Cùng với sự phát triển mạnh về cái tôi, học sinh THPT rất dễ bị kích động, lôi kéo, luôn muốn chứng tỏ mình là người lớn nhưng hành động nhiều khi mang tính trẻ con. Cũng ở tuổi này các em quan tâm nhiều đến hình ảnh về thân thể, đây là thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Một số em có cảm giác lo lắng, bất an về một bộ phận nào đó trên cơ thể phát triển không được cân đối hoặc cảm thấy cơ thể mình nhỏ b hơn so với bạn cùng trang lứa.
Tóm lại, có thể thấy những đặc điểm phát triển tâm sinh lí và xã hội của học sinh THPT giai đoạn này có liên quan nhiều đến các tác nhân gây stress và đánh giá của các em về các tác nhân này, cũng như cách ứng phó với stress mang đặc trưng hoạt động và phát triển của lứa tuổi này.
1.2.5. Kiểu nhân cách
1.2.5.1. Khái niệm kiểu nhân cách
Theo tác giả Pevin và John cho rằng: ―Kiểu nhân cách là tổ hợp các đặc điểm và cơ chế tâm lý trong mỗi cá nhân. Chúng được sắp xếp một cách có trật tự và ảnh hưởng nhất định đến sự tương tác của cá nhân nhằm thích nghi với môi trường‖.
Tác giả Alport cũng đưa ra định nghĩa: ―Kiểu nhân cách bao gồm các đặc điểm được sắp xếp linh hoạt, thể hiện cách riêng mà mỗi cá nhân điều chỉnh bản thân trong môi trường‖ [dẫn theo 114].
Theo Bradberry: ―Kiểu nhân cách là sự khác biệt tâm lý giữa các cá nhân làm cho cá nhân trở thành một cá thể duy nhất với những đặc trưng tâm lý riêng biệt‖ [70].
Hai tác giả Greenberg và Baron cho rằng: ―Kiểu nhân cách là một mô hình hành vi độc đáo và ổn định của mỗi cá nhân, xác định mức độ ổn định trong các khía cạnh khác nhau của nhân cách và sự khác biệt giữa các cá nhân‖ [94].
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Thạc và Nguyễn Thị Ngọc Liên, kiểu nhâncách cũng có thể được định nghĩa như sau: ―Kiểu nhân cách được hiểu là loại nhân cách có những đặc trưng riêng biệt để phân biệt nhân cách này với nhân cách khác‖ [47].
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 7
- Ảnh Hưởng Của Stress Đến Đời Sống Của Con Người
- Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Mặc dù các tác giả nước ngoài và trong nước đưa ra những khái niệm khác nhau về kiểu nhân cách, nhưng nhìn chung các quan điểm đều có những n t tương đồng. Từ đó, chúng tôi hiểu:
Kiểu nhân cách là một tổ hợp những đặc điểm bền vững, ổn định và độc đáo của mỗi cá nhân, được thể hiện thường xuyên, rõ ràng và nhất quán trong quá trình tương tác của cá nhân trong môi trường sống.
Sự hình thành các kiểu nhân cách không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc vào quan hệ xã hội, vào điều kiện lịch sử mà con người sống. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại kiểu nhân cách. Tất cả các cách phân loại đều chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế không có người nào chỉ thuộc về một kiểu nhân cách. Chỉ có thể coi đó là thiên hướng chính của họ bởi vì trong những hoàn cảnh môi trường khác nhau họ có những cách ứng xử, biểu hiện nhân cách khác nhau.
1.2.5.2. Phân loại kiểu nhân cách
Có rất nhiều quan điểm khác nhau để phân loại kiểu nhân cách. Nếu lấy các chuẩn mực của đạo đức và của pháp luật làm thước đo, ta có nhân cách tích cực và nhân cách tiêu cực. Nếu dựa vào đặc trưng nghề nghiệp ta có nhân cách giáo viên, nhân cách nhà quản lý, nhân cách nhà kinh doanh…
Phân loại kiểu nhân cách theo định hướng giá trị
* Spranger (1882 – 1963) nhà tâm lí học Đức thuộc trường phái tâm lý học mô tả. Căn cứ vào các định hướng giá trị trong hoạt động sống của các cá nhân, đã chia ra các kiểu nhân cách sau:
a. Người lý thuyết
Kiểu người này chỉ biết có một niềm say mê: giải thích và thiết lập mối quan hệ có tính chất lý luận giữa các hiện tượng và sự việc. Họ sống thoát ly thực tế. Đối với họ giá trị lớn nhất là phương pháp nhận thức đúng, coi đó là giá trị chân lý với bất cứ giá trị nào. Họ sống trong một thế giới không có thời gian, cái nhìn của họ hướng về tương lai xa xôi, họ liên kết quá khứ với tương lai theo một qui luật tinh thần do chính họ lập ra.
b. Người kinh tế
Kiểu người này luôn đặt lợi ích lên hàng đầu. Họ tiết kiệm từ vật chất, sức lực đến thời gian với mục tiêu là chiếm đượclới ích tối đa. Những người kinh tế thường
là những người sống thực dụng. Với họ, mọi hành động đều phải đem lại hiệu quả thiết thực, và tất cả đều là phương thức hỗ trợ cuộc sống, đấu tranh vì sự tồn tại và tiện nghi sống tốt nhất. Kiểu nhân cách này đối lập với kiểu nhân cách của những người lý thuyết.
c. Người thẩm m
Nhân cách này không chỉ có ở người sáng tạo nghệ thuật, mà ở cả những người hay tưởng tượng. Họ thông qua tưởng tượng mà tri giác hiện thực. Họ có một năng khiếu đặc biệt, đó là linh cảm. Họ thường sống mơ mộng, đứng trước những khó khăn về kinh tế thường tỏ ra bất lực. Với họ cái quan trọng nhất là sự trong sáng và vẻ đẹp cao quí của tâmhồn. Cuộc sống nội tâm của họ hướng tới cái đẹp thiên nhiên, sự toàn m của các tác phẩm nghệ thuật cụ thể.
d. Người vị tha
Đặc điểm của kiểu nhân cách này là chú ý quan tâm đến cuộc sống của người khác, cảm nhận thấy mình ở trong người khác. Cống hiến vì người khác là nhu cầu chủ yếu và là lẽ sống của kiểu người này. Biểu hiện cao nhất trong xu hướng xã hội của họ là tình yêu. Tình yêu không chỉ đơn thuần ở chỗ yêu cuộc sống, yêu người khác mà còn có bản chất sâu xa hơn: tình yêu là một tình cảm còn lại ở trong mình, chú ý đến cuộc đời khác vì những giá trị của chính cuộc sống đó. Chính tình yêu đã khám phá ở người khác những giá trị nhất định, mà nhờ đó họ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình khi được cống hiến cho người khác, cho xã hội.
e. Người chính trị
Một người có quyền lực với người khác khi người đó có kiến thức và trí tuệ cao, hoặc là có cơ sở vật chất dồi dào, hoặc là có nhân cách hoàn chỉnh và nội tâm phong phú, hoặc là do niềm tin tôn giáo nào đó mà mọi người coi người đó như một ông thánh. Trường hợp đặc biệt khi con người không hướng tới một trong bốn giá trị đặc biệt này, mà cái chính đối với họ là củng cố thế mạnh của chính bản thân mình, ở đây uy quyền được xem như khả năng cũng như sự cố gắng biến xu hướng giá trị của cá nhân thành động lực chủ yếu cho người khác. Đặc điểm nhân cách nổi bật của họ là tính tự khẳng định, cố gắng đạt thành tích, sức sống, lối sống mạnh mẽ. Mọi biểu
hiện của các mối quan hệ dựa trên quyền lực đều mang một phong cách mà ta gọi là chính trị. Những người lấy uy quyền làm giá trị chủ đạo gọi là kiểu người chính trị.
g. Người tôn giáo
Người tôn giáo có đặc điểm là luôn hướng tới và đạt được giá trị ở mức cao nhất. Xét trên cơ sở các giá trị có quan hệ như thế nào với ý nghĩa chung của cuộc sống có thể phân ra ba loại người tôn giáo: tích cực, tiêu cực và hỗn hợp (lúc tích cực, lúc tiêu cực). Khi các giá trị của cuộc sống thể hiện trong quan hệ tích cực thì kiểu nhân cách này thể hiện sự thần bí nội tại; nếu giá trị đặt trong quan hệ tiêu cực thì xuất hiện người thần bí siêu nghiệm. Nếu là giá trị hỗn hợp thì xuất hiện tư chất tôn giáo nhị nguyên.
Trong cách phân loại này tác giả mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện đặc trưng của các loại nhân cách. Ông chưa chưa lý giải được các loại nhân cách này hòa nhập vào xã hội như thế nào, vị trí và vai trò của từng loại nhân cách trong xã hội.
* Karen Horney (1885 – 1952) nhà tâm lí học người M , theo trường phái phân tâm mới, dựa vào định hướng giá trị trong quan hệ người – người, ông phân ra 3 kiểu nhân cách:
a. Kiểu nhường nhịn (bị áp đảo)
Người nhường nhịn luôn mong muốn để cho mọi người hiểu và thương mến họ. Khi quan hệ với người khác họ luôn muốn tìm hiểu thái độ của người đó đối với mình, có thể diễn đạt dưới dạng các câu hỏi như: Bạn có muốn để tôi quan tâm đến bạn không?...
b. Kiểu người công kích (mạnh mẽ)
Những người này có xu hướng đối nghịch với người khác, luôn có nhu cầu kiểm tra người khác. Trong thế giới riêng của họ chỉ tồn tại những người mạnh mẽ. Họ khó chịu đựng được những thất bại và luôn khôn ngoan, kh o l o hơn người khác. Trong mọi quan hệ kiểu người này luôn quan tâm đến việc làm như thế nào để có lợi.
c. Kiểu người hờ hững (lạnh lùng)
Người hờ hững luôn muốn xa lánh mọi người, và thường tự thiết lập khoảng cách nhất định giữa mình với người khác trong mọi lĩnh vực. Họ có nhu cầu muốn
được yên tĩnhtrong một góc nhỏ của mình hoặc liên kết với ai mà họ thấy cần thiết. Kiểu người này không thích khuất phục và phụ thuộc người khác.
Dựa vào cách phân loại này các nhà tâm lý học Liên Xô đã tìm thêm một số đặc điểm của các kiểu nhân cách trong lĩnh vực hoạt động khác. Một nghiên cứu của Vinhiukh về vấn đề thủ lĩnh trong hành vi ảnh hưởng đến xu hướng hoạt động như thế nào thì thấy rằng kiểu người công kích không muốn hợp tác với những người ngang hàng mà chỉ thích làm việc với thủ lĩnh. Trong khi đó kiểu người nhường nhịn thì thích làm việc với những người có phong cách dân chủ.
Một nghiên cứu khác của I.C.Kôn về định hướng giá trị trong lĩnh vực giao tiếp ảnh hưởng đến việc chọn nghề cho thấy kiểu người nhường nhịn có quan hệ tốt với những ai có giao tiếp rộng và hay chọn nghề có tính chất xã hội. Kiểu người công kích thường hướng tới thành công có giá trị cao cho nên hay chọn nghề có khả năng thành công lớn. Ở kiểu người lạnh lùng, hờ hững thì nhu cầu và sáng tạo và tự do luôn ở mức độ cao. Vì thế họ hay chọn hướng hoạt động khoa học và nghệ thuật.
Phân loại kiểu nhân cách theo xu hướng giao tiếp
Trong giao tiếp con người thể hiện rất rõ nhân cách và cá tính của mình, đặc biệt làtrình độ ứng xử, n t tính cách, những phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua giao tiếp có thể chia ra các kiểu nhân cáchsau:
a. Người thích sống bằng nội tâm
Kiểu người này không ưa những giao tiếp mang hình thức, xã giao. Cuộc sống của họ thiên về chiều sâu và sự phong phú về tâm hồn. Trong ứng xử xã hội, họ vụng về, khó hòa nhập vào trạng thái tình cảm của người khác, thường có tư duy bảo thủ và dễ bị p buộctrong cuộc sống riêng. Tuy vậy, họ rất có trách nhiệm với công việc được giao. Họ thường có thói quen tò mò. Mọi biểu hiện bề ngoài trong hành động của họ cũng vụng về như trong giao tiếp.
b. Người thích giao tiếp bằng hình thức
Kiểu người này thường thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trong giao tiếp, dễ thích nghi và dễ đồng cảm với người khác, nhóm khác. Chính vì vậy họ rất nhạy cảm trong giao tiếp. Trong những tiếp xúc mang tính chất hình thức, xã giao, họ biết đưa
ra những ý kiến, nhận định và lời nói phù hợp trong những tình huống cần thiết. Tuy vậy họ thiếu khả năng chú ý đến người đối thoại. Hoạt động của họ thường trong trạng thái lộn xộn. Cơ chế phòng vệ cái tôi của họ nhiều khi thái quá.
c. Người nhạy cảm
Những người thuộc kiểu này thường có linh cảm cao trong giao tiếp, dù là hình thức hay không hình thức. Họ là những người khiêm tốn và có trí tưởng tượng phong phú và thường hay có ý đồ cạnh tranh trong lĩnh vực này.
d. Người ba hoa
Họ là những người thích phóng đại, thổi phồng, tô vẽ thêm mọi chuyện. Trong giaotiếp họ có xu hướng hình tượng hóa. Kiểu người này thường sống bằng hiện tại, không quan tâm tới quá khứ và tương lai, luôn tìm thấy thú vui để giải trí, thích tìm tới những quan hệ mới, những cuộc tiếp xúc mới. Họ không thích những hoạt động tập thể. Họ rất khó chịu khi phải chịu đựng những điều gì đó buồn khổ.
Phân loại kiểu nhân cách theo thời gian
Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm lí người Thụy sĩ K.T.Lung (1857-1961) cho rằng con người tri giác sự vật qua bốn hệ thống thời gian: cảm xúc, cảm giác, tư duy và tình cảm. Trên cơ sở này người ta phân ra bốn kiểu nhân cách: Kiểu người xúc cảm, kiểu người cảm giác, kiểu người tư duy và kiểu người linh cảm. Lung cho rằng khi tri giác thời gian theo những cách khác nhau thì con người tri giác sự việc trong xã hội cũng khác nhau.
a. Người xúc cảm
Với những người này cái chính là quá khứ của bản thân, mọi hiện tượng và sự vật đều xác định theo tiêu chí của quá khứ bằng sự hồi tưởng cái đã qua. Với đặc điểm của kiểu nhân cách này, nếu ở tuổi thanh niên thì có xu hướng mạo hiểm, còn ở trung niên thì thường bảo thủ. Những người xúc cảm rất khó thiết lập quan hệ mới với người khác. Họ đánh giá các vấn đề theo quan điểm cá nhân, nên mang nặng dấu ấn chủ quan.
b. Người cảm giác
Loại người này không tri giác sự vật, hiện tượng trong sự vận động của thời gian, với họ chỉ hiện tại mới chỉ có ý nghĩa. Họ không để ý tới quá khứ cũng như
không biết nghĩ đến tương lai. Họ ít liên tưởng đến các sự kiện đã xẩy ra, nhưng lại giải quyết những vấn đề trong hiện tại rất tốt, có khả năng vượt qua những khủng hoảng của cuộc sống một cách tốt đẹp. N t tiêu biểu trong nhân cách của họ là hành động cương quyết, có tính tự chủ, kiên định cao không bị lay chuyển bởi các yếu tố bên ngoài trong hành động của mình. Họ không có khả năng chịu đựng những đau khổ tình cảm và để giải quyết vấn đề này họ thường cố quên nó đi. Họ không ngồi yên để chờ đợi mà luôn hành động theo cảm xúc của mình. Tóm lại họ là những con người của hành động.
c. Người tư duy
Đặc điểm nhân cách của họ là cởi mở, tự tin, sống theo những nguyên tắc của bản thân mình, luôn luôn hành động theo qui luật, cố gắng tránh mọi ngẫu nhiên đến mức thấp nhất, nghĩa là họ phải luôn tính toán, suy đoán k càng để dành thế chủ động. Trong trường hợp khó khăn, cần sự giúp đỡ của ai đó thì họ lại rất khó phối hợp hành động với họ. Đây là những người rất biết tôn trọng và biết tiết kiệm thời gian, họ làm việc chính xác theo thời gian. Với những người có trình độ tư duy cao thì họ hoạt động rất tích cực.
d. Người linh cảm
Những người này không cảm nhận thời gian một cách thực sự, trong giao tiếp thường sai hẹn với người khác. Họ dễ thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, thay đổi của công việc. Họ là những người có sức hấp dẫn lớn với người khác, ý thức được điều đó và luôn luôn cho mình trở nên quyến rũ hơn. Nhưng những người này thường thiếu kiên nhẫn và hay nóng vội. Họ có khả năng tác động đến người thực dụng.
Phân loại kiểu nhân cách qua sự bộc lộ của bản thân trong các mối quan hệ.
Tác giả H.J.Eysenck phân chia thành 2 loại:
a. Kiểu nhân cách hướng nội
Thường tập trung ý nghĩ, cảm xúc vào nội tâm. Ít quan tâm tới xung quanh, thiên về phân tích tâm trạng, diễn biến đời sống tâm lý bản thân, đa cảm, trầm tư, chậm chạp, điềm tĩnh, kiên trì. Thích ngăn nắp gọn gàng. Hành động đến cùng theo mục đích.
Luôn điềm đạm, bình thản. Tình cảm sâu sắc, dễ đồng cảm, không dễ rung cảm ngay trước các biến cố trong cuộc sống. Đôi khi dửng dưng thụ động, có tính ỳ, uể oải, xúc cảm nảy sinh chậm có cường độ mạnh và lâu, nhạy cảm khi bị xúc phạm. Đôi khi u sầu, buồn bã, ít giao tiếp, né tránh gặp người lạ, không thích ồn ào náo nhiệt. Vụng về trong cách ứng xử ở hoàn cảnh mới. Hay lo lắng, bi quan khi gặp thất bại.
b. Kiểu nhân cách hướng ngoại
Có đặc điểm là nhanh chóng hòa nhập, quan tâm tới thế giới xung quanh, cởi mở, thích hoạt động, dễ rung cảm, nhanh tiếp thu cái mới. Hành vi cử chỉ nhanh nhẹn, quá trình tâm lý diễn ra nhanh, mạnh. Nóng nảy đôi khi gay gắt, dễ bị kích động, không kiềm chế được bản than, dễ xung đột trong tập thể, thẳng thắn, cương quyết, hào hứng say mê với công việc, trong các mối quan hệ, lạc quan, yêu đời, xúc cảm thường không ổn định, mạnh nhưng không sâu, dễ đồng cảm, dễ thiết lập mối quan hệ, không để bụng.
Tuy nhiên, con người là một thực thể xã hội sinh động và hoạt động trong môi trường xã hội. Do đó con người phải luôn có sự điều chỉnh để phù hợp và thích nghi với môi trường xung quanh. Vì vậy họ không thể hoàn toàn mang một kiểu nhân cách hướng nội hay hướng ngoại mà có sự pha trộn của cả hai kiểu nhân cách chỉ có điều kiểu nào trội hơn mà thôi.
Phân loại kiểu nhân cách theo mô hình 5 yếu tố lớn của nhân cách (Big Five) Mô hình năm yếu tố lớn của nhân cách từ lâu đã được công nhận rộng rãi bởi nhiều nhà tâm lý học trên thế giới và trở thành một trong những mô hình nhân cách nổi tiếng nhất. Mô hình này được biết đến rộng rãi dưới cái tên ―Big Five‖, trong đó từ ―Big‖ nhằm nhấn mạnh đây là năm khía cạnh rộng nhất đại diện cho kiểu nhân cách của con người, mỗi khía cạnh lại bao gồm một số lượng lớn những đặc điểm cụ thể hơn về kiểu nhân cách. Điều này cho thấy kiểu nhân cách có thể được khái niệm hóa dưới các mức độ khác nhau về độ trừu tượng hay độ rộng. Với cấu trúc được xây dựng dễ hiểu dựa trên đặc điểm ngôn ngữ tự nhiên, mô hình này đã chứng tỏ được khả năng áp dụng rộng rãi trong các nền văn hóa, hoàn cảnh khác nhau và sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau, được coi là một phát hiện to lớn của