Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau


tâm lý học nhân cách [McCrae và John, 1992]. Mô hình năm yếu tố lớn này phù hợp với học sinh cũng như với văn hóa của Việt Nam bởi vì nó đã được các nhà tâm lý học Việt Nam việt hóa và sử dụng trong thực tiễn.

Các yếu tố của mô hình Big Five được mỗi tác giả đặt tên một cách khác nhau, nhưng chúng có cùng điểm chung là mô tả nhân cách. Goldberg gọi năm yếu tố đó là sức sống (surgency); tán thành (agreeableness); tận tâm (conscientiousness); ổn định tình cảm và trí tuệ. Còn theo Botwin và Buss (1989) lại đề nghị năm yếu tố đó là: hướng ngoại; tán thành (agreeableness); tận tâm; tình cảm bất ổn định (emotional instability); và văn hoá (culture)… Nhưng nhìn chung, tên của năm yếu tố của được nhiều người tán thành nhất là nhạy cảm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, dễ mến và tận tâm (theo McCrae và cộng sự, 2000):

Yếu tố I – Nhạy cảm (Neuroticism >< Emotional Stability): đo lường sự khác biệt của mỗi cá nhân trong việc trải nghiệm nỗi đau khổ, cụ thể là sự khác biệt trong cách nhận thức và kiểu hành vi của mỗi cá nhân đối với nỗi đau khổ đó. Nhạy cảm đối lập với sự ổn định cảm xúc (emotional stability) và tính điềm đạm (even- temperedness), ví dụ như cảm giác lo âu, buồn rầu và căng thẳng. Những người có điểm số nhạy cảm cao thường xuyên chịu những ảnh hưởng tiêu cực và dễ phát sinh các rối loạn tâm thần (McCrae và cộng sự 1992: 195). Bao gồm các đặc điểm: căng thẳng (tense), lo âu (anxious), bồn chồn (nervous), buồn rầu (moody), lo nghĩ (worrying), tự ái (touchy), sợ hãi (fearful), dễ xúc động (high-strung), tự thương mình (self-pitying), thất thường (temperamental), không ổn định (unstable), tự trừng phạt (self- punishing), nản lòng (despondent) và nhạy cảm (emotional).

Yếu tố II – Hướng ngoại (Extraversion): chỉ cách tiếp cận năng động đối với thế giới xã hội và thế giới vật chất, bao gồm các đặc điểm quyết đoán (assertive), hay nói (talkative), tích cực (active), hoạt bát (energetic), dễ gần (outgoing), thẳng thắn (outspoken), vượt trội (dominant), mạnh mẽ (forceful), nhiệt tình (enthusiastic), phô trương (show-off), hòa đồng (sociable), gan dạ (spunky), mạo hiểm (adventurous), ồn ào (noisy) và hách dịch (bossy).

Yếu tố III – Sẵn sàng trải nghiệm (Openness to Experience): mô tả chiều rộng, chiều sâu, tính độc đáo và tính phức tạp trong đời sống tinh thần và đời sống trải


nghiệm của cá nhân. Bao gồm các đặc điểm: nhiều sở thích (wide interests), giàu trí tưởng tượng (imaginative), thông minh (intelligent), độc đáo (original), sâu sắc (insightful), tò mò (curious), phức tạp (sophisticated), nghệ thuật (artistic), lanh lợi (clever), đổi mới (inventive), nhanh trí (sharp-witted), khéo léo (ingenious), sáng suốt (wise), hóm hỉnh (witty), tháo vát (resourceful), hợp lý (logical), lịch sự (civilized), lo xa (foresighted), tao nhã (polished) và có phẩm giá (dignified).

Yếu tố IV – Dễ mến (Agreeableness): liên quan tới các hành vi xã hội tích cực, bao gồm các đặc điểm đồng cảm (sympathetic), tử tế (kind), biết ơn (appreciative), trìu mến (affectionate), đa cảm (soft-hearted), ấm áp (warm), hào phóng (generous), đáng tin cậy (trusting), giúp đỡ (helpful), khoan dung (forgiving), dễ chịu (pleasant), tốt bụng (good-heartead), thân thiện (friendly), hợp tác (cooperative), dịu dàng (gentle), không ích kỷ (unselfish), tán dương (praising) và nhạy cảm (sensitive).

Yếu tố V – Tận tâm (Conscientiousness): liên quan tới sự kiểm soát kích thích và sự tuân thủ, bao gồm các đặc điểm trật tự (organized), cẩn thận (thorough), có kế hoạch (planful), năng suất (efficient), trách nhiệm (responsible), đáng tin cậy (reliable), có thể dựa vào (dependable), tận tâm (conscientious), chính xác (precise), thực tế (practical), thận trọng (deliberate), chịu khó (painstaking) và đề phòng (cautious).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Tác giả Phạm Minh Hạc (2007) khi mô tả về thang đo Neuroticism – Extraversion – Openness Personl Inventory (NEO-PI) của McCrae và Costa (1985)

– một thang đo tiêu biểu dựa trên mô hình năm yếu tố lớn của nhân cách cũng đã có những mô tả về đặc trưng riêng biệt của năm kiểu nhân cách trên như sau:

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 10

(1) Nhạy cảm: thường có biểu hiện hay nổi nóng, tức giận, bất an, bốc đồng nhưng cũng dễ bị lo âu, thất vọng, dễ bị công kích và tổn thương. Người có điểm số tính nhạy cảm cao dễ có những tư tưởng không hợp lý và khả năng kiểm soát cơn bốc đồng cũng như sự căng thẳng rất kém. Họ thường có những cảm xúc u uất, giận dữ, lo sợ, tội lỗi và ganh gh t cao hơn người bình thường. Ngược lại, những cá nhân có điểm nhạy cảm thấp có tinh thần ổn định hơn với xu hướng an toàn hơn. Những


người này bình tĩnh, điềm đạm, không nóng nảy, thoải mái và có thể đối mặt với tình huống căng thẳng mà không cảm thấy khó chịu. Kiểu nhân cách này còn được gọi là kiểu cảm xúc không ổn định.

(2) Hướng ngoại: người có kiểu nhân cách hướng ngoại là người năng động, hoạt bát, lạc quan và thường có khả năng nổi trội trong nghề nghiệp. Họ cũng thường rất tự tin, thoải mái, hăng hái, nhiệt tình tham gia những hoạt động xã hội, làm trước nghĩ sau, thích khẳng định mình và luôn tràn đầy năng lượng tích cực. Họ là những cá nhân hòa đồng, hoạt ngôn, thích giao lưu và quyết đoán. Những người hướng ngoại rất giàu năng lượng và thường tìm kiếm sự chú ý và thu hút từ người khác. Ngược lại, người hướng nội là người dè dặt, độc lập, ít hòa mình với xã hội. Họ thường muốn được một mình, không nổi bật và không hòa nhập nhiều. Người hướng nội không đồng nghĩa với sự thiếu thân thiện mà họ cần nhiều thời gian ở một mình hơn người hướng ngoại bởi họ có lối sống kh p kín hơn theo chiều sâu.

(3) Sẵn sàng trải nghiệm: người có kiểu nhân cách này được xem là những cá nhân rất sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, tò mò và trải nghiệm những điều mới trong cuộc sống. Người thiếu cởi mở thường có xu hướng bảo thủ, thực dụng, cứng nhắc. Họ thường trung thành với lối làm việc cũ, với một guồng quay nhất định, không thích sự mới mẻ. Do đó, người thiếu cởi mở thường gặp nhiều khó khăn để thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống. Ngược lại, người cởi mở luôn sẵn sàng trải nghiệm, có tính cởi mở cao, luôn tò mò về thế giới xung quanh và mong muốn để trải nghiệm để cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn. Họ sẵn sàng tán thành ý tưởng mới và các giá trị độc đáo, họ trải nghiệm những cảm xúc tích cực và tiêu cực sâu sắc hơn so với các cá nhân không cởi mở. Thích phiêu lưu trải nghiệm, trân trọng nghệ thuật, có những ý tưởng độc đáo và đầu óc thẩm m là các đặc điểm của kiểu nhân cách này.

(4) Dễ mến: thường thấy ở những cá nhân ấm áp, vị tha, khoan dung, hào phóng và có tinh thần hợp tác. Họ là những người có sự đồng cảm cao, biết chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác, biết quan tâm đến lợi ích của mọi người. Đây cũng là những cá nhân rất thẳng thắn, lạc quan và đáng tin cậy. Ngược lại, những cá


nhân có kiểu nhân cách dễ mến thấp thường có xu hướng ích kỷ, bi quan, nghi ngờ, không tin tưởng và họ cũng thiếu mong muốn hợp tác hay gây tổn thương với những người khác.

(5) Tận tâm: được thể hiện ở khả năng làm chủ bản thân và chủ động trong việc lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các mục tiêu. Cá nhân có kiểu nhân cách tận tâm là người có mục đích, ý chí mạnh mẽ và kiên định. Tính tận tâm thường được thể hiện thông qua các yếu tố: chăm chỉ, cẩn thận, có trách nhiệm trong công việc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Họ là những người có tính kỷ luật cao và nhận thức rất rõ trách nhiệm với bản thân và xã hội. Ngược lại, những người có điểm thấp ở kiểu nhân cách này thường rất dễ dãi và không có mục tiêu nhất định.

Mỗi cá nhân đều có một xu hướng nhân cách nhất định thể hiện tính đơn nhất, có một không hai, tạo nên giá trị và bản sắc đặc trưng của mỗi con người trong xã hội. Kiểu nhân cách sẽ được đánh giá qua bản tự báo cáo của cá nhân hoặc từ người có hiểu biết sâu sắc về cá nhân đó trong những thời kỳ lâu dài của tuổi trưởng thành. Bên cạnh thang đo NEO –PI của tác giả McCrae và Costa, phiên bản 240 items và phiên bản rút gọn 60 items, có thể kể đến một số thang đo rút gọn khác theo mô hình 5 nhân tố, có cấu trúc tâm lý tốt và độ tin cậy bao gồm: International Personality Item Pool 50 items – Five Factor Model (IPIP-FFM, Goldberg, 1999), Big Five Inventory 44 items (BFI, John & Srivastava, 1999), Big Five Minni Markers 40 items (BFMM, Saucier, 1994), Mini International Personality Item Pool 20 items (Mini IPIP, Donnellan và đồng nghiệp, 2006), Big Five Inventory 15 items

– Short Form (BFI – S, Lang và đồng nghiệp, 2011) (theo Trương Thị Khánh Hà & Trần Hà Thu, 2017).

Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm lí thuyết và vào tiêu chí phân loại. Nhưng trong nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn cách phân loại theo mô hình 5 yếu tố lớn của nhân cách (big-five model) hay còn gọi là Big-Five; với thang đo năm nhân tố rút gọn Big Five Inventory 15 items – Short Form (BFI – S, Lang và đồng nghiệp, 2011) (theo Trương Thị Khánh Hà & Trần Hà Thu, 2017).


1.2.6. Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

1.2.6.1. Khái niệm ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

Trên cơ sở lý luận về khái niệm ―ứng phó với stress‖, khái niệm ―học sinh trung học phổ thông‖ và khái niệm ―kiểu nhân cách‖, luận án đưa ra khái niệm

―ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau‖ như sau:

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau là những phản ứng có ý thức, gắn với đặc điểm nhân cách riêng của mỗi học sinh, được biểu hiện thông qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động khi học sinh gặp phải những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huốngvượt quá khả năng của các em, buộc học sinh phải nỗ lực để giải quyết.

Có thể hiểu cụ thể hơn về ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau như sau:

- Ứng phó thể hiện ý thức của các em trước những thay đổi theo hướng bất lợi của hoàn cảnh sống.

- Ứng phó thường mang tính cá nhân, tùy theo kiểu nhân cách riêng của mỗi học sinh.

- Ứng phó với stress của học sinh có kiểu nhân cách khác nhau được thể hiện qua suy nghĩ về đối tượng gây stress, về nguyên nhân dẫn đến stress, về cách thức phòng ngừa và ngăn chặn stress…; qua cảm xúc (lo lắng, sợ hãi, tức giận…) và hành động của các em (lảng tránh hay đối đầu, tìm kiếm sự hỗ trợ…)

- Ứng phó nhấn mạnh sự nỗ lực muốn cải thiện hoàn cảnh sống theo hướng có lợi cho cá nhân học sinh.

1.2.6.2. Các biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã trình bày, dựa trên ba biểu hiện chủ yếu của ứng phó với stress là suy nghĩ, cảm xúc và hành động, đồng thời căn cứ vào


cách phân loại ứng phó của Tobin và các cộng sự (1989), tác giả đã xác định được 8 cách ứng phó khá phổ biến của học sinh THPT khi các em gặp phải những tình huống stress trong cuộc sống, được biểu hiện thông qua suy nghĩ (về tình huống gây stress, nguyên nhân dẫn đến stress, về cách thức phòng ngừa và hạn chế stress…); cảm xúc (lo lắng, sợ hãi, tức giận…) và hành động (lảng tránh hay đối đầu, tìm kiếm sự hỗ trợ…). Cụ thể đó là những cách ứng phó sau (xem sơ đồ 1.4):

(1) Cấu trúc lại nhận thức là những suy nghĩ tích cực, đánh giá khách quan của họcsinh về những ảnh hưởng của tình huống gây stress như: xem vấn đề xảy ra theo chiều hướng tích cực hơn, như một thử thách trong cuộc sống, nếu vượt qua được sẽ giúp bản thân trưởng thành hơn; sự việc lần này sẽ giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc giải quyết những tình huống tương tự trong tương lai. Cách ứng phó này về lâu dài có thể giúp học sinh giải quyết vấn đề của mình theo chiều hướng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tình huống gây stress đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của học sinh.

(2) Đổ lỗi bản thân là những suy nghĩ chủ quan đánh giá chưa chính xác, chưađầy đủ của học sinh về bản thân và tình huống gây stress như: đổ lỗi hoàn toàn cho bản thân, đánh giá thấp bản thân, chỉ nhìn vào những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề. Cách ứng phó này về lâu dài cũng không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em.

(3) Mơ tưởng là những suy nghĩ chủ quan của học sinh về tình huống gây stress như: học sinh giải quyết vấn đề bằng cách tưởng tượng thay cho việc thực hiện trong thực tế hoặc mong đợi những điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn và cá nhân có thể sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy. Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh trở nên phức tạp hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em.

(4) Bộc lộ cảm xúc là việc học sinh thể hiện cảm xúc của mình (lo lắng,sợ hãi, chán nản, buồn bã, bất an, tức giận) khi gặp phải những tình huống gây stress trong


cuộc sống. Trên thực tế, cách ứng phó này đôi khi sẽ làm cho cá nhân giảm bớt stress, nhưng về lâu dài cách ứng phó này không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của học sinh.

(5) Tìm kiếm hỗ trợ xã hội là những hành động của học sinh nhằmđối diện với tình huống gây stress trong cuộc sống và tìm kiếm sự trợ giúp từ các bên liên quan để giải quyết vấn đề học sinh đang gặp phải. Cách ứng phó này giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực, qua đó giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của stress đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của mình.

(6)Giải quyết vấn đề là những hành động của học sinh nhằm giảiquyết vấn đề thông qua việc lên kế hoạch để thực hiện giải pháp đã lựa chọn, hànhđộng để thực hiện kế hoạch đã đề ra, nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng mục tiêu đã đề ra và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Cách ứng phó này thể hiện rõ quyết tâm của học sinh trong việc giải quyết vấn đề, qua đó giúp học sinh có sức khỏe tâm thần tốt, cải thiện được mối quan hệ với bạn bè và không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động học tập.

(7) Lảng tránh vấn đề là những hành động nhằm lẩn tránh, trì hoãn, chưa chấp nhậnhiện thực khi học sinh gặp phải tình huống stress, nhằm mang lại cảm giác an toàn nhất thời như: tìm đến nơi im lặng để tĩnh tâm, nghe nhạc hoặc khóc; tránh gặp mặt, tránh tiếp xúc với mọi người… Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được tình trạng stress của mình mà còn làm cho vấn đề thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em.

(8) Cô lập bản thân là đề cập đến những hành động của cá nhân học sinh nhằm thu hẹp thế giới của bản thân, tránh giao tiếp và che giấu cảm xúc đối với các tình huống gây stress trước bạn bè và người thân. Những hành động đó được xem là dấu hiệu ban đầu của hội chứng trầm cảm – hội chứng thường dẫn dắt con người đến việc có ý tưởng và thực hiện ý tưởng tự tử. Cách ứng phó này về lâu dài không


CẢM XÚC

Bộc lộ cảm xúc

HÀNH ĐỘNG

Tìm kiếm hỗ trợ xã hội

Giải quyết vấn đề

Lảng tránh vấn đề

Cô lập bản thân

giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em.


ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH THPT CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU

SUY NGHĨ


Cấu trúc lại nhận thức


Đổ lỗi bản thân


Mơ tưởng


Sơ đồ 1.4: Các biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau

Ngoài ra, ở những học sinh có kiểu nhân cách khác nhau thì việc lựa chọn các cách ứng phó với stress cũng có sự khác biệt. Nghiên cứu của các tác giả Mariana Kaiseler, Remco C. J. Polman & Adam R. Nicholls (2011) cho thấy 5 nhân tố lớn của nhân cách (hướng ngoại, dễ mến, sẵn sàng trải nghiệm, tận tậm và nhạy cảm) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn các cách ứng phó. Đặc biệt, tính nhạy cảm cao hơn sẽ trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cảm xúc và chiến lược ứng phó lảng tránh nhiều hơn đến các chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề. Bốn kiểu nhân cách khác cũng có liên quan đến việc lựa chọn chiến lược ứng phó vốn được nhận thức là có hiệu quả hơn như giải quyết vấn đề, tìm kiếm hỗ trợ xã hội, cấu trúc lại nhận thức… [105]. Tác giả Igor Hardum, Nada Hrapic (2001) trong một nghiên cứu về “kiểu nhân cách, những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và phong cách ứng phó ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên” cũng cho thấy những người hướng ngoại có tác động trực tiếp tích cực lên phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề trong khi những người nhạy cảm có tác động trực tiếp tới phong cách ứng phó n tránh [97]. Một nghiên cứu khác của tác giả Rikee Munsell (2019) cũng cho thấy những người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024