưa chịu sức ép về tình trạng dân số đông và già hóa dân số như nhiều quốc gia trên thế giới, song nhìn chung, chất lượng dân số còn thấp. Đó cũng là khó khăn, cản trở cho quá trình phát triển của Lào. Vì vậy, xây


dựng chiến lược dân số dài hạn, với chính sách dân số hợp lý và chú trọng ưu tiên nâng cao chất lượng dân số, đang là mục tiêu mà Nhà nước Lào đặt ra hiện nay. Để nâng cao chất lượng dân số thì vai trò của giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề, là rất quan trọng.

- Về lịch sử, văn hóa và truyền thống

Lào là một quốc gia đa dân tộc với 50 dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc Lào anh em đã gắn bó chặt chẽ với nhau, đoàn kết xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Nhân dân các dân tộc Lào có tính cộng đồng cao, luôn có tinh thần bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc và sự thống nhất đất nước. Người Lào có nền văn hóa truyền thống lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. “Các bộ tộc Lào là con người chịu khó, cần cù và năng động sáng tạo trong lao động sản xuất... để cải thiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu của bản thân” [116, tr.47-48].

Tuy nhiên, lối sống có phần cam chịu do tác động của tư tưởng, tâm lý Phật giáo; tư duy “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo; những ảnh hưởng dai dẳng của sản xuất tiểu nông, nhiều tập quán lạc hậu tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực và sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Ở Lào, trong một năm có rất nhiều lễ hội. Lễ hội là nơi thể hiện sự gắn kết cộng đồng của con người Lào, cùng với đó là sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Song một thực tế cho thấy là, các lễ hội kéo dài và khá dày đặc lại làm cho chi phí về vật chất và thời gian cho lễ hội quá nhiều, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Có thể xem, đây là mặt hạn chế của văn hóa, con người Lào. Tất cả những điều này đều tác động sâu sắc trong phát triển con người, trong đó, có giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Lào.

2.3.1.2. Tác động bởi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào về giáo dục và đào tạo; về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực bao gồm cả thể lực, trí lực và tâm lực có tác động trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách không phải chỉ ở cấp quốc gia mà còn là vấn đề của từng vùng, miền, dựa theo đặc điểm về địa lý, dân cư và yêu cầu định hướng phát triển kinh tế - xã hội...

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí